K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2021

Tham khảo nha

Đất nước hình chữ S nhỏ bé của chúng ta có rất nhiều địa điểm du lịch độc đáo và nổi tiếng. Tự hào được thiên nhiên ưu ái, nước Việt Nam ta có rất nhiều bãi biển, vũng vịnh tuyệt đẹp. Có thể kể đến rất nhiều những địa điểm như thế. Nhưng không thể nào thiếu Vịnh Hạ Long.

Hạ long là cái tên tự hào của người Việt Nam. Được UNESCO công nhận là bảy kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới, Vịnh Hạ Long đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng hình ảnh đẹp của chúng ta trong mắt bạn bè quốc tế. Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam thuộc một phần của vịnh Bắc Bộ. Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh – Việt Nam bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần con lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km với tổng diện tích 1553 km2.

Vịnh Hạ Long gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo ở đây có hai loại là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở Bái Tử Long và vịnh Hạ Long. Ở đây, chúng ta có thể tham gia chiêm ngưỡng hàng loạt những hang động đẹp, nổi tiếng. Vùng di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận có diện tích 434 km2 gồm 775 đảo. Phần thiên nhiên được công nhận này như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Đầu Gỗ ở phía Tây, hồ Ba Hầm ở phía nam và đảo Cống Tây ở phía đông. Sự độc đáo của vịnh Hạ Long chính là hình dáng, đặc điểm của những hòn đảo nhỏ ấy.

Các hang động đẹp cũng là điểm nhấn lớn của Hạ Long. Từng đảo, từng đảo quần tụ lại nhìn xa cứ như lớp lớp chồng lên nhau, tiến lại gần thì như xen kẽ nhau tạo thành một quần thể đẹp đến lạ lùng. Phải tự hào chúng ta được tạo hóa ưu ái. Từng đảo của vịnh không mang những đẹp mà còn mang hình hài của vạn vật. Từ hòn Trống Mái, hòn Ông Sư, hòn Lã Vọng rồi đến đảo Tuần Châu, hang Trinh Nữ….

Vịnh Hạ Long không chỉ đẹp bởi đảo đá, núi đá, hang động, mà còn đẹp bởi nước biển ở đây. Nước biển rất trong xanh. Chính vì thế mà du khách tới đây thường để tắm biển và ngắm đảo, hang động. Tên gọi Vịnh Hạ Long có từ thời Pháp thuộc. Trước đây vịnh có tên là Lục Châu, Lục Hải. Thời nhà Lý, vịnh có tên là Hải Châu. Đến thời vua Trần, Lê được gọi bằng các tên như: An BAng, Vân Đồn, Ngọc Sơn, Lục Thủy. Tên của vịnh được thay đổi nhiều qua các thời kỳ. Cái tên vịnh Hạ Long xuất phát từ truyền thuyết Rồng đáp xuống bảo vệ chúng ta khỏi lũ giặc ngoại xâm. Theo nghĩa HÁn Việt "Long" là rồng, "hạ" là đáp xuống. Cái tên Hạ Long chính là để nhắc về truyền thuyết này.

Vịnh Hạ Long được vinh danh là kỳ quan thiên nhiên thế giới không chỉ bằng vẻ đẹp mà còn bởi nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như, ở nơi đây có rất nhiều địa danh khảo cổ học nổi tiếng: Đồng Mang, Soi Nhụ, Thoi Giếng… Nó đã chứng minh, Hạ Long là cái nôi của nền văn minh con người thời kỳ Hậu đồ đá. Hơn hết, ở đây còn có sự đa dạng sinh học bậc nhất. Với sự tập trung của nhiều loài động thực vật đặc trưng cho từng kiểu hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng ngàn loài động vật biển quý hiếm chỉ có ở vịnh Hạ Long. Điểm quan trọng không kém của vịnh Hạ Long này chính là nó gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử của dân tộc, với nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm lẫy lừng của các vị tướng anh hùng. Có thể kể đến: chiến thắng sông Bạch Đằng lẫy lừng năm xưa.

Một kỳ quan thiên nhiên, một dấu ấn lịch sử. Đến vịnh Hạ Long bạn không chỉ được tận hưởng một không gian đẹp, thiên nhiên bao trùm, cảnh sắc thoải mái nhẹ nhàng và êm dịu, mà còn được thưởng thức những món ăn ngon chế biến từ hải sản, các hoạt động giải trí. Đến Hạ Long chắc chắn bạn sẽ có một kì nghỉ dưỡng tuyệt vời.

5 tháng 12 2016

Trong cuộc sống hiện đại hiện nay, việc sử dụng các loại viết để học tập và làm việc là không thể thiếu nhưng để lựa chọn loại viết phù hợp với thời đại công nghệ thông tin sao cho vừa nhanh, tiện lợi và ít tốn kém cũng là điều vô cùng quan trọng và sự ra đời của bút bi đáp ứng nhu cầu đó.

Từ những năm bắt đầu việc học người ta đã biết sử dụng các công cụ để có thể viết chữ. Thô sơ nhất là sử dụng lông vịt, lông ngỗng chấm vào mực, mực được bào chế từ các loại lá, quả, hoa có màu sắc giã nát ra. Nhưng đó là trong những năm còn lạc hậu việc sử dụng viết lông ngỗng để viết rất bất tiện vì lúc nào cũng phải mang theo lọ mực, sử dụng xong lại phải lau sạch và việc cứ phải liên tục chấm đầu lông ngỗng vào mực cũng rất mất thời gian và sau đó một nhà báo người Hungari đã chế tạo ra cây viết mực Lazso Biro. Việc sử dụng bút mực để rèn chữ là một điều rất tốt vì nét chữ sẽ đẹp song giá thành một cây bút máy khá đắt, nặng và khi viết khá chậm. Cho đến những năm gần đây người ta mới phát minh ra bút bi. Nó vừa đáp ứng nhu cầu rẻ, tiện lợi và nhẹ nữa phù hợp với nhiều đối tượng, nhất là học sinh, sinh viên.

Cấu tạo bên trong của bút cũng khá là đơn giản: vỏ bút được làm bằng nhựa hoặc bằng các kim loại dẻo trong suốt. Bên trong là ruột bút, ống dẫn mực, ngòi bút, lò xo. Ngòi bút có đường kính từ 0,25mm đến 0,7mm tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Còn về việc sử dụng bút cũng khá là dễ dàng, khi cần thiết chỉ cần ấn vào đầu bút ngòi bút sẽ tự động lộ ra để

 

chúng ta có thể sử dụng. Khi không sử dụng nữa ta chỉ cần ấn lại đầu bút, ngòi bút sẽ tự động thụt lại, lúc đó bạn có thể mang bút đi khắp mọi nơi mà vẫn yên tâm tránh được các tác nhân bên ngoài va chạm vào ngòi bút.

