K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2018

- Trước đền, khóm hải đường đâm bông rực rỡ.

- Những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.

- Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi.

- Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững.

- Phía xa xa là núi Sóc Sơn…

- Những cánh hoa dại, những gốc thông già… che mát và tỏa hương thơm…

11 tháng 11 2018

 Cái lạnh và rét của mùa đông dường như đã lùi dần nhường chỗ cho mùa xuân đến. Xuân đến từ bao giờ vậy? Ôi! Đất trời mang đậm sắc xuân.

   Gió nhè nhẹ thổi, ánh nắng ửng hồng, mang theo khí xuân ấm áp. Em bước ra vườn khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. Trên những chậu kiểng trước sân, những giọt sương long lanh như hạt kim cương đọng trên những chiếc lá xanh mướt. Mưa xuân như rắc bụi, cây cỏ hoa lá hân hoan rạo rực đón mừng. Nhìn lên ngọn đồi trước mặt, em thấy cỏ non tua tua mọc lên, chồi non trong vườn hé mắt khoe màu xanh nõn. Hoa thược dược, hoa mẫu đơn, hoa hồng thi nhau khoe sắc thắm. Trên những luống hoa có nhiều bướm vàng và chuồn chuồn bay lượn chập chờn. Đâu đâu cũng thấy hương hoa, hương của đất trời, thơm đến xao xuyến lòng. Trên các dòng sông, dòng kênh, lòng máng nước trong vắt, dâng đầy như cùng mùa xuân đem phù sa tưới tắm cho những cánh đồng thêm xanh. Lúa, ngô, khoai xanh một màu trái rộng đến tận chân trời.

   Trên bầu trời xanh, én bay lượn từng đàn như dệt nắng xuân hồng. Cuối chân trời xa, những dãy núi xanh thẳm nhô lên như bức tường thành trập trùng tiến bước.

   Thôn xóm đóng vui như ngày hội, tiếng hát, tiếng hò của các cô thôn nữ vọng lên sau luỹ tre làng; ngọt ngào sắc xuân. Những tà áo biếc, áo hồng của các cô thi nhau khoe sắc.

   Nhìn xa, những mái nhà tranh lấm tấm vàng ẩn hiện dưới những lùm cây. Phải chăng xuân đã về? Bóng xuân tràn ngập trên giàn thiên lí trước sân

   Em yêu mùa xuân - mùa khởi đầu của một năm mới nhiều với vẻ đẹp đem lại cho chúng ta sự trẻ trung, nồng ấm, giống như nó vậy

11 tháng 11 2018

 Cái lạnh và rét của mùa đông dường như đã lùi dần nhường chỗ cho mùa xuân đến. Xuân đến từ bao giờ vậy? Ôi! Đất trời mang đậm sắc xuân.

   Gió nhè nhẹ thổi, ánh nắng ửng hồng, mang theo khí xuân ấm áp. Em bước ra vườn khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. Trên những chậu kiểng trước sân, những giọt sương long lanh như hạt kim cương đọng trên những chiếc lá xanh mướt. Mưa xuân như rắc bụi, cây cỏ hoa lá hân hoan rạo rực đón mừng. Nhìn lên ngọn đồi trước mặt, em thấy cỏ non tua tua mọc lên, chồi non trong vườn hé mắt khoe màu xanh nõn. Hoa thược dược, hoa mẫu đơn, hoa hồng thi nhau khoe sắc thắm. Trên những luống hoa có nhiều bướm vàng và chuồn chuồn bay lượn chập chờn. Đâu đâu cũng thấy hương hoa, hương của đất trời, thơm đến xao xuyến lòng. Trên các dòng sông, dòng kênh, lòng máng nước trong vắt, dâng đầy như cùng mùa xuân đem phù sa tưới tắm cho những cánh đồng thêm xanh. Lúa, ngô, khoai xanh một màu trái rộng đến tận chân trời.

   Trên bầu trời xanh, én bay lượn từng đàn như dệt nắng xuân hồng. Cuối chân trời xa, những dãy núi xanh thẳm nhô lên như bức tường thành trập trùng tiến bước.

   Thôn xóm đóng vui như ngày hội, tiếng hát, tiếng hò của các cô thôn nữ vọng lên sau luỹ tre làng; ngọt ngào sắc xuân. Những tà áo biếc, áo hồng của các cô thi nhau khoe sắc.

   Nhìn xa, những mái nhà tranh lấm tấm vàng ẩn hiện dưới những lùm cây. Phải chăng xuân đã về? Bóng xuân tràn ngập trên giàn thiên lí trước sân

   Em yêu mùa xuân - mùa khởi đầu của một năm mới nhiều với vẻ đẹp đem lại cho chúng ta sự trẻ trung, nồng ấm, giống như nó vậy.



 

“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Lễ hội đền Hùng từ lâu đã trở thành một lễ hội thiêng liêng lớn nhất của dân tộc Việt Nam, đó là dịp người dân ở khắp các nơi cùng đổ về làm lễ cúng bái để tỏ lòng biết ơn với các vua Hùng. Năm nay, lần đầu tiên em được cùng gia đình đi tham quan khu di tích lịch sử cấp quốc gia – đền Hùng.

Đền Hùng nằm ở đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây được núi rừng bao bọc nên khung cảnh trở nên rất kín đáo, linh thiêng, xứng đáng là nơi yên bình tao lạc của các vị vua Hùng. Ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương là ngày mùng mười tháng ba âm lịch, nhưng mọi người từ khắp các nơi đã đổ về đây từ ngày mùng một và kéo dài đến hết ngày mùng mười. Gửi xe xong, khách du lịch phải đi bộ một quãng khá dài để vào trung tâm của lễ hội. Xung quanh là các quán bán hàng đồ lưu niệm như quần áo, sách vở, vòng tay bằng đá,..đều khắc những chữ viết riêng của khu lễ hội.
Đền Hùng có ba khu di tích chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng được sắp xếp từ dưới lên trên theo đường đi của du khách. Con đường lên các đền thờ giống như được làm theo đường đi lên núi, mọi thứ đều được bao quanh bởi nhiều cây cổ thụ có khi đã hàng trăm tuổi, cành lá xum xuê. Đặc biệt trên mỗi thân cây đều có treo một tấm biển ghi tên và lịch sử ra đời của nó. Đi được vài chục mét sẽ có một tấm biển ghi câu tục ngữ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là câu : “ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “ Chim có tổ người có tông”. Đến đền Hùng mới thấy được nét đẹp văn hóa của người Việt. Mọi người luôn có ý thức trên đường đi, không vứt rác bừa bãi, không xô đẩy ở nơi thiêng liêng, ai cũng có tâm nguyện bái cúng tổ tiên vừa để tỏ lòng biết ơn, vừa để cầu may mắn, sức khỏe cho người thân. Các bậc đá dẫn lối đi đến các đền thờ được xây giống như những cầu thang nối tiếp nhau trả dài, khi đi lên khá vất vả, vì vậy dọc đường có nhiều ghế đã làm bằng gỗ cây cho du khách ngồi nghỉ.

Đền thờ đầu tiên là đền Hạ, đền hạ có kiến trúc khá đơn sơ và dường như được xây dựng từ khá lâu. Tương truyền đây là nơi mẹ Âu cơ sinh ra bọc trứng một trăm người con từ đó khai sinh ra đồng bào ta. Trước khi vào làm lễ, mọi người thường viết những tờ sớ màu vàng rồi thả vào bình nhang to để đốt. Sau khi làm lễ xong, nhiều người sẽ nghỉ ngơi ở những chiếc ghế đá xung quanh để lấy sức tiếp tục leo lên đền Trung. Từ đền Hạ đến đền Trung quãng đường ngắn hơn so với từ nơi bắt đầu đi đến đền Hạ. Tương truyền đây là nơi vua Hùng cùng các vị tướng thường họp bàn việc nước. Sau khi làm lễ ở đền Trung, mọi người lại tiếp tục leo lên đền Thượng, dù bên ngoài trời nắng nóng nhưng cây cối ở đây rậm rạp tỏa bóng mát khiến cho không khí trở nên dễ chịu hơn. Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, đây là nơi có đền thờ của vua Hùng đời thứ sáu. Bố em kể ngày xưa đền Thượng từng bị quân giặc tàn phá nhưng sau đó nhân dân đã góp công góp sức để khôi phục lại.

