K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2022

Tham khảo:

câu 1: 

Lí do thứ nhất: Thúy Vân còn trẻ.

+ Tình máu mủ" tình cảm chị em ruột thịt.

+ Lời nước non " lời nguyện ước trong tình yêu.

Lí do thứ hai: Viện đến tình cảm chị em ruột thịt, Kiều mong Vân thay mình trả nghĩa với chàng Kim.

+ Thành ngữ “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” " chỉ cái chết.

Lí do thứ ba: Được vậy thì Kiều có chết cũng được mãn nguyện, thơm lây vì em đã giúp mình sống trọn nghĩa với chàng Kim.

câu 2:

    Khi trao duyên cho Vân. Kiều đã nhắc đến những kỉ niệm của tình yêu: hai người tặng quạt cho tặng để hẹn ước trăm năm Khi ngày quạt ước; uống chén rượu để thề nguyền chung thủy khi đêm chén thề; kỉ vật của tình yêu Chiếc vành với bức tờ mây; đêm thề nguyền với mảnh hương nguyền, và cảnh nàng đàn cho Kim Trọng nghe phím đàn, so tơ phím này.

      Kiều nhắc tới những kỉ niệm của tình yêu với chàng Kim trước Thúy Vân ta cảm nhận thấy như nàng đang sống lại với tình yêu của nàng và Kim Trọng. Những kỉ vật của tình yêu, những ngày sống ngọt ngào trong mối tình tuyệt đẹp không thể nào mờ phai trong lòng nàng, tái lại, nó là những hồi ức khắc sâu, in đậm trong tâm trí nàng. Tình yêu trong Kiều có sức sống thật mãnh liệt. Kiều là người hết sức sâu sắc trong tình yêu. Trao duyên cho em nhưng nàng không thể nào trao được tình yêu chàng Kim của nàng cho Vân. Tay trao mà lòng cố giữ. Tình yêu trong nàng càng mãnh liệt bao nhiêu, càng sâu sắc bao nhiêu thì bi kịch càng cao bấy nhiêu. Kiều đã bước đến tột cùng của sự đau đớn.

Câu 3: 

han đề bài thơ là Trao Duyên nhưng tại sao mở đầu bài thơ lại khó hiểu như vậy. “Cậy em, em có chịu lời”, đây giống như một lời nhờ cậy, một lời gửi duyên phận của mình cho người khác, nhờ họ thay mình tiếp tục một mỗi duyên dang dở. Nguyễn Du đã sử dụng từ “cậy” để cho chúng ta thấy rằng, Thúy Kiều đã nhờ bằng tất cả niềm hi vọng và tin tưởng, đồng thời dùng tự “chịu” để thể hiện cho việc phải đồng ý, phải bắt buộc nhận lời, không thể từ chối.Qua đó có thể thấy được tình yêu sâu sắc, chân thành của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng. Và càng thấy cái nghĩa cái tình của của Thúy Kiều và Kim Trọng nó lớn biết nhường nào. Em ơi, ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Câu thơ như xé tâm can người con gái. Vừa cảm thấy có lỗi với người em gái, vừa cảm thấy xót xa cho số phận của mình. Kiều đã dùng lễ nghi lạy trước thưa sau, thay đổi ngôi của hai người để ràng buộc Thúy Vân. Để cái tình của mình trao lại cho em.

      Sau đó, Thúy Kiều bắt đầu giải bày lí do cho những hành động trước đó. “ Giữa đường đứt gánh tương tư/ Keo loan chấp nối tơ thừa mặc em”. Câu thơ là sự giải bày cho em biết là cuộc tình của chị bây giờ đành dang dở “đứt gánh tương tư”. Cuộc tình của Kiều vừa mới chớm nở nhưng không thể đơm hoa kết trái bởi sóng gió đang ập đến. Kiều đau khổ, sót xa nhưng không thể làm khác được, đành trao lại mối duyên này cho em. Nàng đã mượn điển tích “keo loan” để nói lên ý định muốn Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Nàng cảm thấy có lỗi, cảm thấy ray rứt vô cùng đối với em, vì cảm thấy như mình ép duyên, buộc em phải nhận, nhưng vẫn giao phó “ tơ thừa” để “mặc” Thúy Vân quyết định.

 

      Mặc dù đã trao duyên cho em, nhưng dường như mối tơ duyên vẫn đè nặng trong lòng Thúy Kiều. Những kỉ niệm ngọt ngào như ùa về trong lòng, nàng đành bày tỏ tâm sự cùng em.

“Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.”

      Câu thơ đã liệt kê ra những kỉ niệm của Thúy Kiều và Kim Trọng, kỉ niệm cùng quạt ước, cùng nâng chén rượu thề nguyện, chúng ta dễ dàng nhìn thấy một cảnh tượng vô cùng sống động đang diễn ra của đôi uyên ương. Đẹp biết mấy. Từ “khi” được lập lại ba lần gợi cho ta cảm nhận một tình cảm sâu nặng, nhưng xót xa và dày xé tâm can nàng cũng như người đọc. Nguyên nhân tại đâu mà dẫn đến cơ sự này.

“Sự đâu song gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.”

      Quá khứ tươi đẹp là thế, nhưng hiện tại của nàng, từ khi chàng Kim về chịu tang, bao sóng gió ập đến, đứng giữa chữ hiếu và tình nàng phải làm sao đây. Hoàn cảnh trái ngang, cha và em mắc oan bị bắt, nàng phải bán thân mình mới cứu được họ, nhưng người nàng yêu, một lòng vì nàng, lời thề nguyện mới hôm nào chưa kịp nguội. Cả một con tim đang chảy máu, đau đớn, day dứt, quằn quại. Nhìn cảnh cha và em bị tra tấn, đòn roi, là một người con có hiếu, nàng đành hi sinh tình yêu để làm trọn phận con, để báo đáp công ơn. Nàng nói cho em hiểu nổi đau của mình, mong em hiểu và chấp nhận lời yêu cầu ngang trái đó. Nàng sợ em mình không đồng ý, đã cố gắng dùng mọi lí lẻ để thuyết phục em.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

      Nàng dùng tình máu mủ, nàng dùng đến cái chết để thuyết phục. Nguyễn Du đã dùng các thành ngữ để giúp nàng Kiều thể hiện sự quyết tâm thuyết phục em chấp nhận yêu cầu. Tình nghĩa của chàng Kim rất quan trọng, dù nàng có phải thịt nát xương mòn thì nàng cũng chấp nhận, chỉ mong sao Vân giúp nàng nối duyên với Kim Trọng. Dù xuống suối vàng nàng vẫn ngậm cười, vẫn cảm thấy hạnh phúc, mãn nguyện. Chính cách viện dẫn đến tình máu mủ và cái chết ấy đã khiến Vân không thể chối từ. Có thể nói đây là cách duy nhất để vẹn lý, vẹn tình.Đây cũng có thể là một lời trăn trối của nàng, mà ắt hẳn cả chúng ta cũng không thể nào nhẫn tâm từ chối yêu cầu ngạt lý đó. Nghe những lời xót xa đó, hẳn sẽ khiến nàng Vân càng thêm yêu quý chị mình.

      Thể thơ lục bát đã giúp cho Nguyễn Du dễ dàng khắc họa tâm trạng dằn vặt, sự đớn đau khi phải hi sinh chữ tình để vẹn tròn chữ hiếu của Thúy Kiều. Nàng đã được ông tô vẽ lên thật đẹp đẽ trong lòng người đọc. Một cô gái quá mong manh nhưng rất mạnh mẽ.

 

      Trao duyên đã cho chúng ta thấy được một cảnh đời đầy bi kịch, một số phận nghiệt ngã đến xé lòng của nàng Kiều. Nhờ sự trải nghiệm và cái nhìn sâu sắc cùng khả năng sử dụng từ điêu luyện của Nguyễn Du đã khiến cho nội tâm của nhân vật như được khắc họa rõ nét nhất, từ nổi đau đến tâm hồn của Kiều như đang trải dài qua từng câu chữ. Khiến người đọc mãi không thể thôi xót thương.

Câu 4: 

- Sử dụng từ ngữ tinh tế, tài tình

- Sử dụng thành ngữ dân gian, hình ảnh ẩn dụ

- Thủ pháp nghệ thuật liệt kê, ẩn dụ

- Giọng thơ nhẹ nhàng, da diết, giàu cảm xúc.

