K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2019

Khi nhà Đinh, nhà Tiền Lê làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình (củng cố độc lập dân tộc, khôi phục thống nhất quốc gia) thì Hoa Lư cũng vừa xong sứ mệnh lịch sử của một Thủ đô thời kỳ đầu khi đất nước giành lại độc lập. Độc lập tổ quốc đã được thử thách và vững vàng hơn. Những tiền đề cần thiết cho bước nhảy vọt về kinh tế, phát triển huy hoàng về văn hoá đã được chuẩn bị qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê. Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc. Với nhãn quan chính trị xuất sắc của mình, nhà vua đã nhận ra vị thế đắc địa của thành Đại La. Mùa thu tháng bảy năm Canh Tuất (1010), vua đầu triều Lý quyết định dời đô. Mùa nước rẫy, thuyền ngự với chiến thuyền và văn võ bá quan hộ tống từ Hoa Lư ngược dòng cập bến Đại La. Tại vùng đất mới, nhà vua đổi tên là thành Thăng Long. Kinh thành mới đại thể được giới hạn bằng 3 con sông. Phía Đông là sông Hồng, phía Bắc và phía Tây là sông Tô, phía Nam là sông Kim Ngưu và chia làm hai phần: Hoàng thành và kinh thành. Hoàng thành nằm trong lòng Kinh thành, vị trí gần Hồ Tây, nơi có các cung điện hoàng gia, đồng thời là nơi thiết triều. Trong Hoàng thành còn ngăn ra một khu vực nữa gọi là Cấm thành. Đây là nơi ở của hoàng gia, gọi là Long thành. Những cung điện chính còn ghi chép trong sử sách như: Điện Kiền Nguyên là điện chính, nơi vua làm việc, hai bên tả hữu là điện Tập Hiền và Giảng Vũ. Bên trái mở cửa Phi Long thông với cung Nghinh Xuân; bên phái mở cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn; chính Bắc dựng điện Cao Minh, đằng sau dựng điện Long An và Long Thuỵ để vua nghỉ ngơi, tiếp sau là cung Thuý Hoa và các cung khác để các phi tần ở,v.v...    Gốm thời LÝ Năm 1029 vua Lý Thái Tôn cho xây dựng lại Cấm thành. Trên nền cũ của điện Kiền Nguyên dựng điện Thiên An làm chính, hai bên tả hữu là điện Tuyên Đức và Diên Phúc. Đằng trước Thiên An là sân rồng, hai bên tả hữu sân rồng dựng gác chuông, xung quanh bốn bề đều dựng hành lang và dải vũ. Chếch về phía Đông là điện Văn Minh và điện Quảng vũ. Phía trước sân rồng là điện Phụng Tiên, trên điện có lầu Chính Dương nơi đặt đồng hồ và báo canh. Đằng sau điện Thiên An là điện Thiên Khánh hình bát giác, nối liền Thiên Khánh với điện Trường Xuân phía sau là các cầu Phượng Hoàng, trên điện Trường Xuân có gác Long Đồ. Năm 1203 lại thêm đợt xây dựng mới. Vua Lý Cao Tôn cho dựng thêm cung điện ở phía Tây tẩm điện: Chính giữa đặt điện Thiên Thuỵ, bên trái dựng điện Dương Minh, bên phải dựng điện Thiềm Quang, đằng trước xây điện Chính Nghi, phía trên dựng điện Kính Thiên. Chính giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm, bên phải mở cửa Vệt Thành, thềm gọi là Ngân Hồng. Đằng sau mở điện Thắng Thọ, trên có dựng gác. Bên trái xây gác Nhật Kim, bên phải xây gác Nguyệt Bảo, xung quanh đều dựng nhà hành lang. Phía trái gác Nguyệt Bảo dựng toà Lương Thạch, phía Tây gác xây Dục Đường (nhà tắm). Ngoài ra còn rất nhiều công trình khác như gác Phú Quốc, thềm Phượng Tiêu, cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư, đình Ngoạn Y. Tất cả các công trình này đều có trồng hoa thơm cỏ lạ, “cách chạm trổ trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ xưa chưa từng có vậy”(việt sử lược .t .14). Bao bọc các cung điện là một bức tường thành bảo vệ gọi là Long Thành với 10 vệ cấm quân ngày đêm canh gác.    Tượng Phật Ngoài các cung điện, nhà Lý còn xây dựng khá nhiều các đền miếu, chùa tháp, hồ, vườn cảnh để phục vụ cho nhu cầu du ngoạn và tâm linh của hoàng tộc như chùa Vạn Tuế, chùa Hưng Thiên Ngự, chùa Chân Giáo, đền Quán Thánh và hàng loạt lầu các, đài tạ rất đẹp như: đài Chúng Tiên dựng năm 1161 tầng trên lợp ngói vàng, tầng dưới lợp ngói bạc; hồ Kim Minh vạn tuế có cầu Vũ Phượng đi vào núi đá giữa hồ; hồ Thuỵ Thanh, ứng Minh(đào 1051); hồ Phượng Liên (đào 1098), cạnh hồ dựng điện Sùng Uyên, điện Huy Dương, đình Lai Phượng, điện ánh Thiềm, đình át Vân cùng lầu Trường Minh, phía sau bắc cầu Ngoạn Hoa. Nhiều vườn ngự cũng được mở trongkhu hoàng thành: vườn Quỳnh Lâm, Thắng cảnh, Xuân Quang, Thượng Lâm. Trong các vườn này còn đào hồ nuôi thả hải sản như đồi mồi cá biển...Tất cả các công trình kiến trúc trong hoàng thành đều xây dựng quy mô tráng lệ, từ lầu son gác tía đến các công trình văn hoá, tôn giáo hoà quyện với thiên nhiên tạo nên dáng vẻ riêng của chốn Cửu trùng.   Rồng thời Lý Khu thứ hai là khu dân sự, quan lại và binh lính ở bao bọc lấy hoàng thành, còn gọi là kinh thành. Khu này chia thành các phường nông nghiệp và thủ công nghiệp. Cả hai khu (Hoàng thành và kinh thành) được bao bọc bằng đê của ba con sông nói trên. Đời sống kinh tế tại Thăng Long thời gian này đã có nhiều thay đổi. Từ vị trí là một miền dân khang vật thịnh, nên khi trở thành Kinh Sư dân số Thăng Long ngày càng đông, hoạt động kinh tế của kinh thành ngày càng sầm uất, phồn thịnh hơn trước. Chỉ trong khoảng hơn một trăm năm sau khi trở thành kinh đô, tại Thăng Long, nhà Lý trong giai đoạn thịnh đạt đã đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trên quy mô lớn, mở ra kỷ nguyên văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam. Tứ đại khí: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, tượng Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh chính là được thiết kế từ thời kỳ này. Nhà Lý đã trải qua 9 đời ở kinh thành Thăng Long, đổi quốc hiệu là Đại Việt, tồn tại 215 năm

24 tháng 10 2019

Từ thời Lý, cấu trúc “tam trung thành quách” đã định hình rõ ràng. Vòng thành trong cùng bao bọc nơi ở của vua, gọi là Cấm thành, vòng thành giữa bao bọc nơi nhà vua và triều đình làm việc, bao trọn cả Cấm thành, là Hoàng thành, hay còn gọi là Long thành. Vòng thành ngoài cùng bao bọc nơi ở của quan lại, thái tử, hoàng tử, anh em họ hàng nhà vua và dân chúng, gọi là Đại La thành. Vùng đất nằm giữa Hoàng thành và Đại La thành gọi là Kinh thành.

Với chủ trương không bao bọc thái tử và hoàng tử trong bốn bức tường Hoàng thành, các vua triều Lý luôn xây dựng cung điện ở ngoài thành cho các con trai của mình. Ngoài Hoàng thành là Kinh thành với muôn mặt đời sống thường nhật của người dân diễn ra mỗi ngày. Đó là cách tốt nhất để các thái tử và hoàng tử hiểu rõ việc đời, việc người, hiểu rõ về xã hội, dân chúng mà họ sẽ trị vì sau này.

