K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2022

Lê Lợi được rùa thần cho mượn gươm thần để giết giặc

ý nghĩa : chi tiết thể hiện rõ ràng niềm khát khao của nhân dân đối với một đất nước độc lập , tự do và khát khao muốn đánh đuổi giặc .

28 tháng 3 2022

Chi tiết kì ảo : Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

Ý nghĩa : nhấn mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân ta và sự đoàn kết, muốn đất nước tự do, độc lập, khát vọng đánh đuổi giặc của nhân dân ta. 

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
11 tháng 10 2018

1. Các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Con Rồng cháu Tiên:

- Nguồn gốc của các vị thần:

+ Lạc Long Quân vốn nòi Rồng, sống dưới nước, thạo mọi phép thần thông và hay trừ yêu tinh giúp dân.

+ Âu Cơ vốn nòi Tiên, con cháu Thần Nông, sống trên cạn...

- Cuộc gặp gỡ và kết hôn kì lạ: Âu Cơ nghe phương Nam có nhiều hoa thơm cỏ lạ nên nên đi thăm thú. Gặp Lạc Long Quân và bén duyên. Hai người tự nhiên đính ước và kết hôn với nhau. Trở thành vợ chồng.

- Cuộc sinh nở thần kì: Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Bọc trứng nở ra trăm người con. 50 trai. 50 gái. Không cần bú mớm nuôi nấng tự lớn vổng thành những người đẹp đẽ, khỏe mạnh.

- Cuộc chia tay thần kì: 50 người con theo cha xuống biển. 50 người con theo mẹ lên non. Chia nhau cai quản các phương. Khi nào có việc thì gọi để giúp đỡ nhau.

2. Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo:

- Thể hiện trí tưởng tượng của nhân dân, cha ông ta từ thời xưa.

- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý của dân tộc ta: chúng ta đều là con cháu của Rồng, Tiên => nguồn gốc cao quý.

- Thể hiện ước mơ của nhân dân về sự đoàn kết, thống nhất của dân tộc: vì cùng sinh ra từ một mẹ nên là một đại gia đình, thống nhất tộc người, đoàn kết trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

11 tháng 2 2022

bucqua

 

15 tháng 3 2022

tham khảo

 

Các chi tiết kì ảo trong truyện " Sự tích Hồ Gươm "

+ Rùa thần cho Lê Lợi mượn gươm.

+ Thanh gươm sáng rực.

+ Trên gươm có khắc 2 chữ " Thuận Thiên "

=> 2 chữ " Thuận Thiân " khắc trên gươm có nghĩa là thể hiện tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến hợp trời, hợp lòng người.

+ Sau khi đánh xong, Rùa Thần đòi gươm.

=> Có nghĩa là khi hào bình, chúng ta ko cần tới gươm giáo. Dân tộc ta chỉ cần tới gươm khi chống giặc thôi

15 tháng 3 2022

tham khảo

Các chi tiết kì ảo trong truyện " Sự tích Hồ Gươm "

+ Rùa thần cho Lê Lợi mượn gươm.

+ Thanh gươm sáng rực.

+ Trên gươm có khắc 2 chữ " Thuận Thiên "

=> 2 chữ " Thuận Thiân " khắc trên gươm có nghĩa là thể hiện tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến hợp trời, hợp lòng người.

+ Sau khi đánh xong, Rùa Thần đòi gươm.

=> Có nghĩa là khi hào bình, chúng ta ko cần tới gươm giáo. Dân tộc ta chỉ cần tới gươm khi chống giặc thôi

2 tháng 4 2020

Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.

học tốt nhé

2 tháng 4 2020

Bạn tham khảo nhé:

Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.

Chúc bạn học tốt !

11 tháng 10 2016

a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc: lòng yêu nước của :nhân dân ta từ xưa đã có sẵn ở những lứa tuổi nhỏ nhất, tiếng nói ấy là dấu hiêu mở đầu cho truyền thống yêu nước của lớp thiếu niên Việt Nam trong các thế kỉ dựng nước về sau với nhiều tấm gương, nỗi căm giận giặc xâm lăng làm cho em bé không biết nói bật ra tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc. 
b) Gióng đòi ngực sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc: phản ánh cách đánh giặc ngày xưa chỉ cậy ở cá nhân tướng tài, phản ánh xã hội ta thời gấy đã sang thời kỳ đồ sắt và đã có thể dùng sắt để đức ngựa, giáp và roi. (Tại sao lại không đòi gươm mà đòi roi?), hình ảnh ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt trong sự tổng hợp là biểu tượng của một sức mạnh bất khả kháng, đó cũng là sức tưởng tượng của nhân dân về người hùng có sức nhanh (ngựa), sức rắn (giáp), sức ứng biến (roi).
c) Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé: tinh thần yêu nước, căm thù giặc lúc bấy giờ là của tất cả dân tộc, thể hiên tinh thần tương thân, tương ái của nhân dân ta thời xưa đới với người nghèo, có mức độ, chi tiết phản ánh đời sống nông nghiệp của dân ta thời xưa sống chủ yếu bằng lúa gạo, do đó giúp nhau cơn ăn là quý nhất và có khả năng nhất. 
d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: sức mạnh yêu nước được thúc bách để kịp đối đầu với quân thù, có sự hậu thuẫn của nhân dân thì sức mạnh chống giặc được tăng lên nhanh chống, nhờ nhân dân nuôi dượng thì mới tạo được các anh hùng dân tộc, anh hùng dân tộc trưởng thành là từ nhân dân. 
đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc: tre là hình ảnh làng quê Việt Nam, cũng như nhân dân, tre cũng giữ làng, giữ nước, sức mạnh của tre là sức mạnh của nhân dân, là sức mạnh vô tân, là sức mạnh tập thể.
e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp để lại và bay thẳng về trời: người anh hùng không ở lại vì không cần nhân dân trả ơn, vì không cần danh vị ở đời; đó là người trời sau xuống để cứu dân nay phải trở lại Trời, tác giả muốn nêu cao một gương mặt anh hùng vô tư, còn muốn qua chi tiết đó, để cai tính bất tử của nhân vật.
 Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

11 tháng 10 2016

tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.