25 tháng 1 2019

- Hình ảnh “đầu xanh” và “má hồng: chỉ những người trẻ tuổi, phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Cách nói chỉ Thúy Kiều

- Áo nâu: chỉ người dân lao động nông thôn. Áo xanh chỉ người công nhân ở thành thị

b, Để hiểu được đúng đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng, muốn hiểu cần dựa vào mối quan hệ tương cận giữa hai sự vật, hiện tượng:

- Quan hệ giữa bộ phận với tổng thể ( đầu xanh, má hồng- cơ thể)

- Quan hệ giữa bên ngoài với bên trong (áo nâu, áo xanh – người mặc áo)

27 tháng 4 2017

Những tình tiết liên quan đến Trần Thủ Độ

- Có người mách vua về sự chuyên quyền của Trần Thủ Độ: ông không biện bạch cho bản thân, không thù oán, trách phạt mà thưởng cho người dám vạch lỗi của mình

→ Người công minh, độ lượng, có bản lĩnh

- Vợ ông khóc, mách việc tên quân hiệu không cho đi qua thềm cấm, ông cho người điều tra rồi khen thưởng tên quân hiệu giữ đúng phép nước

→ Ông là người chí công vô tư, trọng luật pháp

- Có người chạy chọt nhờ vợ ông xin cho chức Câu Đương, ông bảo hắn chặt một ngón chân để phân biệt

→ Người chủ động giữ gìn sự công bằng phép nước, bài trừ nạn mua quan bán chức

- Vua muốn phong chức cho anh Trần Thủ Độ, ông không đồng ý, thẳng thắn trình bày quan điểm nên lựa người giỏi nhất, không nên hậu đãi cả hai làm rối việc triều chính

→ Tình tiết góp phần làm nổi bật bản lĩnh, nhân cách của Trần Thủ Độ: cương nghị, độ lượng, liêm khiết, đặt lợi ích dân tộc, quốc gia trên lợi ích cá nhân, gia đình

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

Trong phần 4, tác giả đã gợi ra cho Vương Thông những lựa chọn:

- Chấp nhận đầu hàng, nộp đầu tướng giặc Phương Chính, Mã Kỳ thì sẽ tránh được thương vong

- Không đầu hàng sẽ tiếp tục giao chiến chứ không được trốn tránh, hèn nhát,

⇒ Cách ứng xử của Nguyễn Trãi, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn thể hiện lập trường “chí nhân”, “đại nghĩa” lòng yêu chuộng hòa bình cao cả.

22 tháng 4 2018

Ngữ liệu 1 và 2, cách sắp xếp từ ngữ có đặc điểm là sự phân chia thành các vế câu đều đặn, có sự đối ứng chỉnh

Sự phân chia hai vế câu vừa cân đối, vừa có sự gắn kết với nhau, hoặc từ loại, về ý nghĩa khiến cho câu văn hài hòa với nhau

b, Ở trong ngữ liệu 3, câu 2, 4 đều tồn tại phép đối. Phương thức đối từ loại:

Khuôn trăng/ nét ngài; đầy đặn/ nở nang…

- Ở ngữ liệu 4, phép đối được xây dựng theo kiểu đối ý, đối thanh

c, Phép đối trong “Hịch tướng sĩ”:

“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

Trong Bình Ngô đại cáo:

    + Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế/ Gây binh kết oán, trải hai mươi năm

    + Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phơi

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

- Truyện Kiều

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

Giật mình, mình lại thương mình xót xa

Râu hùm, hàm én, mày ngài

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

d, Phép đối là cách sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng nhau, tạo nên hiệu quả giống nhau trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa, diễn đạt nội dung nào đó.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 4.

- Đánh dấu những lựa chọn tác giả đưa ra dành cho Vương Thông.

Lời giải chi tiết:

Trong phần 4, tác giả đã gợi ra cho Vương Thông những lựa chọn:

- Ra hàng, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp và được quân dân Đại Việt cho về nước đường hoàng, giữ lễ.

- Nếu không nghe theo giải pháp mà tác giả đưa ra, thì nghĩa quân Lam Sơn sẽ quyết một trận được thua, mà trận chiến ấy phần thua chắc chắn dành cho quân Minh.

→ Cách ứng xử của Nguyễn Trãi, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn khá trượng phu, vẫn tạo cơ hội cho Vương Thông nếu họ biết điều.

7 tháng 5 2023

Trong phần 4, tác giả đã gợi ra cho Vương Thông những lựa chọn:

- Ra hàng, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp và được quân dân Đại Việt cho về nước đường hoàng, giữ lễ.

- Nếu không nghe theo giải pháp mà tác giả đưa ra, thì nghĩa quân Lam Sơn sẽ quyết một trận được thua, mà trận chiến ấy phần thua chắc chắn dành cho quân Minh.

4 tháng 5 2017

Suốt quá trình trao duyên, Kiều luôn nghĩ đến cái chết. Khi thuyết phục em nhận lời trao duyên. Kiều đã lấy cái chết làm lời ủy thác ("Chị dù thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây"). Trao kỉ vật cho Thúy Vân xong, Kiều lại nghĩ đến cái chết. Cả một đoạn thơ dài hiện lên mảnh hồn oan sau khi chết của Thúy Kiều như một nỗi ám ảnh: "Trông ra ngọn cỏ lá cây/ Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”, “hồn", "dạ đài cách mặt khuất lời", "Người thác oan"... Thúy Kiều liên tưởng mảnh hồn oan của mình với hồn ma Đạm Tiên và dự cảm cái chết của mình cũng đầy oan nghiệt. Tiếng nói của Thúy Kiều là tiếng nói thương thân, xót phận của một người con gái tha thiết với tình yêu và không đươc sống trong tình yêu, nguyện thủy chung với mối tình đầu mà đành chấp nhận "đứt gánh tương tư", "trâm gãy gương tan". Kiều nghĩ đến cái chết và cảm thấy đây là cái chết đầy oan nghiệt.

Nếu liên tưởng rộng đến những sáng tác khác của Nguyễn Du như: Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn), Phản chiêu hồn, Độc Tiểu Thanh kí... ta sẽ nhận thấy một mô-tip nghệ thuật, gọi hồn, tri âm cùng người đã khuất. Sở ***** có điều này là vì nhà thơ chịu ảnh hưởng của thuyết "luân hồi" trong đạo Phật. Nhưng sâu sắc hơn là nhà thơ luôn quan tâm đến nỗi "kì oan" (nỗi oan kì lạ) của con người. Con người chết đi mà không được siêu thoát, những mảnh hồn oan còn vật vờ cõi nhân gian. Bằng cách này, nhà nhân đạo chủ nghĩa Nguyễn Du đã vượt qua biên giới của sự sinh hóa, trụ diệt để xót đau cho những kiếp đời bất hạnh, oan ức. Đây là một phương diện độc đáo trong tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du.

5 tháng 5 2017

Tình yêu tan vỡ, đớn đau và tuyệt vọng, Kiều nghĩ nghiều đến cái chết. Trong những lời Kiều nói với Thúy Vân, có nhiều từ ngữ phản ánh ý nghĩa này:

"Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về"

Nói đến câu này, Kiều nhớ đến cảnh Đạm Tiên đã từng hiện về qua làn gió "ào ào đổ lộc rung cây" khi Kiều thắp hương và làm thơ bên mộ nàng trong ngày tết thanh minh, các từ như "hồn", "dạ đài", "người thác oan", ... đều có ý nghĩa nói về cái chết. Với Kiều, lúc này, cuộc đời trở nên trống trải và vô nghĩa. Không còn tình yêu nữa, nàng chỉ nghĩ đến cái chết và luôn tưởng tượng, nó sẽ là cái chết đầy oan nghiệt. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó trong cùng một đoạn thơ cho thấy sự băn khoăn, day dứt của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người. Nó là tiếng nói thương thân xót phận cho người con gái tha thiết yêu thương nhưng số kiếp lại vô cùng nghiệt ngã, đã cướp đi tất cả những ước mơ tốt đẹp của nàng.

a) Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: – Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. – Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. b) Hãy nhận xét về các từ ngữ...
Đọc tiếp
a) Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: – Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. – Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. b) Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở đoạn sau đây:    Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt con đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù; bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá. Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù. (Nam Cao, Chí Phèo) (Chú ý dùng các từ xưng hô, từ ngữ đưa đẩy, thành ngữ, tục ngữ, cách nói ấp úng,… của Chí Phèo). Những từ ngữ và cách nói như trên có thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị được không? Vì sao?
1
14 tháng 9 2019

- Từ “hoàng hôn” dùng trong biên bản vụ tai nạn giao thông không phù hợp, từ này thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Cụm từ “hết sức là” thường được dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Đây là văn bản nghị luận, dùng cụm từ này không phù hợp phong cách. Cần thay thế bằng từ “rất”, “vô cùng”

b, Trong lời thoại của Chí Phèo có nhiều từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Các từ ngữ “bẩm”, “cụ”, “con”

- Các thành ngữ: “trời tru đất diệt”, “thước đất cắm dùi”

- Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ: “sinh ra”, “có dám nói gian”, “quả”, về làng về nước”, “chả làm gì nên ăn”

- Những từ ngữ và cách nói trên không thể sử dụng trong lá đơn đề nghị:

    + Đơn từ thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính, câu văn trang trọng