Cung điện của Thái tử được gọi là cung Long Đức. Đây là cung điện cố định nhất trong số các cung điện dành cho con trai của nhà vua. Khi một hoàng tử được lập làm thái tử thì sẽ được dọn về ở tại cung này. Khi thái tử lên ngôi vua, cung này lại được dành cho thái tử thế hệ kế tiếp. Vì thế, chủ nhân của cung Long Đức có tính luân phiên.

Bên cạnh cung Long Đức, các phủ điện của các hoàng tử, hoàng thân quốc thích, các quan lại và doanh trại quân lính cũng tập trung tại khu vực Kinh thành. Đây là những công trình kỳ vĩ nằm xen kẽ với phố phường buôn bán và nơi ở, sản xuất của nhân dân, tạo thành tổ hợp phố phường thành thị sầm uất.

Thời Lý, Kinh thành Thăng Long được chia làm 61 phường là nơi ở, làm ăn, sản xuất và buôn bán của nhân dân. Nguyên nghĩa của chữ “phường” là “ô đất vuông”. 61 phường có từ thời Lý là 61 ô đất vuông tập hợp các hộ gia đình thành một đơn vị hành chính tương đương với một xã ở nông thôn. Các phường này được giới hạn với nhau bằng đường phố. Đây là kiểu quy hoạch kinh đô đặc trưng thời Trung đại. Tuy nhiên, Kinh đô Thăng Long lại có điểm đặc sắc riêng, ấy là mỗi phường đều là nơi tập trung các thợ thủ công làm chung một nghề và thường có chung một quê. Bởi vậy, người ta thường nói về “phường thợ xây”, “phường thợ mộc” hay “phường thợ hàn”. Phường từ một đơn vị hành chính đã gắn với nghề nghiệp chủ đạo của những người dân cư trú tại phường đó. Người dân thường mở cửa hàng bán sản phẩm của phường mình ở ven các con phố chạy qua phường, hình thành nên các con phố buôn bán chủ yếu chung một mặt hàng và phố được gọi tên theo mặt hàng kinh doanh từ đó. Điều này lý giải vì sao Thăng Long – Hà Nội cổ có những con phố mang tên Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Tre

Trung tâm Kinh thành Thăng Long có Thái Hồ là nơi nhà Lý dựng Văn Miếu và trường Quốc Tử Giám. Phía Nam Thái Hồ là hồ Chu Tước (sau gọi là hồ Bích Câu, sau nữa được tách thành hồ Bảy Mẫu và hồ Thuyền Quang). Năm 1154, vua Lý Anh Tông cho dựng đàn Viên Khâu cạnh hồ Chu Tước để làm lễ Tế Giao hằng năm.

Thời Lý, hồ Dâm Đàm (hồ Tây) đã tách khỏi sông Hồng, nhưng hồ Lục Thủy (hồ Gươm) và hồ Chu Tước thì vẫn ăn thông với sông Kim Ngưu và sông Tô Lịch – hai con sông uốn khúc chảy quanh trong nội thành Thăng Long. Trên đoạn sông Tô Lịch cổ chạy qua Kinh thành Thăng Long được dựng một vài cây cầu để cư dân hai bên bờ sông có thể qua lại, giao thương: cầu Đông xây bằng đá, cầu Thái Hòa dựng bằng gỗ, cầu Cau và cầu Tây Dương.

Cũng do Kinh đô Thăng Long có hệ thống sông hồ thông thoáng nên hình thành những bến thuyền (từ cổ gọi là “búa”) tấp nập thuyền bè vào ra buôn bán: bến Triều Đông (Hòe Nhai), bến Thái Cực (Hàng Đào), bến Thái Tổ (Nguyễn Du), bến Giang Tân (Nghĩa Đô), bến Thiên Thu, bến Đại Thông (hiện chưa xác định thuộc khu vực nào)… Thăng Long thời xưa chợ và bến thuyền thường song hành với nhau như thế nên mới hình thành cách gọi “chợ búa” như dân ta vẫn quen dùng cho đến nay.

Kinh thành Thăng Long

Kinh thành Thăng Long nằm ven sông Hồng (còn gọi là sông Nhị, hay Lô Giang thời Lý). Các nhà vua thời Lý cho dựng bốn cung điện ven sông này để nhà vua và tùy tùng, quan lại ra xem lễ hội đua thuyền hằng năm. Bốn cung điện đó là Hàm Quang (được xây dựng năm 1011), Linh Quang (được xây dựng năm 1058), Thủy Tinh và cung Thánh Từ (được xây dựng vào đầu thế kỷ XII). Trong đó, cung Thánh Từ cũng chính là nơi dành cho Thái Hậu ở. Các cung điện ở đây đều được xây dựng với quy mô rất lớn thành quần thể cung điện nguy nga, tráng lệ. Chẳng hạn, bên trái điện Linh Quang được dựng thêm điện Kiến Lễ, bên phải là điện Sùng Nghi, mặt tiền dựng lầu chuông một cột 6 cạnh hình hoa sen (thời Lý, Phật giáo trở nên thịnh hành và hình ảnh hoa sen được cách điệu thành những họa tiết trang trí và công trình xây dựng, làm nên những công trình lịch sử như Chùa Một Cột…)

Chùa Một Cột

Bên hồ Dâm Đàm (hồ Tây), các nhà vua triều Lý cũng cho xây nhiều cung điện làm hành cung hoặc quán quan ngự trên mặt nước để xem đánh cá, bơi thuyền. Đầu thế kỷ XIII, công chúa Từ Hoa, con gái của vua Lý Thần Tông, ở cung Từ Hoa ven hồ Dâm Đàm đã cùng các cung nữ mở nghề trồng dâu nuôi tằm. Vì thế, nơi này mới có tên là trại Tàm Tang, sau đổi thành Nghi Tàm.

Còn bên hồ Lục Thủy, nhà Lý cho dựng nhiều công trình quan trọng, như tháp Báo Thiên và chùa Báo Thiên được dựng để ghi công chiến thắng quân Chiêm Thành, cung Chiêm Nữ là nơi dành cho các cung nữ Chiêm Thành bị bắt tới ở.

Thời Lý, do đạo Phật thịnh hành nên trong Kinh thành được nhà vua cho dựng nhiều chùa chiền, trong đó có nhiều ngôi chùa nổi tiếng như chùa Vạn Tuế, chùa Diên Hựu, chùa Ngọc Hồ.

Theo thuyết phong thủy, nhà Lý cũng cho đắp nhiều núi giả để vừa được vận nước vững bền, vừa làm nơi thắng cảnh thưởng ngoạn. Có thể kể đến một vài ngọn núi nhân tạo này, như: Tam Sơn, Ngũ Nhạc, Khán Sơn, Sư Sơn. Cũng có ý kiến cho rằng, Nùng Sơn là một trong những ngọn núi nhân tạo như thế. Tuy nhiên, ý kiến này còn nhiều tranh cãi do Nùng Sơn còn được đồng nhất với núi Long Đỗ (rốn rồng) tồn tại từ trước khi nhà Lý dời đô về Thăng Long.

Bên bờ Đông sông Hồng, đối diện với Kinh thành, vua Lý Anh Tông cho dựng trạm Hoài Viễn làm nơi tiếp đón sứ giả các nước và tù trưởng các miền thiểu số tới kinh triều kiến nhà vua.

Như vậy, từ thời nhà Lý, Thăng Long đã trở thành không chỉ là trung tâm chính trị, hành chính, quân sự mà còn là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của cả nước, với lối quy hoạch phố phường kiểu bàn cờ mang tính khoa học 

24 tháng 9 2016

Xin chào, hôm nay tôi xin giới thiệu về lịch sử 36 phố phường của Thăng Long, Hà Nội. Sách "Hà Nội ba sáu phố phường" của Thạch Lam viết: "Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Trung Quốc có Thượng Hải… Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu..."

Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố rất nhiều vẻ đẹp vì Hà Nội đẹp thật và cũng vì chúng ta mến yêu. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội . Để cho những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ đẹp riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba mươi sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi.

Hà Nội hiện nay có 9 quận, 5 huyện gồm 128 phường, 98 xã và 6 thị trấn, nhưng đó là "phường và phố" Hà Nội hiện nay, còn ca dao cổ có câu:
Hà Nội ba sáu phố phường.
Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh.

Khu phố cổ "36 phố phường" của Hà Nội được giới hạn bởi đường Hàng Đậu ở phía Bắc, phía Tây là đường Phùng Hưng, phía Đông là đường Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải, phía Nam là đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng. Khu phố cổ được biết đến hiện nay được thiết kế và quy hoạch theo phong cách kiến trúc Pháp với mạng lưới đường hình bàn cờ, nhưng dấu vết lịch sử thì lại in đậm ở nhiều lớp văn hoá chồng lên nhau. Thăng Long-Hà Nội là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt bởi vì đến hết thế kỷ XVI Thăng Long-Đông Đô-Đông Kinh vẫn là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt lúc ấy.

Dưới thời nhà Lý, nhà Trần, Phố cổ Hà Nội bao gồm nhiều phường trong tổng số 61 phường thời đó. Vào thời Lê, đầu thế kỷ XVI, Hà Nội trở thành Đông Kinh, khắp nơi đổ về buôn bán làm ăn trong 36 phường lúc bấy giờ, và dần dần, nơi đây chính là khu Phố Cổ thời nay.

Vào thời Lê, "phường" ngoài nội dung chỉ các tổ chức của những người cùng làm một nghề (phường chèo, phường thợ) thì còn một nội dung nữa, chỉ những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long.

Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ Phụng Thiên. Chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy, Thăng Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định hành chính đó.

Phường là tổ chức nghề nghiệp (chỉ có ở kinh thành Thăng Long) còn đơn vị tương đương với làng xã ở vùng nông thôn. Đây là nơi sống và làm việc của những người làm cùng một nghề thủ công. Trong số các nghề mà sau đó phát triển ở Hà Nội là nghề nhuộm, dệt, làm giấy, đúc đồng, rèn và gốm. Ở đây còn có nghề đúc tiền (sắt và đồng), đóng thuyền, làm vũ khí và xe kiệu.

Khi xưa, khu 36 phố phường phát triển trong môi trường có nhiều ao hồ. Khu này được sông Tô Lịch bao bọc ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Đông và hồ Hoàn Kiếm ở phía Nam. Khu vực chợ và nhà ở đầu tiên được đặt tại nơi sông Tô Lịch và sông Hồng gặp nhau. Cửa sông Tô Lịch là bến cảng và có thể có rất nhiều con kênh nhỏ nằm rải rác trong khu Phố Cổ.

Từ thế kỷ XV, khu Kinh Thành gọi là phủ Trung Đô gồm 2 huyện với tổng số 36 phường. Trong thời kỳ này đa phần huyện Thọ Xương, hầu hết các phố đều là nơi buôn bán, rất nhiều đền và chùa cũng được xây vào thời kỳ này.

Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do sáp nhập): Thọ Xương còn 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận còn 40 phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại.

Như vậy, nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà Nguyễn đã đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi.

Trên thực tế không có cái gọi là "Hà Nội 36 phố phường". Chỉ có Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Hà Nội thời Minh Mạng có 239 phường, thôn, trại và Hà Nội thời Tự Đức với 153 phường.

Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ "Hàng", tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó.Và sau đây là một bài ca dao gửi đến tất cả mọi người để nhớ tới 36 phố phường của Hà nội ta:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Qua đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là quá xinh.

Từ đời Lê (thế kỷ XV), nhiều người Trung Quốc được phép cư trú ở Thăng Long (Hà Nội), họ rủ nhau đến làm ăn buôn bán ở phố Hàng Ngang (xưa kia ở hai đầu phố có dựng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến đóng lại). Do đó thành tên Hàng Ngang.

Như tên gọi Hàng Đường có rất nhiều cửa hàng bán đường, mứt, bánh, kẹo. Sát với chợ Đồng Xuân là phố Hàng Mã - chuyên bán các mặt hàng truyền thống làm từ các loại giấy màu.

Từ đầu phố Hàng Mã đi thẳng sang phố Hàng Chiếu dài 276m (nơi bán nhiều loại chiếu thảm bằng cói) là đến Ô Quan Chưởng (cửa Đông Hà) di tích khá nguyên vẹn của một trong 36 phố phường Thăng Long xưa hay phố nghề rất điển hình: Hàng Thiếc.

Mỗi nghề còn giữ lại trên tên phố Hà Nội nay đã qua bao thay đổi, đến nay đã có hơn sáu mươi phố bắt đầu bằng chữ Hàng như Hàng Đào, Hàng Tre, Hàng Sắt, Hàng Mành, Hàng Bún, Hàng Bè...

Trong các phố của Hà Nội hiện nay, có những phố nguyên có chữ Hàng nhưng đã được mang tên mới như Hàng Cỏ (tức phố Trần Hưng Đạo ngày nay), Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), Hàng Giò (Bà Triệu phía gần Hồ Hoàn Kiếm), Hàng Lọng (Đường Nam bộ rồi Lê Duẩn), Hàng Nâu (Trần Nhật Duật), Hàng Kèn (Quang Trung), Hàng Bột (Tôn Đức Thắng).

Khu phố cổ Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX cơ cấu đô thị trở nên dày đặc hơn. Khu phố cổ được mở rộng tập trung theo hướng trung tâm của khu phố. Các ao, hồ, đầm, dần dần bị lấp kín để lấy đất xây dựng.

Khu phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang nặng bản sắc dân tộc Việt, có sắc thái đặc trưng của một khu dân cư sản xuất chủ yếu là nghề thủ công truyền thống. Nơi đây diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của cư dân đô thị như sinh sống, bán hàng sản xuất, lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tạo nên một sức sống mãnh liệt để khu phố cổ tồn tại vĩnh viễn và phát triển không ngừng.

Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sự thay đổi. Khu phố cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, đường được rải nhựa và có hệ thống chiếu sáng, nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói. Bên cạnh những nhà cổ mái ngói xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách Châu Âu.

Khu phố cổ Hà Nội từ 1954-1985, dân cư có sự thay đổi, nhiều gia đình từ chiến khu trở về được bố trí vào ở khu phố cổ. Kể từ đó số hộ ở trong mỗi số nhà cứ tăng dần lên từ một hộ đến hai, ba hộ, rồi mỗi hộ gia đình lại phát triển thêm theo kiểu tam đại, tứ đại đồng đường...

Từ 1954 trở đi, do chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, chính sách phát triển sản xuất, chính sách kinh tế của thời bao cấp (Nhà nước đảm nhận việc cung cấp mọi nhu yếu phẩm cho cuộc sống của dân cư qua hệ thống các cửa hàng bách hoá và dịch vụ...).

Toàn bộ khu phố cổ nơi buôn bán sầm uất đã trở thành khu dân cư ở (1960-1983), đa số dân cư trở thành cán bộ, công nhân viên, phục vụ cho xí nghiệp, hợp tác xã các cơ quan thành phố...

Mặt tiền của nhiều nhà cửa được sửa lại thành mặt tiền nhà ở có cửa ra vào và cửa sổ. Phố xá yên tĩnh hơn. Sự nhộn nhịp phố xá tuỳ ở từng nơi từng lúc thường theo giờ ca kíp đi làm vào sáng, trưa, chiều tối, sự nhộn nhịp còn ở các khu chợ, các cửa hàng bách hoá, cửa hàng chuyên doanh của Nhà nước của hợp tác xã (như chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da...). Dân cư ở khu phố cổ cứ tăng dần lên, lấn chiếm các không gian trống của các sân trong từng nhà. Một số mặt hàng thủ công truyền thống bị mai một.