Hiện nay người ta còn tìm ra cách để chế tạo những bút lạ hơn như bút nhũ, bút nước, bút dạ quang… phù hợp với người tiêu dùng, vừa phù hợp với túi tiền vừa có thể theo học sinh đến trường, theo các nhân viên văn phòng đến cơ quan,… Ngoài ra còn có các phát minh về một số loại viết có thể viết được dưới nước, ở những nơi có áp suất khí quyển thấp. Nói gì thì nói, ta cũng không thể phủ nhận những khuyết điểm còn có ở bút bi là rất khó rèn chữ vì ngòi bút nhỏ, trơn và rất cứng không phù hợp với những học sinh cấp Một đang luyện chữ vì khi nào nét chữ đã cứng và đẹp ta hãy sử dụng, ngoài ra bút còn rất dễ bị tắc nghẽn mực trong khi sử dụng có thể là do lỗi của các nhà sản xuất hoặc cũng có thể do chúng ta làm rơi viết xuống đất và làm ngòi bút va chạm vào các vật cứng.

 

Do vậy, sử dụng bút tuy là đơn giản nhưng chúng ta cũng nên biết cách bảo quản bút sao cho bút có thể sử dụng được lâu và bền hơn như: sau khi sử dụng bút xong thì nên bấm đầu bút thụt lại để không bị rớt xuống đất, khô mực hoặc va chạm vào các vật cứng sẽ dễ làm vỡ vỏ bút hoặc làm bể đầu bi.

Một đặc điểm nhỏ mà ít ai nghĩ đến là có thể biến những cây bút bi thành những món quà nhỏ, xinh xắn, dễ thương và vô cùng ý nghĩa để làm món quà tặng người thân, bạn bè, thầy cô. Bút còn là người bạn đồng hành với những anh chiến sĩ ngoài mặt trận, để các anh có thể viết nhật kí, viết thư về cho gia đình. Viết xong, các anh có thể giắt cây bút vào túi áo không sợ rơi mất, khi cần thiết có thể lấy ra dễ dàng và sử dụng ngay.

Bút là người bạn nhỏ, luôn sát cánh đồng hành trong công việc, học tập của mọi người, không tốn kém nhiều chi phí lại có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta hãy biết ơn những người đẽ chế tạo ra cây bút để nhở đó chúng ta có sự hỗ trợ đắc lực trong học tập và trong công việc hiện nay vẫn đáp ứng được theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

20 tháng 11 2017

1. Mở bài: Nêu khái quát vai trò của bút bi trong xã hội ngày nay (Bút máy là một dụng cụ học tập rất cần thiết cho người học sinh. Trong thời đại ngày nay, khi bút bi đang chiếm ưu thế thì bút máy vẫn được nhiều người sử dụng với ưu điểm mà bút bi không có được).

2. Thân bài: * Cấu tạo: + Ngày xưa bút (bút tay) chỉ có ngòi cắm vào cán bút (cán này không thể đựng mực hoặc dẫn mực được). Người viết phải luôn cầm theo lọ mựa, viết đến đâu chấm vào mực đến đó. + Ngày nay bút có câu tạo phức tạp hơn có phần ruột chứa được nhiều hơn, người viết chỉ cần bơm đầy mực là có thể sử dụng cả ngày không cần phải xách theo bình mực rất bất tiện gọi là bút máy. Bút máy có cấu tạo gồm hai phần: Vỏ viết: Được làm bằng nhựa (có khi bằng sắt …). Bên dưới là phần thân viết bao bọc bên ngoài để bảo quản cho ruột viết. Phần nắp đậy phía trên phần thân. (hai phần này có khi đồng bộ cùng màu hoặc có màu sắc tương phản, phần nắp thường có màu sáng nổi bật). Ruột viết: Phần đầu để viết (tạo nét chữ) gồm có ngòi bằng kim loại. Có một lưỡi gà đỡ ngòi viết và điều hoà mực vừa đủ khi ngòi tạo chữ. – Phần dưới gồm một ống dẫn mực nhỏ xíu bên trong có một đầu cắm vào lưỡi gà. Một ống nhựa mềm dẻo đựng mực nối vào phần giữa bao bọc ngòi và lưỡi gà ở phần trên. -> Nhìn chung thì cấu tạo của cây viết rất đơn giản nhưng cũng rất tinh vi dần theo tháng năm. * Các loại bút: Bút Hồng Hà, bút Hê-rô, bút Trung Quốc 307, bút Kim Tinh … * Tác dụng, cách bảo quản: – Bơm mực đầy ống nhựa bằng cách bóp mạnh rồi cấm phần đầu bút vào bình mực vào buông tay từ từ, mực bị hút vào ruột rất nhiều có thể sử dụng suốt buổi học rất tiện lợi. Không bị mực đổ vấy bẩn áo quần, tay chân, tập vở rất sạch sẽ. – Phần ngòi bút là phần quan trọng cho nên khi mua bút, người sử dụng cần lựa chọn ngòi thật kĩ. An nhẹ mũi ngòixuống giấy để tạo chữ kiểm tra độ êm tay của ngòi. – Cần giữ ngòi không bị tróc ra (gai) thì sẽ không thể viết được. Tránh mạnh tay để xuống bàn, ngòi đâm mạnh vào vật cứng tưa ra, đầu viết sẽ bị sốc, khó viết. Khi viết xong phải đậy nắp bút lại rồi mới đặt xuống bàn. – Mực lọc không có cặn để không làm tắc ống dẫn mực. Khi sử dụng lâu lâu ta cần phải rửa bút bằng nước nóng, lau khô bơm mực sử dụng tiếp. – Không vặn nắp bút quá chặt tay, nắp sẽ bể. Bỏ bút vào trong hộp dựng tránh rớt xuống đất dễ hư ngòi, bể vỏ. KB: Bút rất thiết thực của mọi người dân đặc biệt là với học sinh. Quí trọng và giữ gìn bút kĩ hơn.
16 tháng 2 2017

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10 tháng 3 âm lịch)

Nguyên liệu

Lá: Thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít (một loại tre), lá chuối hay thậm chí cả lá bàng , giấy bạc.

Lạt buộc: Bánh chưng thường dùng lạt giang được chẻ từ ống cây giang. Lạt được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.

Gạo nếp: Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. Nhiều người chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nương, thực ra không đến nỗi cầu kỳ như thế vì đây là loại bánh mang tính đại chúng.

Đỗ xanh: Đỗ thường được lựa chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ v.v. sẽ thơm và bở hơn). Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất

Thịt: Thường là thịt lợn, chọn lợn ỉ được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Thịt ba chỉ (ba dọi) với sự kết hợp của mỡ và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc thăn. Một số nơi, như tại Trường Sa, những người lính còn làm món bánh chưng với nhân độc nhất vô nhị là dùng thịt chó hay thịt gà.
Gia vị các loại: Hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu. Ngoài ra một số loại gia vị khác ít phổ biến hơn cũng được sử dụng như thảo quả, tinh dầu cà cuống thường sử dụng tẩm ướp trong nhân bánh tại Hà Nội xưa, tuy nay ít nơi còn cầu kỳ gia thêm loại gia vị này.

