K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2018

1. Mở bài:

- Mỗi mùa có một nét đẹp riêng, người ta thường có những cảm xúc khác lạ, đặc biệt trong khoảnh khắc giao mùa.

- Trong khoảng khác ấy, cả thiên nhiên, thời tiết và nhịp sống của con người đều có sự thay đổi tinh tế.

- Tôi đặc biệt ấn tượng và có nhiều xúc cảm mỗi khi mùa Thu về

2. Thân bài:

- Cảm nghĩ về thiên nhiên, thời tiết:

    + Nêu các dấu hiệu giao mùa:

Không khí dịu mát, bớt oi nóng.

Ve không còn kêu inh ỏi

Cây cối thay đổi (các loài hoa đặc trưng của mùa thu, lá cây ngả màu, … )

    + Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui hay buồn - nêu lí do)

- Cảm nghĩ về đời sống của con người:

    + Nhịp điệu cuộc sống thay đổi: Mọi người như chậm rãi, nhẹ nhàng hơn.

    + Hoạt động của mọi người thay đổi: thức dậy muộn hơn một chút, ra đường buổi sáng hay tối thì mang thêm áo khoác.

3. Kết bài:

    + Những thay đổi của đất trời khi sang thu thật nhẹ nhàng, tinh tế.

    + Cảm nhận những biến chuyển lúc giao mùa ấy giúp tâm hồn ta linh hoạt, sinh động và yêu cuộc sống hơn.

9 tháng 11 2018

Dàn ý: Cảm nghĩ khi sang Thu

1. Mở bài:

- Mỗi mùa có một nét đẹp riêng, người ta thường có những cảm xúc khác lạ, đặc biệt trong khoảnh khắc giao mùa.

- Trong khoảng khác ấy, cả thiên nhiên, thời tiết và nhịp sống của con người đều có sự thay đổi tinh tế.

- Tôi đặc biệt ấn tượng và có nhiều xúc cảm mỗi khi mùa Thu về

2. Thân bài:

- Cảm nghĩ về thiên nhiên, thời tiết:

   + Nêu các dấu hiệu giao mùa:

Không khí dịu mát, bớt oi nóng.

Ve không còn kêu inh ỏi

Cây cối thay đổi (các loài hoa đặc trưng của mùa thu, lá cây ngả màu, … )

   + Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui hay buồn - nêu lí do)

- Cảm nghĩ về đời sống của con người:

   + Nhịp điệu cuộc sống thay đổi: Mọi người như chậm rãi, nhẹ nhàng hơn.

   + Hoạt động của mọi người thay đổi: thức dậy muộn hơn một chút, ra đường buổi sáng hay tối thì mang thêm áo khoác.

3. Kết bài:

   + Những thay đổi của đất trời khi sang thu thật nhẹ nhàng, tinh tế.

   + Cảm nhận những biến chuyển lúc giao mùa ấy giúp tâm hồn ta linh hoạt, sinh động và yêu cuộc sống hơn.

(A) Mở bài:
- Mỗi mùa có một nét đẹp riêng và người ta thường hay xao xuyến nhất ấy là vào
lúc giao mùa.
- Thời khắc ấy thường diễn ra những biến đổi tinh vi không chỉ ở thế giới của thiên
nhiên mà còn ở cả thế giới của con người.
- Với tôi khoảnh khắc giao mùa từ hè sang thu (từ đông sang xuân, xuân sang hạ…)
để lại nhiều ấn tượng và gợi niềm say mê hơn cả.
(B) Thân bài:
- Cảm nghĩ về thiên nhiên:
+ Nêu các dấu hiệu giao mùa (ví dụ mùa hè sang mùa thu: khí trời mát mẻ, ban
đêm trời se lạnh không đủ rét để mặc một chiếc áo mùa đông nhưng lạnh - đủ để
người ta cảm thấy rùng mình, hoa cúc trong các vườn đua nhau nở, sen trong các
ao úa tàn…)
+ Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui,
buồn, nhớ nhung về một kỉ niệm tuổi thơ nào đó chẳng hạn…)
- Cảm nghĩ về đời sống con người:
+ Nhịp điệu cuộc sống thay đổi ra sao? (ồn ã, sôi động hay tẻ nhạt)
+ Con người: Vui tươi, phấn khởi, hào hứng đợi chờ (sang xuân) hay thu mình lại,
buồn hơn, suy tư hơn (thu sang đông)…
(C) Kết bài:
Tóm lại, khoảnh khắc giao mùa là những đợt “trở mình” rất duyên của trời đất.

8 tháng 9 2019

Tham khảo:

Ý 1 :

1) Mở bài: Khái quát về khung cảnh ngày khai trường - ngày đầu bước chân vào trường cấp 3!

2) Thân bài:

a) Cảm xúc khi làm lễ khi giảng

- Bạn mới chung lớp và hình ảnh của các bạn cùng trường, nhất là những bạn khoá đầu như mình!

(kết hợp tự sự, tả cảnh và khắc hoạ hình ảnh)

b) Miêu tả sơ lược không khí lớp học ngày đầu tiên.

- Thầy cô như thế nào?

- Tâm trạng, cảm giác của bạn khi học những tiết học đầu tiên (kiến thức, môi trường học tập và phương pháp học của cấp 3...)

- Có thể sơ lược về không khi lúc tan lớp.

3) Kết bài: Khái quát tâm trạng trong ngày đầu học cấp 3! Nêu cảm nghĩ về mái trường mới này!