Khu phố cổ từ 1986 đến nay, dưới đường lối đổi mới của Đảng đã khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân xây dựng mở mang phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Buôn bán ở khu phố cổ dần dần được phục hồi, phát triển và sầm uất hơn xưa. Nhiều ngôi nhà cổ được cải tạo đổi mới, nhiều nhà xuống cấp, bị hỏng được xây dựng lại với nhiều kiểu cách. Nhiều đình, đền, chùa được tu sửa.

Ngày nay, ta vẫn xem "36 phố phường" của Hà Nội là khu phố cổ. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dẫu tên phố thay đổi ít nhiều, dẫu nghề nghiệp ở đó có còn hay mất, nhưng những nghề thủ công và các sản phẩm mà người thợ Thăng Long làm ra sẽ mãi in đậm, ăn sâu trong trái tim người Hà Nội cũng như lịch sử Việt Nam.

Chúc mọi người thahm quan vui vẻ!

5 tháng 1 2020

1. / - Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo "tiến công trước để tự vệ". 

      - Ý nghĩa lịch sử:

    + Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược Tống bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc, trong đó có đồng bào các dân tộc ít người.

    + Kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trên dưới một lòng, dưới sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt. Chiến công của ông xứng đáng được sử sách dân tộc lưu mãi muôn đời.

    + Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ hoàn toàn mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

2./

Xã hội

- Bộ máy thống trị: vua quan, quý tộc.

- Những người bị trị: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán, nô tì.

- Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu.

Văn hóa

- Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Tổ chức khoa thi để chọn người làm quan.

- Phật giáo rất phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều sùng Phật giáo.

 Giáo dục :

- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học, sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong cả nước, tổ chức thêm một số kì thi.

=> Như vậy, nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.

5 tháng 1 2020

Nhớ k cho mk nha

2. * Giáo dục và văn hoá - Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt. - Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. -Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông... - Hoạt động ca hát. nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý. - Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột... - Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý... Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc — Vân hoá Thăng Long. 

 

19 tháng 11 2017

1. - Khác nhau : Thời Lý - Trần, tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội. 

- Giống nhau : giai cấp thống trị và giai cấp bị trị với các tầng lớp quý tộc, địa chủ tư hữu (giai cấp thống trị), nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì. - Khác nhau : Thời Lý - Trần, tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội. Thời Lê sơ, tầng lớp nông nô không còn, nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển rất mạnh.

12 tháng 11 2019

1.Nội dung học tập chủ yếu của nền giáo dục thời Lý là chữ Hán và đạo Nho, vì chữ Hán và đạo Nho đã được sử dụng từ thời Bắc thuộc, cho nên sử dụng chữ Hán, học sách Nho giáo trở thành một việc làm thuận tiện đô'i với giai câ'p thông trị lúc bấy giờ

. Những sự kiện nào chứng tỏ giáo dục thời Lý phát triển hơn thời Đinh Tiền Lê ?

Những sự kiện chứng tỏ giáo dục thời Lý phát triển hơn thời Đinh Tiền Lê là:

- Năm 1070, Văn miếu được xây dựng ở Thăng Long để thờ Khổng Tử. Đây cũng là nơi dạy học cho các con vua.

- Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan.

- Năm 1076, Nhà Lý mở Quốc Tử Giám cho các con em quý tộc đến học. Sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước vào đây học tập, tổ chức thêm 1 số kì thi.

2.

Vì cuộc chiến đấu này chỉ :
+ Tiến công vào các căn cứ quân sự của địch để đánh nước ta .

+ Trên đường đi không hề tàn sát người dân vô tội

+ Khi hoàn thành nhiệm vụ lập tức trở về

Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt

- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

3.

Kinh đô Hoa Lư với địa thế hiểm trở, thích hợp trong thời chiến và khi thế lực quốc gia còn yếu.

- Nay, khi đất nước đã thái bình, yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn một nơi có địa thế thích hợp nhất để làm căn cứ đóng đô, ổn định về kinh trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.

- Thăng Long là nơi có vị trí thích hợp nhất “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.

ý nghĩa :việc định đô phải nhằm "Mưu toan nghiệp lớn, tính kế cho con cháu muôn vạn đời". Ông nhận thấy "thành Hoa Lư ẩm thấp, chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác".

Nguyên nhân thắng lợi:

- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau



 

12 tháng 11 2019

-Cảm ơn cậu nhé

18 tháng 9 2016

chị ơi em lớp 6 mà phải thi với bài này T_T

 

27 tháng 9 2016

tui cũng thế ,chả hiểu cái gì luôn

24 tháng 9 2016

Xin chào, hôm nay tôi xin giới thiệu về lịch sử 36 phố phường của Thăng Long, Hà Nội. Sách "Hà Nội ba sáu phố phường" của Thạch Lam viết: "Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Trung Quốc có Thượng Hải… Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu..."

Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố rất nhiều vẻ đẹp vì Hà Nội đẹp thật và cũng vì chúng ta mến yêu. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội . Để cho những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ đẹp riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba mươi sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi.

Hà Nội hiện nay có 9 quận, 5 huyện gồm 128 phường, 98 xã và 6 thị trấn, nhưng đó là "phường và phố" Hà Nội hiện nay, còn ca dao cổ có câu:
Hà Nội ba sáu phố phường.
Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh.

Khu phố cổ "36 phố phường" của Hà Nội được giới hạn bởi đường Hàng Đậu ở phía Bắc, phía Tây là đường Phùng Hưng, phía Đông là đường Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải, phía Nam là đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng. Khu phố cổ được biết đến hiện nay được thiết kế và quy hoạch theo phong cách kiến trúc Pháp với mạng lưới đường hình bàn cờ, nhưng dấu vết lịch sử thì lại in đậm ở nhiều lớp văn hoá chồng lên nhau. Thăng Long-Hà Nội là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt bởi vì đến hết thế kỷ XVI Thăng Long-Đông Đô-Đông Kinh vẫn là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt lúc ấy.

Dưới thời nhà Lý, nhà Trần, Phố cổ Hà Nội bao gồm nhiều phường trong tổng số 61 phường thời đó. Vào thời Lê, đầu thế kỷ XVI, Hà Nội trở thành Đông Kinh, khắp nơi đổ về buôn bán làm ăn trong 36 phường lúc bấy giờ, và dần dần, nơi đây chính là khu Phố Cổ thời nay.

Vào thời Lê, "phường" ngoài nội dung chỉ các tổ chức của những người cùng làm một nghề (phường chèo, phường thợ) thì còn một nội dung nữa, chỉ những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long.

Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ Phụng Thiên. Chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy, Thăng Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định hành chính đó.

Phường là tổ chức nghề nghiệp (chỉ có ở kinh thành Thăng Long) còn đơn vị tương đương với làng xã ở vùng nông thôn. Đây là nơi sống và làm việc của những người làm cùng một nghề thủ công. Trong số các nghề mà sau đó phát triển ở Hà Nội là nghề nhuộm, dệt, làm giấy, đúc đồng, rèn và gốm. Ở đây còn có nghề đúc tiền (sắt và đồng), đóng thuyền, làm vũ khí và xe kiệu.

Khi xưa, khu 36 phố phường phát triển trong môi trường có nhiều ao hồ. Khu này được sông Tô Lịch bao bọc ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Đông và hồ Hoàn Kiếm ở phía Nam. Khu vực chợ và nhà ở đầu tiên được đặt tại nơi sông Tô Lịch và sông Hồng gặp nhau. Cửa sông Tô Lịch là bến cảng và có thể có rất nhiều con kênh nhỏ nằm rải rác trong khu Phố Cổ.

Từ thế kỷ XV, khu Kinh Thành gọi là phủ Trung Đô gồm 2 huyện với tổng số 36 phường. Trong thời kỳ này đa phần huyện Thọ Xương, hầu hết các phố đều là nơi buôn bán, rất nhiều đền và chùa cũng được xây vào thời kỳ này.

Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do sáp nhập): Thọ Xương còn 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận còn 40 phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại.

Như vậy, nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà Nguyễn đã đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi.