Phụ gia tạo màu: Bánh chưng với màu xanh của nếp được tạo thành bằng cách quay mặt trên của lá dong, lá chuối (mặt có màu xanh thẫm) vào trong, áp với bề mặt của gạo nếp. Một số nơi còn sử dụng các phụ gia khác như lá dứa hay lá giềng xay nhuyễn vắt lấy nước trộn gạo vừa tạo hương thơm vừa tạo cho bánh có màu xanh ngọc.

Chuẩn bị

Lá dong: Rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Rửa càng sạch bánh càng đỡ bị mốc về sau. Trước khi gói lá dong được người gói bánh dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng, để ráo nước (nếu lá quá giòn có thể hấp một chút để lá mềm dễ gói).

Gạo nếp: Nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối.

Đỗ xanh: Đỗ làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Nhiều nơi dùng đỗ hạt đã đãi vỏ trong khi những nơi khác cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn và sau đó chia ra theo từng nắm, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ. Cũng có một số nơi nhét sẵn thịt lợn vào giữa nắm đỗ.
Thịt lợn: Thái thành miếng to bản và dài, tẩm ướp chút muối, hạt tiêu bột (tốt nhất là hạt tiêu đã được rang thơm, tán nhỏ), hành củ, không dùng nước mắm khi ướp.

Gói bánh

Bánh chưng được gói không khuôn tại một gia đình, với chiếc lá trong cùng quay mặt xanh vào trong để tạo màu cho gạo, 2 lá quay mặt xanh ra ngoài với dụng ý hình thức.Thông thường có hai cách gói bánh chưng: gói bằng tay không hoặc gói theo khuôn hình vuông khoảng 20 cm x 20 cm x 7cm sẵn có. Khuôn thường làm bằng gỗ.

Cách gói tay thông thường

Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập. Đặt 2 chiếc lá dong lên trên lạt, nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau, chú ý phải quay mặt trên của 2 lá ra phía ngoài và mặt kém xanh hơn (mặt dưới) vào trong. Lượt sau: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu, chú ý là lần này lại phải làm ngược lại, quay mặt trên lá (xanh hơn) lên trên, mặt kém xanh hơn, úp xuống dưới.

Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của hình chữ thập, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm. Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo.

Thịt lợn, lấy 1, 2 miếng tùy cỡ đã thái rải đều vào giữa bánh

Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt

Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều, che kín hết thịt và đỗ

Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông

Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt tay

Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập

Hai bánh chưng buộc úp vào nhau thành một cặp

Với cách gói có khuôn các giai đoạn cũng được tiến hành như trên. Tuy nhiên, người ta cắt tỉa bớt lá dong cho gọn (vừa kích thước khuôn) và đặt trước các lớp lá xen kẽ nhau vào trong khuôn (Ba hoặc bốn lá, nếu gói bốn lá, bánh sẽ vuông đẹp hơn. Khi đó thường thì hai lá xanh quay ra ngoài xếp tại hai góc đối xứng nhau, và hai lá xanh quay vào trong để tạo màu cho bánh). Sau khi đã cho nhân vào trong, các lớp lá lần lượt được gấp lại và sau đó được buộc lạt.

Cách gói bánh có khuôn thì bánh đều nhau hơn và chặt hơn do được vỗ đều gạo, nén chặt, còn gói không khuôn thì bánh được gói nhanh hơn do đỡ mất công đo cắt lá theo kích thước khuôn. Bánh được gói không khuôn thì mặt trên lá được quay ra ngoài, còn với bánh có khuôn thì mặt dưới lá lại được quay ra ngoài.truy

24 tháng 1 2018

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

thuyet-minh-banh-chung-ngay-tet
Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết-Văn lớp 8
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.


 

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

24 tháng 1 2018

Ngày xửa ngày xưa vua Hùng muốn nhường lại ngôi vua của mình cho các con nên đã truyền cho hoàng tử nào dâng lên vua những vật có ý nghĩa và lạ nhất thì có thể thay vua trị vị đất nước. Khi ấy Lang Liêu đã làm ra hai loại bánh trong đó có bánh chưng tượng trưng cho trái đất. Và khi bánh chưng có từ ngày đó, loại bánh này có ý nghĩa gì mà con người Việt Nam chúng ta lại coi nó là một trong ba đồ sử dụng trong ngày tết?.

Về truyền thuyết của bánh chưng thì chúng ta biết nó ra đời trong sự kiện vua Hùng Vương nhường ngôi cho các con trai của mình. Ông vua ấy đã truyền lệnh cho tất cả những người con mang đến những lễ vật. Không giống như những anh trai mang vàng bạc châu báu mà người con út của Vua Hùng lại dâng lên vua cha hai loại bánh là bánh chưng và bánh dày. Bánh chưng có từ đó để tượng trưng cho trái đất hình vuông.

Đến ngày nay thì nhân dân ta đã sử dụng bánh chưng vào ngày tết giống như một truyền thống đặc trưng. Vật liệu để làm bánh chưng bao gồm lá dong, gạo nếp đã ngâm nở ra, đỗ ngâm bỏ vỏ, thịt lợn, lạt. tất cả những vât liệu ấy đều không thể thiếu được.

Về cách gói bánh thì nhân dân ta thường gói bánh theo hai hình là hình vuông truyền thống và hình tròn dài. Theo cách gói bánh vuông truyền thống nếu muốn cho bánh đẹp vuông vắn thì lá dong phải to và dài, xếp hai lá lên nhau đổ một lớp gạo xuống sau đó là một ít đỗ bên trên tiếp đến là miếng thịt đã ướp gia vị và cuối cùng là một lớp đỗ và gạo đỗ lên trên cùng. Công đoạn nguyên liệu bên trong đa đủ thì chúng ta gấp các lá bánh lên sao cho vuông vắn và ôm sát vào những nguyên liệu bên trong. Khi này chúng ta phải lấy tay ấn thật chặt cho gạo đỗ đỗ đầy vào những chỗ hở để tạo thành một hình vuông vắn. khi đã có một khối vuông vắn thì chúng ta phải lấy những chiếc lạt buộc cố định lại để đem đi luộc. Còn đối với bánh tròn dài thì cũng tương tư nhưng cần đến lá dài hơn buộc bánh theo hình dài chứ không nén chặt theo hình vuông. Thường nhân dân ta hay gói bánh chưng vào những ngày cuối năm như 29 hoặc 30 để đón năm mới hay cùng nhau trông bánh chưng chờ giao thừa qua. Những nồi bánh ấm nồng cùng với sự sum họp quây quần của anh chị em bên nhau như xua tan đi mọi cái giá lạnh đầu mùa xuân. Mọi người không còn những ưu tư phiền muộn mà chỉ còn khoảnh khắc hạnh phúc bên nhay mà thôi.