Bài làm

Lứa tuổi học trò của chúng ta, ai mà chẳng có những ngày tự trường vui vẻ cùng với bạn bè, người thân, thầy cô. Ai mà chẳng có những cảm xúc mới lạ khi ngày đầu tiên được đi học. Và tôi cũng vậy, mặc dù đã bao lần được đón ngày khai giảng, đã bao lần được vui vẻ cắp sách đến trường nhưng sao lần này thì lạ quá! Cảm giác dường như lần đầu tiên được đi học vây. Bởi, đây là lần đầu tiên tôi bước chân vào ngôi trường này - trường THPT thị xã Quảng Trị.

Từ lúc còn học cấp hai , đã biết bao lần tôi mơ ước được học dưới mái trường này, rồi cứ thế tôi cứ thầm nghĩ và nuôi hi vọng rằng mình sẽ được học ở đây, ở ngôi trường với nhiều dề dày thành tích như thế này! Thời gian dần trôi, mọi sự cố gắng nổ lực của tôi đã thành công , tôi đã đậu cấp ba . Ngôi trường mà tôi đã được vào không nơi nào khác chính là người THPT thị xã Quảng Trị - nơi tôi đã hàng ao ước bao lâu nay. Cảm giác khi nghe tin được học ở đây và may mắn hơn nữa là được xếp vào lớp 10a2 lại càng khiến tâm trạng của tôi thêm phấn chấn, mừng rỡ .

Ngày đầu tiên đi học , lòng tôi bỗng rối bời và bỡ ngỡ làm sao ! Lúc đó , tôi chỉ muốn có ai bên cạnh nắm tay và đưa vào lớp. Thật giống là một cô cô bé quá con nít phải không ? Bao năm nay . tôi đã quen tựu trường dưới ngôi trường cấp hai quen thuộc và thân thương của mình . Tôi cứ suy nghĩ về những hàng cây , ghế đá ... Nơi mà chúng tôi đã từng nô đùa , vui chơi ở đó . Nhưng bây giờ thì khác , tôi chẳng có những hình ảnh nào quen thuộc , thân thương như trước kia nữa. Bởi, đây là lần đầu tiên tôi bước vào ngôi trường này . Đứng trước cổng trường , ngôi trường đã hiện ra trước mắt tôi . Đó là một dãy nhà ba lầy y như là một tòa lầu đài to lớn vậy. Chắc tại bỡ ngỡ quá nên tôi mới nghĩ như thế. Nhưng sao những bước chân nặng nề đến thế. Tại sao tôi không bước nổi? Mọi người khác đều có thể làm được kia mà, tôi cũng phải dũng cảm lên chứ! Dọc đường, tôi cứ thầm mong rằng lớp học sẽ có những bạn cũ của mình. Nhưng không, xung quanh tôi đây, trong cái lớp học này, chỉ toàn là những gương mặt mới lạ mà thôi. Tôi bắt đầu cảm thấy sợ! Nhưng nỗi sợ hãi đó đã tan nhanh đi khi những người bạn mới đã vui vẻ chuyện trò và bắt chuyện cùng với tôi. Tôi thầm cảm ơn trời đã cho tôi quen với những cô cậu học sinh này. Một lát sau, cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp. Không biết cô có hiền hay không nhỉ? Tôi tự nghĩ. Trước mắt tôi đây là một người phụ nữ với hình dáng thân quên, mái tóc dài với khuôn mặt rất đỗi nhân từ. Nhìn cô mà tội lại nhớ tới cô Lan, một người cô và cũng như là một người mẹ đối với tôi. Cô là người đã dạy tôi lúc còn học cấp hai. Và ngay giừo đây, cô giáo chủ nhiệm mới của tôi lại rất giống cô Lan, rất đỗi nhân từ và hiền hậu. Cô giới thiệu là giáo viên phụ trách bộ môn Toán và cũng là người chủ nhiệm của chúng tôi, cô tên Dung. Buổi gặp mặt đầu tiên, cô ân cần dạy bảo chúng tôi về việc học tập, ý thức của bản thân đối với trường, lớp, thầy cô giáo và bạn bè. Lời cô nói thật nhẹ nhàng làm sao, có lẽ cô xem chúng tôi như là những đứa con của mình vậy. Và có lẽ, đó cũng chính là bài học đầu tiên mà chúng tôi được học khi bước vào trường.

Sáng ngày khai giảng , bầu trời thật yên bình, ấm áp. Những tia nắng chói chang đang còn núp sau những cành cây phượng vĩ. Mang trên mình bộ áo trắng tinh khôi, tôi vui vẻ làm sao. Giờ đây, tôi đã trở thành một cô nữ sinh thật rồi. Đã bao lần mơ ước được diện tà áo trắng, hôm nay đây, điều đó đã trở thành hiện thực. Giữa sân trường này, giữa những khuôn mặt rất đỗi thân quen và cũng có những khuôn mặt lạ lẫm này, cảm giác bỡ ngỡ, xao xuyến, hãnh diện xen lẫn niềm vui mới kì lạ làm sao!

Ba tuần học đã trôi qua , tôi đã quen hết với các bạn mới, thầy cô mới. Mọi thứ dường như không còn xa lạ với tôi nữa. Tôi đã thích nghi với môi trường mới này . Những tiết học thú vị, những buổi ra chơi vui vẻ. Tất cả đã gây ấn tượng tốt trong tôi .