Trên thực tế không có cái gọi là "Hà Nội 36 phố phường". Chỉ có Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Hà Nội thời Minh Mạng có 239 phường, thôn, trại và Hà Nội thời Tự Đức với 153 phường.

Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ "Hàng", tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó.Và sau đây là một bài ca dao gửi đến tất cả mọi người để nhớ tới 36 phố phường của Hà nội ta:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Qua đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là quá xinh.

Từ đời Lê (thế kỷ XV), nhiều người Trung Quốc được phép cư trú ở Thăng Long (Hà Nội), họ rủ nhau đến làm ăn buôn bán ở phố Hàng Ngang (xưa kia ở hai đầu phố có dựng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến đóng lại). Do đó thành tên Hàng Ngang.

Như tên gọi Hàng Đường có rất nhiều cửa hàng bán đường, mứt, bánh, kẹo. Sát với chợ Đồng Xuân là phố Hàng Mã - chuyên bán các mặt hàng truyền thống làm từ các loại giấy màu.

Từ đầu phố Hàng Mã đi thẳng sang phố Hàng Chiếu dài 276m (nơi bán nhiều loại chiếu thảm bằng cói) là đến Ô Quan Chưởng (cửa Đông Hà) di tích khá nguyên vẹn của một trong 36 phố phường Thăng Long xưa hay phố nghề rất điển hình: Hàng Thiếc.

Mỗi nghề còn giữ lại trên tên phố Hà Nội nay đã qua bao thay đổi, đến nay đã có hơn sáu mươi phố bắt đầu bằng chữ Hàng như Hàng Đào, Hàng Tre, Hàng Sắt, Hàng Mành, Hàng Bún, Hàng Bè...

Trong các phố của Hà Nội hiện nay, có những phố nguyên có chữ Hàng nhưng đã được mang tên mới như Hàng Cỏ (tức phố Trần Hưng Đạo ngày nay), Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), Hàng Giò (Bà Triệu phía gần Hồ Hoàn Kiếm), Hàng Lọng (Đường Nam bộ rồi Lê Duẩn), Hàng Nâu (Trần Nhật Duật), Hàng Kèn (Quang Trung), Hàng Bột (Tôn Đức Thắng).

Khu phố cổ Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX cơ cấu đô thị trở nên dày đặc hơn. Khu phố cổ được mở rộng tập trung theo hướng trung tâm của khu phố. Các ao, hồ, đầm, dần dần bị lấp kín để lấy đất xây dựng.

Khu phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang nặng bản sắc dân tộc Việt, có sắc thái đặc trưng của một khu dân cư sản xuất chủ yếu là nghề thủ công truyền thống. Nơi đây diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của cư dân đô thị như sinh sống, bán hàng sản xuất, lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tạo nên một sức sống mãnh liệt để khu phố cổ tồn tại vĩnh viễn và phát triển không ngừng.

Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sự thay đổi. Khu phố cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, đường được rải nhựa và có hệ thống chiếu sáng, nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói. Bên cạnh những nhà cổ mái ngói xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách Châu Âu.

Khu phố cổ Hà Nội từ 1954-1985, dân cư có sự thay đổi, nhiều gia đình từ chiến khu trở về được bố trí vào ở khu phố cổ. Kể từ đó số hộ ở trong mỗi số nhà cứ tăng dần lên từ một hộ đến hai, ba hộ, rồi mỗi hộ gia đình lại phát triển thêm theo kiểu tam đại, tứ đại đồng đường...

Từ 1954 trở đi, do chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, chính sách phát triển sản xuất, chính sách kinh tế của thời bao cấp (Nhà nước đảm nhận việc cung cấp mọi nhu yếu phẩm cho cuộc sống của dân cư qua hệ thống các cửa hàng bách hoá và dịch vụ...).

Toàn bộ khu phố cổ nơi buôn bán sầm uất đã trở thành khu dân cư ở (1960-1983), đa số dân cư trở thành cán bộ, công nhân viên, phục vụ cho xí nghiệp, hợp tác xã các cơ quan thành phố...

Mặt tiền của nhiều nhà cửa được sửa lại thành mặt tiền nhà ở có cửa ra vào và cửa sổ. Phố xá yên tĩnh hơn. Sự nhộn nhịp phố xá tuỳ ở từng nơi từng lúc thường theo giờ ca kíp đi làm vào sáng, trưa, chiều tối, sự nhộn nhịp còn ở các khu chợ, các cửa hàng bách hoá, cửa hàng chuyên doanh của Nhà nước của hợp tác xã (như chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da...). Dân cư ở khu phố cổ cứ tăng dần lên, lấn chiếm các không gian trống của các sân trong từng nhà. Một số mặt hàng thủ công truyền thống bị mai một.

Khu phố cổ từ 1986 đến nay, dưới đường lối đổi mới của Đảng đã khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân xây dựng mở mang phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Buôn bán ở khu phố cổ dần dần được phục hồi, phát triển và sầm uất hơn xưa. Nhiều ngôi nhà cổ được cải tạo đổi mới, nhiều nhà xuống cấp, bị hỏng được xây dựng lại với nhiều kiểu cách. Nhiều đình, đền, chùa được tu sửa.

Ngày nay, ta vẫn xem "36 phố phường" của Hà Nội là khu phố cổ. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dẫu tên phố thay đổi ít nhiều, dẫu nghề nghiệp ở đó có còn hay mất, nhưng những nghề thủ công và các sản phẩm mà người thợ Thăng Long làm ra sẽ mãi in đậm, ăn sâu trong trái tim người Hà Nội cũng như lịch sử Việt Nam.

Chúc mọi người tham quan vu vẻ!

9 tháng 8 2018

Xin chào, hôm nay tôi xin giới thiệu về lịch sử 36 phố phường của Thăng Long, Hà Nội. Sách "Hà Nội ba sáu phố phường" của Thạch Lam viết: "Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Trung Quốc có Thượng Hải… Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu..."

Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố rất nhiều vẻ đẹp vì Hà Nội đẹp thật và cũng vì chúng ta mến yêu. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội . Để cho những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ đẹp riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba mươi sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi.

Hà Nội hiện nay có 9 quận, 5 huyện gồm 128 phường, 98 xã và 6 thị trấn, nhưng đó là "phường và phố" Hà Nội hiện nay, còn ca dao cổ có câu:
Hà Nội ba sáu phố phường.
Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh.

Khu phố cổ "36 phố phường" của Hà Nội được giới hạn bởi đường Hàng Đậu ở phía Bắc, phía Tây là đường Phùng Hưng, phía Đông là đường Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải, phía Nam là đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng. Khu phố cổ được biết đến hiện nay được thiết kế và quy hoạch theo phong cách kiến trúc Pháp với mạng lưới đường hình bàn cờ, nhưng dấu vết lịch sử thì lại in đậm ở nhiều lớp văn hoá chồng lên nhau. Thăng Long-Hà Nội là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt bởi vì đến hết thế kỷ XVI Thăng Long-Đông Đô-Đông Kinh vẫn là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt lúc ấy.

Dưới thời nhà Lý, nhà Trần, Phố cổ Hà Nội bao gồm nhiều phường trong tổng số 61 phường thời đó. Vào thời Lê, đầu thế kỷ XVI, Hà Nội trở thành Đông Kinh, khắp nơi đổ về buôn bán làm ăn trong 36 phường lúc bấy giờ, và dần dần, nơi đây chính là khu Phố Cổ thời nay.

Vào thời Lê, "phường" ngoài nội dung chỉ các tổ chức của những người cùng làm một nghề (phường chèo, phường thợ) thì còn một nội dung nữa, chỉ những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long.

Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ Phụng Thiên. Chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy, Thăng Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định hành chính đó.

Phường là tổ chức nghề nghiệp (chỉ có ở kinh thành Thăng Long) còn đơn vị tương đương với làng xã ở vùng nông thôn. Đây là nơi sống và làm việc của những người làm cùng một nghề thủ công. Trong số các nghề mà sau đó phát triển ở Hà Nội là nghề nhuộm, dệt, làm giấy, đúc đồng, rèn và gốm. Ở đây còn có nghề đúc tiền (sắt và đồng), đóng thuyền, làm vũ khí và xe kiệu.

