K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2021

Bạn tham khảo nhé:

XD là nhà thơ của tình yeu và tuổi trẻ, là " ônh=g hoàng của thi ca tình yêu'. Trước Cách mạng, XD nổi tiếng với 2 tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió> Chinha hai tập thơ ấy đã khiến XD trở thành " nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới". Bài thơ " VVọi vàng: nằm trong tập Thơ thơ là bài thơ tiêu biểu cho nhnậ định này của Hoài Thanh

Như Hoài Thanh đã nhận xét “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một luồng gió mới với quan điểm sống mới mẻ đầy sáng tạo, về tình yêu, về sắc xuân, về tuổi trẻ. Xuân Diệu lo sợ ám ảnh về thời gian.

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Ông đã xưng “Tôi” thay cho “Ta và ta”. Trong lối viết thơ cũ, luôn bị gò bó về câu chữ, người viết không được xưng danh hay chỉ “Tôi”. Thơ ông  thể hiện nỗi khát khao được sống, tham lam tranh giành tuổi trẻ với thời gian. Vì thời gian qua mau nên ông nghĩ hãy sống hết mình với tuổi trẻ. Xuân Diệu đã sáng tác ra bài thơ Vội Vàng để thể hiện khát vọng của mình.

“Thà một chút huy hoàng rồi vụt tắt

Còn hơn buồn le lói  suốt trăm năm”

Từng câu, từng chữ của Xuân Diệu thể hiện rõ niềm khát khao với cuộc sống; yêu đời và ham muốn cuồng nhiệt. “Hỡi Xuân Hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Thơ ông luôn có những từ nghữ sáng tạo, giọng điệu say mê, sôi nổi thể hiện rõ mạch cảm xúc ngôn từ, hình ảnh thơ.

“Ta đắm say cùng Xuân Diệu”

Thơ ca của ông luôn đằm thắm, ru người đọc bằng giọng đầy thắm thía, khiến người đọc như đắm chìm sâu vào từng câu từng chữ.

“Ta muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn………………………………………………….”

“Ta muốn” điệp từ lặp lại liên tục thể hiện niềm khát khao với cuộc sống luôn thay đổi, chạy đua từng ngày, thời gian như quá tham lam nên cứ trôi nhanh trôi mãi không ngừng, không chờ đợi bất kỳ một ai, muốn trân trọng cuộc sống này.

“Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”

Thời gian có thể tuần hoàn nhưng tuổi trẻ thì chẳng thể nào trở lại vì vậy chúng ta đừng ngại ngùng, đừng sợ sệt, hãy sống với niềm yêu thích, hãy sống tất cả và làm những điều mình mong muốn.

“Anh bảo em xích lại thêm chút nữa

Như thế vẫn còn là xa lắm”

Ông luôn bày tỏ thể hiện rõ tình yêu của mình khao khát được hòa nhập với người mình yêu, khao khát đắm say với tình yêu mãnh liệt.

Thơ ca đương đại luôn tuân thủ nhiều niêm luật, nội dung và hình thức bị gò bó, phải nói về đất nước, lòng yêu quê hương đất nước…theo một lối quy cũ, không phá cách. Nhưng Xuân Diệu đã đem lại cho thơ đương đại một cái nhìn nhận mới về câu từ, so với các nhà thơ mới khác, thể hiện rõ quan niệm sống, tình yêu khát khao với cuộc đời này. “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong tình trường cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng với Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn rồi trở về hồn ta cung Huy Cận.”

Xuân Diệu đã thể hiện rõ phong cách của riêng mình, một phong cách lạ, độc đáo nhưng trữ tình, đặc biệt khác hẳn so với những nhà thơ mới khác, ông chính là nỗi ám ảnh  về thời gian của thơ ca đương đại. Ông là niềm tự hào, sự cháy bỏng sống hết mình mà chúng ta cần học hỏi. Hãy cứ yêu và sống hết với cuộc đời mình, để mai này không phải luyến tiếc, hối hận vì ngày hôm qua chúng ta chưa làm được.

8 tháng 5 2021

Bạn tham khảo nhé !

