K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.Với nghệ thuật xây dựng và bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật, đoạn trích đã khắc họa tính cách điển hình của chị Dậu. Không chỉ thế, tác giả còn lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã dồn đẩy người lao động đến chân tường khiến họ không có lối thoát.Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện, ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng.

Tôi đã phải rứt ruột đem bán đứa con gái đầu lòng cùng với một ổ chó mà vẫn không đủ tiền nộp SƯU cho chồng và cả chú Hợi đã chết từ năm ngoái! Chồng tôi vẫn bị giam cầm, đánh đập tàn nhẫn ở ngoài đình. Mãi đến hôm qua người ta mới cõng chồng tôi về, trông anh ấy rũ rượi như một xác chết. Maysao, nhờ bà con xung quanh đến cứu giúp, anh ấy mới tỉnh lại. Lại được bà con hàng xóm cho bát gạo, tôi mới nấu cháo để anh ấy húp cho lại sức.

Chồng tôi ngồi dậy bưng bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì ông cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước, dây thừng. Thật kinh hoàng! Ông cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bắt chồng tôi phải nộp ngay tiền sưu. Hoảng quá, chồng tôi vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Ông người nhà lí trưởng lại còn mỉa mai và mắng vào mặt tôi những lời cay độc.

Trong tình cảnh ấy, tôi chỉ còn biết cúi đầu van xin hai ông làm phúc nói với ông lí trưởng cho tôi được khất. Và dù hai ông cai lệ đã quát mắng thậm tệ, tôi vẫn thiết tha xin ông trông lại. Chồng tôi đang đau ốm thế kia, làm sao tôi không thiết tha van xin cho được.

Nhưng rồi, đùng đùng, ông cai lệ giật phắt cái thừng trong tay người nhà lí trưởng và chạy sầm sập đến để trói chồng tôi. Tôi xám mặt, hết cả hồn, vội đặt con xuống đất, chạy lại đỡ lấy tay ông ra xin tha cho chồng. “Tha này! Tha này!”, vừa nói ông ta vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi lại sấn đến để trói chồng tôi. Lúc đó, tức quá không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại:

-     Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Ông ta lại tát vào mặt tôi rồi nhảy vào cạnh chồng tôi. Lúc này không còn là lúc cúi đầu van xin nữa, và một sức mạnh từ đâu đã trào lên khiến tôi nghiến hai hàm răng trước kẻ đại diện cho cường quyền:

-     Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng tôi. Thấy vậy, ông người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Tôi liền nắm ngay được gậy của hắn, túm tóc hắn, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu vì sao lúc ấy tôi lại có đủ sức mạnh để đánh ngã cả hai tên ác ôn tàn nhẫn ấy. Đến mức chồng tôi sợ quá phải ngăn tôi “U nó không được thế!”, nhưng tôi trả lời: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...”.

:D

13 tháng 8 2023

Dàn ý:

Mở đoạn:

- Giới thiệu văn bản "Tức nước vỡ bờ" và truyện ngắn "Lão Hạc".

Thân đoạn:

- Nêu nội dung chính của hai văn bản:

+ "Tức nước vỡ bờ" lên án chính sách và bộ mặt bọn thực dân phong kiến tàn bạo, đồng thời thể hiện thật cảm động cuộc sống cùng quẫn và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.

+ "Lão Hạc" nói về số phận nghèo khổ, khốn khó của người cố nông nghèo không bị tha hóa dù cuộc sống có đẩy bản thân đến bước đường cùng như thế nào.

- Làm rõ cuộc đời của chị Dậu qua "Tức nước vỡ bờ":

+ nghèo khổ khốn khó, sống trong cảnh bị đàn áp và xã hội không có sự công bằng.

+ người phụ nữ nông dân quanh năm làm lụng vất vả nhưng không đủ ăn vì bị bọn cường hào vơ vét hết.

- Làm rõ tính cách của chị Dậu qua "Tức nước vỡ bờ":

+ là một người phụ nữ thương chồng thương con qua chi tiết chị đứt ruột bán cái Tí để lo nộp thuế cho người em chồng đã mất trước đây 3 năm.

+ là một người phụ nữ vô cùng lễ phép, đầy đủ đức hạnh qua chi tiết Chị nói chuyện với bà lão hàng xóm.

+ là người không chịu khuất phục trước sự đàn áp, có sức mạnh tiềm tàng đứng lên đấu tranh thể hiện chân lý "Có áp bức ắt có đấu tranh".

- Làm rõ cuộc đời của Lão Hạc qua truyện ngắn "Lão Hạc":

+ là một người cố nông nghèo mất vợ sớm, không đủ tiền cho con trai cưới vợ.

+ túng quẫn, tài sản chỉ vỏn vẹn mấy thước đất.

- Làm rõ tính cách của Lão Hạc qua truyện ngắn "Lão Hạc":

+ là một người cha vô cùng yêu thương con qua chi tiết không muốn sống vì sợ là gánh nặng cho con.

+ là người vô cùng yêu thương động vật qua chi tiết Lão rất cưng cậu Vàng.

=> Từ hai nhân vạt trên, ta thấy được cuộc đời của nông dân trong xã hội cũ vô cùng túng quẫn, nghèo khó, khốn khổ rất đáng thương.

=> Mặc dù họ có phẩm chất vô cùng đẹp đẽ, nhưng những người nông dân vẫn không có cuộc sống tốt đẹp.

Kết đoạn:

- Tổng kết lại vấn đề

Ví dụ: Dưới ngòi bút của các tác giả, phẩm chất và của người nông dân được hiện lên vô cùng thực tế, mang giá trị hiện thực rất cao. ngoài ra các tác phẩm còn có tính chiến đấu thắng đậm cảm hứng nhân đạo, nhân văn.

14 tháng 5 2022

tức nước vỡ bờ hay tắt đèn?

14 tháng 5 2022

Tắt Đèn (Tức nước vỡ bờ hnhư là 1 đoạn trích)

2 tháng 1 2023

tk: I. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về bản thân: mọi người thường gọi tôi là ông Hai, tôi ở cái làng chợ Dầu từ lúc sinh ra.

II. Thân bài

Kể lại tâm trạng của bản thân khi ở nơi tản cư: nhớ làng, phấn chấn khi ở phòng thông tin bước ra.Kể lại tâm trạng của bản thân từ khi nghe được tin dữ: làng Chợ Dầu là Việt gian (Miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, nghị luận...)Kể lại tâm trạng của bản thân khi nghe được tin cải chính.

III. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của ông Hai đối với làng, với kháng chiến, với Cụ Hồ.

2 tháng 1 2023

tk:

Sáng ngày hôm nay vẫn như mọi ngày, tôi nhâm nhi tách trà mới pha, đọc vài trang báo của ngày mới, ngẫm nghĩ lại thời tuổi trẻ sôi nổi cùng xóm làng của mình, những hồi ức đẹp đẽ nhất ẩn sâu trong tâm trí…

Trưa hôm ấy tôi ở nhà một mình. Vợ con đi bán buôn cả, nên tôi đành ra bờ suối dốc sức mà vỡ một vạt đất, dự sẽ dành trồng vài trăm gốc sắn, sang năm mùa đói vẫn có cái mà ăn. Làm sáng giờ chân tay đã rã rời, nằm vật xuống tấm nệm êm ái, tôi lại suy nghĩ vẩn vơ. Nhung nhớ lắm cái ngày còn sống ở làng, cùng anh em đào đường, khuân đá… Tôi nhớ lắm cái làng Chợ Dầu này, là nhớ tha thiết.

Kiên nhẫn chờ đến khi cái lớn về, tôi vội nhắn nhủ nó vài câu chăm nom nhà cửa đã vội chạy đi, như mọi hôm, tôi đi nghe lỏm thông tin từ người khác. Dọc đường cũng có vài người níu tôi lại hỏi thăm, nói vài câu bông đùa khiêu khích, tôi vội chạy đi. Nghe lỏm hả? Nói ra thì cũng chẳng có gì hay ho lắm đâu, thực làm tôi khổ tâm hết sức ấy chứ. Tôi cũng từng học một khóa bình dân học vụ rồi, nhưng vẫn là không thể tự mình đọc nắm nội dung được, đành ngồi đó vờ đọc mà nghe lỏm người khác đọc. Ghét nhất là thứ người cậy ta đây biết lắm chữ, không đọc ra tiếng cho người khác nghe nhờ mấy. Hôm nay hà cớ chi lại may thế, vớ được anh dân quân đọc to phết, tôi nghe được bao nhiêu là thông tin bổ ích ấy chớ.

 

Tôi háo hức ra khỏi phòng thông tin, lại dặn vợ vài điều, ghé quán làm vài điếu thuốc lào mà thong thả uống chè thưởng gió. Rồi bỗng nhiên nhìn thấy vài người trông không giống dân nơi này, mở miệng, tôi thắc mắc, hỏi han.

Biết được họ ở Gia Lâm lên, còn biết giặc vừa nổ súng từ Bắc Ninh đến Chợ Dầu, như thường lệ, tâm trạng lân lân, tôi lại chép miệng ý khoe mẽ: “ Thế ở Chợ Dầu ta giết được bao nhiêu thằng hở bác ? “. Ngờ đâu câu trả lời lại như mũi giáo gắm thẳng vào nơi sâu tối nhất tâm trí tôi: “ Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa! “. Là tôi nghe lầm thôi mà phải không ? Không thể nào như vậy được. Khăng khăng ý niệm đó, tôi gặng hỏi lại. Câu trả lời lại như gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt yêu cầu tôi thức tỉnh, run run tôi đành vờ đứng dậy than to trời nắng nóng, chạy vội về nhà.

Về đến nhà vẫn không khỏi nghe được những lời cay nghiệt của làng xóm, tôi thương thầm lũ trẻ nhà mình. Chúng là trẻ con của làng Việt gian rồi…

Chiều hôm ấy bà Hai về cũng có vẻ khác thường ngày, làm cho căn nhà bỗng chốc trở nên yên ắng, lạnh lẽo. bọn trẻ cũng im thin thít, không dám đùa giỡn như mọi hôm. Nghĩ lại thì cũng không đúng lắm vì ai trong làng cũng là những người yêu nước thề chống giặc mà. Hơn nữa ai đi bịa chuyện làm gì. Rồi một hồi tôi lại nghĩ đến tương lai của làng Chợ Dầu này, liệu có ai chịu buôn bán với làng Việt gian chứ?

Mấy ngày sau đó tôi đều giam mình trong nhà, tự thân xấu hổ, tủi nhục. Tôi tâm sự cùng con giải bày nỗi lòng. Cuối cùng, tôi cũng quyết định không về làng nữa. “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Tôi quyết một lòng theo kháng chiến, theo cụ Hồ, một lòng với đất nước. Mình không làm được gì tốt đẹp cho đất nước thì cũng đừng làm chuyện gì tồn hại.

Tôi ôm nỗi lòng suy nghĩ thâu đêm, càng nghĩ càng thấy tủi nhục và căm phẫn. Dù quyết ủng hộ cụ Hồ, Ủng hộ kháng chiến nhưng giờ ai cũng ghét người làng chợ Dầu thì biết phải đi đâu. Trong lúc tột cùng bế tắc thì một buổi sáng sớm, ông chủ tịch xã gọi tôi lên báo tin. Thì ra tất cả đều láo cả, tất cả là lừa dối, là hành động phá hoại lòng tin của kẻ thù. Làng Chợ Dầu không chỉ không phải Việt gian mà còn tích cực tham gia kháng chiến chống giặc cứu nước, tôi như một lần nữa được sống lại. Tôi vô cùng mừng rỡ hăm hở đi đính chính lại, tiếp tục vinh quang mà nói về cái làng mà tôi yêu quý nhất. Cho đến nay tôi vẫn duy trì thói quen đó, như cách tôi kể cho bạn nghe về câu chuyện của mình trong ngày hôm nay.

29 tháng 4 2019

a) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ điều kiện. Để thể hiện rõ mối quan hệ này, không nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn.

b) Trong các câu ghép còn lại, nếu tách các vế câu thành một câu đơn thì hàng loạt câu ngắn đứng cạnh nhau như vậy có thể giúp ta hình dung là nhân vật nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào. Trong khi đó cách viết của Ngô Tất Tố gợi ra cách nói kể lể, van vỉ thiết tha của chị Dậu.

23 tháng 6 2019

Biểu hiện của tư tưởng nhân đạo:

- Ca ngợi, khẳng định những giá trị tốt đẹp của con người

- Tố cáo, lên án những thế lực đen tối, phản động, chà đạp lên phẩm chất và nhân cách con người

- Tin tưởng vào bản chất tốt đẹp, lương thiện của con người

- Bảo vệ bênh vực quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, nhất là phụ nữ và trẻ em

Đọc đoạn trích đã cho (trang 90 .SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.Chị Dậu vừa nói vừa mếu:- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?Điểm thêm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích đã cho (trang 90 .SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc:

- U bán con thật đấy u? Con van u, con lạy u, concòn bé bỏng, u đừng bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

2. Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?

1
12 tháng 11 2018

Mức độ hàm ý ở câu thứ hai thấp hơn, nghĩa là người nghe có thể hiểu được ý người nói dễ hơn. Tí hiểu được hàm ý trong lời mẹ nói khi "giãy nảy", "liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc", "u bán con thật đấy ư?"

Đọc đoạn trích đã cho (trang 90 .SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.Chị Dậu vừa nói vừa mếu:- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?Điểm thêm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích đã cho (trang 90 .SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc:

- U bán con thật đấy u? Con van u, con lạy u, concòn bé bỏng, u đừng bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

1. Nêu hàm ý của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?

1
4 tháng 6 2017

Câu in đậm "con chỉ được ăn ở nhà bữa này thôi" hàm ý: từ hôm sau con không được ăn ở nhà

- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài" có hàm ý: U đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài

Vì phải bán đứa con đứt ruột đẻ ra nên chị Dậu không thể cất lời nói thẳng, chị nói hàm ý để giấu và tránh đi điều đau lòng đó.