K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Khi bị sốt nhiệt độ cơ thể tăng cao thì ta lại phải giữ ấm cơ thể và uống thuốc vì:

Thường thì để tự cơn sốt giảm sẽ tốt hơn. Dù sao, nếu bạn thấy khó chịu, có thể uống các thuốc giảm sốt như aspirin và acetaminophen (hoặc tylenol). Nên uống theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc (liều lượng trung bình là 2 viên mỗi 3 tiếng). Không nên dùng aspirin cho những người bị dị ứng với thuốc này và trẻ em dưới 21 tháng tuổi.

Trái với thành kiến cổ xưa tại Việt Nam rằng người bị sốt phải trùm chăn thật kín và mặc quần áo thật ấm, hãy để cơ thể bạn tự nhiên. Cởi bớt y phục ra hoặc mặc thêm vào là tùy theo bạn thấy nóng hay lạnh, sao cho cảm thấy thoải mái là được. Đối với hài nhi chưa biết nói, nên theo dõi cẩn thận xem chúng đang cảm thấy nóng hay lạnh. Về nhiệt độ trong phòng cũng vậy, nên giữ khoảng 20-25 độ C, không nên quá nóng. Mở cửa sổ vừa phải để không khí tươi mát lùa vào (nếu thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh thì đóng cửa sổ và dùng máy điều hòa không khí). Nhìn chung, cơ thể con người là bộ máy huyền diệu nhất, hãy làm những gì cơ thể cảm thấy thoải mái, bệnh sẽ mau lành hơn.

Không làm mát để hạ nhiệt độ cơ thể vì:

Một số bà mẹ khi có con bị sốt thì chườm lạnh cho con tuy nhiên đây là cách truyền nhiệt hiệu quả rất thấp. Một số ngâm con vào nước ấm - cách làm này trước đây nhiều người áp dụng tuy hiện nay thì không cần thiết.

Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng khuyến cáo không hạ nhiệt bằng vật lý, không đắp khăn lạnh, tắm lạnh hay hườm lạnh. Nhiều thí nghiệm cho thấy các biện pháp này chỉ làm trong trường hợp say nóng, say nắng còn sốt do bệnh lý nhiễm khuẩn thì không làm nữa. Theo đó, nghiên cứu cho thấy các biện pháp chườm lạnh tại chỗ, nếu chỉ chườm từng vùng (trán, nách..) thì thấy không có tác dụng hạ sốt mà có hai yếu tố bất lợi. Thứ nhất, nó khiến trẻ khó chịu thêm. Nhiều trẻ thấy sợ miếng dán lạnh, mỗi lần bị dán lên trán là lập tức khóc inh ỏi, đòi vứt đi. Thứ hai, với những trẻ bị viêm phổi khi sử dụng phương pháp chườm lạnh lại làm tăng việc sử dụng ôxy khiến bệnh phổi nặng thêm.

Ngoài ra, một số bà mẹ để hạ sốt cho con đã lấy nước đá cho vào túi nilong, bọc vải bên ngoài, rồi đặt vào hai bên người bé gần nách. Điều này là không nên, biện pháp chườm đá bị cấm vì có thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ bị suy hô hấp. Trong khi đó thực tế biện pháp này làm co mạch, khiến lỗ chân lông không “mở” để thân nhiệt thoát ra ngoài. Sờ thấy trẻ mát bên ngoài chỉ là cảm giác do đá lạnh mang lại, còn thực tế trẻ vẫn sốt cao.

Cách tốt và hiệu quả nhất là chườm ấm cho trẻ. Dùng khăn nhúng vào nước bằng nhiệt độ cơ thể trẻ (37 – 40 độ C), vắt bớt nước rồi đắp vào vùng bẹn, nách, cổ (những vùng nhiều nếp gấp ra) sẽ giúp lỗ chân lông mở, thoát nhiệt nhanh. Cần thay khăn liên tục, hết ấm lại thay để khăn không bị lạnh, không làm trẻ có cảm giác rét run do nước lạnh ngấm vào người.

Và nguyên tắc vô cùng quan trọng là cho trẻ uống đủ nước (tốt nhất là oresol) sẽ giúp hạ sốt hiệu quả.

Tại sao người bị sốt cao kéo dài thì cần phải hạ sốt ?

- Tại vì nếu sốt quá cao thì nhiệt độ trong cơ thể tăng cao và khi nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzim trong cơ thể gây hại cho cơ thể .

- Và dẫn đến nhiều tác hại khác có thể dẫn đến tử vong.

26 tháng 9 2018

Nguyên nhân

Do chất gây sốt tác dụng lên trung tâm điều hòa nhiệt.
Chất gây sốt có 2 loại là chất gây sốt ngoại sinh và chất gây sốt nội sinh
a) Chất gây sốt ngoại sinh
– Là các sản phẩm của vi khuẩn ( Nội độc tố: lipopolysacarid LPS, ngoại độc tố)
– Sản phẩm của virut
– Nấm, kí sinh trùng
– Tế bào U
– Phức hợp miễn dịch
b) Chất gấy sốt nội sinh
các chất gây sốt ngoại sinh phải thông qua chất gây sốt nội sinh mới có tác dụng
– Đó là các Cytokin do bạch cầu ( chủ yếu là đại thực bào) sinh ra ( hàng đầu là IL-1, IL-6, TNF-a)

khi bị sốt ta nên

– Uống nước hoặc nước trái cây. Lau người bằng khăn ướt thấm nước mát 21oC, không nên dùng nước đá đặc biệt ở trẻ nhỏ.

– Uống aspirin hoặc acetaminophen với liều lượng thích hợp với độ tuổi cách nhau tối thiểu 3-4 giờ một lần (những người dưới 19 tuổi và những người đau dạ dày không nên dùng aspirin).

– Nằm nghỉ, không hoạt động, nên ở nơi yên tĩnh.

– Tránh cử động mạnh bất thường.

– Nên mặc những quần áo mỏng, thoáng, thấm hút mồ hôi tốt và không nên đắp chăn, mền quá dày.

19 tháng 11 2017

- Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra được máu phân phối khắp cơ thể và tỏa ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.

- Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hơi nước ở hoạt động hô hấp, tỏa nhiệt qua da và sự bốc hơi qua ra mồ hôi.

- Mùa hè, da dẻ hồng hào vì mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.

- Mùa đông, mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Sởn gai ốc là do co chân lông → giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da, giữ ấm cho cơ thể.

- Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể phản ứng bằng cách chảy mồ hôi, nhưng mồ hôi không bay hơi được dẫn đến cảm giác bức bối, khó chịu, mệt mỏi.

- Kết luận: Da là cơ quan có vai trò quan trọng nhất trong quá trình điều hòa thân nhiệt. Da có khả năng giúp cơ thể tỏa nhiệt khi trời nóng hoặc lao động nặng; có khả năng giúp cơ thể giữ nhiệt khi trời lạnh.

 

24 tháng 12 2019

Vũ Thị Hậu câu này ở trong đề kiểm tra ak?

Do cơ thể tạm thời không phản ứng kịp với sự thay đổi của cơ thể và môi trường xung quanh, làm cho cơ thể lúc này khó loại bỏ nhiệt một cách nhanh chóng.

8 tháng 4 2018

Thân nhiệt vượt 37oC hay nhiệt độ 37oC được trung tâm coi là bị nhiễm lạnh, do vậy cơ thể phản ứng giống như bị nhiễm lạnh, do vậy cơ thể phản ứng giống như bị nhiễm lạnh. Như vậy trung tâm điều nhiệt trong sốt không “rối loạn” mà vẫn điều chỉnh được nhiệt độ thân nhiệt và vẫn phản ứng đúng quy luật với sự that đổi nhiệt độ của môi trường. khi chất gây sốt hết tác dụng, điểm đặt nhiệt trở về mức 37oC, cơ thể phản ứng giống như bị nhiễm nóng.

Như vậy ,cơ thể dù có cơ chế điều hòa thân nhiệt mà vẫn bị sốt là do nhiệt độ môi trường bên ngoài

V/Đ

11 tháng 1 2019

-sốt là cách cơ thể tự tiêu diệt bớt vi khuẩn gây bệnh. Nói một cách nôm na, khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, sức đề kháng của cơ thể sẽ được nâng cao nhằm loại bỏ mầm bệnh.

-những em bé bị sốt trong thời gian này sẽ có hệ miễn dịch khỏe hơn , ít nguy cơ dị ứng hơn do cơ thể đã được tiếp xúc và có những hoạt động chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus từ rất sớm.

29 tháng 3 2017

1. Vì sao khi nhiệt độ môi trường cao mà không thoáng gió ta dễ bị cảm nóng?
Nhiệt độ môi trường cao nhưng không thông thoáng, sự tỏa nhiệt và thoát mồ hôi bị ngưng trệ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao  dễ bị cảm nóng.
2.Vì sao khi đi nắng hay vừa lao động xong ta không tắm ngay hoặc ngồi ở nơi gió lùa?
Đi nắng hay vừa lao động nặng xong, thân nhiệt đang cao mà tắm ngay hay ngồi nghỉ nơi gió lùa => có thể bị cảm sốt.
3.Vì sao khi trời rét ta phải giữ ấm cho cơ thể?
Mùa rét, cơ thể mất nhiều nhiệt mà không giữa cho cơ thể đủ ấm => cảm lạnh.

4 tháng 9 2018

- Người ta đo thân nhiệt bằng cách sử dụng nhiệt kế: ngậm ở miệng, kẹp ở nách, bấm ở tai,...

- Đo thân nhiệt để kiểm tra sức khỏe của con người.

- Con người là động vật hằng nhiệt nên nhiệt độ của cơ thể ít bị tác động bởi môi trường. Ở người bình thường, thân nhiệt ở mức 37 độ và dao động không quá 0,5 độ.