.MB: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm

       - Nêu nhận định của Hoài Thanh

II.TB

 1. Giaỉ thích

  - Thơ mới; là trào lưu văn học xuất hiện từ năm 1932-1945, thoát khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đai, mang ý thức hệ tư sản và quan điểm nghệ thuât vị nghệ thuật, diễn đạt cách cảm nhận thế giới bằng hình thức mới, cảm nhận mới, thể hiện sâu sắc cảm xúc mới, giọng điệu mới của tầng lớp trí thức Tây học

- Phải đén Xuân Diệu cái tôi các nhân mới được bôvj lộ 1 ccahs đầy đủ nhất,nhiệt thành nhất, nghệ thuật diến đạt về thế giới đạt đến độ hiện đại nhất, cách tân nhất " xuân diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới"

 - Xuân Diệu có nhiều cách tân về nội dung và nghệ thuật thơ.
- Xuân Diệu có nhiều sáng tạo đem đến cho thơ ca nguồn cảm xúc mới, quan niệm sống mới.

 2. Bình luận

   * Mới về nội dung

 - Cái nhìn nghệ thuật mớ mẻ

  + Con người là trung tâm của thế giới

  + con người cá nhân ham sống, ham yếu và được khẳng định mạnh mẽ, nồng nhiệt 

- Nhìn thế giới trong sự vận động, đổi thay nên XD luôn vội vàng, cảm giác thời gian trôi đi quá mau, không còn kiểu an nhiên tự tại như thi sĩ xưa

- Cái nhìn hướng về hiện tại, lấy hiện tại làm lí tưởng thẩm mĩ

- Thoát khỏi hệ thống ước lệ mang tính thi pháp ước lệ cổ điển, lần đầu tiên XD nhìn con người uộc sống bằng cặp mắt xanh non biếc rờn

* Về NT

  - Thể thơ 7 chữ nhưng mở rộng kéo dãn, thay đổi hình dáng câu thơư

3. Chứng minh qua " Vội vàng"

 - Khổ thơ đầu: Ước mơ kì lạ muốn tắt nắng buộc gió, khẳng định một cái tôi mạnh mẽ khác người.
- Khổ thơ thứ hai: Những hình ảnh thể hiện sự sống, vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân trong cảm nhận của XD rất khác biệt: đó là thiên đường trên mặt đất.
- Khổ thơ thứ ba: Quan niệm về thời gian tuổi trẻ và tình yêu của con người đối lập với thời gian tuyến tính, tuần hoàn của thiên nhiên. Ý thức về sự hữu hạn, ngắn ngủi của cuộc đời, của tuổi trẻ.
- Khổ thơ cuối: Lời giục giã hãy sống vội vàng

4. Bình luận

-  Nhận xét của Hoài Thanh về Xuân Diệu là hoàn toàn đúng đắn. Khẳng định vị trí đặc biệt của nhà thơ Xuân Diệu trên thi đàn VHVN hiện đại.

III.KB: Khẳng định lại nhận định và giá trị cũng như những đóng góp của Xuân Diệu đới với văn học nước nhà

* bài làm tham khảo

XD là nhà thơ của tình yeu và tuổi trẻ, là " ônh=g hoàng của thi ca tình yêu'. Trước Cách mạng, XD nổi tiếng với 2 tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió> Chinha hai tập thơ ấy đã khiến XD trở thành " nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới". Bài thơ " VVọi vàng: nằm trong tập Thơ thơ là bài thơ tiêu biểu cho nhnậ định này của Hoài Thanh

Như Hoài Thanh đã nhận xét “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một luồng gió mới với quan điểm sống mới mẻ đầy sáng tạo, về tình yêu, về sắc xuân, về tuổi trẻ. Xuân Diệu lo sợ ám ảnh về thời gian.

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Ông đã xưng “Tôi” thay cho “Ta và ta”. Trong lối viết thơ cũ, luôn bị gò bó về câu chữ, người viết không được xưng danh hay chỉ “Tôi”. Thơ ông  thể hiện nỗi khát khao được sống, tham lam tranh giành tuổi trẻ với thời gian. Vì thời gian qua mau nên ông nghĩ hãy sống hết mình với tuổi trẻ. Xuân Diệu đã sáng tác ra bài thơ Vội Vàng để thể hiện khát vọng của mình.

