K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 7 2018

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”

“Tre xanh, xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”

Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.

Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”

Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.

Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.

Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước_tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên ường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.

26 tháng 12 2018

Việt Nam rừng vàng biển bạc, tài nguyên nước ta vô cùng phong phú, khắp nơi đều có muôn vàn những loại cây thảo mộc, cây xanh đa dạng khác nhau. Chính vì thế nước Việt Nam “xanh muôn ngàn cây lá khác nhau” Từ núi cao cực Bắc tới sông nước Cà Mau, mỗi vùng sinh thái đều tươi xanh những loài thảo mộc, hoa trái đặc trưng. Nhưng thân thương xiết bao, khi đâu đâu cũng bốn mùa xanh những lũy tre tươi tốt. Tre làm bạn với làng, bản, xóm, thôn, từ ngàn xưa, bóng tre xanh âu yếm đã phủ đầy nếp sống thanh cao, cần mẫn của người dân Việt ta. Cây tre cao, thẳng thắn như vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết của tâm hồn người dân Việt Nam. Có lẽ, cây tre xanh xanh đã trở thành người ban thân thiết của nông dân và nhân dân Việt Nam, sống bền bỉ, dai dẳng và âm thầm làm êm dịu cho vẻ đẹp tâm hồn người dân đất Việt.

Tre là loại cây thân gỗ, cao vút, thân nhỏ khoảng bằng cánh tay người trưởng thành. Xung quanh thân cây có những chiếc gai nhọn, sắc. Tre thường mọc cành và lá ở phần ngọn, lá tre xanh xanh, thon thon như chiếc thuyền nan. Trên lá có những đường gân song song trông rất duyên dáng. Tre già măng mọc, cứ như thế tre luôn sinh sôi phát triển. Tre "mộc mạc", "nhũn nhặn" mà nhẫn nại không chê đất cằn, sá gì sương gió. Tre "ngay thẳng, thủy chung, can đảm", giàu lòng vị tha, bao dung, đùm bọc. Tre "thanh cao, giản dị, chí khí như người". "Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm". Chính vì thế mà dù đất nước có phát triển, ngày càng tiến bộ hiện đại thì bóng tre xanh vẫn sống trong lòng người Việt Nam ta không bao giờ mất đi.

Tre ăn ở với người kiếp kiếp. Từ khi còn ấu thơ chúng ta vẫn nằm trong chiếc nôi tre, võng tre ầu ơ trong tiếng ru của bà của mẹ lớn lên từng ngày đó thôi. Đến khi đã gần đất xa trời, về với tổ tiên thì cây tra lại là linh hồn gắn với chiếc xe đưa tiễn ta trên đoạn đường cuối cùng. Tre xanh xưa kia còn là cánh tay đắc lực giúp người nông dân làm các công cụ bằng tre, các đồ vật như làn, rổ, rá bằng nứa rất dẻo dai và bền bỉ. Tre xanh đi vào những câu ca dao, những câu thơ rất điệu rất duyên đằm sâu vào tâm hồn người Việt Nam ta:

“Lạt mềm gói bánh chưng xanh
Cho tre lấy trúc cho anh lấy nàng”.

Như thế tre đã sống với tất cả tấm lòng và tâm hồn thanh ao, chân thật cùng người dân ta, cả khi chiến tranh, gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh giữ đồng lúa chín. Đến khi hòa bình, tre được dùng để làm các đồ nội thất trong gia đình. Tre là loại cây mộc mạc, đơn sơ, không phải vẻ sang trọng, khí phách quân tử như những cây tùng, cây bách cũng không cuốn hút, hấp dẫn lòng người bởi hương thơm, nhưng tất cả những gì cây tre mang lại là nguồn dưỡng tảo tần đã gắn bó với người dân ta đời đời kiếp kiếp. Chính vì thế, với cây tre xanh, không chỉ đơn thuần là loại cây vô tri vô giác nữa mà đó là cây linh hồn của người dân Việt Nam. Dưới bóng tre xanh, tâm hồn ta được tỏa bóng mát, được êm dịu và lắng nghe những khúc nhạc du dương của đồng quê, của tiếng diều sáo vi vu, đó chính là những sợi nhớ, sợi thương của quê hương mà cây tre xanh xanh đã giăng mắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

Cây tre là biểu tượng cho phẩm chất đặc sắc nhất của con người Việt Nam ta: đoàn kết, thủy chung, thanh cao, bất khuất. Là đức tính kiên cường ẩn tàng trong khả năng thích ứng dẻo bền vô hạn trước mọi tai họa thiên nhiên cũng như mọi biến thiên, bão táp và bi kịch lịch sử, cả do đến từ mọi phía lẫn do nội sinh, để trường tồn và phát triển. Cùng với dân tộc ta, cùng với lịch sử phát triển của dân tộc, cây tre xanh âm thầm bền bỉ nuôi dưỡng những tinh hoa của đất Việt, hun đúc nên những phẩm chất được bạn bè năm chau mến mộ. Cây tre xanh là những gì thiêng liêng và cao quý vô ngần của tâm hồn người Việt Nam xưa và nay chưa bao giờ mất đi, chưa bao giờ tiêu biến, làm nên những nét rất riêng cho văn hóa, linh hồn quê hương.