Bánh chưng trong ngày tết có những ý nghĩa rất lớn. Tuy khoa học đã chứng minh rằng trái đất không phải là hình vuông như người xưa trong truyền thuyết nói nhưng qua bánh chưng ấy người Việt ta bày tỏ những tấm lòng nhớ về người xưa tổ tiên ông bà đã sáng tạo và để lại loại bánh có ý nghĩa ấy. Không những thế nó được sử dụng trong ngày tết vì nó có sự đầy đủ của nhiều thứ nguyên liệu và có vị ngon hấp dẫn. Chính vì thế mà nó không thể nào vắng mặt trong ngày tết truyền thống của nhân dân ta.

Không những thế mà bánh chưng còn để thắp hương thờ cúng ông bà tổ tiên trong những ngày tết. Nhân dân ta sẽ chọn những chiếc bánh đẹp nhất để có thể đem lên bày trên bàn thơ ông bà với những món hoa quả bánh kẹo trên đó.

Bánh chưng còn làm cho mọi người sum họp gần gũi nhau hơn và có một cái tết ấm lòng không. Anh chị em quây quần bên nhau cùng gói bánh cùng nói chuyện cười vui tươi chào mừng năm mới đến. Không kể lúc luộc bánh tất cả cùng ngồi trông bánh bên ngọn lửa hồng.

Đặc biệt bánh ăn nóng rất ngon tuy nhiên khi nó nguội rồi nhân dân ta còn có thể cắt chúng ra từng miếng nhỏ đem rán lên ăn rất là ngon và thơm. Những người không ăn được mở thì cũng có thể ăn được bởi vì khi ninh nhừ như thế rồi thì thịt mở không còn ngáy như khi luộc bình thường nữa mà nó rất dễ ăn.

Tóm lại bánh chưng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống cũng như tình cảm của nhân dân ta trong ngày tết truyền thống. Và từ khi xuất hiện cho đến ngày nay bánh chưng như khẳng định sự thơm ngon hấp dẫn cùng với những ý nghĩa của mình. Vì vậy bánh chưng không thể vắng mặt trong gia đình Việt nam ngày Tết.

4 tháng 2 2018

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10 tháng 3 âm lịch
Nguyên liệu

Lá: Thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít (một loại tre), lá chuối hay thậm chí cả lá bàng , giấy bạc.

Lạt buộc: Bánh chưng thường dùng lạt giang được chẻ từ ống cây giang. Lạt được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.

Gạo nếp: Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. Nhiều người chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nương, thực ra không đến nỗi cầu kỳ như thế vì đây là loại bánh mang tính đại chúng.

Đỗ xanh: Đỗ thường được lựa chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ v.v. sẽ thơm và bở hơn). Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất

Thịt: Thường là thịt lợn, chọn lợn ỉ được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Thịt ba chỉ (ba dọi) với sự kết hợp của mỡ và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc thăn. Một số nơi, như tại Trường Sa, những người lính còn làm món bánh chưng với nhân độc nhất vô nhị là dùng thịt chó hay thịt gà.
Gia vị các loại: Hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu. Ngoài ra một số loại gia vị khác ít phổ biến hơn cũng được sử dụng như thảo quả, tinh dầu cà cuống thường sử dụng tẩm ướp trong nhân bánh tại Hà Nội xưa, tuy nay ít nơi còn cầu kỳ gia thêm loại gia vị này.

Phụ gia tạo màu: Bánh chưng với màu xanh của nếp được tạo thành bằng cách quay mặt trên của lá dong, lá chuối (mặt có màu xanh thẫm) vào trong, áp với bề mặt của gạo nếp. Một số nơi còn sử dụng các phụ gia khác như lá dứa hay lá giềng xay nhuyễn vắt lấy nước trộn gạo vừa tạo hương thơm vừa tạo cho bánh có màu xanh ngọc.

Chuẩn bị

Lá dong: Rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Rửa càng sạch bánh càng đỡ bị mốc về sau. Trước khi gói lá dong được người gói bánh dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng, để ráo nước (nếu lá quá giòn có thể hấp một chút để lá mềm dễ gói).

Gạo nếp: Nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối.

Đỗ xanh: Đỗ làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Nhiều nơi dùng đỗ hạt đã đãi vỏ trong khi những nơi khác cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn và sau đó chia ra theo từng nắm, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ. Cũng có một số nơi nhét sẵn thịt lợn vào giữa nắm đỗ.
Thịt lợn: Thái thành miếng to bản và dài, tẩm ướp chút muối, hạt tiêu bột (tốt nhất là hạt tiêu đã được rang thơm, tán nhỏ), hành củ, không dùng nước mắm khi ướp.

Gói bánh

Bánh chưng được gói không khuôn tại một gia đình, với chiếc lá trong cùng quay mặt xanh vào trong để tạo màu cho gạo, 2 lá quay mặt xanh ra ngoài với dụng ý hình thức.Thông thường có hai cách gói bánh chưng: gói bằng tay không hoặc gói theo khuôn hình vuông khoảng 20 cm x 20 cm x 7cm sẵn có. Khuôn thường làm bằng gỗ.

Cách gói tay thông thường

Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập. Đặt 2 chiếc lá dong lên trên lạt, nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau, chú ý phải quay mặt trên của 2 lá ra phía ngoài và mặt kém xanh hơn (mặt dưới) vào trong. Lượt sau: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu, chú ý là lần này lại phải làm ngược lại, quay mặt trên lá (xanh hơn) lên trên, mặt kém xanh hơn, úp xuống dưới.

Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của hình chữ thập, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm. Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo.

Thịt lợn, lấy 1, 2 miếng tùy cỡ đã thái rải đều vào giữa bánh

Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt

Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều, che kín hết thịt và đỗ

Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông

Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt tay

Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập

Hai bánh chưng buộc úp vào nhau thành một cặp

Với cách gói có khuôn các giai đoạn cũng được tiến hành như trên. Tuy nhiên, người ta cắt tỉa bớt lá dong cho gọn (vừa kích thước khuôn) và đặt trước các lớp lá xen kẽ nhau vào trong khuôn (Ba hoặc bốn lá, nếu gói bốn lá, bánh sẽ vuông đẹp hơn. Khi đó thường thì hai lá xanh quay ra ngoài xếp tại hai góc đối xứng nhau, và hai lá xanh quay vào trong để tạo màu cho bánh). Sau khi đã cho nhân vào trong, các lớp lá lần lượt được gấp lại và sau đó được buộc lạt.

Cách gói bánh có khuôn thì bánh đều nhau hơn và chặt hơn do được vỗ đều gạo, nén chặt, còn gói không khuôn thì bánh được gói nhanh hơn do đỡ mất công đo cắt lá theo kích thước khuôn. Bánh được gói không khuôn thì mặt trên lá được quay ra ngoài, còn với bánh có khuôn thì mặt dưới lá lại được quay ra ngoài.