“Thà một chút huy hoàng rồi vụt tắt

Còn hơn buồn le lói  suốt trăm năm”

Từng câu, từng chữ của Xuân Diệu thể hiện rõ niềm khát khao với cuộc sống; yêu đời và ham muốn cuồng nhiệt. “Hỡi Xuân Hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Thơ ông luôn có những từ nghữ sáng tạo, giọng điệu say mê, sôi nổi thể hiện rõ mạch cảm xúc ngôn từ, hình ảnh thơ.

“Ta đắm say cùng Xuân Diệu”

Thơ ca của ông luôn đằm thắm, ru người đọc bằng giọng đầy thắm thía, khiến người đọc như đắm chìm sâu vào từng câu từng chữ.

“Ta muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn………………………………………………….”

“Ta muốn” điệp từ lặp lại liên tục thể hiện niềm khát khao với cuộc sống luôn thay đổi, chạy đua từng ngày, thời gian như quá tham lam nên cứ trôi nhanh trôi mãi không ngừng, không chờ đợi bất kỳ một ai, muốn trân trọng cuộc sống này.

“Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”

Thời gian có thể tuần hoàn nhưng tuổi trẻ thì chẳng thể nào trở lại vì vậy chúng ta đừng ngại ngùng, đừng sợ sệt, hãy sống với niềm yêu thích, hãy sống tất cả và làm những điều mình mong muốn.

“Anh bảo em xích lại thêm chút nữa

Như thế vẫn còn là xa lắm”

Ông luôn bày tỏ thể hiện rõ tình yêu của mình khao khát được hòa nhập với người mình yêu, khao khát đắm say với tình yêu mãnh liệt.

Thơ ca đương đại luôn tuân thủ nhiều niêm luật, nội dung và hình thức bị gò bó, phải nói về đất nước, lòng yêu quê hương đất nước…theo một lối quy cũ, không phá cách. Nhưng Xuân Diệu đã đem lại cho thơ đương đại một cái nhìn nhận mới về câu từ, so với các nhà thơ mới khác, thể hiện rõ quan niệm sống, tình yêu khát khao với cuộc đời này. “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong tình trường cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng với Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn rồi trở về hồn ta cung Huy Cận.”

Xuân Diệu đã thể hiện rõ phong cách của riêng mình, một phong cách lạ, độc đáo nhưng trữ tình, đặc biệt khác hẳn so với những nhà thơ mới khác, ông chính là nỗi ám ảnh  về thời gian của thơ ca đương đại. Ông là niềm tự hào, sự cháy bỏng sống hết mình mà chúng ta cần học hỏi. Hãy cứ yêu và sống hết với cuộc đời mình, để mai này không phải luyến tiếc, hối hận vì ngày hôm qua chúng ta chưa làm được.

Vội vàng (Xuân Diệu)2. Đoạn 2: Quan niệm mới mẻ về thời gianCâu hỏi:1. Tác giả đã có lấy những tiêu chí gì làm thước đo của thời gian?2.Hãy tìm những cặp tính từ được sử dụng trong đoạn thơ? Phân tích tác dụng của việc sử dụng các cặp tính từ đó?3.Tác giả sử dụng từ “nghĩa là” mấy lần? Việc sử dụng như thế có nghĩa như thế nào?4.Nhận xét về giọng thơ của đoạn 2.3. Đoạn 3: Lời giục giã...
Đọc tiếp

Vội vàng (Xuân Diệu)

2. Đoạn 2: Quan niệm mới mẻ về thời gian

Câu hỏi:

1. Tác giả đã có lấy những tiêu chí gì làm thước đo của thời gian?

2.Hãy tìm những cặp tính từ được sử dụng trong đoạn thơ? Phân tích tác dụng của việc sử dụng các cặp tính từ đó?

3.Tác giả sử dụng từ “nghĩa là” mấy lần? Việc sử dụng như thế có nghĩa như thế nào?

4.Nhận xét về giọng thơ của đoạn 2.