Sau khi làm lễ ở đền Thượng, mọi người không phải quay trở lại con đường đã đi để xuống chân núi mà tiếp tục đi vòng xuống đền Giếng. Nếu khi leo lên mọi người có khá vất vả thì đường đi xuống lại thoải mái hơn nhiều. Mọi người có thể vừa đi vừa ngắm khung cảnh xung quanh . Đền Giếng có hình tròn giống y như một chiếc Giếng cùng với mái che cổ kính, nước của Giếng khá trong. Tương truyền ngày xưa mẹ Âu Cơ thường tắm cho các con ở giếng này. Vào ngày lễ chính của giỗ tổ Hùng Vương nên có rất nhiều hoạt động diễn ra, có cả chương trình cắt bánh chưng cho người dân đi làm lễ ở đền hay chương trình trình diễn múa hát con rồng cháu tiên. Đây là những hoạt động thường niên để dâng hương bái tế các vua Hùng. Những người dâng hương bái tế vua Hùng thuộc đông đảo các tầng lớp nhân dân, từ trẻ nhỏ đến người già. Thế mới biết người dân Việt Nam từ khi sinh ra đã được dạy dỗ về nguồn cội của mình. Trong lễ hội vua Hùng còn có sự xuất hiện của các du khách nước ngoài. Họ đến đây không chỉ để tham quan mà còn để tìm hiểu về một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt. Đền Hùng còn có nhiều khu di tích nữa như : Cột đá thề, đền thờ Lạc Long Quân,.. để du khách sau khi làm lễ ở các đền thờ chính có thể đến đây tham quan và tìm hiểu lịch sử dân tộc.

Trên đường đi xuống chân núi là nhiều tốp người đang ngồi nghỉ ở các tảng đá hoặc chụp ảnh kỉ niệm ở các dòng suối mát. Nước suối ở đền Hùng mát lạnh và rất trong, có thể nhìn thấy cả đá ở dưới. Ở đây còn có nhiều nơi mở cửa cho du khách vui chơi và tắm suối. Lễ giỗ tổ Hùng Vương diễn ra hàng năm đã trở thành lễ hội thiêng liêng không thể thiếu của văn hóa dân tộc.

22 tháng 5 2019

quanh cảnh đền Hùng

"Dù ai đi ngược về xuôi

 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.

Em cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh Đền Hùng đã in sâu trong tâm trí em.

Đền Hùng là tên gọi chung cho quần thể đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ. Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn bề, ta có thể thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông  Hồng. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện.. Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, ta sẽ bước lên nhiều bậc đá để đi qua cổng, cổng được xây kiểu vòm cuốn cao, tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cống tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí hình rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao son cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau công đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.

Đền Hạ theo tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 nguời con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Đền Hạ được xây theo kiến trúc kiểu chữ “nhị” (hai vạch ngang chồng lên nhau) gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với có hình lục giác, có sáu mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, sáu mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có sáu cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu la phải cùng nhau giữ lấy nước ”

Gần Đền Hạ có chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bác Hồ đã nói chuyên với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ bốn tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.

Qua đền Hạ, ta lên đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất (một vạch ngang), có ba gian quay về hướng nam.

Đền Thượng nằm cao nhất, được đặt trên đỉnh núi Hùng. Đền Thượng có tên chữ là “Kinh thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời). Trong Đền Thượng co bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” ( khai sáng nước Việt Nam). Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước.

Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong tám góc, tạo thành hai tầng mái. Tầng trên và dưới bốn góc đều đắp bốn con rồng, đỉnh lăng đắp hình “quá ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái hình mui. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).

"Đi qua xóm núi Thậm Thình

Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm"

Quả thực, ai đã từng đến với Đền Hùng, được một lần sống trong cảm giác thiêng liêng nhuốm sắc màu huyền thoại như thế của lịch sử thì đâu cần đi qua "xóm núi Thậm Thình", dù ở bất cứ nơi đâu, trong lòng ta cũng luôn nhớ đến "nước non mình nghìn năm".
 

22 tháng 10 2017

Một năm có bốn mùa nhưng em thích nhất là mùa hè. Bởi khi hè đến em lại được nghe tiếng ve kêu, con đường đến trường rợp những cánh hoa phưỡng vĩ đỏ tươi và điều quan trọng nhất là em có hai tháng nghỉ hè để về quê thăm ông bà ngoại.

Bước sang đầu tháng tư bạn sẽ bắt đầu được tận hưởng ánh nắng ấm áp báo hiệu vào hè. Hòa nhịp cùng với thiên nhiên cây cối vạn vật cũng chuyển mình theo. Các bạn ve đến hẹn lại cất cao những tiếng hát râm rả trên các cành cây, ngọn cây. 

Thú vị nhất là các bạn sẽ tận hưởng một mùa hè ở quê với những trò chơi dân gian. Các bạn được ngắm buổi sáng mùa hè, ngắm nhìn ánh nắng mặt trời lên cao, từng tia nắng chiếu xuống khắp ngọn cây, ngọn cỏ đánh thức mọi vật đang ngủ say. Không gian bỗng trở nên sang bừng lấp lánh những tia nắng. Chúng nhảy nhót múa hát trên mặt đất, trên những bông hoa và trở nên nóng bỏng vào buổi trưa. Mùa hè gợi nhớ trong mỗi chúng ta những kỷ niệm khó quên đó là những buổi chia tay lên lớp mới, những chuyến du lịch cùng gia đình và bạn bè, cả những ngày vất vả toát mồ hôi đi học trong cái nắng nóng gay gắt của mùa hè. Nhưng sau tất cả khi chiều đến lại đem đên cho chúng ta cảm giác dễ chịu, không khí dịu đi cái nóng oi ả, những cơn gió thoảng qua xua tan đi cảm giác khó chịu của mùa hè.

Mái trường cũng khoác lên mình chiếc áo mùa hè. Cả ngôi trường bao trùm mùi hương thoang thoảng của hoa sen trong không gian rộn rã tiếng ve vào hè. Vẻ đẹp của ngôi trường được tôn lên nhờ những chùm hoa phượng vĩ xen lẫn màu tím hoa bằng lăng. Tất cả tạo nên bức tranh đầy màu sắc những gam màu nóng của mùa hè.

Em nghĩ không chỉ riêng em thích mùa hè thôi đâu, mà còn rất nhiều các bạn khác cũng yêu mến mùa hè. Với em mùa hè chính là quê ngoại, vì một năm em được về ở với ông bà ngoại lâu nhất vào dịp nghỉ hè, em lại được tận hưởng cảm giác mình được bay bổng thật cao tâm hồn hòa nhịp cùng cánh diều để vi vu giữa bầu trời cao trong xanh và lồng lộng gió. Và rồi em sẽ chạy chân trần trên những đường ruộng, ngắm những cánh đồng lúa trải dài mênh mông, trải dài đến vô tận, tận hưởng mùi hương thơm ngát của những bông lúa vàng để chúng len lỏi vào từng sợi tóc.

Đối với em mùa hè chính là mùa của sức sống, niềm vui và mùa dành cho sự khởi đầu của sự trưởng thành.


 

22 tháng 10 2017

Cái lạnh và rét của mùa đông dường như đã lùi dần nhường chỗ cho mùa xuân đến. Xuân đến từ bao giờ vậy? Ôi! Đất trời mang đậm sắc xuân.

Gió nhè nhẹ thổi, ánh nắng ửng hồng, mang theo khí xuân ấm áp. Em bước ra vườn khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. Trên những chậu kiểng trước sân, những giọt sương long lanh như hạt kim cương đọng trên những chiếc lá xanh mướt. Mưa xuân như rắc bụi, cây cỏ hoa lá hân hoan rạo rực đón mừng. Nhìn lên ngọn đồi trước mặt, em thấy cỏ non tua tua mọc lên, chồi non trong vườn hé mắt khoe màu xanh nõn. Hoa thược dược, hoa mẫu đơn, hoa hồng thi nhau khoe sắc thắm. Trên những luống hoa có nhiều bướm vàng và chuồn chuồn bay lượn chập chờn. Đâu đâu cũng thấy hương hoa, hương của đất trời, thơm đến xao xuyến lòng. Trên các dòng sông, dòng kênh, lòng máng nước trong vắt, dâng đầy như cùng mùa xuân đem phù sa tưới tắm cho những cánh đồng thêm xanh. Lúa, ngô, khoai xanh một màu trái rộng đến tận chân trời.