Được học dưới một mái trường có nhiều bề dày thành tích như thế này, tôi nguyện sẽ cố gắng học tập thật giỏi để không phụ lòng thầy cô, bạn bè, cha mẹ. Và cảm giác ngày đầu tiên bước vào trường này, tôi sẽ không bao giờ quên.

8 tháng 9 2019

Tham khảo ý 2:

(A) Mở bài:

  • Mỗi mùa có một nét đẹp riêng và người ta thường hay xao xuyến nhất ấy là vào lúc giao mùa.
  • Thời khắc ấy thường diễn ra những biến đổi tinh vi không chỉ ở thế giới của thiên nhiên mà còn ở cả thế giới của con người.
  • Với tôi khoảnh khắc giao mùa từ hè sang thu (từ đông sang xuân, xuân sang hạ...) để lại nhiều ấn tượng và gợi niềm say mê hơn cả.

(B) Thân bài:

  • Cảm nghĩ về thiên nhiên:
    • Nêu các dấu hiệu giao mùa (ví dụ mùa hè sang mùa thu: khí trời mát mẻ, ban đêm trời se lạnh không đủ rét để mặc một chiếc áo mùa đông nhưng lạnh đủ để người ta cảm thấy rùng mình, hoa cúc trong các vườn đua nhau nở, sen trong các ao úa tàn...)
    • Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui, buồn, nhớ nhung về một kỉ niệm tuổi thơ nào đó chẳng hạn...)
  • Cảm nghĩ về đời sống con người:
    • Nhịp điệu cuộc sống thay đổi ra sao? (ồn ã, sôi động hay tẻ nhạt)
    • Con người: Vui tươi, phấn khởi, hào hứng đợi chờ (sang xuân) hay thu mình lại, buồn hơn, suy tư hơn (thu sang đông)...

(C) Kết bài:

  • Tóm lại, khoảnh khắc giao mùa là những đợt "trở mình" rất duyên của trời đất.
  • Cảm nhận những biến chuyển lúc giao mùa ấy giúp ta mài sắc những giác quan, giúp tâm hồn ta sinh động và tinh tế hơn lên.

* Lưu ý: Để làm tốt đề bài này có thể tham khảo thêm ý từ một số bài thơ như: Sang thu của Hữu Thỉnh, Chợ tết của Đoàn Văn Cừ, Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến...

Bài làm:

Một ngày mới đã đến có nghĩa là bạn đã đi qua thời khắc của một ngày đã qua. Thời gian chẳng bao giờ ngừng trôi vì thế mà vòng quay của vũ trụ cứ thế tiếp diễn và lặp lại vào mỗi năm. Cái cảm giác chờ đợi một mùa sắp đến và giã từ một mùa đi qua rất đặc biệt, nó giống như khi ta tiễn chân một người bạn cũ và chờ đợi một người bạn mới hay xếp tập sách năm cũ chuẩn bị cho năm học mới với cặp sách mới. Thời khắc giao mùa cũng vậy, nó khiến cho lòng người vừa hồi họp vừa mong đợi lại vừa luyến tiếc. Đối với riêng tôi, sự chuyển đổi từ mùa xuân sang mùa hạ là nhiều xúc động và suy tư nhất.

Mỗi người có một khoảnh khắc trong năm sẽ cảm giác như trôi qua thật nhanh, với tôi đó là khoảng thời gian sau tết. Trời đang độ mùa xuân mát mẻ bởi những cơn gió nhẹ và cái nắng không quá chói chang. Những nụ hoa xuân cứ đợi ra giêng là tàn mất, thấm thoát lại qua tiết thanh minh rồi một mùa xuân tàn đã đến. Nhất là đối với lũ học trò chúng tôi, khoảng thời gian này như rượt đuổi. Ngày tết gương mặt nào cũng hớn hở được những ngày thật sự nghỉ ngơi và vui chơi trong suốt một năm, chăng được mấy chốc lại tập vở đến trường, rồi thi giữa kì hai, không bao lâu lại thi kì hai. Lúc này cũng là lúc những nhành phượng ra hoa đỏ thắm.

Ngồi trong phòng học, qua khung cửa sổ những nụ hoa đầu tiên đã chúm chím như nụ cười của cô gái mới lớn. Rồi ngày qua ngày bận bịu cùng bài thi cuối năm chúng tôi quên mất đã không còn cái nắng dịu nhẹ của mùa xuân với khí trời trong xanh mỗi sớm mai. Sáng nay thức dậy thấy cơn mưa đầu tiên của mùa hè đến sớm có cô bé đã hốt hoảng vì sắp nghỉ hè. Không chỉ có mưa là đến bất chợt, nắng cũng gay gắt hơn. Mặt trời thức dậy sớm và đi ngủ cũng trễ hơn. Dòng sông xanh trong của mùa xuân buổi sáng còn thấy cả những chú cá rô con vậy mà chỉ cần mưa một trận là nước đã mênh mông tràn lên cả bờ. Hoa mai vàng đã rụng hết nhường chỗ cho hoa súng tím mọc dưới hồ. Hoa bằng lăng cũng trở mình thao thức khi sắp chia tay học trò.

Lũ học trò tinh nghịch hái những chùm hoa phượng kết thành bướm đỏ ép vào tập, chuyền cho nhau quyển lưu bút để ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ này. Không ai bảo ai nhưng trong lòng ai cũng chớm một nỗi buồn vì sắp phải xa nhau và mong chờ một mùa hè thật sự vui vẻ. Lúc này đây, cái cảm giác chia tay cô bạn nhỏ ngày xưa ùa về làm tôi rưng rưng nước mắt. Tôi còn nhớ rất rõ một ngày cuối xuân năm năm trước, khi tôi còn thơ ngây bên những con búp bê xinh đẹp và chơi trò trốn tìm cùng các bạn sau nhà, tôi đã phải xa ngôi nhà thân thuộc của mình, xa mái trường bạn bè và xa cô bạn cạnh nhà. Đó là những ngày buồn nhất trong kí ức của tôi cho đến giờ. Ngày ấy, công việc làm ăn của ba tôi thất bại nên phải bán ngôi nhà ấm êm đang sống và chuyển về quê ngoại của tôi bây giờ. Ngôi nhà mà mùa xuân luôn đến sớm trên những nụ mai vàng và mùa hè văng vẳng tiếng ve kêu. Những lúc chuyển mùa cũng đẹp làm sao, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn những vật dụng để xây một ngôi nhà chòi xinh xắn từ lúc cuối mùa xuân, chỉ đợi mùa hè đến là chúng tôi thỏa thích cùng những trò chơi. Nhưng cuối xuân năm ấy, tôi phải chia tay mọi người mà đi trong nước mắt, tôi còn nhớ nhỏ bạn thân của tôi chìa tay tặng tôi chùm hoa phượng vừa nở trước nhà và bảo đợi tôi về thăm. Ấy vậy mà 5 năm dài tôi chưa lần nào về quê cũ, thế nên mỗi dịp giao mùa xuân sang hạ tôi lại thấy bồi hồi, nhớ nhung. Tôi chưa có dịp quay trở về để thực hiện lời hứa của mình, biết cô bạn ngày xưa có chờ tôi dưới mài chòi cạnh gốc phượng già đang nở rộ.

Mỗi lần chuyển sang mùa, tôi lại nghĩ đến cuộc sống hiện tại với nhiều thay đổi. Cuộc sống lúc nào cũng chuyển biến và có sự giao nhau giữa cũ và mới, giữa hiện đại và truyền thống, giữa đông và tây…Con người luôn đứng trước sự lựa chọn mà nghiêng về bên nào cũng có những mặt thuận lợi và mặt trái của nó. Giữa vòng xoáy của thời gian, chúng ta cần có một tâm thế vững vàng mới có thể không lạc mất bản thân.

Khoảnh khắc giao mùa luôn là khoảnh khắc đẹp của thiên nhiên ban tặng. Để cảm nhận được thời khắc này cần một đôi mắt tinh tế và trái tim nhạy cảm, cũng như để cảm nhận những chuyển biến của cuộc sống dù rất nhỏ bạn cũng cần phải sống thật chậm, sống đúng nghĩa với từng ngày.

22 tháng 12 2022

Gợi ý phân tích nhé.

Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ của tác giả Hữu Thỉnh.

+ hoàn cảnh sáng tác,.. (Nói chung bạn có thể tham khảo cách mở bài chung của dạng phân tích thơ trên mạng, titok,... nhé)

Thân bài:

- Nội dung bài thơ:

+ Tiếng chim xuân và thiên nhiên sinh động.

- Phân tích: (mình không biết chia ý thế nào cho chặt nên làm luôn phần thân bài và kết bài nhé)

Mở đầu bài thơ, tác giả đề cập ngay đến "chú chim tu rúc" với số lượng sinh động: một đàn. Và những chú chim ấy về cất lên tiếng kêu đặc trưng của mình bên mé đồi. Chỉ với hai câu thơ đầu, ta hình dung ra ngay hình ảnh sinh động của các chú chim trong đầu. Rồi tác giả đề cập ngay thời gian vào hai câu thơ tiếp trong khổ đầu:

"Mùa xuân trong cỏ chỉ
Kéo mầm trong nắng soi:

Người đọc biết được, thời gian lúc này là vào xuân; nhưng "xuân" ấy hồn nhiên ở trong "cỏ chỉ" đơn giản mà lại thể hiện lên tâm hồn lãng mạn của nhà thơ. Sau đó, hoạt động "kéo mầm" được Người nhân hóa vào "xuân"; thay vì chỉ nói về việc xuân đến là bao cây cỏ đầy sức sống thì tác giả lại nói "xuân" kéo mầm. Ấy, cái cách viết đầy nghệ thuật tạo nên hoạt động vô cùng đơn giản mà lại cho hình ảnh thơ hay vô cùng. Đồng thời hoạt động "kéo" đây cũng phù hợp với vùng nông thôn, khung cảnh ngày xưa, hợp với hoạt động kéo cày của người dân cũng cho cây cỏ tươi tốt. Đó, là dụng ý nghệ thuật tài tình, là cái khéo tay của con người dệt thơ. Không chỉ dừng lại ở đó, "xuân" đây còn được tác giả tả là "kéo mầm" trong nắng soi thể hiện hẳn thời tiết, khung cảnh đẹp đẽ khi ấy. Và say khi nhà thơ tả xong khung cảnh, người đưa ngay cảm giác thực của mình, đưa tình cảm của mình vào:

"Có cái gì thật êm
Phả vào trong trời đất
Như là ta nhớ mình
Cả mùa đông cách biệt"

"Cái gì" ở đây theo tác giả chính là trời trong, chính là không khí mát mẻ, ấy có thể là gió xuân êm dịu được con người của thơ cảm nhận. "Cái thật êm" ấy được tác giả tả rằng "phả vào trong trời đất", đó là cái khéo của người. Không khí xuân đó, hay còn gọi là dư âm mùa đông thoáng vào trời vào đất; thiên nhiên lúc này càng mang đầy cái đẹp của chính mình hơn. "Như là ta nhớ mình", "ta" là tác giả, vậy "mình" là ai?. Có thể là "vợ" tác giả?, hay chỉ là một trong những cảm hứng của người để viết nên bài thơ hay?. Có thể, đó là "vợ" của tác giả bởi cá nhân tôi cảm nhận rằng bài thơ chính là một chút tình cảm khó tả nào đó của chính bản thân nhà thơ. Vì thế mới có "Cả mùa đông cách biệt": là chia ly của tác giả và vợ hay là cảm hứng của tác giả từ những cặp đôi trai gái không thể ở bên nhau, tôi nghĩ: có thể là cả hai. Bản thân tôi không biết nhiều, chưa dám khẳng định nhưng có một điều mà tôi tin chắc rằng nhà thơ đang nghĩ đến một trong hai điều (hoặc cả hai điều) mà tôi vừa nói. Sau khi để đoạn tình cảm đậm đà ấy vào thơ, người bắt đầu sử dụng tài nhân hóa của mình khi tả về sự vật:

"Những mầm cây biết được
Chuyển dần sang tháng giêng
Gió vô tình bắt gặp
Vội mang lên với rừng"

Các sự việc như "biết được", "bắt gặp", "mang lên" đều là hành động của con người và tác giả đã đưa nó vào mầm cây, vào gió. Biện pháp tu từ ấy thành công để cho câu thơ có tính liên kết hấp dẫn diệu kì, giá trị gợi hình thì tăng lên. Đặc biệt, "biểu cảm" như "vô tình", "vội" làm cho không chỉ câu thơ thêm giá trị cảm xúc mà còn để cho các sự vật thêm sinh động. Kết thúc với khổ thơ cuối, tác giả đưa mình vào những chú tu rúc:

"Thế là chỉ tu rúc
Về kêu bên mé đồi
Và mưa bay như thể
Ngỡ mình đang có đôi"

Chỉ còn mình tu rúc thôi, rồi lại về kêu bên mé đồi như "đầu câu thơ". Tác giả lại liên kết thêm hiện tượng thời tiết "mưa bay", bởi cứ "mưa" là "trữ tình lãng mạng" vô cùng làm cho "mình" ngỡ đang có đôi. Có thể, chú chim tu rúc ấy được tác giả hóa mình vào, bởi thế câu thơ cuối cùng tác giả không nói "Ngỡ tu rúc đang có đôi". Đó là tâm trạng chưng hửng, cái buồn lòng của chú tu rúc trong đầu tác giả. 

Kết bài:

Khép lại, từng tầng cảm xúc của tác giả đã mở đường để từng câu thơ được dệt lên vô cùng tinh xảo đẹp đẽ. Dụng ý thơ ca của người đâu phải ai cũng có thể cảm nhận, những tinh túy trong đó quá nhiều và đáng tiếc rằng bản thân tôi chỉ có năng lực hiểu một phần nào đó trong bài thơ tuyệt vời này của nhà thơ Hữu Thỉnh.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

1. Chuẩn bị nói và nghe 

a. Chuẩn bị nói

* Lựa chọn đề tài: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Mùa xuân chín” (Hàn Mặc Tử)

* Tìm ý và sắp xếp ý

- Nội dung:

+ Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống

+ Cảm xúc trong lòng người: rạo rực trong tình yêu, nuối tiếc trước cái đẹp, nỗi nhớ làng quê

- Nghệ thuật 

+ Cổ điển: những điểm tương đồng với thể thơ Đường luật (thể thơ, nhịp điệu, gieo vần)

+ Hiện đại: ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng siêu thực

- Đánh giá về thành công, giá trị, tầm ảnh hưởng của tác phẩm đối với bản thân

* Xác định từ ngữ then chốt

Có thể sử dụng các cụm từ phù hợp với kiểu bài nói này như: Về tác phẩm này, tôi xin tập trung nói về vấn đề, … Ấn tượng nổi bật nhất của tôi về tác phẩm là... Đó là lí do không thể không nói đến khi lí giải sức hấp dẫn của tác phẩm này... 

* Phương tiện hỗ trợ

- Chuẩn bị bài trình chiếu Powerpoint với các thông tin chắt lọc (có thể triển khai các luận điểm thành gạch đầu dòng, dùng các kí hiệu để nhấn mạnh những chủ ngữ trọng tâm đã được xác định ở trên), cần cân nhắc về số lượng slide sử dụng. Có thể sử dụng các kênh âm thanh, kênh hình ảnh (lưu ý: hình ảnh phải tương thích với bài thơ đã chọn. Chẳng hạn với bài Mùa xuân xanh, nên chọn minh họa bằng những hình ảnh mùa xuân gắn liền với nông thôn, đồng quê). 

- Người nói cũng có thể chuẩn bị văn bản tác phẩm thơ sẽ thuyết trình để cung cấp cho người nghe trước khi trình bày bài nói.

b. Chuẩn bị nghe

- Tìm hiểu trước về vấn đề thảo luận cách sử dụng, xem xét các tri thức ngữ văn, đọc các tài liệu mà người nói có thể đã chuẩn bị và cung cấp.

- Chuẩn bị tâm thế là nghe và đối thoại với người thuyết trình, chú ý theo dõi các người thuyết trình phân tích từ ngữ, hình ảnh, cách sử dụng thao tác phân tích

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

2. Thực hành nói và nghe 

Bài nói mẫu tham khảo:

Chào mọi người, mình là ............... Hôm nay, mình trong vai trò là một nhà báo, mình đến từ toà soạn báo Phong Hoá. Chắc mọi người đều biết đây là tờ báo vô cùng nổi tiếng trong phong trào Thơ mới ở Việt Nam thời bấy giờ. Hôm nay, mình sẽ giới thiệu với các bạn một nhà thơ với phong cách vô cùng kì bí, độc và lạ, các bạn hãy cùng mình khám phá nhé. 

Nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn từng nhận định: “Thơ Hàn Mặc Tử là tiếng thơ cất lên từ sự hủy diệt để hướng về sự sống”. Quả đúng là như vậy đọc thơ Hàn Mặc Tử ta luôn thấy một tấm lòng khao khát yêu đời, khao khát sống. Một trong số đó là bài thơ “Mùa xuân chín”. Bài thơ được rút trong tập “Đau thương” (1938) – được coi là “tiếng thơ thuộc loại trong trẻo nhất của Hàn Mặc Tử”, trong trẻo song cũng đầy bí ẩn, đau thương. 

“Mùa xuân chín” gây ấn tượng với bạn đọc bởi chính nhan đề của nó. Bởi lẽ, đọc thơ của Hàn Mặc Tử, ta luôn thấy một sự u huyền, mơ mộng, kì bí, đượm buồn và đau thương với những hình ảnh đặc trưng là “máu”, “trăng” và “rượu”. Thế nhưng, “mùa xuân chín” lại mang đến một cảm giác hoàn toàn mới lạ, một không gian tràn đầy sức sống của cảnh xuân và tình xuân. “Chín” vốn là tính từ để chỉ trạng thái của quả cây khi đã đến giai đoạn thu hoạch, ngọt ngào, căng mọng và thơm mát. Với ý nghĩa đó, Hàn Mặc Tử đã tạo nên một “mùa xuân chín” – một mùa xuân tràn đầy sức sống, viên mãn và tròn đầy. Mùa xuân đang ở độ tươi đẹp nhất, rạng rỡ nhất, căng tràn nhựa sống nhất. 

Mạch thơ là dòng tâm tư bất định với những chuyển kênh bất chợt. Về thời gian, tác giả đang say đắm trong thời khắc hiện tại với cảnh xuân tươi đẹp phô bày trước mắt, bỗng sực nhớ về quá khứ xa căm với khung cảnh làng quê thân thương. Về cảnh sắc, bức tranh xuân đang từ ngoại cảnh (mái nhà tranh, giàn thiên lí, sóng cỏ xanh tươi,...)   thoắt biến thành tâm cảnh ( người con gái dánh thóc dọc bờ sông trắng). Về cảm xúc, Hàn Mặc Tử đã bày tỏ dòng tâm tư của bản thân với nhiều bước ngoặt: từ niềm say mê, rạo rực đến trạng thái bâng khuâng, xao xuyến rồi buồn thương da diết. Có thể thấy, mạch thơ không đi theo một chiều mà luôn vận động vô cùng linh hoạt, phong phú. Đó chính là phong cách thơ độc đáo của chàng thi sĩ họ Hàn. 

Mở đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên tươi mới, ngập tràn ánh sáng, ngập tràn sắc xuân: 

“Trong làn nắng ửng khói mơ tan

  Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

  Sột soạt gió trêu tà áo biếc

  Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang”.

Thiên nhiên mùa xuân hiện ra ngập tràn sắc vàng của nắng hoà trong làn sương khói mờ ảo, huyền bí. Cách kết hợp từ “khói mơ tan” khiến ta hình dung những làn khói sương như đang hoà tan trong nắng tạo nên một khung cảnh đẹp như mơ. Sắc vàng của nắng càng trở nên rực rỡ với hình ảnh “đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng”. Trong khung cảnh thanh bình, yên ả ấy bỗng nhà thơ bắt gặp tiếng “sột soạt” của “gió trêu tà áo biếc”. Biện pháp đảo ngữ và nhân hoá đã được nhà thơ sử dụng thật tài tình. “Sột soạt” được đảo lên đầu câu nhằm nhấn mạnh của động của cảnh vật. Gió như đang trêu đùa cùng tà áo biếc đón xuân sang, khiến không khí mùa xuân trở nên sôi động, vui tươi, đầy hứng khởi. Từ mái nhà tranh, nhà thơ di chuyển điểm nhìn đến “giàn thiên lí”. Dấu chấm đặt giữa câu thơ như một sự ngập ngừng, ngắt quãng. Bởi đó là khoảnh khắc thi nhân giật mình nhận ra “bóng xuân sang”. Mùa xuân được hữu hình hoá, có thể quan sát bằng thị giác. Bóng của mùa xuân nhẹ nhàng bước tới như thể đang đứng trước mặt nhà thơ, khiến con người ngỡ ngàng mà chiêm ngưỡng cái sắc xuân tươi đẹp ấy.

Từ điểm nhìn cận cảnh, Hàn Mạc Tử đưa tầm mắt ra xa với cái nhìn viễn cảnh. Không gian mùa xuân được rộng mở với “sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. “Sóng” được kết hợp với thảm có xanh mướt khiến bạn đọc hình dung từng lớp cỏ như nối tiếp nhau, trải dài bất tận, sức sống dường như đang căng tràn một cách mãnh liệt. Ý thơ làm ta nhớ đến một câu thơ trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du: “Cỏ non xanh tận chân trời”. Cùng diễn tả một không gian mùa xuân với thảm cỏ xanh mướt trải dài bất tận nhưng cái độc đáo của Hàn Mặc Tử là cách nói “sóng cỏ” gợi ra một sự uyển chuyển, nhẹ nhàng mà mượt mà của những lớp cỏ xuân. Phải chăng sức sống cuộn trào từ bên trong, tạo thành những đợt sóng và kết lại tạo nên một “mùa xuân chín”!

Từ cảnh thu, Hàn Mạc Tử bỗng chuyển sang tình thu, bức tranh ngoại cảnh trở về với bức tranh tâm cảnh. Phải chăng, nhà thơ dùng cảnh mở đầu là để nói tình, tả tình? Một cái tình nồng hậu, thiết tha với con người và cuộc đời. Hoà cùng với không khí tươi vui của mùa xuân, ta thấy được cái náo nức trong lòng người:

“Bao cô thôn nữ hát trên đồi

-Ngày mai trong đám xuân xanh ấy

  Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”

“Xuân xanh” là một ẩn dụ để chỉ những cô gái trẻ trung, xinh đẹp. Tuổi xuân của họ tươi đẹp, rực rỡ như mùa xuân của đất trời. Chính vì vậy, niềm vui của những cô thôn nữ hoà trong không khí mùa xuân chính là tình xuân. Cái ửng của nắng phải chăng chính là đôi má ửng hồng của các cô gái khi “theo chồng bỏ cuộc chơi”. Niềm vui của họ là tình yêu đôi lứa, là sự gắn kết trong hôn nhân đến bạc đầu. “Mùa xuân chín” không chỉ là tiết trời xuân mà còn là tình xuân. Cái “chín” trong tình yêu chính là kết quả nên vợ nên chồng. Niềm hạnh phúc của những cô gái được thể hiện trong “tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi”. Hàn Mặc Tử đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thật tài tình. “Tiếng ca” vốn được cảm nhận bằng thính giác, nay được hữu hình hoà trong trạng thái “vắt vẻo”, cảm nhận bằng thị giác. Tiếng hát ca say sưa của con người như có sức hút, cao vút đến lưng chừng núi thể hiện niềm thiết tha yêu đời mãnh liệt. Dư âm của tiếng hát dường như còn ngập ngừng mà “vắt vẻo lưng chừng núi” tạo nên một âm thanh vang vọng khắp không gian. Xuân tình từ thiên nhiên lây lan, giao ứng với xuân tình trong lòng người, cả hai nhập vào nhau trong cùng một tiếng hát. Là tiếng hát của những cô thôn nữ mà cũng là tiếng hát của nước mây. Thiên nhiên và con người đồng ca, đồng vọng hay tiếng hát trong lòng thiên nhiên đang cất lên qua lời hát của con người. 

Từ âm thanh cao vút, hổn hển như lời của nước mây bỗng trở thành những lời thầm thì nhỏ bé:

“Thầm thì với ai ngồi dưới trúc

  Nghe ra ý vị và thơ ngây”

Câu thơ phảng phất tính tượng trưng, siêu thực trong thơ Hàn Mạc Tử. Đại từ “ai” xuất hiện như “bóng ai đậu bến sông trăng đó” (Đây thôn Vĩ Dạ) đầy bí ẩn. “Tiếng ca” vốn vang xa khắp núi rừng nay thu lại chỉ dành cho “ai”. Đó có thể là người thương, cũng có thể là với chính bản thân mình. Để rồi, khi tâm tình, sẻ chia, con người có thể lắng nghe được những “ý vị và thơ ngây” trong lòng mình. Tuy nhiên, câu thơ cũng mang theo nỗi buồn, niềm nuối tiếc của người thi sĩ trước “mùa xuân chín”. Bởi “xuân chín” rồi cũng là lúc “xuân tàn”, cái đẹp rồi cũng sẽ tàn phai. “Đám xuân xanh ấy” rồi cũng “theo chồng bỏ cuộc chơi”. Tuổi xuân tươi đẹp của người thiếu nữ rồi cũng có điểm kết. Ta thấy dâng lên trong lòng nhà thơ một nỗi niềm bâng khuâng, xao xuyến, muốn níu giữ cái hương sắc tươi đẹp của cuộc đời. Để rồi, kết thúc bài thơ, Hàn Mặc Tử hoá thân trong một người “khách xa”, bày tỏ nỗi nhớ nhung của mình:

“Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín

  Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng

  -Chị ấy, năm nay còn gánh thóc

 Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”.

Trước “mùa xuân chín”, lòng “khách xa” bỗng trào dâng nỗi nhớ làng quê thân thương. Nhớ làn nắng ửng, nhớ đôi mái nhà tranh, nhớ tà áo biếc và nhớ cả giàn thiên lý. Đó là một không gian làng quê mộc mạc, giản dị, gần gũi mà chan chứa nghĩa tình. Và trong không gian ấy, hình ảnh người chị gánh thóc trở thành trung tâm của nỗi nhớ. “Chị ấy” là một cách nói phiếm chỉ. Đó có thể là một người dân lao động bình thường nơi thôn quê của tác giả, cũng có thể là một người thân quen gần gũi, hoặc cũng có thể là cô người yêu của thi nhân. Thế nhưng, dù hiểu theo cách nào, ta cũng thấy một niềm yêu quý và trân trọng của tác giả đối với “chị”. Người con gái xuất hiện trong nét đẹp lao động với tư thế gánh thóc, hoà cùng ánh nắng vàng bên bờ sông trắng. Một khung cảnh hiện lên thật thơ mộng, lãng mạn biết bao! Ta có thể thấy ánh nắng xuân lúc này càng trở nên long lanh, lấp lánh hơn trong dòng hồi tưởng của người khách xa quê. 