Khi xưa, khu 36 phố phường phát triển trong môi trường có nhiều ao hồ. Khu này được sông Tô Lịch bao bọc ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Đông và hồ Hoàn Kiếm ở phía Nam. Khu vực chợ và nhà ở đầu tiên được đặt tại nơi sông Tô Lịch và sông Hồng gặp nhau. Cửa sông Tô Lịch là bến cảng và có thể có rất nhiều con kênh nhỏ nằm rải rác trong khu Phố Cổ.

Từ thế kỷ XV, khu Kinh Thành gọi là phủ Trung Đô gồm 2 huyện với tổng số 36 phường. Trong thời kỳ này đa phần huyện Thọ Xương, hầu hết các phố đều là nơi buôn bán, rất nhiều đền và chùa cũng được xây vào thời kỳ này.

Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do sáp nhập): Thọ Xương còn 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận còn 40 phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại.

Như vậy, nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà Nguyễn đã đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi.

Trên thực tế không có cái gọi là "Hà Nội 36 phố phường". Chỉ có Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Hà Nội thời Minh Mạng có 239 phường, thôn, trại và Hà Nội thời Tự Đức với 153 phường.

Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ "Hàng", tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó.Và sau đây là một bài ca dao gửi đến tất cả mọi người để nhớ tới 36 phố phường của Hà nội ta:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Qua đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là quá xinh.

Từ đời Lê (thế kỷ XV), nhiều người Trung Quốc được phép cư trú ở Thăng Long (Hà Nội), họ rủ nhau đến làm ăn buôn bán ở phố Hàng Ngang (xưa kia ở hai đầu phố có dựng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến đóng lại). Do đó thành tên Hàng Ngang.

Như tên gọi Hàng Đường có rất nhiều cửa hàng bán đường, mứt, bánh, kẹo. Sát với chợ Đồng Xuân là phố Hàng Mã - chuyên bán các mặt hàng truyền thống làm từ các loại giấy màu.

Từ đầu phố Hàng Mã đi thẳng sang phố Hàng Chiếu dài 276m (nơi bán nhiều loại chiếu thảm bằng cói) là đến Ô Quan Chưởng (cửa Đông Hà) di tích khá nguyên vẹn của một trong 36 phố phường Thăng Long xưa hay phố nghề rất điển hình: Hàng Thiếc.

Mỗi nghề còn giữ lại trên tên phố Hà Nội nay đã qua bao thay đổi, đến nay đã có hơn sáu mươi phố bắt đầu bằng chữ Hàng như Hàng Đào, Hàng Tre, Hàng Sắt, Hàng Mành, Hàng Bún, Hàng Bè...

Trong các phố của Hà Nội hiện nay, có những phố nguyên có chữ Hàng nhưng đã được mang tên mới như Hàng Cỏ (tức phố Trần Hưng Đạo ngày nay), Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), Hàng Giò (Bà Triệu phía gần Hồ Hoàn Kiếm), Hàng Lọng (Đường Nam bộ rồi Lê Duẩn), Hàng Nâu (Trần Nhật Duật), Hàng Kèn (Quang Trung), Hàng Bột (Tôn Đức Thắng).

Khu phố cổ Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX cơ cấu đô thị trở nên dày đặc hơn. Khu phố cổ được mở rộng tập trung theo hướng trung tâm của khu phố. Các ao, hồ, đầm, dần dần bị lấp kín để lấy đất xây dựng.

Khu phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang nặng bản sắc dân tộc Việt, có sắc thái đặc trưng của một khu dân cư sản xuất chủ yếu là nghề thủ công truyền thống. Nơi đây diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của cư dân đô thị như sinh sống, bán hàng sản xuất, lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tạo nên một sức sống mãnh liệt để khu phố cổ tồn tại vĩnh viễn và phát triển không ngừng.

Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sự thay đổi. Khu phố cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, đường được rải nhựa và có hệ thống chiếu sáng, nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói. Bên cạnh những nhà cổ mái ngói xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách Châu Âu.

Khu phố cổ Hà Nội từ 1954-1985, dân cư có sự thay đổi, nhiều gia đình từ chiến khu trở về được bố trí vào ở khu phố cổ. Kể từ đó số hộ ở trong mỗi số nhà cứ tăng dần lên từ một hộ đến hai, ba hộ, rồi mỗi hộ gia đình lại phát triển thêm theo kiểu tam đại, tứ đại đồng đường...

Từ 1954 trở đi, do chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, chính sách phát triển sản xuất, chính sách kinh tế của thời bao cấp (Nhà nước đảm nhận việc cung cấp mọi nhu yếu phẩm cho cuộc sống của dân cư qua hệ thống các cửa hàng bách hoá và dịch vụ...).

Toàn bộ khu phố cổ nơi buôn bán sầm uất đã trở thành khu dân cư ở (1960-1983), đa số dân cư trở thành cán bộ, công nhân viên, phục vụ cho xí nghiệp, hợp tác xã các cơ quan thành phố...

Mặt tiền của nhiều nhà cửa được sửa lại thành mặt tiền nhà ở có cửa ra vào và cửa sổ. Phố xá yên tĩnh hơn. Sự nhộn nhịp phố xá tuỳ ở từng nơi từng lúc thường theo giờ ca kíp đi làm vào sáng, trưa, chiều tối, sự nhộn nhịp còn ở các khu chợ, các cửa hàng bách hoá, cửa hàng chuyên doanh của Nhà nước của hợp tác xã (như chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da...). Dân cư ở khu phố cổ cứ tăng dần lên, lấn chiếm các không gian trống của các sân trong từng nhà. Một số mặt hàng thủ công truyền thống bị mai một.

Khu phố cổ từ 1986 đến nay, dưới đường lối đổi mới của Đảng đã khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân xây dựng mở mang phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Buôn bán ở khu phố cổ dần dần được phục hồi, phát triển và sầm uất hơn xưa. Nhiều ngôi nhà cổ được cải tạo đổi mới, nhiều nhà xuống cấp, bị hỏng được xây dựng lại với nhiều kiểu cách. Nhiều đình, đền, chùa được tu sửa.

Ngày nay, ta vẫn xem "36 phố phường" của Hà Nội là khu phố cổ. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dẫu tên phố thay đổi ít nhiều, dẫu nghề nghiệp ở đó có còn hay mất, nhưng những nghề thủ công và các sản phẩm mà người thợ Thăng Long làm ra sẽ mãi in đậm, ăn sâu trong trái tim người Hà Nội cũng như lịch sử Việt Nam.

28 tháng 11 2016

giúp mình với

 

6 tháng 4 2018

Hàng vạn chiến binh áo vải cờ đào của nghĩa quân Tây Sơn đã tiến hành cuộc hành quân thần tốc ra kinh thành Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. Chiến công giữ nước này càng hiển hách khi vừa đúng dịp đầu xuân và đúng vào thời thịnh trị của Càn Long. Cho đến nay, cuộc hành quân thần tốc của đội quân bách thắng ấy vẫn là một bí mật huyền ảo trong sử sách...

Hàng vạn chiến binh áo vải cờ đào của nghĩa quân Tây Sơn đã tiến hành cuộc hành quân thần tốc ra kinh thành Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Võ công hiển hách trong năm Dậu

Trong cuộc tiến công ra Bắc tiêu diệt quân xâm lược nhà Thanh chỉ trong khoảng 5 ngày từ đêm 30 tháng Chạp năm Mậu Thân (tức ngày 25/1/1789 dương lịch) đến chiều mồng 5 Tết Kỷ Dậu (30/1/1789), quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy tài tình của vua Quang Trung, đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ giải phóng kinh thành Thăng Long, giải phóng đất nước. Tuy nhiên cho đến nay, cuộc hành quân thần tốc ra kinh thành Thăng Long của vua Quang Trung vẫn đang là một bí mật của lịch sử.

