K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 6 2017

Trên hình 6.2 có:

- Ba vùng kinh tế trọng điểm:

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Năng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm các tỉnh và thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.

Chúc bạn học tốt!ok

10 tháng 11 2019

Tham khảo

Nhờ phát triển thủy lợi trong những năm qua đã tăng diện tích tưới cho ngành trồng trọt thông qua việc tạo nguồn, ngăn mặn, cải tạo chua phèn, tiêu úng và phòng, chống thiên tai, qua đó đã tạo điều kiện cho lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi chủ động chuyển dịch cơ cấu, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Có thể thấy, cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ nông nghiệp đã góp phần quan trọng để ổn định, bảo đảm an ninh lương thực và tăng giá trị xuất khẩu.

15 tháng 3 2019
Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ của khu vực Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ có diện tích chiếm 7,5% diện tích cả nước (23,6 nghìn km2) với số dân chiếm 17,3% tổng dân số (hơn 15,7 triệu người).

  • Đông Nam Bộ được cấu thành bởi 6 tỉnh và thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai.
  • Vị trí tiếp giáp:

+ Phía Đông: giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ – nơi có nguồn nguyên liệu nông – lâm – nghiệp, khoáng sản, thủy sản phong phú, dồi dào.

+ Phía Tây: giáp Đồng bằng sông Cửu Long – nơi có trữ lượng lương thức trong cả nước.

+ Phía Bắc: giáp Campuchia

+ Phía Đông: giáp biển Đông đem lại tiềm năng phát triển khai thác thủy hải sản, dầu khí, giao thông vận tải và du lịch.

Như vậy, Đông Nam Bộ là vùng có vị trí địa lý đặc biệt, thuận tiện trong giao lưu kinh tế, thông thương qua các cảng biển cả trong và ngoài nước.

Điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Bộ

Bên cạnh những đặc điểm về vị trí địa lý, miền Đông Nam Bộ còn sở hữu cho mình những điều kiện tự nhiên mang nét đặc trưng riêng.

cảnh đẹp ở đông nam bộ

Thuận lợi
  • Đất đai: chủ yếu là đất xám, đất ba dan thích hợp trồng cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, mía đường, thuốc lá, hoa quả…
  • Địa hình: Đông Nam Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và thoải. Từ Tây Bắc xuống Đông Nam độ cao giảm dần thuận lợi trong xây dựng.
  • Khí hậu: thuộc loại cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm quanh năm thích hợp cho việc trồng trọt cả 4 mùa.
  • Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị về thủy điện đồng thời cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của con người.
  • Rừng: tuy rừng không nhiều nhưng là nơi đảm bảo sự sống cho sinh thủy ở các sông và là địa điểm du lịch thú vị. Vì vậy, cần bảo vệ rừng đầu nguồn và hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước ở các dòng sông Đông Nam Bộ.
  • Biển: nhiều thủy, hải sản, biển ấm và ngư trường rộng, đặc biệt gần đường hàng hải quốc tế thuận lợi cho khai thác, đánh bắt.

Ở Đông Nam Bộ phát triển việc khai thác dầu khí thềm lục địa, đánh bắt hải sản và du lịch biển.

Khó khăn
  • Môi trường đang dần bị ô nhiễm bởi các khí thải công nghiệp và đô thị tăng nhanh.
  • Nguồn khoáng sản không phong phú, đa dạng
Đặc điểm dân cư, xã hội của khu vực Đông Nam Bộ

Đặc điểm dân cư, xã hội ở miền Đông Nam Bộ đem lại những thuận lợi và khó khăn nhất định cho vùng.

một góc đông nam bộ

Thuận lợi
  • Đông Nam Bộ là nơi đông dân, mật độ dân số cao với tỉ lệ dân thành thị cao nhất nước ta, tiêu biểu là TP. Hồ Chí Minh. Sự đông dân tạo nên nguồn lao động dồi dào, có tay nghề và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  • Là nơi dân trí cao: tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn và tỷ lệ người lớn biết chữ cao hơn cả nước.
  • Tuổi thọ trung bình tại Đông Nam Bộ cũng cao hơn so với cả nước.
  • Là địa điểm du lịch nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử có giá trị lớn.
Khó khăn
  • Vì là trung tâm nên sự di cư dân từ nơi khác đến để sinh sống và tìm việc làm ngày càng đông gây nên sự báo động về dân số.
15 tháng 3 2019
Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ
  • Tiếp giáp với phía Tây vùng Đông Nam Bộ chính là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây 3 mặt đều là biển, được cấu thành bởi 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang và thành phố Cần Thơ.