Tuổi thơ ta với tiếng diều sáo vi vu, với tiếng võng kéo cà kẽo kẹt cũng đi lên từ tre xanh xanh ngát. Tre xanh là vẻ đẹp tâm hồn, là nét đẹp truyền thống rất Việt Nam rất truyền thống rất nền nã của nhân dân ta. Có lẽ sau này, dù công nghiệp hóa hiện đại hóa có phát triển mạnh mẽ như vũ bão chăng nữa thì cây tre xanh vẫn mãi mãi là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam.

Thuyết minh về cây tre Việt Nam mẫu 5

"Tre kiên cường, tre bất khuất...tre anh hùng lao động...”. Từ bao đời nay tre gắn bó mật thiết với hình ảnh của làng quê Việt Nam hàng ngàn năm nay, là biểu tượng luôn in sâu trong tâm trí của người Việt ta.

Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rễ ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m, ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình một hình ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẵn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.

Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phải ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng - Hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến. Những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập-Tự do cho Tổ Quốc. “Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”

Cây tre đã từng là nguồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích, đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre: “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của Nguyễn Duy,… Tre góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến. Nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như: đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt Nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.

Tre ngày nay còn là nguyên liệu làm ra các sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách nước ngoài ưa thích: những mặt hàng dùng để trang trí những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.

Bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước, tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam.

Bắt gặp hình ảnh những khóm tre trong cuộc sống hiện đại ngày nay, quả thực, chẳng dễ dàng. Nhưng luôn in đậm trong tâm trí của mỗi người con đất Việt sẽ luôn là những khóm tre xanh tươi tốt, luôn hướng lên trời cao, hướng về một tương lai tươi sáng.

7 tháng 3 2016

Đất nước Việt Nam ta được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều loại trái cây thơm ngon. Mỗi loài mang một hương vị khác nhau, một hình dáng khác nhau. Và có lẽ về sự dẻo thơm thì chuối là loại quả thơm ngon nhất trong số tất cá các loại hoa quả. Ngoài ra, cây chuối còn rất nhiều tác dụng trong đời sống Việt Nam.

Chuối được trồng rất nhiều ở nông thôn và rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ rất nhanh tươi tốt; còn ở rừng, bên những khe suôi hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn, vô tận. Chuối phát triển rất nhanh. Chuối có gốc tròn như đầu người, lớn dần theo thời gian, có rễ chùm nằm dưới mặt đất. Thân chuối thuôn, thẳng, có màu xanh rì là do từng lớp lá mọc đè lên nhau thành từng lớp, từng lớp, bao trùm cái ruột rỗng bên trong. Lá chuối mọc thành từng tàu, to bản. Mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối. Có buồng chuối trăm quả và nhiều hơn thế. Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cầy uốn trĩu xuống tận gốccây. Chuối chặt theo nải. Quả chuối có nhiều hình dạng tuỳ thuộc vào từng loại khác nhau. Ví dụ: chuối ta có dáng thuôn dài, vỏ xanh; còn chuối tiêu quả căng tròn, vỏ mỏng, thịt dày, vỏ vàng. Ngoài ra còn có chuối hương, chuối ngự. chuối sứ, chuối mường...

Trong đời sống vật chất của con người Việt Nam thì chuối là một loài cây hữu dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả. Thân chuối rồng nên người xưa hay dùng thay phao, ngoài ra còn làm thức ăn cho gia súc. Lá chuối tươi rửa sạch dùng để gói xôi, bánh giầy, bánh cốm, bánh chưng... và một trò chơi dân gian mà trẻ con hay chơi là cưỡi ngựa. Lá chuối khô cũng dùng để gói bánh gai hay cuộn chặt thay nút chai khá tốt. Bắp chuối thì chẻ ngọn nhỏ làm nộm, tương tự với nõn chuối làm rau sống hay ăn kèm với bún ốc, bún riêu. Trái chuối xanh hay được nấu cùng các thức ăn có vị tanh như ốc, lươn,... vừa khử tanh lại vừa làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Trái chuối chín là một thức quả được nhiều người ưa chuộng.

Cây chuối cho ta thật nhiều công dụng, không chỉ trong đời sống vật chất mà còn ởđời sống tinh thần: cây chuối là biểu tượng cho làng quê Việt Nam. Nải chuối chín không thể thiếu trong các mâm cúng trời, đất, tổ tiên. Cây chuối gắn liền với cuộc sông nông thôn, với đất nước, dân tộc ta.

Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người

 

31 tháng 8 2018

Mở bài

  • Việt nam là một trong những nước quanh năm bốn mùa cây trái tốt tươi.
  • Trái cây ở Việt Nam thật phong phú và đa dạng. Mỗi loại trái cây lại có những đặc điểm riêng và có hương vị riêng.
  • Chuối là một trong những loại trái cây có nhiều ở nước ta. Nó có tác dụng thiết thực đến đời sống của con người.

Thân bài

Xuất xứ, nguồn gốc:

  • Chưa ai khẳng định được chuối có từ bao giờ và ở đâu.
  • Có ý kiến cho rằng, chuối có thể đã có từ 8000 năm trước công nguyên.
  • Có ý kiến lại cho rằng, ở thế kỉ thứ IX, Chuối đã được nhắc đến nhiều lần trong các văn kiện của Hồi giáo.
  • Có ý kiến lại cho rằng, Chuối có từ thời Trung cổ, Chuối ở Tây Ban Nha được coi là chuối ngon nhất thế giới Ả Rập.
  • Có ý kiến lại cho rằng, Chuối có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Đông Nam Á và ức.

Tóm lại: Chuối có từ rất lâu và có mặt ở hơn một trăm nước trên thế giới, tập trung nhiều ở vùng nhiệt đới như Đông Nam Á.

Giới thiệu về đặc điểm của cây chuối:

  • Chuối thường mọc thành bụi (bụi chuối) và được trồng bằng cách tách rời cây non để trồng. Từ cây non sẽ phát triển thành bụi mới.
  • Chuối có thể cao từ 2 – 8 mét.
  • Chuối có các bộ phận:

+ Củ chuối: Là phần nằm dưới đất, có rễ chùm. Củ chuối có hình nửa vòng tròn. Phía dưới tiếp giáp đất có hình nửa vòng tròn, phía trên củ chuối tiếp giáp với thân.

+ Thân chuối (còn gọi là thân giả) bởi thân chuối được tạo nên bởi các bẹ của tàu chuối. Các bẹ này xếp từng lớp bọc lấy nhau tạo thành thân chuối. Thân chuối trơn, bóng có màu xanh hơi vàng.

+ Tàu lá chuối: Trừ phần bẹ thì tàu lá chuối có thể dài tới 2 mét, to, có dọc dài suôi từ bẹ lên đến đầu tầu lá.

+ Hoa chuối: Hoa chuối thường lưỡng tính. Hoa cái ra phía trên hoa đực. Hoa cái tạo ra những quả chuối phát triển được còn hoa đực thì không sinh sản, còn được gọi là bắp chuối.

+ Buồng chuối: Là toàn bộ phần hoa cái kết thành quả và ngày càng phát triển. Mỗi buồng chuối có từ 3 đến 20 nải. Mỗi nải có thể có 8 quả trở lên. Khi non quả có màu xanh non. Khi già, quả có màu xanh đậm và khi chín quả có màu vàng.

Tác dụng của chuối

  • Chuối là loại trái cây ăn vừa mát vừa bổ.
  • Chuối là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước vùng nhiệt đới.
  • Chuối có thể nấu với ốc, với lươn ăn rất ngon.
  • Chuối hột còn được dùng làm vị thuốc.
  • Chuối được bày lên bàn thờ để cúng tổ tiên.
  • Chuối được dùng để nấu chè, chiên lên rất thơm ngon…

1. Kết bài

  • Ở Việt Nam, chuối được trồng rất nhiều. Nó không chỉ phục vụ yêu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu.
  • Chuối không chỉ có giá trị vật chất mà còn có giá trị về mặt tinh thần.
  • Chuối còn là đề tài sáng tác cho các họa sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ,…
10 tháng 4 2016

-Học xong văn bản, em cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre-một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam.

Trong cuộc sống hôm nay, em thấy ý nghĩa của cây tre còn lại rất ít với cuộc sống con người vì: 

+Do kinh tế phát triển nên người dân không còn làm nhà bằng tre, nứa như trước kia.

+Người dân chặt đi để lấy đất sinh hoạt

30 tháng 3 2016

TỤC NGỮ : 
- Tre già khó uốn. 
- Tre già là bà lim. 
- Có tre mới cho vay hom tranh. 
- Tre già măng mọc. 
- Tre non dễ uốn. 
- Tre già nhiều người chuộng, người già ai chuộng làm chi. 
- Tre lướt cò đỗ. 
CA DAO : 
- Đóng tre căng bạc giữa đồng 
Các anh pháo thủ xoay nòng súng lên 
Súng anh canh cả trời đêm 
Để cho trăng đẹp toả lên xóm làng. 
- Chặt tre cài bẫy vót chông 
Tre bao nhiêu lá thương chồng bấy nhiêu. 
- Em về cắt rạ đánh tranh 
Chặt tre chẻ lạt cho anh lợp nhà 
Sớm khuya hoà thuận đôi ta 
Hơn ai gác tía lầu hoa một mình. 
- Một cành tre, năm bảy cành tre 
Đẹp duyên thì lấy chớ nghe họ hàng. 
- Làng tôi có luỹ tre xanh 
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng. 
Bên bờ vải, nhãn, hai hàng 
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng. 
- Trăng lên tắm luỹ tre làng 
Trăng nhòm qua cửa, trăng tràn vô nôi 
Trăng thơm bên má em tôi 
Xanh hàng mi nhỏ, bé cười xinh xinh. 
Ru em, em ngủ cho lành 
Cho chị ra điểm tập tành kẻo khuya 
Ngủ ngon, ngoan nhé, em nghe ! 
Dù cho địch đến đồng quê quê mình. 
Đừng hòng phá luỹ tre xanh 
Cướp con chim nhỏ trên cành của em 
Súng trường tay chị ngày đêm 
Bắn cho chúng nó một phen tơi bời

30 tháng 3 2018

sao bạn biết hay vậy???

bạn giỏi quá!!!

cảm ơn bạn mk cx đang cần câu này.

25 tháng 4 2016

1/- Văn bản THUYẾT MINH : Là loại văn bản trình bày nhữn g thuộ tính , cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, lợi ích hoặc tác hại ,... của sự vật hiện tượng để giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng với chúng 
2/- Văn bản TỰ SỰ : Là loại văn bản tái hiện sự việc và miêu tả nhân vật trong các mối quan hệ nào đó nhằm gửi gắm những tư tưởng tình cảm, thái độ, sự suy nghĩ, đánh giá của mình về cuộc đời 
3/- Văn bản MIÊU TẢ : Là loại văn bản tái hiện tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng nhằm giúp cho con người cảm nhận và hiểu được chúng 
4/- Văn bản NGHỊ LUẬN : Là loại văn bản thể hiện suy nghĩ, tư tưởng, quan điểm của người viết trước một sự việc hiện tượng hay một ý kiến về một vấn đề tư tưởng đạo lý... bằng phương thức nêu luận điểm, vận dụng luận cứ và các phép lập luận.

4/- Văn bản BIỂU CẢM: miêu tả ,diễn tả rồi phát biểu cảm nghĩ ,suy nghĩ của mình về một sự kiện sự việc hoặc hoàn cảnh nào đó .Thi thoảng lại chen cái cảm xúc riêng tư của mình vào bài văn cho cuốn hút sự chú ý của mọi người . 

Phương thức biểu đạt của:

- Thạch Sanh: Tự sự

- Lượm: Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

- Đêm nay Bác không ngủ: Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

- Bài học đường đời đầu tiên: Kể chuyện kết hợp miêu tả.

- Cây tre Việt Nam: Tự sự, miêu tả và biểu cảm

25 tháng 3 2016

Vd: Cây tre gắn liền với quê hương, đất nước và con người Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và kể cả trong tương lai, tre vẫn là bạn đồng hành thuỷ chung của nước Việt ta. Trẻ đã có từ lâu đời, gắn bó với người lao động Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi đều có hình bóng thân thuộc của loại cây này. Có rất nhiều loại tre như tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn,... Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi. Tre rất có ích trong sinh hoạt hàng ngày, trong lao động và trong các cuộc chiến tranh khốc liệt thời xưa.

           Nhóm của mình làm như thế đó!

31 tháng 3 2016

Một câu sao nhiều thế?

20 tháng 3 2017

câu này đã được giải rồi bạn nha :

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/203709.html

18 tháng 3 2016

mình chưa hiểu đề cho lắm

17 tháng 3 2016

I.  TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

1. Tác giả :

Thép Mới tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội; hoạt động trong phong trào Thanh niên Dân chủ, Sinh viên Cứu quốc, Văn hoá Cứu quốc trước Cách mạng tháng Tám. Nguyên Phó Tổng biên tập, Người Bình luận cấp cao báo Nhân Dân, Tổng biên tập báo Giải phóng, Uỷ viên Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Huân chương Độc lập hạng nhì, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huy chương G. Phu-xích của Hội Nhà báo quốc tế.

Tác phẩm đã xuất bản: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Thép Mới và Sơn Tùng dịch, Lê Văn Lương hiệu đính, 1946); Trách nhiệm (1951); Thời gian ủng hộ chúng ta (của I.Ê-ren-bua, Thép Mới dịch, 1954); Thép đã tôi thế đấy (của Ô-xtrốp-xki, Thép Mới dịch, 1955); Hữu nghị (1955); Hiên ngang Cuba (1963); Điện Biên Phủ, một danh từ Việt Nam (1964); Trường Sơn hùng tráng (1969); Thời dựng Đảng (1984); Từ Điện Biên Phủ đến 30-4 (1985); Năng động Thành phố Hồ Chí Minh (1990); Cây tre Việt Nam (2001).

2. Tóm tắt

Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre (và những cây cùng họ) là thứ cây có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Tre có một vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người (đặc biệt là người nông dân) trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tre là bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới ngày mai.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI            

1. a) Đại ý của bài văn:  Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất, chiến đấu. Cây tre có những đức tính quý báu như con người Việt Nam nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre sẽ đồng hành với người Việt Nam đi tới tương lai.

b) Bố cục

Theo bố cục của một văn bản tự sự, bài văn chia làm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

Mở bài: Từ đầu đến "chí khí như người" - Giới thiệu chung về cây tre.

Thân bài: Tiếp theo đến "Tiếng sáo diều tre cao vút mãi": Sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam.

Kết bài: Phần còn lại: Cây tre là tượng trưng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Phần thân bài có thể chia thành các đoạn nhỏ:

Đoạn 1: Từ "nhà thơ đã có lần ca ngợi" đến "có nhau, chung thủy": Sự gắn bó của tre với sản xuất và đời sống của người Việt Nam.

Đoạn 2: Tiếp theo đến "tre, anh hùng chiến đấu": Tre cùng người đánh giặc.

Đoạn 3: Tiếp theo đến "tre cao vút mãi": Tre đồng hành với người tới tương lai.

2. Để làm rõ ý "Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân ViệtNam", bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể.

+ Những chi tiết, hình ảnh thể hiện, sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày

- Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.

- Tre là cánh tay của người nông dân.

- Tre là người nhà.

- Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.

- Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

+ Tre là đồng chí chiến đấu

- Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.

- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

Hình ảnh tre được nhân hóa: Tre như có tình cảm - âu yếm làng bản, xóm thôn, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp; tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thủy; tre xung phong và xe tăng đại bác; tre hy sinh để bảo vệ con người...

Cây tre là một người bạn, với tất cả những đặc tính người. Nhờ nhân hóa mà cây tre hiện ra thật sống động trong đời sống, trong sản xuất và chiến đấu. Cây tre trở thành anh hùng lao động và anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của người Việt Nam.

3. Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre mía. Tuy vậy, mía tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa tân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng.

Mãi mãi tre vẫn đồng hành với con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

4. Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống. Cây tre cũng như người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

 

12 tháng 2 2017

oạn bài cây tre Việt Nam của Thép Mới I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. - Đại ý của bài văn: Xem Ghi nhớ trang 99. - Bố cục có 2 đoạn. (1) Từ đầu đến “Tiếng háy giữa trời cao của trúc, của tre”. Cây tre là bạn thân của người nông dân và nhân dân Việt Nam. (2) Đoạn cuối: Vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa. Tre là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam. Câu 2. Để làm rõ phần đầu tác giả đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể: a. Sự gắn bó của tre và người: + Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. + Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm. + Tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hằng ngày. ++ Giang chẻ lạt mềm… ++ Tre là que chuyền đánh chắt đem tới niềm vui cho trẻ thơ. ++ Chiếc điếu cày cho tuổi già khoan khoái. Tre chung thủy từ khi lọt lòng trong nôi tre đến lúc mất trên giường tre. + Tre kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. ++ Gậy tầm vông. ++ Chông tre. ++ Tre chống sắt thép (xe tăng, đại bác). - Cây tre ở đây được nhân hóa, khiến cho tre gần gũi và gắn bó với mọi sinh hoạt của người lao động, người dân Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu. + Một số hình tượng nhân hóa. ++ Tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy. ++ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. ++ Tre, anh hùng lao động! ++ Tre, anh hùng chiến đấu! Tất cả những phẩm chất của người Việt Nam đều được tác giả gắn cho phẩm chất của tre. Vì thế, tre là biểu tượng cho nhân dân, dân tộc Việt Nam. Câu 3. Tre với tương lai dân tộc. - Trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. - Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình, vẫn tạo nên cổng chào thắng lợi, vẫn tạo nên những chiếc đu tre ngày hội xuân. - > Tre gắn bó với đời sống nghĩa tình và cho người Việt Nam thời hiện đại những giá trị tinh thần truyền thống. Tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam Câu 4. Đọc đoạn văn cuối cùng. Đọc ghi nhớ trang 100.