Luộc bánh

Lấy xoong to, dầy với dung tích trên 100 lít tùy theo số lượng bánh đã được gói. Rải cuộng lá dong thừa xuống dưới kín đáy nhằm mục đích tránh cho bánh bị cháy. Xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong và xen kẽ các cuộng lá thừa cho kín nồi. Đổ ngập nước nồi và đậy vung đun. Người nấu bánh thường canh giờ tính từ thời điểm nước sôi trong nồi và duy trì nước sôi liên tục trong 10 đến 12 giờ. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng bổ sung thêm nước nóng để đảm bảo nước luôn ngập bánh (người thực hiện thường đặt sẵn ấm nước bên cạnh bếp đun bánh để tận dụng nhiệt lượng). Những chiếc bánh ở trên có thể được lật giở để giúp bánh chín đều hơn, tránh tình trạng bị lại gạo sau này. Trong lúc đun, có thể lấy bánh ra, rửa qua trong nước lạnh, thay một lượt nước mới khác, bánh sẽ rền, ngon hơn.

Ép bánh, bảo quản

Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (tục gọi là để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ. Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản.

Bánh thường được treo ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu, tùy thời tiết có thể để được hàng tháng trời không hỏng. Nhiều vùng ngày xưa còn đưa bánh xuống ngâm dưới ao hoặc giếng nước để bảo quản, lá bánh với nhựa của gạo khi nấu là lớp màng ngăn nước lọt vào làm hỏng bánh. Cách ngâm nước bảo quản bánh chưng tương truyền gắn với sự tích vua Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà vào dịp tết nguyên đán năm Kỷ Dậu (1789), nhân dân bỏ bánh chưng xuống ao, ngừng ăn tết nhằm hoàn tất đại cuộc phá Thanh và ăn tết muộn sau đó. Tuy nhiên, hiện cũng ít nơi còn sử dụng phương thức bảo quản này.

Trên bàn thờ ngày tết không thể thiếu bánh chưng và bánh thường được bày theo cặp. Nhiều người cầu kỳ còn bóc bỏ lớp lá bên ngoài của bánh và gói lại bằng lá tươi mới, sau đó buộc lạt màu đỏ trước khi đặt lên bàn thờ.
Trên mâm cỗ ngày Tết, bánh chưng vuông thường được cắt chéo bằng chính lạt gói bánh đó, bánh chưng dài thường cắt lát ngang, gọi là "đồng bánh", để ăn cùng với dưa hành, nước mắm rắc chút bột tiêu. Ra sau tết, bánh có thể bị lại gạo, bị cứng, khi đó người ta thường đem rán vàng trong chảo mỡ và ăn kèm với dưa góp.

Trên đây là các công đoạn chuẩn bị và cách gói bánh chưng thông thường tại các gia đình cộng đồng người Việt vào dịp Tết.

BẠN THAM KHẢO QUA NHA

23 tháng 1 2018
MB : giới thiệu làm đồ chơi : chiếc đèn ông sao. TB : a) Nguyên vật liệu : 1. Chuẩn bị : - 10 thanh tre or trúc có chiều dài bằng nhau, dày từ 5mm đến 1cm đc vót nhẵn. - 5 que tre (trúc) dài từ 8cm đến 10cm , tùy đèn to hay nhỏ, dày độ 5mm. - giấy bóng màu - dây để buộc. b) Cách làm : *cách thực hiện : - làm khung - lấy 10 thanh tre có chiều dài bằng nhau, buộc 5 thanh vào nhau thành hình sao 5 cánh. như vậy đc 1 đôi hình sao 5 cánh. - lưu ý : trước khi buộc , vót mỏng hai đầu tiếp giáp nhau của 2 thanh tre và buộc ít vòng dây để sau còn buộc tiếp. - ráp 2 hình soa lại với nhau và buộc chặt ở 5 đầu cánh sao. - lấy que tre ngắn gắn ở 5 gốc của cánh sao, ta sẽ đc khung của đèn. * dán giấy vào khung - cắt giấy bóng theo đúng hình tam giác các cánh ngôi sao và hình ngũ giác ở giữa. - dán giấy lên đèn, chừa khoảng phía dưới cho nến vào và khoảng phía trên để làm chỗ thông hơi. KB : lời nhận xét : - làm đồ chơi là 1 trong những hoạt động kĩ thuật trong nhà trường giúp các em hs tính khéo léo, sáng tạo và mang lại niềm vui lao động.
23 tháng 1 2018

I/ MỞ BÀI:

- Tết trung thu em rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường…Câu hát quen thuộc vang vọng mỗi dịp trung thu về và ánh sáng rực rỡ từ những chiếc đèn trung thu tỏa ra như góp thêm niềm vui cho các bạn nhỏ trong đêm rằm tháng Tám.

- Đèn trung thu, ông tiến si giấy… là những đồ chơi dân gian rất có ý nghĩa vơi tuổi thơ Việt nam.

II/ THÂN BÀI

1) Nguyên vật liệu

- Lồng đèn trung thu là sản phẩm đồ chơi dân gian của trẻ em rất quen thuộc. Có nhiều địa phương, công việc làm lồng đèn đã trở thành nghề truyền thống.

- Lồng đèn được làm từ những nguyên vật liệu vô cùng đơn giản như tre, nứa, giấy màu9 hoặc vải)keo dán, kẽm hoặc chỉ.

2) Cách làm

- Cách làm lồng đèn cũng không khó. Không chỉ những nghệ nhân ở các làng nghề Hội An, Hà Tây mới làm được lồng đèn mà bất kỳ ai cũng có thể làm được những chiếc lồng đèn đơn giản với những hình dáng như ngôi sao, bánh ú…Những nơi làm lồng đèn chuyên nghiệp thì hình dáng phong phú hơn nhiều. nào là lồng đèn hình cá chép, hình hoa sen, con thỏ và đặc biệt là lồng đèn kéo quân.

- Người ta chon nứa( hoặc tre)mắt nhỏ, đốt dài có độ dẻo, dai để uốn làm khung hình sản phẩm. Sau khi lựa chọn cây núa( tre) vừa ý, người làm chia nhỏ ra thành từng đoạn vừa đủ dùng đem ngâm với nước vôi để trừ mối mọt rồi mang ra phơi nắng cho khô kiệt( nếu chỉ làm 1 cái để chơi thi không cần công đoạn này).

- Việc làm tiếp theo là chẻ, vót nan để tạo hình cho sản phẩm. Việc làm này cần sự khéo tay, có như thế mới tạo được những sản phẩm đẹp mắt. Người ta vót nan thành những thanh mỏng cho dễ uốn. Công việc tiếp theo là sắp xếp các thanh nan theo hình dạng định sẵn: Hình ngôi sao, con thỏ…Ở chỗ giáp mối của các thanh nan sẽ được cột bằng kẽm hoặc chỉ.

- Ở giữa khung lồng đèn có một thanh ngang chắc chắn làm bằng tre có cột một cọng kẽm quấn thành hình lò xo dùng để cắm đèn cấy.

- Khi khung hình đã hoàn thành người ta thực hiện công đoạn tiếp theo là cắt và pha màu giấy để dán lên khung. Giấy dùng để dán lên khung lồng đèn thường là loại giấy kính nhiều màu sắc nhưng nhiều nhất là màu đỏ. Có khi người ta dùng vải lụa màu để làm lồng đèn.

- Giấy được cắt theo kích thước và hình dáng của từng loại lồng đèn và được dán lên khung bằng một loại keo (hồ) đặc biệt. Loại keo này được làm từ bột mì pha với nước, khuấy chín, tạo thành một hỗn hợp chất dẻo.

- Sau khi hoàn thành khâu dán giấy màu lên lồng đèn người ta chỉ cần đem phơi qua dưới nắng để lồng đèn khô những mối dán và căng ra.

- Việc làm cuối cùng là cột dây và tra cán cầm cho sản phẩm. Dây treo thường được làm bằng chỉ và cán cầm là nhưng thanh tre nhỏ vót tròn, dài khoảng 30cm.

3) Yêu cầu sản phẩm hoàn thành

- Lồng đèn trung thu phải có màu sắc tươi sáng, rực rỡ.

- Giấy dán phải căng, bóng.

- Những hoa văn bên ngoài cần tương ứng với hình dáng của lồng đèn để tạo sự hài hòa, đẹp mắt.

III/ KẾT BÀI

- Lồng đèn trung thu là nét đẹp văn hóa của dân tộc VN, là món đồ chơi trung thu rất có ý nghĩa của trẻ em VN.

- Bên cạnh thị trường đồ chơi ngoại nhập vô cùng phong phú, Lồng đèn trung thu vẫn mang vẻ đẹp riêng của nó, vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

31 tháng 1 2018

Hạ Long theo nghĩa đen có nghĩa là Rồng bay xuống. Cái tên này gắn liền với một truyền thuyết đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Truyền thuyết kể lại rằng ngay từ những ngày đầu lập nước, người Việt đã bị giặc ngoại xâm tấn công theo đường biển. Biết trước được điều này Ngọc Hoàng đã sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc chuẩn bị ồ ạt tiến vào bờ cũng là lúc đàn Rồng từ trời cao bay xuống. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá ngọc bích trên biển. Những hòn đảo liên kết với nhau tạo nên bức tường thành vững chắc làm đoàn thuyền giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột, đâm vào các đảo đá và đâm vào nhau vỡ tan tành. Sau khi giặc ngoại xâm bị đánh đuổi ra khỏi bờ cõi, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời nữa vì họ đã say mê vẻ đẹp của nước và biển nơi hạ giới. Họ quyết định ở lại chính nơi mà trận chiến đã diễn ra. Vị trí mà Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long và nơi mà Rồng con đáp xuống, cúi đầu chào mẹ của mình chính là Bái Tử Long, nơi những chiếc đuôi quẫy mạnh được gọi là Bạch Long Vĩ.

Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ long được hình thành do sự vận động của đá và nước, là một tác phẩm nghệ thuật địa lí được hoàn thành sau hàng triệu năm biến đổi của địa chất. Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.

Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hoá, của thiên nhiên biến hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng kia trở nên những tác phẩm điêu khắc, hội họa hoàn mỹ với muôn hình dáng vẻ yêu kiều, vừa rất quen thuộc vừa như xa lạ với con người. Hàng ngàn đảo đá nhấp nhô trên sóng nước lung linh huyền ảo, vừa khoẻ khoắn hoành tráng nhưng cũng rất mềm mại duyên dáng, sống động. Đi giữa Hạ Long với muôn ngàn đảo đá, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá nơi đây. Đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền – hòn Đầu Người; đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước – Hòn Rồng; đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá – hòn Lã Vọng; và kia hai cánh buồm nâu lực lưỡng đang rẽ sóng nước ra khơi – hòn Cánh Buồm; rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước – hòn Trống Mái; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất – hòn Lư Hương… Tất cả đều rất thực, thực đến kinh ngạc. Những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo thời gian và góc nhìn. Tới đây ta mới nhận ra tất cả chúng không phải là những hòn đảo vô tri tĩnh lặng mà như có hồn và đều sống động.

Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung… Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là “kỳ quan đất dựng giữa trời cao”. Bao tao nhân mặc khách từ khắp năm châu khi đặt chân đến đây đều cảm thấy bàng hoàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của Hạ Long, dường như họ đều cảm thấy lúng túng và bất lực bởi vốn từ hiện có vẫn chưa đủ để mô tả vẻ đẹp của Hạ Long.

Vịnh Hạ Long cũng là nơi gắn liền với những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn – nơi có thương cảng cổ sầm uất vào thế kỷ thứ 12; có núi Bài Thơ lịch sử; cách đó không xa dòng sông Bạch Đằng – là chứng tích của hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của các thế hệ ông cha chống giặc ngoại xâm. Không chỉ có vậy, Hạ Long còn là một trong những cái nôi của con người với nền Văn hoá Hạ Long huy hoàng thời Hậu kỳ đồ đá mới tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng…

Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… Với hàng ngàn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng như tôm, cá, mực… Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ có ở nơi đây.

Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo vịnh Hạ Long hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng. Đến vịnh Hạ Long, chúng ta có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí… Vùng vịnh thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản do có các điều kiện thuận lợi: khí hậu tốt, diện tích bãi triều lớn, nước trong, ngư trường ven bờ và ngoài khơi có trữ lượng hải sản cao và đa dạng với cá song, cá giò, sò, tôm, bào ngư, trai ngọc các loại.

Hiện nay, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới . Hạ Long là một điểm du lịch hấp dẫn vì cảnh quan nơi đây thật đẹp và hữu tình. Phong cảnh Hạ Long không bao giờ bị tẻ nhạt, mỗi một mùa lại mang đến cho Hạ Long một sắc thái riêng đầy ấn tượng. Vịnh Hạ Long là nơi có nguồn tài nguyên dồi dào, hằng năm cung cấp hải sản cho các nhà máy chế biến.

Vịnh Hạ Long là một di sản văn hóa đáng tự hào của dân tộc. Ngày nay, vnh Hạ Long vẫn đang thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, mang lại nhiều lợi ích cho nước nhà, chúng ta cần ra sức bảo vệ và giữ gìn vịnh Hạ Long để vịnh ngày càng xanh tươi hơn, mãi mãi là niềm tự hào của đất nước



Read more: http://vanmau.edu.vn/thuyet-minh-ve-danh-lam-thang-canh/#ixzz55judqaeK

31 tháng 1 2018

Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc miền Trung, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, Tây Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, phía Đông trông ra biển. Thành phố Huế cách Hà Nội 660 km, cách thành phố Hồ,Chí Minh 1.080 km, nổi tiếng bỏi phong cảnh tuyệt đẹp và truyền thống văn hóa, lịch sử đặc biệt, có tiềm năng du lịch rất lớn.

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.054 km2, dân số 1.091.600 người. Địa hình rừng núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, nằm ở giáp biên giới Việt – Lào và kéo dài đến Đà Nẵng. Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích; phần lớn là những dãy đồi lô xô như bát úp, với chiều rộng vài trăm mét và chiều cao không quá 500 mét. Vùng đồng bằng duyên hải bề ngang hẹp, chạy song song với bờ biển, đồng ruộng xen lẫn với cồn cát, đầm phá…

thua22223

Hầu hết các sông lớn của Thừa Thiên – Huế như ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Truồi… đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy ngang qua đồng bằng rồi đổ ra biển. Sông Hương là con sông lớn nhất, có diện tích lưu vực rộng 300 km2.

Bờ biển dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 – 20 m, có khả năng xây dựng cảng nước sấu. Sân bay Phú Bài nằm cạnh quốc lộ 1A. Đường sắt xuyên Việt chạy dọc qua tỉnh. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy của Thừa Thiên – Huế đều rất thuận lợi.

Thừa Thiên – Huế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kì 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu mát mẻ và mùa đông giá rét. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 25°c. Mùa du lịch ở đây đẹp nhất là từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Thừa Thiên – Huế có tỉnh lị là thành phố Huế và 8 huyện : Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thuỷ, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông. Các dân tộc: Kinh, Tà-ôi, Bờ-ru, Vân Kiều, Cơ-tu… cùng chung sống đoàn kết trên mảnh đất này.

Thừa Thiên – Huế là một vùng đất cổ. Vào thế kỉ XIII, vùng đất này đã được nhập vào quốc gia Đại Việt bởi nó là món sính lễ của vua Chiêm Thành dâng lên vua Trần khi cưới công chúa Huyền Trân. Phong cảnh tươi đẹp, địa hình hiểm trở đã tạo cho Huế một vị trí đặc biệt trong lịch sử nước ta. Nơi đây đã được vua Quang Trung chọn làm kinh đô của triều đại Tây Sơn (1788 – 1802), vua Gia Long chọn làm kinh đô của triều Nguyễn (1802 – 1945). Suốt mấy trăm năm, Huế đã là trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước.

Cảnh quan của Thừa Thiên – Huế đa dạng, vẻ đẹp thiên nhiên kết hợp với vẻ đẹp của các công trình kiến trúc do con người tạo nên đã khiến cho Thừa Thiên 1 Huế trở thành một thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Sông Hương êm đềm chảy giữa lòng thành phố, in bóng cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp. Những bãi tắm Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô nước trong, cát mịn, thơ mộng vô cùng! Khu nghỉ mát lí tưởng Bạch Mã đã từng được so sánh với các khu nghỉ mát nổi tiếng khác của Đông Dương.

Tiềm năng du lịch nổi bật của Thừa Thiên – Huế là quần thể các di tích văn hoá với trên 300 công trình kiến trúc cổ bao gồm hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, các kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian, chùa chiền, miếu mạo, phủ đệ, hệ thống nhà vườn… Vì vậy, ngày 11 tháng 12 năm 1993, Huế đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Thừa Thiên – Huế còn là một địa phương có truyền thống cách mạng oanh liệt, đến nay còn lưu giữ nhiều di tích liên quan đến cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng tiền bối khác, liên quan đến hai cuộc chiến tranh giữ nước, giành độc lập dân tộc.

Tất cả các yếu tố trên là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức nhiều loại hình du lịch, phục vụ cho những đối tượng du khách khác nhau. Vì vậy, du lịch Thừa Thiên – Huế có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và chiến lược phát triển du lịch của cả nước.

Nét đặc trưng của văn hóa ở Thừa Thiên – Huế là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa dân gian Và văn hóa cung đình. Những điệu hò, điệu lí dân gian đã được tiếp thu và cải biên để phục vụ vua chúa, quan lại và rồi lại được đưa ra ngoài để trở thành các điệu hát, điệu múa phổ biến như ca Huế, múa cung đình Huế… Nền văn hóa này ngày nay đang được gìn giữ và phát triển.

Nét văn hóa Huế còn biểu hiện ở việc duy trì các làng nghề truyền thống như nghề kim hoàn, nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề làm nón… mà mỗi tác phẩm như gửi gắm cả tài năng và tâm hồn của người dân xứ Huế.

Văn hóa ẩm thực ở Huế cũng rất phong phú. Những món ăn cung đình cầu kì, tinh tế cùng hàng trăm loại bánh chỉ ở Huế mới có, sẵn sàng phục vụ du khách muôn phương.

Là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa nên Thừa Thiên – Huế có rất nhiều lễ hội dân gian. Đặc điểm chung của các lễ hội là đều được tổ chức công phu khiến du khách say mê, thích thú. Tiêu biểu như lễ hội Điện Hòn Chén thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na theo phong tục của người Chăm. Lễ hội cầu ngư ở làng Thái Dương Hạ. Hội chợ xuân ở Gia Lạc. Hội vật võ ở làng Sình. Hội đua thuyền trên sông Hương. Hội thả diều trong các ngày lễ lớn…

Huế là kinh đô cổ còn tồn tại khá nhiều công trình gần như nguyên dạng. Giá trị to lớn của Huế được thế giới biết đến chính là quần thể kiến trúc cung đình, thành quách, đền miếu, lăng tẩm… của các vua chúa triều Nguyễn, được xây dựng công phu trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ dọc hai bên bờ sông Hương. Có thể kể đến Ngọ Môn, điện Thái Hoà, Thế Miếu, Hiển Lâm các, cung Diên Thọ, cung Trường Sinh, lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định, chùa Thiên Mụ, chùa Từ Đàm, chùa Diệu Đế… Nếu vịnh Hạ Long là sự sắp đặt kì diệu của Tạo hóa thì cố đô Huế là sản phẩm được làm nên bởi khối óc và bàn tay tài hoa của con người.

Du khách đến Huế không mấy người bỏ qua chương trình dạo chơi bằng thuyền trên sông Hương. Nói đến Huế là nói đến sông Hương bởi không có sông Hương thì đấu còn là Huế mộng, Huế mơ…

Đi đâu cũng nhớ quê mình,
Nhớ sông Hương gió mát, nhớ Ngự Bình trăng treo.
(Ca dao)

Gọi là sông Hương vì theo truyền thuyết, từ xa xưa, dòng sông này chảy qua những rừng cây có hương thơm nên nước sông cũng đượm mùi thơm. Với độ dài 80 km, đoạn sông chảy qua Huế uốn lượn nhu có sự sắp đặt tài tình làm tôn thêm vẻ kiều diễm cho đất cố đô. Thuyền sẽ đưa du khách dạo bên khu kinh thành, dưới cầu Dã Viên, Phú Xuân, Trường Tiền; đưa du khách lên thăm lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ… rồi xuôi về Thuận An tắm biển. Du khách nào thích suy tư, xin mời ngược dòng sông Hương lên với rừng thông lăng Thiên Thọ để lắng nghe vi vút tiếng thông reo…

Dưới ánh trăng khuya, mặt sông lấp lánh như dát bạc. Giọng hò Huế ngọt ngào, tha thiết cất lên, man mác, chơi vơi trên, sóng nước. Du khách đón chén rượu mời từ tay cô gái Huế và thả hồn thưởng thức tiếng đàn, giọng hát như ru người vào cõi mộng.

Nói đến sông Hương là phải nhắc đến Ngự Bình, bởi sông Hương núi Ngự là biểu tượng của kinh đô Huế. Núi còn có tên là Băng Sơn, cách kinh thành Huế khoảng 3 km. Nhìn từ xa, Ngự Bình có dạng hình thang, đỉnh tương đối bằng phẳng, độ cao của núi khoảng 100 m. Xét theo thuật phong thuỷ thì Ngự Bình được coi như tấm bình phong che chở cho kinh thành. Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá của Tạo hóa, làm nên vẻ sơn thuỷ hữu tình rất đặc trưng của xứ Huế.

8 tháng 3 2018

Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 1 khoảng 95km đến thị xã Ninh Bình rồi sẽ theo đường số 10 chừng 28km sẽ tới thị trấn nhỏ nhưng rất nổi tiếng. Phát Diệm – nơi có nhà thờ cổ nhất VN, một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo mang đậm dáng dấp phương Đông.

Khu nhà thờ Phát Diệm được cha Phêrô Trần Lục (còn gọi là cụ sáu), chánh xứ Phát Diệm, xây từ năm 1876 đến khi cụ qua đời (6-7- 1899) mới hoàn thành. Khu nhà thờ có diện tích khoảng 2.000m2, bao gồm nhiều công trình như ao hồ, phương đình, nhà thờ lớn, nhà thờ đá, bốn nhà thờ nhỏ, ba hang đá nhân tạo… Trong đó, phương đình được coi là công trình nổi bật hơn cả. Phương đình có nghĩa là "nhà vuông”, kích thước cũng gần như vuông: chiều ngang 24m, sâu 17m, cao 25m và chia làm ba tầng. Tầng dưới lớn nhất được xây dựng toàn bằng đá xanh vuông vắn, trên đó tạc những bức phù điêu diễn tả sự tích Chúa Giê su và một vài vị thánh. Tầng giữa cũng được xây bằng đá có đặt một chiếc trống cái. Ở bốn gốc tầng này là bốn tháp nhỏ có mái cong. Tầng trên cùng lại được xây bằng gỗ, nơi đây đặt một quả chuông cao tới 1,9m, đường kính 1,10m, nặng gần 2 tấn. Âm thanh của chuông ngân vang, vọng xa đến cả chục cây số. Đứng ở tầng này có thể đưa tầm quan sát cả một vùng non nước xung quanh.

Từ phương đình ta nhìn thấy mặt tiền của nhà thờ lớn với năm lối vào bằng đá, phía trên là ba tháp vuông bằng gạch có mái cong. Đứng trước mặt tiền nhà thờ lớn, ta được chiêm ngưỡng một kiến trúc vừa mĩ lệ, tinh xảo, vừa thanh thoát, lôi cuốn. Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m. Bước vào bên trong nhà thờ, phải một lúc mới nhìn rõ vì rất tối. Điều đầu tiên làm ta chú ý là hai hàng cột lớn ở giữa dẫn đến bàn thờ bằng đá, sau bàn thờ là bức vách bằng gỗ được chạm khắc tinh xảo và sơn son thếp vàng rực rỡ.

Phía tây nhà thờ lớn là nhà thờ Thánh Giuse và nhà thờ Thánh Phê rô; phía đông là nhà thờ trái tim Ghúa Gie su và nhà thờ Thánh Rôcô. Cả bốn nhà thờ này đều có kích cỡ như nhau, cấu trúc tương tự nhau, song lại có vẻ độc đáo riêng. Còn một nhà thờ nữa là nhà thờ Trái tim Đức Mẹ. Nhà thờ này dài 18m, rộng 9m, cao 5m, từ nền, cột, xà, tường, chấn song đến tháp, bàn thờ đều bằng đá nên còn có tên gọi là "nhà thờ đá”. Điều đặc biệt là nhà thờ này có hàng chữ khắc bằng Việt ngữ duy nhất trong toàn bộ khu nhà thờ Phát Diệm: Trái tim thánh Đức Bà chẳng hề mắc tội tổ tông truyền, cầu cho chúng tôi”.

Trước những công trình đồ sộ, độc đáo như vậy, du khách không khỏi ngạc nhiên, thán phục tài ba của cụ Sáu và những nghệ nhân vô danh đã làm nên những bức tường, những chiếc sập, những bức phù điêu toàn bằng đá, những cột gỗ cao hơn chục mét, nặng tới 7 tấn, những nét chạm trổ tinh vi, điêu luyện… Tất cả đều đẹp tới mức hoàn hảo.

Đến Phát Diệm, bạn có cảm giác tâm hồn được thanh thản bởi không gian tĩnh lặng, tôn nghiêm, không khí trong lành, thoáng đãng. Và thật đánh tiếc nếu đến Phát Diệm mà lại không chụp vài “pô” ảnh trước nhà thờ lớn làm kỉ niệm. Nếu không có máy ảnh, xin bạn cứ yên tâm và tin tưởng vào đội ngũ thợ ảnh ở đây. Họ sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của bạn. Còn nếu bạn muốn mua quà lưu niệm thì Phát Diệm cũng rất sẵn, đặc biệt là đồ bằng cói: mũ, dép, thảm, giỏ xách… với giá chỉ trên dưới 4.000 đồng/chiếc…

Trải qua hơn một thế kỉ với bao sự xói mòn của thời gian và tàn phá của bom đạn chiến tranh, nhà thờ Phát Diệm vẫn uy nghiêm tồn tại. Nhà thờ Phát Diệm không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo của Việt Nam từ hơn một thế kỉ nay mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng nằm trong vùng du lịch Ninh Bình – Hoa Lư – Bích Động – Địch Lộng – Cúc Phương, hằng năm đón hàng chục nghìn khách du lịch bốn phương. Quần thể kiến trúc Phát Diệm đã được Bộ Văn hóa nước ta xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa chung của cả nước.

9 tháng 3 2018

cau tu lam a