3. Đoạn 3: Lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt

Câu hỏi:

1.Tại sao nhân vật trữ tình lại có thái độ sống vội vàng, cuống quýt?

2.Cụm từ “ta muốn ôm” được đặt chính giữa dòng thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện cái tôi cá nhân? Việc chuyển từ đại từ nhân xưng “tôi” sang “ta” có ý nghĩa như thế nào?

3.Tìm những động từ mạnh được sử dụng trong đoạn thơ? Nhận xét về việc sắp xếp các động từ mạnh đó? Phân tích ý nghĩa của sự sắp xếp đó?

4.Chỉ ra và phân tích tác dụng của các dạng thức điệp được sử dụng trong đoạn thơ thứ 3?

5.Xưa nay khi miêu tả mùa xuân, các nhà thơ thường dung từ “xuân xanh”, nhưng trong bài thơ này tác giả Xuân Diệu lại diễn đạt là “xuân hồng”. Hãy phân tích cái hay, cái đẹp của việc dùng từ “xuân hồng”?

6.Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ thứ 3.

TỔNG KẾT:

1.Chỉ ra cái mới trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu?

2.Bài thơ “Vội vàng” có ý nghĩa như thế nào đối với thơ ca đương thời? Có ý nghĩa như thế nào đối với độc giả xưa và nay? Vì sao anh/chị lại khẳng định như vậy?

0

Bạn tham khảo :

 

MB :

_ Giới thiệu tác giả Xuân Diệu và tác phẩm " Vội vàng"

- Nêu cảm nhận về sự mới mẻ của Xuân Diệu về quan niệm thời gian trong tác phẩm 

TB : 

* Đoạn 2 của bài thơ tác giả thể hiện niềm tiếc nuối trước sự trôi chảy của thời gian:

- Nhịp điệu thơ trong đoạn này không sôi nổi, vồ vập như đoạn thơ trên mà chậm hơn, lắng lại những suy tư.

- Đoạn thơ đã thể hiện sự nhạy cảm của nhân vật trữ tình hay cũng chính của nhà thơ Xuân Diệu khi ngay trong sung sướng đã thấy tiếc mùa xuân. Xuân Diệu đã nhìn ra trước bước đi của thời gian.

- Thơ xưa khi nói về sự vận động của thời gian, họ coi thời gian là một chuỗi tuần hoàn bất biến, Nguyễn Du từng viết: "Ngày xuân con én đưa thoi"(Cảnh ngày xuân) hay "Ngày xuân như bóng câu qua cửa sổ". Dẫu vậy, người xưa vẫn ung dung, bình tĩnh vì tin rằng vũ trụ tuần hoàn, xuân đi xuân lại lại.

- Còn Xuân Diệu, "xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ xuân còn non nghĩa là xuân đã già". Đó là lối nói đa nghĩa đầy mới mẻ rằng thời gian luôn chảy trôi, không đứng đợi. 

- Thời gian trôi, mùa xuân đi cũng là lúc tuổi trẻ đã qua. Con người quý nhất là mùa xuân, quý nhất là tuổi trẻ. Mùa xuân trôi, tuổi trẻ trôi => tôi cũng mất => tưởng tượng ra cuộc chia li đầy ắp đất trời.

- Một loạt động từ: "rớm, than, hờn, sợ" như là một sự nhân hóa để thể hiện nỗi buồn tiếc trong tâm hồn con người đã tràn sang vạn vật, thấm vào từng cảnh, từng giác quan của con người. Bởi vậy mà con người và vũ trụ đều buồn thê thiết

- Còn đang trong mùa xuân mà nhà thơ đã hình dung ra sự chia li của vũ trụ, sự rời xa của mùa xuân. Nỗi niềm nuối tiếc đã bật lên thành lời than và qua đó nhà thơ cũng gửi gắm lời nhắn nhủ tới muôn người muôn thế hệ rằng hãy sống hết mình vì tuổi trẻ, thời gian đời người là hữu hạn, một đi không trở lại.

KB :

- Khẳng định lại nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của đoạn thơ .