  • Lãnh thổ gồm nhiều đảo và quần đảo với một bờ biển dài 73,2km.
  • Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở cực Nam của nước ta thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đặc biệt là trồng cây công nghiệp.
  • Liền kề với phía Tây vùng Đông Nam Bộ cũng là lợi thế lớn. Bởi lẽ, xét về sự phát triển thì vùng Đông Nam Bộ thuộc TOP năng động nhất cả nước. Sự giao lưu kinh tế diễn ra mạnh. Các ngành như công nghiệp chế biến được hỗ trợ, thị trường tiêu thụ được mở rộng.
  • Thuộc khu vực có giao thông hàng hải và hàng không giữa Đông Nam Á và Nam á tạo điều kiện thuận lợi trong hợp tác, giao lưu quốc tế.
  • Campuchia là quốc gia giáp phía Bắc của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trong lưu vực sông Mê Công.

Vị trí địa lý cùng giới hạn lãnh thổ như vậy giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa phát triển được trên đất liền vừa mở rộng được trên biển cả trong và ngoài nước.

Điều kiện tự nhiên

Không chỉ sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, mà khu vực đồng bằng Sông Cửu Long còn có điều kiện tự nhiên vô cùng đặc trưng.

Địa hình đồng bằng sông Cửu Long

Địa hình thấp và khá bằng phẳng. Độ cao trung bình là 3-5m, có nơi chỉ cao 0,5 -1m so với mực nước biển.

Khí hậu đồng bằng sông Cửu Long
  • Khí hậu thuộc loại cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, mưa nhiều.
  • Nhiệt độ trung bình năm là 24 – 27 độ C, với biên độ nhiệt 2- 3 độ C/năm. Nhiệt độ giữa ngày và đêm thấp.
  • Chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
  • Là nơi thường xuyên hứng chịu những thiên tai, bão lũ từ thiên nhiên nên đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân thường gặp nhiều khó khăn.

Điều kiện khí hậu đặc biệt thích hợp cho việc trồng trọt nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đất đai đồng bằng sông Cửu Long
  • Đất đai phong phú: đất mặn, đất phèn (2,5 triệu ha), đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha).
  • Đất phù sa: có nhiều ở ven và giữa 2 con sông Tiền và sông Hậu. Đất có độ phì nhiêu cao thích hợp trong trồng lúa, rau quả và các loại cây công nghiệp ngắn ngày
  • Đất phèn: độc tố khá cao, tính chất cơ lý yếu và dễ nứt nẻ. Ngày nay, người ta đang nghiên cứu các biện pháp cải tạo đất phèn.
  • Đất xám: có độ phì nhiêu thấp, nhẹ và tơi xốp. Loại đất này có nhiều ở biên giới Campuchia và bậc thềm phù sa cổ ở Đồng Tháp Mười.
  • Diện tích tự nhiên chiếm 12,2% tổng diện tích cả nước (39,734km2)
  • Rừng chủ yếu là rừng ngập mặn chiếm diện tích tương đối lớn.

Có thể thấy, đất đai tại vùng đồng bằng sông Cửu Long rất thích hợp để trồng các loại cây như dừa, mía, cây ăn quả…

Nguồn nước đồng bằng sông Cửu Long
  • Có thể bạn chưa biết, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Công. Kênh rạch như một mạng lưới chằng chịt nên nơi đây có nguồn nước dồi dào.
  • Vào mùa mưa nước sông dâng cao và ngược lại vào mùa khô gây ra hiện tượng nhiễm mặn.
  • Tài nguyên biển đồng bằng sông Cửu Long

    Nguồn tài nguyên thủy hải sản phong phú và dồi dào cùng nguồn dầu khí lớn có trên vùng biển giúp vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển lĩnh vực khai thác, chế biến.

    Khoáng sản đồng bằng sông Cửu Long

    Nổi tiếng là đá vôi, cát sỏi, than bùn…. Nói chung nơi đây có trữ lượng khoáng sản không đáng kể.

    Đặc điểm dân cư xã hội

  • Dân số đông (chỉ sau Đồng bằng sông Hồng) và đa dạng, gồm nhiều dân tộc khác nhau như: dân tộc Kinh, Chăm, Khơ -me, Hoa…
  • Người dân có trình độ sản xuất hàng hóa, làm nông nghiệp tương đối cao.

Giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta:
Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
+ Nội thủy: vùng biển giáp bờ và ở phía trong đường cơ sở.

+ Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới của quốc gia trên biển.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải ra phía biển.
+ Vùng đặc quyền kinh tế: vùng biển phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở.
+ Vùng thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam.

6 tháng 6 2017

Vùng biển nước ta gồm các vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Nội thủy: vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển. Đường cơ sở là đường nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trơ ra. - Lãnh hải: có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới quốc gia trên biển; trên thực tế, đó là đường song song và cách đều đường cơ sở về phía biến 12 hải lí. - Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của đất nước. Vùng tiếp giáp lãnh hải cũng được quy định là 12 hải lí. Trong vùng này, nước ta có quyền thực hiện các biện pháp đế bảo vệ an ninh, kiếm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, di cư, nhập cư,... - Vùng đặc quyền kinh tế: tiếp liền lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở. ơ vùng này, nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt các ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không (như Công ước quốc tế về Luật Biển quy định). - Thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biền thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nơi nào bề ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lí thì thềm lục địa nơi ấy được tính cho đến 200 hải lí. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.

5 tháng 6 2017

Trả lời:

- Các quốc lộ 7, 8, 9 chạy theo hướng đông tây, sang Lào từ Vinh (Quôc lộ 7), Vũng Áng (Quốc lộ 8), Cửa Việt (Quốc lộ 9).

- Các Quốc lộ này nối liền các cửa khẩu trên biên giới Việt — Lào với các cảng biển của nước ta, là đường thông ra Biển Đông của Lào, Đông Bắc Thái Lan.

5 tháng 6 2017

Quốc lộ 7, 8, 9 nối liền các cửa khẩu trên biên giới Việt — Lào với các cảng biển của nước ta, là đường thông ra Biển của Lào.

6 tháng 6 2017

Nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ:
– Sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở 3 trung tâm: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
– Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn, cơ cấu ngành đa dạng nhất.
– Biên Hòa và Vũng Tàu là hai trung tâm công nghiệp có quy mô lớn, cơ cấu ngành khá đa dạng, Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.
– Các trung tâm công nghiệp còn lại có quy mô vừa hoặc nhỏ, quan trọng nhất là Thủ Dầu Một.

+ Giới hạn lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ:

- Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam điệp ở phía Bắc tới dãy Bạch Mã ở phía nam, phía tây giáp Lào, phía đông giáp Biển Đông.

- Gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

+ Ý nghĩa vị trí địa lí vùng Bắc Trung Bộ:

- Là cầu nối giữa phía Bắc và phía Nam nước ta, nằm trên các trục giao thồn huyết mạch của đất nước (quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Thống Nhất…).

- Cửa ngõ của các nước Tiểu vùng sông Mê Công (Lào, thái Lan, Mianma) ra Biển Đông và ngược lại.

- Giáp vùng biển giàu tiềm năng (thủy sản, du lịch, giao thông vận tải biển…)

- Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của bão, gió phơn Tây Nam.

-> Có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, có điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, có điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, có thế mạnh về kinh tế biển, nhưng cũng có nhiều khó khăn do thiên tai (bão, lũ lụt, khô hạn, nạn cát bay…)

5 tháng 6 2017

Trả lời:

- Bắc Trung Bộ hẹp ngang, kéo dài. Phía bắc giáp vùng Đồng bằng sông Hồng, phía nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Lào, phía đông là Biển Đông.

- Bắc Trung Bộ là cầu nối Bắc Bộ với các vùng phía nam; là cửa ngõ của các nước Tiểu vùng sông Mê Công ra Biển Đông và ngược lại. Bắc Trung Bộ như là ngã tư đường đôi với trong nước và các nước trong khu vực.

5 tháng 6 2017

* Xác định

- Trên vùng đồi núi phía tây: trồng rừng + trồng cây công nghiệp lâu lăm+chăn nuôi trâu bò.

-Vùng ven biển phía đông: trồng rừng ngập mặn và rừng chắn cát + nuôi trồng thủy sản.

*Ý nghĩa của việc trồng rừng:

- Phòng chống lũ quét.

- Hạn chế bão, lũ lụt.

- Hạn chế nạn cát lấn, cát bay.

- Hạn chế tác hại của gió phơn Tây Nam.

- Bảo vệ môi trường sinh thái.

5 tháng 6 2017

Trả lời:

Ý nghĩa của việc trồng rừng:

- Phòng chông lũ quét.

- Hạn chế bão, lũ lụt.

- Hạn chế nạn cát lấn, cát bay.

- Hạn chế tác hại của gió phơn Tây Nam.

- Bảo vệ môi trường sinh thái.