K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.      Bối cảnh lịch sử thế giới tương ứng với lịch sử dân tộc qua các thời kỳ lịch sử.2.      Phân tích và đánh giá về quá trình hình thành, hoàn chỉnh bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX.3.      Những biểu hiện của quá trình hình thành, xác lập, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến dân tộc Việt Nam (939 – 1945)?4.      Nhận xét về...
Đọc tiếp

1.      Bối cảnh lịch sử thế giới tương ứng với lịch sử dân tộc qua các thời kỳ lịch sử.

2.      Phân tích và đánh giá về quá trình hình thành, hoàn chỉnh bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX.

3.      Những biểu hiện của quá trình hình thành, xác lập, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến dân tộc Việt Nam (939 – 1945)?

4.      Nhận xét về vai trò của phong trào nông dân Tây Sơn đối với sự nghiệp thống nhất đất nước ở thế kỷ XVIII.

5.      Phân tích bối cảnh lịch sử ở nửa cuối thế kỷ XIX. Đánh giá về trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.

6.      Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX. Nhận xét.

7.      Đặc điểm tổ chức nhà nước, pháp luật Việt Nam thời phong kiến?

8.      Đặc điểm chế độ phong kiến dân tộc Việt Nam (939 – 1945)?

9.      Nhận định về sự hình thành, phát triển và suy vong của các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử.

10. Nhà nước phong kiến Việt Nam (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX) đã làm gì để phát triển nông nghiệp? Phân tích ý nghĩa của những biện pháp đó.

11. Thành tựu mở rộng lãnh thổ và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của các triều đại phong kiến Việt Nam.

12. Nêu và nhận định về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự chuẩn bị về chính trị - tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập của chính đảng vô sản Việt Nam?

13. So sánh và nhận định về nội dung cơ bản của Hiệp định Sơ bộ 6.3.1946 với Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam 1954 và Hiệp định Paris 1973.

14.  Vì sao Việt Nam phải đổi mới? Phân tích cơ hội và thách thức của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

6
26 tháng 3 2016

Dài thế này ai mà trả lời được

26 tháng 3 2016

ừm

26 tháng 1 2016

a) Đặc điểm  :

 - Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam (diễn ra trong khoảng 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 542 triệu năm).

- Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay (chủ yếu tập trung ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ).

- Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu (cùng với sự xuất hiện thạch quyển, lớp khí còn rất mỏng, thuỷ quyển mới hình thành và sự sống ra đời, nhưng còn sơ khai nguyên thuỷ). 

b) Ý nghĩa : Đây là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam. 

26 tháng 1 2016

. Đặc điểm của giai đoạn Tiền Cambri:

- Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam

+ Diễn ra trong 2 đại Thái cổ và Nguyên sinh

+ Thời gian diễn ra khoảng 2 tỷ năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm.

- Diễn ra trong 1 phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay, tập trung ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ

- Các điều kiện cổ địa lý còn rất sơ khai và đơn điệu (mới có sự xuất hiện của thạch quyển, khí quyển, thủy quyển; các sinh vật còn rất sơ khai, nguyên thủy: tảo, động vật thân mềm)

 

Ý nghĩa:

- Đây là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam

- Phần lãnh thổ được hình thành là các đơn vị nền móng cổ: Khối Vòm song Chảy, Hoàng Liên Sơn, địa khối sông Mã, Kon Tum.

19 tháng 2 2016

+ Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lý, về mặt tự nhiên :
- Vị trí nội chí tuyến.
- Vị trí gần trung tâm khu vực đông Nam Á.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và sinh vật.
+
* Thuận lợi:
- Phát triển kinh tế nhiều ngành (Nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch)
- Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
-Phát triển kinh tế biển giúp tăng tính phát triển kinh tế toàn diện cho đất nước .
* Khó khăn:
- Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng,…
- Bảo vệ lãnh thổ cả vùng biển, trời và đảo xa,… trước nguy cơ bị giặc ngoại xâm.

1 tháng 3 2018

* Thuận lợi:
+ Phát triển kinh tế biển giúp tăng tính phát triển kinh tế toàn diện cho đất nước .
+ Tăng cường khả năng hội nhập kinh tế trong khu vực
+ Vùng biển rộng lớn có ý nghĩa ngăn cách các thế lực ngoại xâm.
+ Nhờ đường bờ biển dài,thuận lợi cho việc phát triển thương nghiệp
+ địa hình hiểm trở,núi rừng chiếm 3/4 diện tích thuận lợi cho việc bảo vệ lãnh thổ
* Khó khăn:
+Thiên tai , bảo lũ , hạn hán , sóng thần ..
+Khó bảo vệ lãnh hải

26 tháng 1 2016

- Trên bản đồ thế giới, nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

                        + Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia trên đất liền.

                        + Đông và Nam giáp Biển Đông, có biên giới biển với các nước Trung Quốc, Philippin, Malaysia. Đông Nam. Giáp vịnh Thái Lan có biên giới biển với Campuchia, Thái Lan

            - Phần trên đất liền nằm trong khung của hệ tọa độ địa lý sau : điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8o37’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102o10’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

            - Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lý của nước ta còn kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến trên 117o20’Đ tại Biển Đông.