** Bài viết tham khảo

Xuân Diệu là một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ Mới. Nhắc đến Xuân Diệu là nhắc đến một hồn thơ lãng mạn, rạo rực, bâng khuâng. Đó là một tâm hồn luôn thiết tha, gắn bó với cuộc đời.  Khát khao giao cảm ấy đã được kết tinh lại trong bài thơ “Vội vàng”. Đây là một trong những bài thơ mang đậm dấu ấn hồn thơ Xuân Diệu và nhất là cảm nhận của ông về thời gian được thể hiện trong khổ 2 bài thơ.

Phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2, người đọc cảm nhận được nhà thơ Xuân Diệu đã đưa ra những phát hiện về sự chảy trôi của thời gian. Mở đầu đoạn thơ là hai câu thơ với cách ngắt nhịp lẻ 3/5 như một sự vỡ lẽ. Bước chân của thời gian cứ thế mà trôi đi qua từng câu chữ

Các trạng thái của thời gian lần lượt được nêu ra. Nhưng đó không phải là khung cảnh nhộn nhịp mà là những trạng thái đối lập “đương tới” – “đương qua” và “còn non” – “sẽ già”. Các trạng thái ấy cũng chính là sự tiếp nối của chúng trong vòng xoay của thời gian.

Thời gian vận động không ngừng, mọi thứ cũng không ngừng đổi thay. Nếu trong văn học trung đại, thời gian là một vòng tròn tuần hoàn không ngừng lặp lại của sinh lão bệnh tử. Vì vậy, con người trung đại tuy ý thức được sự nhỏ bé của mình trước dòng chảy của thời gian nhưng rất ít khi ta thấy họ cất lời than thở vì cuộc sống ngắn ngủi. Như Mãn Giác thiền sư từng viết

“Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai”

(Cáo tật thị chúng – Mãn Giác thiền sư)

Nhưng trong thời đại Thơ mới, con người đã ý thức rõ sự hạn hữu của đời người. Thời gian không còn là vòng tròn bất tận mà là một đường thẳng tuyến tính. Trong dòng chảy của thời gian, con người chỉ như một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc. Thời gian vô tận mà đời người hạn hữu. Vì vậy mà đứng trước thời gian con người thường thấy mình nhỏ bé bất lực, chỉ có thể buông xuôi nhìn thời gian qua lẽ tay. Mới khi nào mùa xuân còn tươi đẹp thì mai đây nó sẽ trở nên già cỗi như một quy luật tất yếu

“Hoa nở để mà tàn

Trăng tròn để mà khuyết”

(Hoa nở để mà tàn – Xuân Diệu)

Bước đi của màu xuân cũng là bước đi của thời gian và bước đi của đời người. Phép điệp “nghĩa là” càng nhấn mạnh thêm sự bất ngờ có phần hốt hoảng về dòng chảy của thời gian của cuộc đời. Người ta thường chỉ tiếc mọi thứ khi nó đã qua đi, khi nó chỉ còn là kỷ niệm nhưng Xuân Diệu là tiếc mùa xuân ngay khi nó đang đến, ngay khi ông đang đắm mình trong bức tranh xuân ấy. Đó không chỉ là mùa xuân của đất trời mà còn là mùa xuân của đời người. Phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2 để thấy Xuân Diệu còn lấy thời gian của đời người để làm thước đo cho thời gian của vũ trụ.

“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Những câu thơ được nối kết nhau bởi từ “xuân”. Điệp từ “xuân” được lặp lại để nhấn mạnh mùa xuân của đất trời cũng như nhấn mạnh mùa xuân của tuổi trẻ. Đó đều là những gì đẹp nhất của đất trời, của đời người. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, những tưởng thời gian bốn màu xuân hạ thu đông cứ thể mà chảy trôi mặc kệ sự tồn tại của con người, nhưng trong những dòng thơ của Xuân Diệu chúng lại có mối quan hệ gắn kết với nhau.

Thời gian thiên nhiên kết thúc “xuân hết” nhưng kéo theo đó “tôi cũng hết”. Câu thơ vang lên như nhue một tiếng thở dài cùng đất trời. Tuổi trẻ qua đi thì sự tồn tại của “tôi” cũng trở nên vô nghĩa. Bởi tuổi trẻ qua đi, tình yêu không còn thì mọi thứ cũng cứ thế mà trôi đi cùng dòng chảy của thời gian. “Lòng tôi” và “lượng trời” vốn đã là hai thế cực tương phản của sự hạn hữu và vô hạn.