PV đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Hà Mạnh Khoa, chuyên viên cao cấp của viện Sử học, viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và được ông cung cấp những thông tin về cuộc hành quân thần tốc này.

Theo PGS.TS Hà Mạnh Khoa, sử liệu thể hiện, kể từ ngày 21/11 năm Mậu Thân (1788) quân Thanh chiếm được kinh thành Thăng Long. Tới ngày 24/11, Nguyễn Huệ nhận được tin cấp báo của Ngô Văn Sở, ngay ngày hôm sau (25/11) ông lập tức lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi ra lệnh xuất quân. Ngày 29/11, vua Quang Trung kéo quân ra Nghệ An và đến ngày 20/12 (15/1/1789) ông mở hội khao quân tại Tam Điệp, đến ngày 30 tháng Chạp (25/1/1789) tổng tiến công tiêu diệt quân Thanh.

Như vậy, kể từ khi lên ngôi Hoàng đế đến khi tiêu diệt toàn bộ quân Thanh, nghĩa quân Tây Sơn do vua Quang Trung chỉ huy vừa hành quân vừa đánh giặc trong khoảng thời gian 1 tháng 10 ngày.

Chiến thắng quân Thanh mùa xuân Kỷ Dậu (1789) là đỉnh phát triển cao nhất của phong trào Tây Sơn, chứng tỏ tài năng quân sự của Hoàng đế Quang Trung và sức sống bền bỉ của dân tộc. Đó là một chiến công vô cùng oanh liệt trong lịch sử đấu tranh chống xâm lăng của dân tộc ta, là kết quả của tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân sĩ, với sự tham gia ủng hộ của nhân dân và tài chỉ huy lỗi lạc của vua Quang Trung.

Trong chiến thắng này, ông đã vận dụng chiến lược, chiến thuật rất tài tình, độc đáo, đã phát huy đến cao độ tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân sĩ và triệt để lợi dụng những nhân tố bất ngờ, nắm vững thời cơ, mở một cuộc phản công quyết liệt, thần tốc, không cho quân giặc kịp trở tay đối phó. Chiến thắng này cũng để lại những giá trị vĩnh hằng cho mọi thế hệ hiện tại và tương lai là trong bất kỳ tình huống nào, đoàn kết dân tộc là sức mạnh của mọi thành công và phải luôn đặt lợi ích của dân tộc và đất nước lên hàng đầu.

Bí mật cuộc hành quân thần tốc

Để tìm lý do thành công của cuộc hành quân thần tốc này, có một số thông tin đã đưa ra về cách thức hành quân của quân Tây Sơn. Tuy nhiên, theo PGS.TS Hà Mạnh Khoa, các thông tin này tuy chưa được kiểm chứng bằng các nguồn sử liệu có độ tin cậy cao, nhưng có thể nói, đó là ánh xạ được bảo lưu dưới các hình thức để ca ngợi và ghi nhận công lao của một người anh hùng dân tộc, từ đó cũng nói lên quyết tâm của toàn thể dân tộc kiên quyết chiến đấu vì nền độc lập của Tổ quốc.

Nói về bí mật cuộc hành quân, theo những nghiên cứu,  về giả thuyết: “Trước hết trước khi hành quân tiêu diệt quân Thanh, vua Quang Trung đã 2 lần ra Bắc vào năm 1786 và cuối năm 1787. Nhưng với năm Kỷ Dậu, thế và lực của nghĩa quân đã mạnh lên rất nhiều, đặc biệt một lực lượng không nhỏ là quan lại, nho sĩ của Bắc Hà đã hợp tác chặt chẽ ủng hộ nhà vua. Chính vì thế mà vua Quang Trung đã có một kế hoạch hoàn hảo trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc chống lại quân xâm lược nhà Thanh.

Bốn mươi ngày đường, khoảng cách 1.200 dặm, tổng số quân 10 vạn có 5 vạn từ Huế và 5 vạn tại Thanh Nghệ cùng 300 thớt voi (dùng riêng cho các “ông voi” là loại thú khổng lồ được thuần dưỡng, biên chế như một binh chủng trong quân đội xưa), nếu muốn đến Thăng Long thì 1 ngày phải đi được 30 dặm (tức 48km) và phải đi liên tục không có ngày nghỉ.

Vào thời điểm đó, từ Huế ra Thăng Long chỉ có hai tuyến đường chính: Tuyến Lai Kinh (gần trùng với Quốc lộ 1A hiện nay) và tuyến Thượng Đạo, men theo đồi núi trung du phía Tây, giãn cách với Quốc lộ 1A từ 30 – 40km đến 70 – 80km. Tuyến Lai Kinh có ưu điểm là ngắn hơn, nhưng đó là đường đất và nhiều sông hồ, đầm lầy vậy nên hàng vạn quân binh mã, voi sẽ khó vượt qua để đạt tốc độ 40 – 45km/ngày.

Thêm vào đó, đi tuyến này đại quân sẽ đi qua các vùng có nhiều tai mắt của quân Thanh, chắc rằng quân Thanh sẽ động binh sớm hơn kế hoạch dự định. Có thể khẳng định chắc chắn rằng đại quân, voi và phương tiện chiến tranh không thể nào vận hành theo tuyến Lai Kinh.

Còn với tuyến Thượng Đạo, nhiều sử gia cũng đồng ý với quan điểm, nghĩa quân Tây Sơn hành quân theo con đường này. Tuyến đường này dài hơn một ít so với tuyến Lai Kinh nhưng địa hình đồi núi trung du, chỉ qua sông đầu nguồn và những con suối cạn. Chỉ có vài ba con sông lớn như sông Lam, sông Mã...

Như vậy quân sĩ, voi có thể theo Thượng đạo một cách bí mật thần tốc và đi bình thường 48km hàng ngày suốt 40 ngày đêm không mệt mỏi. Với tuyến Thượng Đạo, vấn đề qua sông suối là dễ dàng, voi đã có thức ăn như chuối rừng và cỏ. Điều quan trọng là quân địch không thể nào phát hiện có sự động binh của vua Quang Trung ra Bắc”.

“Theo một số sử sách triều Lê ghi lại, khi tiến quân ra Thăng Long đánh quân Thanh, vua Quang Trung đã bày cho quân lính cứ 3 người một tốp, thay phiên cáng nhau đi, thành ra cuộc hành quân dài không phải dừng mà ai nấy đều được nghỉ, do đó quân Tây Sơn hành quân cực kỳ thần tốc. Thêm vào đó, một số giả thuyết cũng đưa ra, quân Tây Sơn đã dùng cáng bằng tre, nứa đan, đến những khúc sông, lấy cáng ra làm thuyền thúng vượt sông, rất hiệu quả, nhất là dịp tháng Chạp miền Bắc, trời rét lạnh căm căm. Ở đây có một vấn đề cần tiếp tục giải mã là tại sao chỉ trong khoảng thời gian trên mà Hoàng đế Quang Trung vừa tuyển quân, vừa hành quân và tổ chức những trận đánh khiến cho quân Thanh trở tay không kịp”, nhà sử học dẫn chứng thêm.

Nói về cuộc hành quân thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn, PGS.TS Mạnh Khoa nhấn mạnh: “Cho đến nay, những thông tin này hoàn toàn bí mật. Nhưng có thể nói đây là một cuộc hành quân thần tốc nhất, một trong những kỳ tích về hành quân và tổ chức đánh giặc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nhưng để làm được điều đó trước hết phải nói đến tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân trước nguy cơ bị quân xâm lược phương Bắc chiếm, dân tộc mất quyền tự chủ, độc lập. Chiến thắng vĩ đại đó không tách rời sự lãnh đạo và tổ chức tài ba của vua Quang Trung”.

Quang Trung – Nguyễn Huệ là người tiêu biểu cho sức sống phi thường của dân tộc, tạo nên tính chất độc đáo của thời đại Quang Trung “áo vải cờ đào” khi nông dân tự mình đứng ra đảm nhiệm sứ mạng cứu nước và dựng nước.