Như vậy, Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lớn. Kinh tuyến 105oĐ chạy qua đất nước khiến đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực giờ (múi giờ) thứ 7 tính từ giờ gốc (còn gọi là giờ quốc tế - GMT).

- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

+ Vùng đất là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta với tổng diện tích là 331.212 Km2 (Niên giám thống kê 2006).

+ Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên một triệu Km2 tại Biển Đông.

+ Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

1 tháng 6 2018

a) Vị trí địa lí

- Nước Việt Nam nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

-Trên đất liền, nước ta giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Camphuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan.

- Hệ tọa độ địa lí:

+ Phần đất liền:

● Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

● Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

● Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

● Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài với khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101o Đ đến 117o20’Đ tại Biển Đông.

- Kinh tuyến 105o Đ chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.

b)Phạm vi lãnh thổ

-Bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

- Vùng đất : gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, có tổng diện tích là 331 212 km2.

- Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế có diện tích khoảng 1 triêu km2 và thềm lục địa.

- Vùng trời Việt Nam là không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

- Chúc bạn học tốt !

26 tháng 1 2016

a. Điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp

            - Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nhân tố tự nhiên (đặc biệt là đất và khí hậu).

            - Nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, chưa phát triển, sự phụ thuộc vào tự nhiên còn lớn.

Ví dụ:

            - Nước ta có 2 nhóm đất chính là đất feralit ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng. Đây là cở sở hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và cây lương thực , thực phẩm ở đồng bằng.

            - Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên phát triển nghề trồng lúa nước.

b. Nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó

            - Là nhân tố tạo nên sự phân hóa trên thực tế sản xuất của các vùng.

            - Với việc nhập nội các giống cây trồng, vật nuôi làm phong phú thêm cơ cấu cây trồng, vật nuôi của nước ta.

            - Các nhân tố con người, cơ sở vật chất kĩ thuật, đường lối chính sách, đặc biệt là yếu tố thị trường đóng vai trò quyết định hình thành các vùng nông nghiệp, khi nông nghiệp đã chuyển từ nền kinh tế tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa. Điển hình như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.

23 tháng 1 2018

nhiều z !hum

chỉ ra một số thôi mà.hiu

26 tháng 1 2016

a. Ngành công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ

            - Những khu vực có mức độ tập trung cao là Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận hình thành nên 6 giải phân bố công nghiệp với sự chuyên môn hóa khác nhau từ Hà Nội tỏa ra các hướng:

+ Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí – khai thác than)

+ Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học)

+ Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim)

+ Việt Trì – Lâm Thao (hóa chất, giấy)

+ Hòa Bình – Sơn La (thủy điện)

+ Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (dệt – may, điện, xi măng).

            - Những khu vực có mức độ tập trung vừa là  Duyên hải miền Trung với một số trung tâm công nghiệp như Đà Nẵng , Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,…

            - Những khu vực có mức độ tập trung thấp là Tây Nguyên và Tây Bắc với một vài điểm công nghiệp.

b. Nguyên nhân sự phân hóa đó

- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn với:

+ Có vị trí địa lí thuận lợi

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản.

+ Nguồn nhân công dồi dào, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao

+ Thị trường rộng lớn

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt.

- Ngược lại, những khu vực hoạt động công nghiệp chưa phát triển vì thiếu sự đồng bộ của cáccnha6n tố trên, đặc biệt là giao thông còn kém phát triển.

            

26 tháng 1 2016

            - Giảm chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi chế biến, giảm thời gian vận chuyển.

            - Nâng cao chất lượng nguyên liệu từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi chế biến, nâng cao giá trị nông sản và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

            - Tạo thêm việc làm ở nông thôn, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông thôn và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

15 tháng 12 2016

Nhà Hán nắm độc quyền về sắt nhằm mục đích ngăn cản nhân dân ta có thể sử dụng sắt để làm vũ khí chiến đấu chống lại chúng. Đây là một trong những chính sách hỗ trợ cho chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa mà các triều đình phong kiến phương Bắc thường hay sử dụng trong suốt thời kì Bắc thuộc, trong đó có nhà Hán.
Vào thời kì nhà Hán, tuy bị nắm độc quyền về sắt nhưng nghề rèn sắt của nhân dân ta vẫn phát triển vì nhiều lí do nhưng cơ bản là do truyền thống nghề rèn sắt của nhân dân ta đời có từ lâu đời. Vì vậy, mặc dù lượng sắt có thể giảm đi trong nhân dân nhưng những sản phẩm từ sắt trước đó của nhân dân (đơn giản như các loại nông cụ như cuốc, cày,... hay các vật dụng dùng trong sinh hoạt hàng ngày như dao, kéo,...) khó có thể bị bọn thống trị nhà Hán tịch thu hết. Đó chính là nguồn nguyên liệu cho nghề rèn sắt tiếp tục phát triển và tồn tại cho đến ngày nay.
Ngoài ra vẫn còn một số nguyên nhân khác như, do lòng yêu nước nên nhân dân ta vẫn duy trì nghề rèn sắt, dùng kĩ thuật rèn sắt để chế tạo những loại vũ khí tốt sắn sàng đánh đuổi quân xâm lược khi thời cơ đến.

 

29 tháng 3 2016

-Sinh năm 898 mất năm 944 người Đường Lâm, đời đời là quý tộc

-Cha tên là Mân làm chức quan châu mục ở bản châu

-Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bạch Đằng chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng