K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2019

*Thực trạng bệnh còi xương ở thanh thiếu niên ở VN là:

-Với nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng và chăm sóc chưa đúng

Trẻ ăn quá nhiều đạm, uống ít sữa, ăn nhiều chất béo và bột đường nhưng lại thiếu chất đạm (Protein), vitamin (A, D, C…) và chất khoáng (canxi, i ốt, kẽm, sắt…) sẽ dẫn đến thiếu chiều cao. Ngoài ra, trẻ còn không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khiến trẻ thiếu vitamin D để hấp thu Canxi.

Rất nhiều bậc phụ huynh đã thấy được tầm quan trọng của Canxi và khoáng chất đối với chiều cao và thể chất, nhưng chế độ bổ sung lại quá thừa hoặc không đúng cách, khiến cho Canxi thay vì cần phải đi vào xương thì lại dư thừa trong ruột gây táo bón, sỏi thận hoặc dư thừa trong máu gây xơ cứng mạch máu, mô mềm, còn trong xương thì vẫn thiếu. Rốt cuộc là chiều cao không đủ còn khiến con mắc thêm bệnh khác làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Muốn Canxi được hấp thu tối đa vào xương và không dư thừa trong ruột và máu, cần bổ sung Canxi lượng vừa đủ, tốt nhất là dùng dạng nano, và phải bổ sung cùng với vitamin D và MK7 giúp hấp thu vận chuyển tối đa canxi từ ruột vào tận xương.

Chế độ dinh dưỡng nếu thiếu chất đạm (Protein) sẽ khiến xương thiếu Chondroitin để phát triển lớp sụn tiếp hợp và thiếu Collagen (chất hữu cơ của xương) để Canxi gắn vào, cũng như giúp xương dẻo dai, bền chắc.

Một số bé gái đến tuổi dậy thì, do sợ béo và giữ eo đã không dám uống sữa, ăn thiếu chất nhất là thiếu chất đạm, chất béo nên đã bỏ lỡ giai đoạn tăng nhanh về chiều cao của mình.

Một số yếu tố khác khiến trẻ thấp còi là do môi trường, mắc các bệnh nhiễm trùng thường xuyên (ốm vặt), do dậy thì sớm, do thời gian mang bầu và thể trạng lúc 1-3 tuổi có ảnh hưởng mạnh đến chiều cao của trẻ.

11 tháng 10 2019

Mình ko chắc đúng đâu bn nhé,đây là ý kiến riêng của mình:

Hiện nay,chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt chỉ đạt 163,7cm (thấp hơn 13,1cm so với chuẩn) và của nữ là 153cm (thấp hơn 10,7cm so với chuẩn). Còn sức bền và sức mạnh của thanh niên nước ta được xếp vào loại kém và rất kém so với chuẩn quốc tế.

Chúc bạn học tốt!!!

8 tháng 10 2021

1.nguyên nhân dẫn đén bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên là :         1. Ảnh hưởng của di truyền 

- Dậy thì sớm

- Thiếu Vitamin D

-Mắc vấn đề về bệnh lý nguy hiểm

- Ảnh hưởng của thuốc chống động kinh và thuốc kháng virus 

- Chế độ dinh dưỡng thiếu hoặc không cân đối

- Không bổ sung Canxi cùng Vitamin D và MK7 (Vitamin K2)

- Chế độ sinh hoạt không khoa học

-Ăn kiêng giữ dáng quá đà

 2.Tuổi thiếu niên là giai đoạn trẻ phát triển về cả chiều cao và cân nặng. Vì thế, cần hết sức chú ý về chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt để mình phát triển khỏe mạnh, phòng tránh bệnh còi xương.

 

13 tháng 1 2017

Đáp án : D.

20 tháng 9 2019

1. Thực trạng thiếu dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam:

Theo kết quả khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2014, tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam trong ba thập kỷ qua đã được cải thiện đáng kể. Theo đó, tính từ năm 1985 đến năm 2014, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đã giảm từ 51,5% xuống còn 14,5 %. Tương tự, tỷ lệ thấp còi cũng giảm từ 59,7% xuống còn 24,9 %.

Tuy nhiên, nếu tính theo tỷ lệ này thì ở Việt Nam, hiện tại cứ 4 trẻ thì vẫn còn 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao thấp so với tuổi). Nguyên nhân có thể là do tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam vẫn còn cao: tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 29,2%, thiếu vitamin A tiền lâm sàng là 14,2%, thiếu kẽm (81,2%), thiếu vit D (53,7% ở nông thôn, 62,1% ở thành phố). Đặc biệt, khẩu phần của trẻ cũng chỉ đáp ứng được 60,3% nhu cầu canxi và 10,6% nhu cầu vitamin D khuyến nghị, trong khi đây là những vi chất quan trọng giúp trẻ tăng trưởng và khỏe mạnh. Tình trạng thiếu hụt vitamin D và khẩu phần canxi thấp đang là những vấn đề ảnh hưởng đến thể chất và sức khỏe của trẻ em Việt nam.

2. Dinh dưỡng canxi và sức khỏe xương:

Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất quan trọng tới tăng trưởng trẻ em. Đặc biệt, trong khẩu phần trẻ em nước ta, các yếu tố dinh dưỡng rất cần thiết đối với quá trình tăng trưởng chiều cao là canxi và vitamin D lại chưa đáp ứng được nhu cầu.

Canxi:

Việc cung cấp đủ nhu cầu canxi hàng ngày theo nhu cầu khuyến nghị đảm bảo cho sự tạo thành khối xương và tăng cường khả năng vận động của cơ thể. Thiếu canxi làm trẻ chậm sự phát triển thể lực, hạn chế sự tăng trưởng chiều cao và là một trong những yếu tố nguy cơ của suy dinh dưỡng thấp còi.

Nguồn cung cấp canxi của cơ thể gồm canxi từ thức ăn (như thực phẩm tự nhiên, thực phẩm được tăng cường canxi) và việc uống canxi bổ sung. Những thực phẩm giàu canxi như sữa, phomát, sữa chua, đậu nành; Các loại rau xanh (rau cải, rau bó xôi…); đậu khô, trái cây (nhất là trái cây có múi như bưởi, cam); Các loại thức ăn nhiều đạm (cá hộp, thịt, sò, ốc).

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng (năm 2012), nhu cầu canxi cho trẻ 1-3 tuổi là 500mg/ngày và cho trẻ 4-6 tuổi là 600mg/ngày. Tuy vậy, nhu cầu canxi cũng có sự thay đổi tùy theo chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Chẳng hạn như, trẻ ăn nhiều thịt và các thực phẩm giàu protein khác thì cũng cần tăng thêm canxi vì lượng canxi đào thải qua nước tiểu cao hơn. Chế độ ăn giàu các yếu tố kiềm đặc biệt là rau, quả có tác dụng bảo vệ khối xương, còn các chế độ ăn mặn (nhiều natri) thì có tác dụng ngược lại.

Sữa chứa nhiều canxi và là nguồn canxi tối ưu cho bé phát triển chiều cao, có một bộ xương vững chắc sau này. Thông thường với những trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi, bữa ăn của trẻ thường khá nghèo canxi (ít sữa). Phần lớn nguồn protein trong khẩu phần đều từ các thực phẩm như thịt, giò, chả, trứng… chưa mang lại tính cân đối và hợp lý cho khẩu phần, khiến việc hấp thu và sử dụng canxi cho cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Bữa ăn của trẻ thường nghèo canxi (ít sữa) nhất là đối với trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi. Vì thế mức đáp ứng nhu cầu canxi của trẻ em nước ta mới chỉ đạt ở mức xung quanh 60.3% và thấp hơn ở trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi (49%).

Mức đáp ứng nhu cầu canxi của khẩu phần trẻ em (%)

Như vậy có thể thấy, đối với trẻ em, sữa và chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp protein và canxi quý giá.

Vitamin D:

Vitamin D (calciferol) có vai trò quan trọng trong chuyển hóa và hấp thu Canxi, phospho để cấu tạo xương. Vitamin D có rất ít trong thức ăn tự nhiên. 80% - 90% nguồn vitamin D của cơ thể là do tổng hợp từ ánh nắng mặt trời, phần còn lại, khoảng 10%-20% được cung cấp từ thức ăn. Chính vì vậy, để cung cấp đủ nhu cầu vitamin D, cần chú ý tăng cường vitamin D vào thực phẩm, tắm nắng, hoặc thậm chí phải bổ sung vitamin D cho trẻ.

Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy vitamin D ảnh hưởmg đến hàng loạt bệnh. Thiếu hụt vitamin D không chỉ làm trẻ dễ bị kích thích gây khó ngủ, mồ hôi trộm hoặc rụng tóc thậm chí dẫn đến còi xương và di chứng của còi xương như biến dạng xương mà các bù đắp sau này không thể hồi phục được.

Vậy nên, chế độ ăn cần có đủ vitamin D, thông thường là các loại sữa có tăng cường vitamin D, thậm chí phải bổ sung vitamin D. Ở Việt Nam, Viện Dinh dưỡng đưa ra khuyến nghị về vitamin D là 5mcg/ngày (tương đương với 200 đơn vị quốc tế vitamin D) đối với trẻ em từ sơ sinh đến người trưởng thành <50 tuổi. Trong tự nhiên, rất ít thực phẩm có lượng đáng kể vitamin D (gồm một số dầu gan cá, nhất là ở các loại cá béo, gan và chất béo của động vật có vú ở biển (hải cẩu và gấu vùng cực), trứng gà được nuôi có bổ sung vitamin D, dầu tăng cường vitamin D.

1. Các lời khuyên về dinh dưỡng để hỗ trợ tăng trưởng chiều cao như sau:

+ Sử dụng thực phẩm giàu Canxi phù hợp với lứa tuổi (sữa và các chế phẩm từ sữa, cá nhỏ…), sử dụng sản phẩm tăng cường canxi, bổ sung canxi ở các giai đoạn đặc biệt trong chu kỳ vòng đời.

+ Lượng protein trong khẩu phần nên vừa phải, nếu ăn nhiều protein phải đảm bảo đủ canxi vì chế độ ăn nhiều protein làm tăng bài xuất canxi theo nước tiểu.

+ Ăn nhiều rau và trái cây.

+ Hạn chế nước có gas.

+ Kết hợp các hoạt động thể chất phù hợp và có thời gian hoạt động ngoài trời hợp lý giúp trẻ phát triển tối đa chiều cao, tăng cường sức khỏe.
Thực trạng dinh dưỡng canxi và vitamin D ở Việt Nam đòi hỏi sự quan tâm thỏa đáng trong việc hoạch định các định hướng và giải pháp can thiệp cho cộng đồng nhằm phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, bệnh loãng xương và nhiều bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng, từng bước cải thiện tầm vóc người Việt. Các hiểu biết về dinh dưỡng canxi và vitamin D là rất cần thiết để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng biết cách thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý nhằm tối ưu mật độ xương, bảo vệ sức khỏe xương và từng bước cải thiện tầm vóc người Việt.

Hết , >_< ( mong bạn thu gọn lại, đừngtrách mình sao ghi nhiều thế nhé ) <3

21 tháng 9 2019

nhiều quá

nhưng thank you very much

15 tháng 11 2021

Tham khảo

- Để hệ cơ phát triển cân đối, xương chắc khoẻ cần:

   + Có một chế độ dinh dưỡng hợp Ư (sẽ học ở chương Trao đổi chất và nâng lượng)

   + Tắm nắng (Sẽ nghiên cứu ở chương: Da) để cơ thể chuyển hoá tiền vitamin D thành vitamin D. Nhờ có vitamin D cơ thể mới chuyên hoá được canxi để tạo xương.

+ Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức. 

 

15 tháng 11 2021

hợp Ư???

8 tháng 10 2021
* Nguyên nhân gây loãng xương ở người cao tuổi

Tuổi cao dẫn đến lão hóa các cơ quan, làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi. Thêm vào đó là chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và hợp lý, thiếu các dưỡng chất cần cho  xương nên nguy cơ loãng xương càng cao ở người cao tuổi.

* Ngyên nhân còi xương ở trẻ em :

 - Chủ yếu là do thiếu vitamin D làm cho cơ thể không hấp thu đủ lượng can xi ở ruột và làm giảm can xi trong máu. Vì vậy, cơ thể buộc phải huy động can xi từ xương vào máu, làm cho xương thiếu can xi gây nên còi xương, loãng xương

26 tháng 11 2023

Vì sao bệnh còi xương thường xuất hiện ở trẻ em?

- Bệnh còi xương thường xuất hiện ở trẻ em vì do trẻ em thiếu vitamin D.

*Dấu hiệu của bệnh còi xương:

- Đổ mồ hôi nhiều.

- Co giật, buồn nôn, giật mình.

- Suy dinh dưỡng, chán ăn.

- Cơ thể xanh xao. 

26 tháng 11 2023

thank

 

2 tháng 11 2021
Nhu cầu canxi hàng ngày. ...Chế độ ăn phòng ngừa sớm bệnh loãng xương. ...Cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D. ...Bổ sung canxi đúng cách từ những viên uống bổ sung canxi. ...Chế độ sinh hoạt phòng ngừa sớm bệnh loãng xương.