23 tháng 2 2019

Bác Hồ từng nói: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta, tinh thần yêu nước ấy lúc nào cũng mạnh mẽ, vững bền. Nhất là mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước ấy càng bốc cao như ngọn lửa, thiêu cháy mọi kẻ thù xâm lược.

Trong đêm trường nô lệ của nghìn năm Bắc thuộc, ngọn lửa yêu nước vẫn âm ỉ cháy, nên liên tiếp có những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm bùng lên. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Thù nhà nợ nước chất cao, vào năm 40 Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi nhất tề hưởng ứng.
 
 Sau khi quét sạch quân Hán, Trưng Trắc lên ngôi, triều đình đóng đô ở Mê Linh. Tuy Hai Bà Trưng chỉ đem lại độc lập cho đất nước được hai nước, nhưng cuộc khởi nghĩa đã góp phần hun đúc tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc. Noi gương Hai Bà, biết bao cuộc khởi nghĩa khác lại liên tiếp nổ ra. Trong đó có cuộc khởi nghĩa đã đem lại độc lập dài nhất cho dân ta thời ấy, đó là cuộc khởi nghĩa của Lí Bôn nổ ra ở Thái Bình. Vào năm 542, Lí Bôn lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa tháng lợi, lên ngôi Hoàng đế năm 544, nhà vua trị vì đất nước đến năm 602. Tuy sau đó thất bại, nhưng ông đã giữ được nền độc lập cho đất nước 58 năm.
 
Trong nghìn năm Bắc thuộc, giặc phương Bắc chỉ chiếm được đất của ta, chưa bao giờ chúng tiêu diệt được lòng yêu nước của dân ta. "Thất bại là mẹ thành công", dân tộc ta không ngừng đấu tranh, cho đến năm 937 - 938, Ngô Quyền gánh vác sự nghiệp tự chủ của họ Khúc, lãnh đạo nhân dân, đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập cho non sông, chấm dứt nghìn năm đô hộ của giặc phương Bắc, đất nước bước vào thời phong kiến tự chủ.
 
Sau khi giành được độc lập, tinh thần yêu nước của dân tộc ta càng được khích lệ, phát triển mạnh mẽ, khiến dân ta dưới triều đại nhà Lí, vừa xây dựng đất nước vững mạnh vừa đánh thắng hơn 10 vạn quân Tống (thế kỉ XI). Đến thế kỉ XIII, quân Mông Nguyên, một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới thời đó, ba lần kéo quân xâm lược nước Đại Việt ta, cả ba lần đều thất bại! Dân tộc ta đã lập bao chiến công hiển hách, điển hình nhất, lại vẫn là chiến thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử.
 
 Ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên hùng cường, dân tộc ta đã khẳng định tinh thần yêu nước của ta là vô địch! Lòng yêu nước lại trào sôi mãnh liệt khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, "nhân dân bốn cõi một nhà" đồng lòng đánh tan ách nô lệ của giặc Minh. Mười năm kháng chiến trường kì (1418 - 1427) đã dẫn đến thắng lợi vẻ vang. Nhưng phong kiến phương Bắc vẫn không từ bỏ mộng xâm lăng mảnh đất phương Nam nhỏ bé này. Thế kỷ XVIII, nhà Thanh vẫn tiếp tục tham vọng đó, nhân chính sự triều Lê suy tàn mà chúng tràn sang nước ta. Nhân dân ta lại một lần nữa với dòng máu yêu nước nhất tề theo vua Quang Trung, chỉ trong mười ngày đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi!
 
Thời nay dân ta lại được sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng mà lòng yêu nước được biểu hiện ngay ở tên gọi: Nguyễn Ái Quốc, nổi tiếng khắp năm châu bốn biển - nên lòng yêu nước của dân ta càng như "một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước". Nhờ vậy mà trong vòng ba mươi năm dân ta đánh đổ "hai đế quốc to" (lời Hồ Chủ tịch). Sau chín năm kháng chiến chống Pháp, ngày 7-5-1954, lá cờ Việt Nam phấp phới trên nóc hầm Đờ-cát, làm nên một Điện Biên "chấn động địa cầu". Giải phóng được miền Bắc, toàn dân tộc phát huy tinh thần yêu nước cao độ, dốc toàn sức lực cả hai miền Nam - Bắc, đánh đế quốc Mĩ. Và ngày 30-4-1975, lá cờ giải phóng lại tung bay trên dinh Độc lập, "Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào" như lời Bác Hồ trước lúc đi xa đã kêu gọi, để "Bắc - Nam sum họp" như nguyện vọng thiết tha của Người. Bác Hồ vẫn cùng chúng ta hành quân khi chiến dịch quyết định vận mệnh non sông được mang tên Người - chiến dịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của lòng yêu nước.
 
Dân tộc ta là một dân tộc yêu nước, yêu nước thiết tha, nồng nàn. Chúng ta cũng rất yêu hòa bình, nhưng vì nền hòa bình muôn thuở, dân tộc ta quyết đem lòng yêu nước nồng nàn để đánh tan mọi kẻ thù, bảo vệ non sông gấm vóc. Điều đó đã được lịch sử chống ngoại xâm hàng ngàn năm của dân tộc ta khẳng định như một chân lí vững chắc.

23 tháng 2 2019

1. Anh/ chị hãy đặt tên cho đoạn trích.

"Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

2. Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn.

Phép thế với các đại từ "đó, ấy, nó"

3. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu "Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"? Với hai cụm động từ lướt qua... và nhấn chìm..., tác giả đã khẳng định điều gì ở lòng yêu nước? Sự khẳng định đó đã được chứng minh như thế nào trong lịch sử giữ nước oanh liệt của dân tộc?

- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với " một làn sóng..."; sử dụng phép điệp trong cấu trúc " Nó kết thành... nó lướt qua... nó nhấn chìm...", trong điệp từ " nó"; phép liệt kê trong cả ba vế câu...

- Với hai cụm động từ lướt qua... và nhấn chìm..., tác giả đã khẳng định sức mạnh vô địch của lòng yêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.

- Có thể chứng minh bằng những trang sử hào hùng của dân tộc, từ những cuộc chiến chống Tống, Nguyên, Minh, Thanh... tới hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ..., khi chúng ta là một nước nhỏ nhưng chưa hề khuất phục trước bất cứ kẻ thù xâm lược nào.

4. Viết một bài luận khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại?

Bài luận có thể tham khảo một số ý sau đây:

- Giải thích khái niệm: Lòng yêu nước là sự biểu hiện mối quan hệ tình cảm tích cực của mỗi công dân với đất nước.

- Biểu hiện: Lòng yêu nước là tình cảm mang tính truyền thống của người VN. Khi đất nước có chiến tranh, lòng yêu nước thể hiện ở lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộc…; khi đất nước hòa bình, lòng yêu nước thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, con người, lòng tự hào dân tộc......

- Trong thời hiện đại, là thời kì của kinh tế thị trường, hội nhập…, con người Việt Nam vừa tiếp nối truyền thống cha ông, thể hiện lòng yêu nước trong ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của dân tộc; vừa có ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa, những giá trị tinh thần của dân tộc như phong tục, tập quán, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; thể hiện ý thức tự tôn dân tộc bằng những hành động cụ thể, thiết thực; xây dựng đất nước giàu mạnh để có thể tự hào sánh vai các cường quốc trên thế giới; bảo vệ danh dự con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế...

- Bàn luận vấn đề:

* Yêu nước nhưng không cố chấp, bảo thủ ( ta về ta tắm ao ta…)

* Có lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc nhưng không bằng lòng với những gì đang có.

* Yêu nước nhưng không che giấu, chấp nhận những thói hư tật xấu của người Việt, phải đấu tranh để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.

- Liên hệ bản thân: Học để góp phần xây dựng đất nước ngày mai; giữ gìn bản sắc dân tộc trong mọi lĩnh vực, mọi mối quan hệ...