27 tháng 10 2016

Hoa sen là một loài hoa đẹp, sống dưới nước. Các bộ phận gồm cánh, nhụy và gương hạt đã cấu thành một bông hoa sen có nét đẹp thanh thoát với màu sắc rất tươi sáng mà không phải loại hoa nào cũng có được. Một trong những đặc tính đáng quý của cây sen đó là, tuy chúng được mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời mà không hề bị bùn làm ô nhiễm, vấy bẩn. Nó luôn tỏa ra một mùi thơm hấp dẫn, tô điểm thêm vẻ đẹp cho cuộc đời Sen được người Việt xếp vào hang tứ quý: Lan, sen, cúc, mai và xếp vào hàng “tứ quân tử” cùng tùng, trúc, cúc. Sen phát triển tốt nhất ở môi trường có khí hậu nhiệt đới. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa… Với khí hậu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm. Vẻ đẹp của hoa sen tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Hoa sen không chỉ gần gũi ngoài đời thường mà nó còn đi vào nhiều sáng tác thơ ca. Người Việt đã cảm nhận được ý hay “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, sen sống trong bùn nhưng sen vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và vô nhiễm đối với môi trường xung quanh. Vì thế nhiều người coi cây sen như chính con người Việt với bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần “vươn dậy” trong mọi nghịch cảnh. Hoa sen còn là biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp. Hoa sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật, gắn liền với nghệ thuật về phật giáo. Chùa Một Cột có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” như một cọng sen. Ngoài việc mang giá trị tinh thần, hoa sen có thể chế biến những thực phẩm bổ dưỡng, những bài thuốc đặc trị. Gương sen hình phễu, nhẹ, xốp, màu đỏ tía, không có mùi, được chế biến thành nhiều loại thuốc để chữa bệnh băng huyết, cao huyết áp,… Hạt sen nhỏ, có màu vàng, vừa là món ăn dân dã quen thuộc, lại là một loại thuốc rất tốt giúp an thần, suy nhược thần kinh. Tâm sen màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thể dùng để ướp trà, tạo lên hương vị đặc biệt. Uống lá sen mỗi ngày còn giúp thanh nhiệt. Ngó sen không chỉ là bài thuốc chữa bệnh lại vừa là món ăn quen thuộc của người Việt, trong bữa cơm mà có một bát nộm ngó sen, vừa ngon lại giúp dễ tiêu hóa, khó ai có thể từ chối được. Ngoài ra sen còn được dùng làm mứt sen, chè sen, rất thơm ngon và bổ dưỡng. Hoa sen mãi mãi là loài hoa thanh khiết đáng quý mà thiên nhiên đã dành tặng cho con người. Hoa sen đã mang đến vẻ đẹp quý phái cho thiên nhiên và cho con người. Sen là món ăn góp phần tạo nét độc đáo trong ẩm thực của người dân Việt. Chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ loài hoa đáng quý ấy.

 

1 tháng 2 2016

Trong số hàng nghìn di tích lịch sử của Hà Nội, hơn 500 di tích đã được xếp hạng, thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam.

 

Theo Đại Việt sử ký, vào mùa thu năm Canh Tuất - 1070, Vua Lý Thánh Tông đã cho khởi công xây dựng Văn Miếu để thờ các bậc tiên thánh tiên hiền, các bậc nho gia có công với nước, trong đó có thờ Khổng Tử - người sáng lập ra nền nho giáo phương Đông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Sáu năm sau - năm 1076, Vua Lý Nhân Tông quyết định khởi xây Quốc Tử Giám - một trường Nho học cao cấp nhất hồi bấy giờ nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự chọn lựa đầu tiên của triều đình phong kiến Việt Nam về vấn đề giáo dục, đào tạo con người Việt Nam theo mô hình Nho học châu Á.

 

Hiện trong di tích còn có 82 tấm bia đá, trên đó được khắc tên của 1306 vị đã từng đỗ tiến sĩ trong 82 kỳ thi từ giữa năm 1484 và 1780. Cũng trên các tấm bia này đã ghi lại người đỗ tiến sĩ cao tuổi nhất trong lịch sử là ông Bàn Tử Quang. Ông đỗ tiến sĩ khi 82 tuổi. Người trẻ nhất là Nguyễn Hiền, quê Nam Trực (Nam Định), đậu trạng nguyên năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên ứng Chính bình thứ 16 (tức năm 1247) dưới triều Trần Thái Tông khi đó mới 13 tuổi. Từ đó Văn Miếu cùng Quốc Tử Giám - được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đã tồn tại đến thế kỷ 19.