Tuy nhiên trong góc nhìn của Xuân Diệu thì cái vốn hữu hạn như đời người lại được mở rộng đến vô cùng “lòng tôi rộng” còn thứ vốn tưởng chừng vô hạn trong thời gian của đất trời lại trở nên nhỏ bé “lượng trời cứ chật”. Phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2 còn cho thấy thời gian đất trời dường cũng đang trêu chọc con người. Mùa xuân của đất trời dù sẽ lặp lại nhưng màu xuân của đời người – tuổi trẻ thì vĩnh viễn không thể quay trở lại. Vì thế dù thời gian có lặp lại thì mọi thứ cũng vô nghĩa bởi lúc đó “tôi” không còn là “tôi” của hôm nay. Như chính Xuân Diệu đã từng nói

“Cái bay không đợi cái trôi

Từ tôi phút ấy sang tôi phút này”

(Đi thuyền – Xuân Diệu)

Sự hạn hữu của đời người với thời gian được thể hiện rõ nét nhất ở dòng thơ “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”. Trời đất cứ thế mà xoay vần nhưng tôi sẽ không vĩnh hằng cùng đất trời. Lúc này, hẹn ước ba sinh hay một cuộc sống chốn thiên đường cũng không thể xoa dịu tâm hồn thi nhân. Bởi lẽ điều ông cần không phải là hạnh phúc ở một kiếp nào khác mà phải là được tận hưởng hương sắc cuộc đời được hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại khi tuổi trẻ đang đến, tình yêu đang xuân sắc.

Thế nhưng, phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc sẽ thấy dù biết trước “tôi” sẽ không tồn tại vĩnh viễn để đón nhận thiên nhiên đất trời tươi đẹp nhưng Xuân Diệu không tiếc cho mình, tiếc cho tuổi trẻ mà điều ông tiếc nhất chính “cả đất trời”. Xuân Diệu dường như đang tiếc nuối vì không thể tận hưởng hết mọi hương sắc của cuộc đời. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, ta thấy những dòng thơ này, hệ thống từ ngữ, hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao độ “rộng” – “chật”, “xuân tuần hoàn” – “tuổi trẻ chẳng hai lần”, “còn” – “chẳng còn”. Điều đó đã góp phần làm nổi bật tâm trạng tiếc nuối trước thời gian, cuộc đời.

Trước dòng chảy ấy không chỉ Xuân Diệu cảm thấy hối tiếc mà mọi vật cũng mang màu sắc u buồn, đầy mất mát chia ly.

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”

Tháng năm – thời gian không được cảm nhận qua sự thay đổi biến thiên của vạn vật trôi qua kẽ lá mà được cảm nhận bằng khứu giác “mùi tháng năm”. Khi phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2, ta nghe có chút gì xao xuyến rưng rưng vừa uất ức nghẹn ngào vừa tiếc nuối hụt hẫng trong từ “rớm” ấy. Hóa ra thời gian không vô tình như ta vẫn thường nghĩ mà tháng năm dường như cũng đang tiếc nuối cho chính bản thân mình. Ý thơ ấy gợi ta liên tương đến cảm nhận của Đoàn Phú Tứ

“Màu thời gian không xanh

Màu thời gian tím ngát

Hương thời gian không nồng

Hương thời gian thanh thanh”

(Màu thời gian – Đoàn Phú Tứ)

Cuộc chia ly báo trước không thể nào thoát khỏi. Không chỉ thời gian mà cả không gian cũng tràn ngập dự cảm chia lìa. Đó là không gian rộng lớn của cả sông núi. Cảnh vật tươi đẹp hiện tại rồi sẽ trở thành quá khứ. Mỗi phút mỗi giây đều trôi đi không níu lại được. Cuộc chia ly mỗi phút mỗi giây vẫn cứ diễn ra như thế. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc thấy rằng từ cảm nhận chung về cả không gian rộng lớn, Xuân Diệu bắt đầu vẽ ra cuộc chia ly của vạn vật một cách cụ thể hơn

“Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”

Vẫn là hình ảnh chim, gió nhưng không còn rộn ràng vui tươi của khúc ca yến anh hay của cành tơ phơ phất mà cũng hòa vào bản nhạc buồn chia ly của sông núi. Cơn gió không reo vui cùng cành lá, đem lời ca niềm vui lan tỏa đến mọi người mà cơn gió ấy chỉ “thì thào trong lá biếc” dường như đang hờn giận điều gì.