Trên bầu trời xanh, én bay lượn từng đàn như dệt nắng xuân hồng. Cuối chân trời xa, những dãv núi xanh thẳm nhô lên như bức tường thành trập trùng tiến bước.

Thôn xóm đóng vui như ngày hội, tiếng hát, tiếng hò của các cô thôn nữ vọng lên sau luỹ tre làng; ngọt ngào sắc xuân. Những tà áo biếc, áo hồng của các cô thi nhau khoe sắc.

Nhìn xa, những mái nhà tranh lấm tấm vàng ẩn hiện dưới những lùm cây. Phải chăng xuân đã về? Bóng xuân tràn ngập trên giàn thiên lí trước sân.

Em yêu mùa xuân - mùa khởi đầu của một năm mới nhiều vẻ đẹp. Mùa xuân đem lại cho chúng ta sự trẻ trung, nồng ấm, giống như cái nó vậy.

6 tháng 6 2021

Bạn tham khảo :

Thiên nhiên tạo hóa có bốn mùa, mỗi mùa là một bước chuyển của thời gian: xuân ,hạ ,thu, đông. Trong các mùa ,em thích nhất là mùa xuân vì mùa xuân mang đến cho con người và vạn vật một sức sống tươi mới căng tràn

Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu.Trên trời xanh thoáng đãng ,cánh én trao liệng từ phương Nam về như đang múa vũ điệu mùa xuân. Trong không gian vương chút mùi ẩm ướt của đất, giăng mắc khắp vạn vật làn mưa bụi đặc trưng của mùa. Mưa phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt như viên pha lê trên lộc non xanh biếc. Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Mùa đông qua cây trút lá, mùa xuân về thiên nhiên khoác màu áo mới, những cành cây bắt đầu đâm trồi nảy lộc ,mầm xuân hé mở chào đón một cuộc sống mới. không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, mà sau những ngày đông lạnh giá, những bông hoa xuân cũng trở nên tươi sắc biết bao. Những nụ hồng xinh xắn chớm nở đua nhau khoe sắc với bông cúc vàng và nàng đào duyên dáng. Ngày xuân ấy, đi đâu cũng tràn ngập nhựa sống, tất cả những tô sắc điểm hương cho cuộc đời. Quả là nàng tiên mùa xuân đang ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian

Xuân không chỉ về với đất trời mà xuân còn về trong lòng người nữa. Khoảnh khắc khi xuân về, đêm giao thừa với một năm mới bình an bên gia đình của mình. Ấm áp sum vầy bên mâm cỗ cùng ông bà cha mẹ, ngắm pháo hoa trong không khí an lành. Xuân về là năm mới đối với mỗi con người. Biết bao em thơ khoe áo mới tươi cười với những chiếc lì xì đỏ thắm. Đó là mùa đoàn viên, kéo mọi người lại gần nhau hơn, đâu đâu cũng đông vui náo nhiệt, mọi người mặc quần áo đẹp đi đón tết đù sắc màu với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt sáng ngời. Người ta cùng nhau đi hội, đi lễ đầu năm để cầu nguyện cho mình và người thân một năm mới bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Đâu đó vang lên tiếng nhạc: Xuân ơi xuân, xuân đã về. Lòng người tràn ngập niềm vui. Em rất yêu mùa xuân, yêu cảnh vật khi xuân về và không khí ấp áp của mùa.Khi ấy, vạn vật đắm chìm trong cảnh xuân, tình xuân.