 

Tọa lạc trên khuôn viên hơn 54.000m2, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm giữa bốn dãy phố, cổng chính ở đường Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc giáp đường Nguyễn Thái Học, phía Đông giáp phố Tôn Đức Thắng, phía Tây là phố Văn Miếu. Bên ngoài có tường vây bốn phía, bên trong chia làm 5 khu vực. Khu vực 1 gồm có Văn hồ (hồ văn); Văn Miếu môn, tức cổng tam quan ngoài cùng, cổng có ba cửa, cửa giữa to cao và xây hai tầng, tầng trên có ba chữ Văn Miếu môn. Khu vực thứ hai, từ cổng chính đi thẳng vào cổng thứ hai là Đại Trung môn, bên trái là Thánh Dực môn, bên phải có Đạt Tài môn. Tiếp trong là Khuê Văn Các (được xây dựng vào nǎm 1805). Khu vực 3 là giếng Thiên Quang (Thiên Quang Tỉnh có nghĩa là giếng trời trong sáng). Tại khu vực này có 82 bia Tiến sĩ dựng thành hai hàng, mặt bia quay về giếng, là một di tích thật sự có giá trị. Qua cửa Đại Thành là vào khu vực thứ 4, cửa Đại Thành cũng mở đầu cho những kiến trúc chính như hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, chính giữa là Toà Đại Bái đường, tạo thành một cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và truyền thống. Xưa, đây là nơi thờ những vị Tổ đạo Nho. Khu trong cùng là nơi giảng dạy của trường Quốc Tử Giám thời Lê, nhiều thế hệ nhân tài "nguyên khí của nước nhà" đã được rèn giũa tại đây. Khi nhà Nguyễn dời trường Quốc học vào Huế, nơi đây dùng làm đền thờ Khi Thánh (cha mẹ Khổng Tử), nhưng ngôi đền này đã bị hư hỏng hoàn toàn trong chiến tranh...

 

Điều đáng mừng là trong nǎm 2000, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khởi công xây dựng Thái học đường với giá trị 22 tỷ đồng. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2003 nhằm làm cho khu di tích Vǎn Miếu - Quốc Tử Giám ngày càng hoàn chỉnh hơn, đúng với tầm cỡ và vị trí của di tích. Công trình này mang tính yêu cầu của thời đại, đó là công trình mới nhằm tôn vinh nền văn hoá của dân tộc. Những người đời sau đến đây có được những giây phút tưởng niệm những người đã có công sáng lập và xây dựng nền giáo dục Việt Nam.

 

Trải qua bao thăng trầm và những biến cố của lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không còn nguyên vẹn như xưa. Những công trình thời Lý, thời Lê hầu như không còn nữa. Song Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên được những nét tôn nghiêm cổ kính của một trường đại học có từ gần 1000 năm trước của Hà Nội, xứng đáng là khu di tích vǎn hoá hàng đầu và mãi là niềm tự hào của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

 

 

 

1 tháng 2 2016

             Hải Phòng là quê hương của danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và là nơi có khu di tích Ðền Trạng nổi tiếng tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo. Ðây hiện là một trong những điểm đến du lịch văn hóa, tâm linh thu hút đông du khách trong chương trình du khảo đồng quê của ngành du lịch thành phố.

 

              Chương trình du lịch đồng quê Hải Phòng đang trở thành một sản phẩm du lịch đặc thù với điểm nhấn hấp dẫn là khu di tích Ðền Trạng, thờ Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585), vị Trạng nguyên lỗi lạc, mt danh nhân văn hóa lớn của đất nước. Không chỉ được biết đến là một nhà thơ, nhà triết học, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là ông Trạng của dân gian qua 300 câu sấm Trạng lưu truyền đời này sang đời khác. Không sa vào mê tín, thần bí, nhưng việc khôi phục sự hấp dẫn về văn hóa tâm linh, cắt nghĩa một cách có cơ sở triết học, suy tôn một danh nhân văn hóa dân tộc là cần thiết để hướng dẫn du khách khi đến nơi đây thành kính thắp nén hương tưởng nhớ, tìm hiểu và nghe bình sấm Trạng, lôi cuốn du khách với mục đích hướng thiện. Ðã nghe và từng đọc về Trạng Trình, chắc chắn nhiều du khách mong muốn hơn một lần được đến tận nơi để mắt thấy, tai nghe và có những giây phút thư thái: cày mây, cuốc nguyệt, gánh yên hà để đắm mình vào không gian lịch sử mà sinh thời Trạng từng trải.

