K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2017

Vì Trái Đất quay trọn một vòng xung quanh Mặt Trời mất 365 ngày và 6 giờ. Năm dương lịch có số nguyên là 365 ngày. Như vậy, một năm dương lịch còn thừa 6 giờ và 4 năm dồn lại thừa 24 giờ, bằng một ngày. Do vậy, cứ 4 năm sẽ có một năm 366 ngày, gọi là năm nhuận. Nhuận ngày dương lịch được tính vào tháng 2.

4 tháng 1 2017

Vì Trái Đất quay trọn một vòng xung quanh Mặt Trời mất 365 ngày và 6 giờ. Năm dương lịch có số nguyên là 365 ngày. Như vậy, một năm dương lịch còn thừa 6 giờ và 4 năm dồn lại thừa 24 giờ, bằng một ngày. Do vậy, cứ 4 năm sẽ có một năm 366 ngày, gọi là năm nhuận. Nhuận ngày dương lịch được tính vào tháng 2. Do đó, tháng 2 năm 2004 có 29 ngày.

28 tháng 1 2021

- Tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày. Do trong chu kỳ từ ngày lạnh đến ngày nóng và từ ngày nóng đến ngày lạnh, mặt trăng thay đổi tròn khuyết hơn 12 lần, nên người xưa lấy 12 tháng (tháng âm lịch) thành một “năm” (năm âm lịch).

- Vì năm nào cũng sẽ bị dư 0,25 ngày, nên người ta sẽ gộp bốn phần dư này lại thành một phần, tức là sẽ sinh ra một ngày vào năm thứ 4. Vì thế cứ 4 năm chúng ta sẽ có một năm 366 ngày, trong khi 3 năm kia là 365 ngày. 

28 tháng 1 2021

- Năm âm lịch được tính bằng chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng (mặt trăng còn được gọi là sao “Thái âm”). Người xưa phát hiện ra mặt trăng tròn khuyết rất có quy luật, bình quân mỗi lần mặt trăng tròn khuyết là 29,53 ngày. Họ đã lấy khoảng thời gian đó làm đơn vị đo thời gian và gọi là “tháng”. Tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày.

- 1 năm có 365 ngày 6 giờ, cứ 1 năm ta lại dư ra 6 giờ, vậy 4 năm dư ra 24 giờ (1 ngày) vậy 4 năm có 1 năm nhuận là năm đó có thêm 1 ngày. Vậy tháng 2 có 28 hay 29 ngày.

23 tháng 11 2021

4 năm

23 tháng 11 2021

Theo quy ước cách 4 năm sẽ có một năm nhuận dượng lịch 

24 tháng 12 2021

c

14 tháng 12 2021

 

 

14 tháng 12 2021

giúp mình ik

1 tháng 10 2021

lịch có hai loại là âm lịch và dương lịch.4 năm mới có một năm nhuận

Như chúng ta đã biết, quá trình phát triển của lịch sử loài người là quá trình tìm kiếm để chọn lọc những đơn vị thời gian đó thành những hệ đếm để phục vụ cho hoạt động xã hội. Lịch (âm lịch và dương lịch) là những bảng ghi thứ tự thời gian, chia chuỗi thời gian liên tục thành những đơn vị thời gian và sắp xếp chúng thành một hệ đếm phù hợp với nhu cầu của con người.

Ta biết rằng trong Thế giới trời sao có 3 đơn vị thời gian thiên nhiên quan trọng, nó gắn liền với thế giới trần gian - một thế giới của muôn loài động vật rất phong phú và đa dạng. Ba đơn vị thời gian đó là:

- Năm Mặt trời biểu thị chu kỳ thời tiết, tức là chu kỳ quay của Trái đất xung quanh Mặt trời có độ dài bằng 365,242198... ngày (gần 365,25 ngày).

- Tháng Mặt trăng biểu thị chu kỳ quay của Mặt trăng xung quanh Trái đất có độ dài bằng 29,5... ngày.

- Ngày là thời gian ánh sáng Mặt trời trở lại do nguyên nhân Trái đất tự quay quanh mình vừa tròn một vòng.

Ba đơn vị thời gian này là bộ máy chỉ thời gian trong thái dương hệ của chúng ta không phải do con người tự đặt ra. Các nhà thiên văn khí tượng đã nhận thấy 3 đơn vị thời  gian thiên nhiên này không thông ước với nhau, nghĩa là không tìm được một số nào chia hết cho cả 3 đơn vị. Vì vậy, nếu lấy ngày làm đơn vị thì tháng Mặt trăng và năm Mặt trời không phải là số ngày nguyên, mà có vô số số lẻ.

Người làm lịch thì phải tính năm, tháng có bao nhiêu ngày. Bởi vậy những phần lẻ trên đây đã làm cho bài toán tính lịch trở thành hắc búa. Nếu bỏ phần lẻ đi thì tháng không đúng với tuần trăng, năm không đúng với mùa khí hậu; mà lịch thì phải lấy tròn. Do đó trong âm lịch phải có tháng thiếu (29 ngày), tháng đủ (30 ngày); trong dương lịch có tháng 30 ngày, tháng 31 ngày; riêng tháng hai là 28 ngày hoặc 29 ngày. Năm,  phải có năm thường, năm nhuận (dài hơn). Ðây không phải là một quy luật thiên nhiên, mà là một quy luật chủ quan dùng thuật lấy thừa bù thiếu của người xếp lịch. Bởi vậy dương lịch và âm lịch đều có nhuận.

a. Nhuận của dương lịch

là để khắc phục phần lẻ của năm Mặt trời (0,242198... ngày) do chưa đưa vào để xếp lịch. Vì vậy cứ 4 năm dư ra 1 ngày, một thế kỷ dư ra gần một tháng... Ðể tránh sai sót này, người làm lịch đã quy ước trung bình 4 năm thêm 1 ngày vào tháng 2, tức là năm đó có 366 ngày (năm Nhuận) và tháng hai có 29 ngày.

a. Nhuận âm lịch

là để khắc phục sự sai khác tháng Mặt trăng (tháng âm lịch) với quy luật thời tiết - chu kỳ thời tiết (năm dương lịch). Bởi vì, tháng âm lịch chỉ có 29-30 ngày, nên dẫn đến năm âm lịch chỉ có 354-355 ngày, ngắn hơn năm dương lịch trung bình 11 ngày; hay nói cách khác là năm âm lịch đi nhanh hơn năm dương lịch là 11 ngày, 3 năm nhanh hơn 1 tháng, 9 năm nhanh hơn một mùa. Vì vậy, ngày đầu năm vào mùa Xuân thì 9 năm sau vào Hạ... Chính vì thế người đời xưa phải ăn Tết Nguyên Ðán vào đủ các loại hình thời tiết, không còn mang tính cổ truyền khí tiết của ngày tết đượm sắc Xuân mới.

Ðể khắc phục tình trạng trên, người làm lịch đã phải tăng số ngày cho năm âm lịch bằng hình thức nhuận với quy ước là Thập cửu niên thất nhuận nghĩa là cứ 19 năm có 7 năm nhuận, năm nhuận âm lịch có 13 tháng.

c. Năm nhuận theo lịch pháp

Ðể đảm bảo đúng vào tiết xuân ngày Mồng Một Tết chỉ ở trong khoảng từ tiết Lập Xuân đến tiết Vũ Thủy, tức là từ ngày 21.01 đến 20.02 dương lịch. Nếu năm âm lịch nào (khi chưa tính thêm tháng nhuận) có ngày Mồng Một Tết năm sau sớm hơn này 21.01 dương lịch thì năm đó phải là năm nhuận.

- Theo quy ước trên, qua năm 2001, ngày Mồng Một Tết Tân Tỵ nhằm vào ngày 24.01 dương lịch (hợp với quy ước). Do vậy, năm 2001 - Tân Tỵ là năm không có nhuận âm lịch (13 tháng).

Ðể dễ nhớ, muốn biết năm nào là năm nhuận âm lịch, cứ lấy năm dương lịch tương ứng chia cho 19, nếu số dư là một trong 7 con số: 0, 3, 6, 8, 11, 14, 17 thì năm âm lịch đó là năm nhuận.

d. Tháng nhuận theo lịch pháp

- Tháng âm lịch nào trong năm nhuận không có ngày Trung khí thì tháng ấy gọi là tháng nhuận, nghĩa là tháng gọi tên của tháng trước kề liền.

- Nếu 1 hay 2 năm liền kề nhau có 2 tháng đều thiếu ngày Trung khí thì tháng trước là tháng nhuận, tháng sau không phải là tháng nhuận nữa.

2. Tên năm âm lịch và thời tiết theo âm lịch hay dương lịch?

Hiện nay ở nước ta và một số nước khác trong khu vực Ðông Nam Á đang còn xuất bản và sử dụng hai loại lịch, đó là dương lịch và âm lịch.

+ Dương lịch là loại lịch theo Mặt trời, dùng đơn vị thời gian thiên nhiên là năm Mặt trời, tức là độ dài chu kỳ quay của Trái đất xung quanh Mặt trời.

+ Âm lịch là loại lịch theo Mặt trăng, dùng đơn vị thời gian thiên nhiên là tháng Mặt trăng, tức là độ dài chu kỳ quay của Mặt trăng xung quanh Trái đất.

Theo Hán - Việt thì Mặt trời là Thái Dương, Mặt trăng là Thái Âm. Do vậy, lịch theo Mặt trời gọi là dương lịch, lịch theo Mặt trăng gọi là âm lịch.

Vì tồn tại hai loại lịch như vậy và cứ mỗi lần đón mừng xuân mới của năm âm lịch lại là một dịp bàn tán xôn xao về tên của năm ấy.

Người ta cho rằng nếu năm nào có nhuận thì năm đó sẽ là một năm mất mùa, thiên tai lắm, địch họa khôn lường... Vậy sự thực tên năm âm lịch, nhuận có phải do thượng đế, thần thánh sinh linh gì tạo ra như một số học thuyết của chủ nghĩa duy tâm đã truyền bá trong nhân dân ta? Trong khuôn khổ của bài viết này, chỉ đề cập đến việc đặt tên năm âm lịch và thời tiết theo âm lịch hay theo dương lịch để cùng tham khảo.

Từ thời xa xưa, con người vẫn tin rằng có một mối liên hệ huyền bí nào đó giữa vũ trụ và sự sống. Vì vậy, người thượng cổ đã xây dựng lên cả một kho tàng thần thoại lý thú về bầu trời sao ngoạn mục thể hiện trong các chuyện cổ Hy Lạp. Tất nhiên trong những chuyện hoang đường như vậy đã không thoát khỏi tư tưởng huyền bí mà vai trò thiêng liêng của thượng đế đã ngự trị trong các tôn giáo suốt thời gian dài.

Từ thế kỷ XVI, khoa học thiên văn phát triển đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử của con người trong nhận thức thế giới trời sao. Trong những thế kỷ gần đây, người ta biết rằng Mặt trời là nguyên nhân tồn tại của sự sống và phát triển của loài người. Nhờ sự hiểu biết về thuyết chuyển động tương đối trong vật lý cơ học, con người mới khẳng định rằng Trái đất cùng với các hành tinh khác quay xung quanh Mặt trời tạo thành hệ Mặt trời và gọi chuyển động ấy là chuyển động biểu kiến của Mặt trời xung quanh Trái đất hay còn gọi là đường Hoàng Ðạo.

Người phương Ðông chia đường Hoàng Ðạo ra làm 12 cung kể từ  điểm Xuân Phân, qua Hạ Chí, đến Thu Phân và đến Ðông Chí để biểu thị các mùa khí hậu nóng, lạnh khác nhau như: xuân, hạ, thu, đông.

Người phương Tây đặt tên ấy theo tên của các chòm sao như Ðại Hùng, Tiểu Vương, Thiên Vương, Tiên Nữ, Phi Mã...

Các nhà cổ đại Trung Quốc lại đặt 12 cung trên theo chi, tượng trưng cho Trời là: Tý, Sửu, Dần, ...Tuất, Hợi. Họ kết hợp với 10 can, tượng trưng cho Ðất là: Giáp, Ất, Bính... Nhâm, Quý để đặt tên năm âm lịch theo nguyên tắc Can chi ký pháp, tức là ghép can với chi theo một trật tự thứ tự được thể hiện rõ trong thuật số tử vi.

19 tháng 3 2017

Năm nhuận dương lịch có 336 ngày

19 tháng 3 2017

1 năm nhuận dương lịch có 366 ngày

12 tháng 10 2017

vì trái đất quay một vòng quanh mặt trời là 365 ngày 6 giờ

cách tính:

366 ngày - 365 ngày = 1 ngày

cách nhau 1 ngày

mà cứ 4 năm có mọt năm nhuận nên:

x \(*\) 4 = 24 (1 ngày)

x = 24 : 4

x = 6

vậy trái đất quay một vòng được 365 ngày 6 giờ

I.PHẦN ĐỊA LÍ -Bài 6. Vì sao phía Đông có giờ sớm hơn phía Tây? -Bài 7. + Năm nhuận có bao nhiêu ngày?             +Ngày 22/12 tại vĩ tuyến 66º33´B đêm dài bao nhiêu giờ?             +Từ sau ngày 23/9, vì sao nhiều đàn chim bay về phương Nam? -Bài 10. Kể tên 2 hiện tượng của của trình ngoại sinh và 2 hiện tượng của của trình nội sinh. -Bài 11. +Tỉnh nào có nhiều than đá nhất ở nước ta?         +Trình bày đặc điểm của...
Đọc tiếp

I.PHẦN ĐỊA LÍ

 -Bài 6. Vì sao phía Đông có giờ sớm hơn phía Tây?

 -Bài 7. + Năm nhuận có bao nhiêu ngày?

             +Ngày 22/12 tại vĩ tuyến 66º33´B đêm dài bao nhiêu giờ?

             +Từ sau ngày 23/9, vì sao nhiều đàn chim bay về phương Nam?

 -Bài 10. Kể tên 2 hiện tượng của của trình ngoại sinh và 2 hiện tượng của của trình nội sinh.

 -Bài 11. +Tỉnh nào có nhiều than đá nhất ở nước ta?

         +Trình bày đặc điểm của địa hình cacxtơ.

         +Dựa vào trạng thái vật lý có mấy nhóm khoáng sản? Mỗi nhóm cho 2 ví dụ?

         +Nguồn gốc hình thành đồng bằng?

         +Nguyên nhân hình thành địa hình cacxtơ?

         + Hãy mô tả về dãy núi Hoàng liên sơn.

         +Tỉnh nào có Động Phong Nha?

         +Dựa vào phân loại núi theo độ cao thì có mấy loại núi?

         +Vùng Trung du là dạng địa hình chuyển tiếp giữa 2 dạng địa hình nào?

         +Vì sao việc khai thác và sử dụng khoáng sản phải tiết kiệm và hợp lý?

 

2
30 tháng 11 2021

Bài 6: 

- Trả lời:Do trái đất quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên giờ trái đất muộn dần từ Đông ang Tây ,tức là múi giờ nào nằm về phía Đông sẽ đón ánh nắng Mặt Trời trước => Các múi giờ ở phía Đông nước ta có giờ sớm hơn phía Tây.

Bài 7:

- Trả lời:

Bài 6: 

- Trả lời:Do trái đất quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên giờ trái đất muộn dần từ Đông ang Tây ,tức là múi giờ nào nằm về phía Đông sẽ đón ánh nắng Mặt Trời trước => Các múi giờ ở phía Đông nước ta có giờ sớm hơn phía Tây.

Bài 7:

- Trả lời:

+ Trong năm nhuận, tháng 2  29 ngày thay cho 28 ngày. Cứ 4 năm lại thêm 1 ngày vào lịch bởi vì một năm dương lịch (năm tính theo dương lịch) dài khoảng 365 ngày và 6 giờ.

+- Ngày 22-12, điểm D ở vĩ tuyến 66°33’B nàm trên đoạn thẳng hoàn toàn bị khuất bóng do đó độ dài ban đêm là 24 giờ (đêm trắng); điểm D’ ở vĩ tuyến 66°33'N nằm trên đoạn thẳng hoàn toàn được chiếu sáng, do đó độ dài ban ngày là 24 giờ (ngày trắng).

30 tháng 11 2021

Mình chỉ biết nhiêu đây thôi nha bạn.

 

31 tháng 10 2016

đây không có sự nhầm lẫn nào cả. Lịch ở Tây Ban Nha cũng đúng, mà nhật kí của đoàn thám hiểm Magienlan cũng đúng. Sở dĩ có sự chênh lệch một ngày là vì lúc đó đoàn thám hiểm Magienlan đã không nắm được qui tắc phải chuyển ngày khi thực hiện những cuộc đi vòng quanh Trái Đất.
Hiện nay, theo quy ước, người ta đã lấy kinh tuyến 180o ở giữa Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Bất cứ tàu nào khi đi qua kinh tuyến này đều phải chuyển nhanh hoặc chậm lại một ngày tùy theo tàu đi về hướng Đông hay hướng Tây.

Giả sử vào ngày mồng 7 tháng 9, khi đồng hồ ở múi giờ gốc (múi giờ có kinh tuyến 0o đi qua chính giữa) chỉ đúng 12 giờ, thì ở múi giờ đối diện (có kinh tuyến 180o đi qua chính giữa), đồng hồ đã chỉ 24 giờ (tức 12 giờ đêm), ngày 7 tháng 9 (nếu tính giờ tăng dần theo các múi giờ phía Đông) nhưng nếu tính giờ lùi dần theo các múi giờ phía Tây thì ở đây lại là 24 giờ ngày 6 tháng 9.

Vì vậy, nếu một chiếc tàu vượt qua kinh tuyến 180o từ hướng Đông sang hướng Tây thì lịch phải lùi lại một ngày. Đây chính là trường hợp đoàn tàu của Magienlan khi vượt qua Thái Bình Dương từ châu Mĩ sang châu Á.