Như vậy, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử có sự hài hoà của sắc xuân, tình xuân. Không chỉ mùa xuân chín mà lòng người cũng “chín” với khát khao giao cảm với cuộc đời, “chín” với tình yêu và nỗi nhớ. Một nét đặc trưng tiêu biểu làm nên sự độc đáo của “Mùa xuân chín” cũng như ngòi bút tài hoa của Hàn Mặc Tử chính là sự kết hợp tài tình giữa cái cổ điển và cái hiện đại. Trước hết, ta bắt gặp thơ Hàn Mặc Tử có những điểm giao thoa với thể thơ Đường luật, tạo nên một nét thơ phảng phất phong vị cổ điển, trang trọng. “Mùa xuân chín” được sáng tác theo thể thơ bảy chữ, ngắt nhịp 4/3. Thất ngôn và ngắt nhịp 4/3 là đặc trưng tiêu biểu của thơ Đường luật. Ngoài ra, cách gieo vần cuối những câu thơ 1, 2, 4 cũng là một điểm giao thoa với thể thơ Đường luật. Đó là những yếu tố làm nên phong vị cổ điển trong thơ Hàn Mặc Tử. Về tính hiện đại, thi sĩ họ Hàn là người chịu nhiều ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực. Một trong những đặc điểm tiêu biểu của thơ tượng trưng siêu thực đó là tạo nên những hình ảnh huyền ảo, kì bí, thậm chí là ma mị bằng những kết hợp từ mới mẻ, độc đáo thông qua nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Có thể thấy ngòi bút của Hàn Mạc Tử đã đạt đến trình độ điêu luyện trong việc sáng tạo nên những kết hợp từ ngữ mới: mùa xuân chín, bóng xuân sang, đám xuân xanh, tiếng ca vắt vẻo, nghe ra ý vị và thơ ngây. Tất cả những gì trừu tượng, không thể cảm nhận bằng mắt thường đã được nhà thơ hữu hình hoá một cách thật tài tình, độc đáo. Những nét thơ mới lạ tạo nên tính hiện đại rất riêng trong thơ Hàn Mặc Tử. Hoà cùng với dòng phát triển của Thơ mới trong thời bấy giờ, thơ Hàn Mặc Tử đã tạo ra một lối rẽ riêng - tinh tế, độc đáo và mới lạ. 

Thơ Hàn Mặc Tử bộc lộ một thế giới nội tâm mãnh liệt với những cung bậc cảm xúc được đẩy đến tột cùng. Đọc “mùa xuân chín”, ta thấy Hàn Mặc Tử đã mượn bức tranh xuân tươi đẹp, rạo rực, tràn đầy sức sống để bày tỏ cái “xuân chín” trong lòng người. “Chín” trong tình thương, “chín” trong nỗi nhớ về con người, cuộc đời và quê hương. Nổi bật hơn hết là một tấm lòng khát khao giao cảm với cuộc đời, trân trọng cái đẹp và ý thức nâng niu, giữ gìn những gì tinh tuý, đẹp đẽ của cuộc đời. Khao khát ấy trở thành sợi chỉ xuyên suốt trong những sáng tác của Hàn Mặc Tử, tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc, để tư tưởng trong những dòng thơ còn âm vang mãi cho đến hiện tại. 

Phần giới thiệu của tôi đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe. Nếu có câu hỏi và thắc mắc gì, mong mọi người hãy đề đạt. Tôi rất mong có thể trao đổi và lí giải những băn khoăn của mọi người. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Cảnh chia tay lúc xuân sang là sự tương phản giữa khát khao hạnh phúc bừng lên lần cuối rồi tắt đi trong thực tế phũ phàng. Cả cảnh vật và con người đều được miêu tả theo khuynh hướng ấn tượng chung như là một điều gì đó thật đẹp, thật ấm áp nhen nhúm lên rồi tan biến mất. 

- Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, tôi sẽ thẳng thắn bày tỏ lòng mình, nói ra những điều băn khoăn trăn trở để không phải hối tiếc vì bất kì điều gì. 

15 tháng 10 2017

Chọn đáp án: C → Sen – mùa hạ, cúc – mùa thu; diễn đạt được bốn mùa chuyển tiếp trong một năm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thu kết thúc, đông bước sang, đông tàn, xuân lại ngự trị.

Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn có nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người...
Đọc tiếp

Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn có nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. Đó chính là sự cho và nhận trong cuộc đời này.

 

    “Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.

   Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi.

 

Câu 1 (1.0đ)

 Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? Nêu thông điệp rút ra từ đoạn trích.

Câu 2(1.0đ) 

Nêu ý nghĩa của từ “cho” trong đoạn trích trên.

Câu 3 (1.0 điểm): Hãy xác định một trường từ vựng có trong đoạn trích và đặt tên với trường từ vựng đó. 

Câu 4 (2.0 điểm)  Anh/ chị có đồng ý với quan niệm: “ Sống không chỉ là nhận mà còn là biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta nhận lại nhiều nhất”?  Vì sao? (trình bày bằng đoạn văn ngắn)

 

 

 

 

1
14 tháng 2 2022

cứu

 

14 tháng 2 2022

dài quá...