 

             Ðền Trạng được xây dựng từ khoảng năm 1586, sau đó đã được trùng tu qua các đời và đã được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ năm 1991. Cuối năm 2000, kỷ niệm 415 năm Ngày mất của Trạng Trình, UBND Thành Ph Hải Phòng đã phê duyệt kế hoạch nâng cấp quần thể di tích danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm với các hạng mục công trình: Quán Trung Tân, mộ phần cụ Nguyễn Văn Ðịnh (thân phụ Nguyễn Bỉnh Khiêm), khu vực tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm, chùa Song Mai, nơi phu nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tu hành. Ðường đi được làm lại, khuôn viên, vườn cây lưu niệm được quy hoạch với cảnh quan đẹp và khang trang. Việc quy hoạch, trùng tu, xây dựng khu di tích Ðền Trạng thể hiện cao nhất tính lịch sử, giá trị văn hóa, đồng thời nắm bắt được những nhu cầu hàng đầu của du khách khi về thăm Ðền Trạng. Tham quan các di tích, du khách có thể hiểu phần nào về một nhà nho ưu thời, mẫn thế, lấy chí trung là chí thiện Chí thiện tư vi cực, để cắt nghĩa về một đời tài hoa, xuất xử linh hoạt đến kỳ lạ, ở ẩn trước khi làm quan: Thánh 40 tuổi chẳng còn ngờ/ Ta tuổi 40 vẫn líu lô/ Ðảo lý nẻo xa đen như mực/ Văn chương nghề cũ xác như vờ. Và "hưu tại chức, quan tại nhà", 45 tuổi mới đi thi, làm quan vào hàng đầu triều tám năm lại rũ áo ra về ở ẩn, về mà: "Xa vua đâu phải đã nguôi lòng", vẫn "Phù trì xã tắc ngửa nghiêng, Ruổi rong há chịu ngồi yên phận già", đến "Quá bảy mươi tư mới Mừng được về nhà, thăm chốn xưa". Ðây còn là nơi đã tạo nguồn cảm hứng của 1.000 bài thơ Hán, Nôm, nói lên sự thanh bạch, trong sáng của lòng trung, nơi đã từng đào tạo hàng trăm nhân tài cho đất nước. Dân làng Trung Am đã khéo chọn hoành phi "An nam Lý Học", và đôi câu thơ treo dọc chính giữa Ðền như hai câu đối: Cổ lai quốc dĩ dân vi bản/ Ðắc Quốc ưng tri tại đắc dân (Xưa nay nước lấy dân làm gốc, được nước nên biết bởi được dân)... Thăm khu di tích, nghe về thơ văn, thân thế sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, du khách còn được thưởng thức cả hương vị ẩm thực của quê hương Trạng. Người dân Vĩnh Bảo khéo tay, hay làm, chế biến nhiều món ăn đồ uống địa phương đa dạng, sẽ làm hài lòng du khách.

 

              Phác họa đôi nét như vậy để thấy được sức hấp dẫn của chương trình du lịch thăm khu Ðền Trạng. Chương trình được nghiên cứu với một hàm lượng văn hóa cao, trên cơ sở tôn trọng lịch sử, lôi cuốn du khách qua những di tích, di sản còn lại, đặc biệt là qua thơ văn, bia, sấm Trạng và nội dung hướng dẫn, thuyết minh về thân thế, sự nghiệp, tài thơ văn, tài tiên tri, phong cách, lối sống, đạo đức, tấm lòng đau nước thương dân của danh nhân văn hóa Trạng Trình, đúng với "tiếng tăm lừng lẫy như sấm rền, năng lực như cột trụ chống trời, tài năng kiệt xuất, dung mạo rực rỡ như tiên nơi trần thế" của Trạng Nguyên Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khu di tích Ðền Trạng được giữ gìn, trùng tu, xây dựng và khai thác trong phát triển du lịch, đã và đang là trọng tâm của tuyến du lịch du khảo đồng quê Hải Phòng với các điểm du lịch phụ cận phong phú như xem rối cạn Bảo Hà, rối nước Nhân Hòa, thăm Ðình Nhân Mục, làng nghề tạc tượng Ðồng Minh ở Vĩnh Bảo và kéo dài tuyến ra Núi voi Kiến An, Ðồ Sơn, Cát Bà, làm nên nét đặc sắc không đâu có ngoài Hải Phòng.

 

             Sau khi dự án đường 10 hoàn chỉnh, tuyến du lịch từ quốc lộ 1 nối sang quốc lộ 10, liên kết những điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình, Nam Ðịnh, Thái Bình, sang Cát Bà, Ðồ Sơn (Hải Phòng), Hạ Long, Móng Cái (Quảng Ninh) hoặc qua Ninh Giang (Hải Dương) về Hà Nội. Ðiều này góp phần đưa di tích Ðền Trạng trở thành tâm điểm của tuyến du lịch quốc gia và đang được nhiều hãng lữ hành quốc tế quan tâm đưa vào chương trình du lịch. Rượu Trạng Trình, cơm niêu, mái rạ, đàn bầu quê Trạng cùng những lời thơ, bia ký, Sấm truyền của Trạng và mở rộng hơn là những giá trị văn hóa tốt đẹp của vùng nông thôn duyên hải đang theo chân du khách đi khắp mọi miền đất nước, đến với bầu bạn năm châu, làm rạng danh quê hương, con người đất Trạng, góp phần phát triển du lịch Hải Phòng.