Đến tiếng chim không còn gảy khúc tình si mà bỗng dưng lặng im. Hót để mà chi khi cuối cùng vẫn phải nói lời ly biệt. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc phát hiện ra biện pháp nhân hóa đã được sử dụng tinh tế để góp phần tô đậm thêm nỗi buồn vạn vật trước thời khắc biệt ly sắp đến. Mỗi sự vật dường như đang tiễn biệt chính mình, không gian cất lên khúc hát tiễn biệt thời gian. Mọi thứ cứ thế chảy trôi theo quy luật vận hành tự nhiên của nó không sao cưỡng lại được.

Trước bài ca ly biệt của núi sông, thi nhân cũng cất lên một tiếng thở dài cùng đất trời đầy nuối tiếc.

“Chẳng bao giờ ôi! chẳng bao giờ nữa”

Câu thơ như một lời kêu đầy hốt hoảng và bất lực. Hốt hoảng bởi lẽ cuộc sống trần gian ngắn ngủi nhưng hương sắc cuộc đời lại mênh mông khi thi nhân vừa phát hiện một chốn bồng lai nơi hạ giới. Bất lực là bởi trước dòng chảy của thời gian con người lại không thể xoay vần con tạo cứ thế mà bị cuốn trôi đi không sao níu giữ.

Phép điệp “chẳng bao giờ” được lặp lại hai lần càng nhấn mạng thêm tâm trạng bàng hoàng tiếc nuối ấy. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, ta còn thấy thán từ “ôi” xuất hiện như một sự uất nghẹn giữa dòng thơ. Câu thơ vì thế mà càng trở nên da diết hơn. Tuy bàng hoàng hốt hoảng tiếc nuối nhưng Xuân Diệu không buông xuôi. Ông bất lực trước dòng chảy của thời gian nhưng không buông bỏ, ngồi im chờ đợi thời gian trôi. Xuân Diệu đã tìm ra một cách giải quyết.

“Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm”

Lời thơ như một  lời giục giã, thúc giục con người hãy đứng lên đừng buồn vì sự chia ly sẽ đến mà lãng quên đi thực tại. Thời gian chảy trôi nhưng hiện tại “mùa chưa ngả chiều hôm” cuộc sống vẫn đang tiếp diễn, cảnh sắc trần gian vẫn còn đó đầy tươi đẹp quyến rũ lòng người.

Vì vậy, buồn mà chi, thất vọng trước điều không thể thay đổi để làm gì. “Mau đi thôi”, mau cố gắng trân trọng lấy từng phút giây hiện tại để tận hưởng bữa tiệc tươi vui mà thiên nhiên mùa xuân đã bày sẵn trước mắt ta. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc cảm nhận được đây chính là một lẽ sống tích cực. Một thanh âm trong trẻo xóa tan đi khúc nhạc u buồn chia ly.

Bằng những nét phác họa thiên nhiên cùng với việc sử dụng từ ngữ khéo léo, Xuân Diệu đã vẽ ra một cuộc chia ly của núi sông. Giọng thơ như phân tách làm hai, nhà thơ đang tự nói với chính mình, giãi bày nỗi lòng mình mà dường như lời nói ấy cũng hướng ra ngoài.

Trên cái nền chia ly ấy, người ta dễ rơi vào những cảm xúc tiêu cực buồn bã, oán than, căm phẫn, bỏ mặc buông xuôi cuộc đời. Nhưng Xuân Diệu lại không bỏ mặc hay căm phẫn trước cuộc đời. Bởi ông hiểu đó là điều tất yếu của cuộc sống. Vì vậy, Xuân Diệu không oán than hờn trách nữa ông chấp nhận và cố gắng sống hết mình từng phút giây ngắn ngủi nhưng đầy hương sắc. Vì thế, vội vàng không phải là lối sống tiêu cực mà là một khát khao mãnh liệt sống trọn với cuộc đời. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2 người đọc sẽ thấy khát khao sống cháy bỏng của thi nhân

Tóm lại, phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc nhận ra tuy thể hiện tâm trạng nuối tiếc thời gian và cuộc đời nhưng qua đó ta còn bắt gặp một khát khao mạnh mẽ, một tình yêu say đắm mà ông dành cho đời. Lời thơ cũng vì thế là chính là tiếng lòng của Xuân Diệu dành cho người cho đời. Đọc mỗi dòng thơ, ta càng thêm yêu thêm quý những quan niệm sống mới mẻ đầy tích cực được thi sĩ Xuân Diệu truyền tải trong thơ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Một số bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu:

+ Bài thơ “Biển” – Xuân Diệu

… Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi

Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt…

 

+ Bài thơ Biển nhớ - Minh Lý

Em một mình trên biển
Khung trời của riêng anh
Tình em như con sóng
Cuồn cuộn mỗi chiều hè.

 

Em muốn gửi cho anh
Tình muôn đời thắm mãi
Như bến bờ hoang dại
Yêu mãi biển trong xanh.

 

Em chờ anh về nhé
Biển mãi gọi tên anh
Gió buồn ru khe khẽ
Lời riêng em ngọt lành.

 

Về biển khơi anh nhé
Tình nồng bên biển xanh
Con sóng hiền vỗ mãi
Em vẫn hoài chờ anh.

 

- Qua các bài thơ nói mượn hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu, ta càng thấy rõ nét được những sáng tạo đặc sắc của Nhà thơ Xuân Quỳnh khi viết bài thơ Sóng: âm điệu tự nó tạo thành một hình tượng sóng, phù hợp với nhịp điệu tâm trạng của người con gái đang yêu; hồn thơ của Xuân Quỳnh luôn tự bộc lộ những khát vọng, những say đắm rạo rực, những suy tư day dứt, trăn trở của lòng mình trong tình yêu.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Đoạn trích đã thể hiện ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày và giàu chất trữ tình, mang âm hưởng các làn điệu dân ca Việt Nam.

- Phân tích dẫn chứng:

+ Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần đã bộc lộ nỗi lòng say mê, yêu thương tha thiết của Thị Mầu.

+ Lời tỏ tình của Thị Mầu:

“Một cành tre, năm bảy cành tre

Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng

Ấy mấy thầy tiểu ơi!...

Mẫu đơn giồng cạnh nhà thờ

Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau”

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1: Từ ý kiến dưới đây, em hãy suy nghĩ về việc "chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"?"Cái mạnh của con người Việt Nam chúng ta là ở sự thông minh và nhạy bén với cái mới… nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:
Đề 1: Từ ý kiến dưới đây, em hãy suy nghĩ về việc "chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"?
"Cái mạnh của con người Việt Nam chúng ta là ở sự thông minh và nhạy bén với cái mới… nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất là khả năng thực hành, sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề…".

(Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
Đề 2: Tâm sự của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài Tự Tình (bài II).
Đề 3: Về một vẻ đẹp của bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến.

Đề nào có tính  định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai?

1
17 tháng 3 2019

- Đề 1 thuộc dạng đề có định hướng cụ thể.

- Đề 2 và 3 là những dạng đề mở, yêu cầu người viết phải tự tìm tòi và xác định hướng triển khai.

22 tháng 1 2019

=> Đáp án A

7 tháng 6 2019

Để làm sáng tỏ ý kiến của giáo sư Trần Văn Giàu: “Cái sống được cha ông quan niệm là không tách rời… theo Tây là nhục” có thể phân tích:

- Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc… nghe càng thêm hổ.

- Thà thác đặng câu địch khái… man di rất khổ

- Thác mà trả nước non rồi nợ… muôn đời ai cũng mộ.