6 tháng 6 2021
Ở sân trường em trống rất nhiều cây bóng mát, nào là cây bàng, cây đa.Nhưng đối với em đẹp và lộng lẫy nhất vẫn là cây phượng vĩ, ở giữa sân trường. Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ màu xanh đốm đỏ. Thân cây màu nâu sẫm, xù xì đẫm những u bướu. Lại gần, em thấy những chiếc rễ ngoằn ngoèo như đang uốn lượn trên mặt đất. Lá phượng thay đổi theo từng mùa trong năm.Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành khẳng khiu như những bàn tay gân guốc đang ngửa xin chút gì của thời gian. Xuân sang, những giọt mưa phùn đã đánh thức các mầm non bé xíu. Chỉ sau một đêm, phượng đã khoác lên mình một chiếc áo mới màu xanh tuyệt đẹp. Từ lúc lá mơn mởn đến lúc kết nụ chẳng lâu là mấy. Nụ phượng đẹp lắm: bé bé xinh xinh như các cúc áo kết từng chùm trắng xoá. Xuân qua, hè về, phượng bắt đầu nở hoa. Mỗi bông phượng có năm cánh mỏng, màu đỏ rực. Hoa phượng có mùi hương chẳng giống loài hoa nào, một mùi hương mà chỉ đám học trò chúng em mới hiểu. Vào những ngày hè oi bức, còn gì thú vị hơn khi được vui đùa cùng đám bạn dưới gốc cây râm mát này cơ chứ! Chúng em thường kể cho nhau nghe những câu chuyện tuổi học trò.Mấy đứa nghịch ngợm thì lấy nhị phượng chơi chọi gà, đứa thì thách những cánh phượng làm thành chú bướm xinh ép vào trang vở. Cây phượng đẹp nhất vào tháng năm, lúc đó cả cây phượng nở tung ra một màu đỏ rực thắm giữa bầu trời xanh thoáng đãng. Khi ấy, phượng mang một sắc thái thật kiêu sa, dễ thương. Chúng em ngước nhìn lên cây phượng, bỗng thốt lên một câu: Ôi! Đẹp quá! Đẹp quá! Hết mùa hoa phượng tàn dần, những cánh phượng rơi lả tả, lúc ấy cả sân trường tựa như trải lê tấm thảm nhung khổng lồ màu đỏ. Trên những cành phượng đã xuất hiện những quả phượng dài như quả bồ kết, khẽ đung đưa trước gió.
28 tháng 3 2018

"Dù ai đi ngược về xuôi

 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.

Em cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh Đền Hùng đã in sâu trong tâm trí em.

Đền Hùng là tên gọi chung cho quần thể đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ. Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn bề, ta có thể thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông  Hồng. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện.. Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, ta sẽ bước lên nhiều bậc đá để đi qua cổng, cổng được xây kiểu vòm cuốn cao, tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cống tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí hình rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao son cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau công đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.

Đền Hạ theo tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 nguời con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Đền Hạ được xây theo kiến trúc kiểu chữ “nhị” (hai vạch ngang chồng lên nhau) gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với có hình lục giác, có sáu mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, sáu mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có sáu cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu la phải cùng nhau giữ lấy nước ”

Gần Đền Hạ có chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bác Hồ đã nói chuyên với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ bốn tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.

Qua đền Hạ, ta lên đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất (một vạch ngang), có ba gian quay về hướng nam.

Đền Thượng nằm cao nhất, được đặt trên đỉnh núi Hùng. Đền Thượng có tên chữ là “Kinh thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời). Trong Đền Thượng co bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” ( khai sáng nước Việt Nam). Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước.

Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong tám góc, tạo thành hai tầng mái. Tầng trên và dưới bốn góc đều đắp bốn con rồng, đỉnh lăng đắp hình “quá ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái hình mui. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).

Quả thực, ai đã từng đến với Đền Hùng, được một lần sống trong cảm giác thiêng liêng nhuốm sắc màu huyền thoại như thế của lịch sử thì đâu cần đi qua "xóm núi Thậm Thình", dù ở bất cứ nơi đâu, trong lòng ta cũng luôn nhớ đến "nước non mình nghìn năm".

tham khaor nha banj

Cái lạnh và rét của mùa đông dường như đã lùi dần nhường chỗ cho mùa xuân đến. Xuân đến từ bao giờ vậy? Ôi! Đất trời mang đậm sắc xuân.

Gió nhè nhẹ thổi, ánh nắng ửng hồng, mang theo khí xuân ấm áp. Em bước ra vườn khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. Trên những chậu kiểng trước sân, những giọt sương long lanh như hạt kim cương đọng trên những chiếc lá xanh mướt. Mưa xuân như rắc bụi, cây cỏ hoa lá hân hoan rạo rực đón mừng. Nhìn lên ngọn đồi trước mặt, em thấy cỏ non tua tua mọc lên, chồi non trong vườn hé mắt khoe màu xanh nõn. Hoa thược dược, hoa mẫu đơn, hoa hồng thi nhau khoe sắc thắm. Trên những luống hoa có nhiều bướm vàng và chuồn chuồn bay lượn chập chờn. Đâu đâu cũng thấy hương hoa, hương của đất trời, thơm đến xao xuyến lòng. Trên các dòng sông, dòng kênh, lòng máng nước trong vắt, dâng đầy như cùng mùa xuân đem phù sa tưới tắm cho những cánh đồng thêm xanh. Lúa, ngô, khoai xanh một màu trái rộng đến tận chân trời.

Trên bầu trời xanh, én bay lượn từng đàn như dệt nắng xuân hồng. Cuối chân trời xa, những dãv núi xanh thẳm nhô lên như bức tường thành trập trùng tiến bước.

Thôn xóm đóng vui như ngày hội, tiếng hát, tiếng hò của các cô thôn nữ vọng lên sau luỹ tre làng; ngọt ngào sắc xuân. Những tà áo biếc, áo hồng của các cô thi nhau khoe sắc.

Nhìn xa, những mái nhà tranh lấm tấm vàng ẩn hiện dưới những lùm cây. Phải chăng xuân đã về? Bóng xuân tràn ngập trên giàn thiên lí trước sân.

Em yêu mùa xuân - mùa khởi đầu của một năm mới nhiều vẻ đẹp. Mùa xuân đem lại cho chúng ta sự trẻ trung, nồng ấm, giống như cái nó vậy.

cho đoạn văn sau:                                    Mùa xuânMùa xuân đã đến thật rồi với cơn gió ấm áp. Những cây sau sau đã ra lá non. Những mầm lá mới nảy chưa có mau xanh, mang màu nâu hồng trong suốt. Những lá lớn hơn xanh mơn mởn . Đi dưới rừng cây sau sau, tưởng như đi dưới một vòm lá lợp đầy những ngôi sao xanh. Ánh mặt trời chiếu qua tán lá xuống như một ánh đèn xanh dịu. Không khí...
Đọc tiếp

cho đoạn văn sau:

                                    Mùa xuân

Mùa xuân đã đến thật rồi với cơn gió ấm áp. Những cây sau sau đã ra lá non. Những mầm lá mới nảy chưa có mau xanh, mang màu nâu hồng trong suốt. Những lá lớn hơn xanh mơn mởn . Đi dưới rừng cây sau sau, tưởng như đi dưới một vòm lá lợp đầy những ngôi sao xanh. Ánh mặt trời chiếu qua tán lá xuống như một ánh đèn xanh dịu. Không khí trong rừng đã đỡ hanh, những lá khô không vỡ giòn tan ra dưới chân người như những lớp bánh quế nữa. 

Hãy tìm từ ngữ miêu tả cảnh vật thiên nhiên trong đoạn văn.

hãy tìm các từ ngữ khác với các từ ngữ của bài văn trên để miêu tả cảnh vật thiên nhiên trong đó. 

VD: cơn gió ấm áp \(\rightarrow\) cơn gió mát rượi

Những cây sau sau đã ra lá non. \(\rightarrow\) Những cây sau sau đã nảy những chồi biếc.

0
15 tháng 11 2021

TL :

Thiên nhiên như những con người có cuộc sống tốt

HT

Mây bồng bềnh trôi về nơi xưa cũ, chở những ước mơ tươi đẹp của tuổi thơ đến nơi chân trời xa vắng.

@Nghệ Mạt

#cua

26 tháng 10 2018

Thương hải biến tang điền. 
_ Bãi bể nương dâu 
_ Chập chùng biển khơi 
_ Mưa như thác đổ 

26 tháng 10 2018

Thương hải biến tang điền. 

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.

Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc

Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.

Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.

Muốn cho lúa nảy bông to 
Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều