K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2022

Phép tu từ 

- Điệp ngữ: "tôi yêu", "mùa xuân"

- Dạng điệp ngữ:

+"Tôi yêu": điệp ngữ cách quãng.

+"Mùa xuân": điệp ngữ chuyển tiếp ( vòng )

→ TD: Nhấn mạnh tình yêu mùa xuân, yêu những cảnh đẹp của mùa xuân của tác giả và những khung cảnh đẹp đẽ, tuyệt vời mà chỉ mùa xuân Bắc Việt, của Hà Nội mới có. 

20 tháng 12 2021

Câu 9. Biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu văn sau có tác dụng gì? “Tôi yêu sông xanh núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ…”

A.Nhấn mạnh cảnh đẹp của mùa xuân xứ Huế.

B.Nhấn mạnh ước mơ của tác giả.

C.Nhấn mạnh tình yêu của tác giả đối với mùa xuân quê hương.

D.Cả 3 ý trên đều đúng

3 tháng 2 2021

Mùa xuân của tôilà phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Vũ Bằng (1913 - 1984) là nhà văn, nhà báo Hà Nội, đã nổi tiếng trước năm 1945. Ông viết tác phẩm này tại Sài Gòn trong những năm tháng đất nước bị chia cắt, gửi gắm bao nỗi “sầu biệt li vơi sáng đầy chiều”: nhớ vợ con, nhớ gia đình, nhớ quê hương, nhớ miền Bắc, nhớ Hà Nội... Mỗi tháng Ông có một nỗi nhớ, nhớ triền miên, nhớ dằng dặc suốt năm.

Tháng giêng và mùaxuân Hà Nội, mùa xuân miền Bắc đối với Vũ Bằng sao nhớ thế. Nỗi nhớ ấy, nỗi buồn đẹp ấy là của khách“thiên lí tương tư”.

“Ai cũng chuộng mùa xuân” và “mê luyến mùa xuân” nên càng “trìu mến” tháng giêng, tháng đầu mùa của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình “không có gì lạ hết”. Cách so sánh đôi chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: “Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được: trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. Một cách viết duyên dáng, cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ: “ai bảo được..”, “ai cấm được... ai cấm được... ai cấm được..”. Chữ “thương” được nhắc lại bốn lần, liên kết với chữ “yêu”, chữ “nhớ" đầy ấn tượng và rung động.

Là một khách tài tử yêu cảnh sắc thiên nhiên “yêu sông xanh núi tím”, rất đa tình, yêu nhan sắc giai nhân “đôi mày như trăng mới in ngần”, yêu những “mộng ước của mình”. Nhưng Vũ Bằng đã tâm sự là mình “yêu nhất mùa xuân không phải vì thế”. Câu văn như nhún nhảy: “tôi yêu... tôi yêu... và tôi cũng xây mộng... những yêu nhất”. Thoáng gợi một câu thơ Kiều của Nguyễn Du, một cách viết, tài hoa.

Mùa xuân mà Vũ Bằng thương nhớ và yêu nhất là mùa xuân miền Bắc, mùa xuân Hà Nội, nơi có gia đình và vợ con ông, mà ông đã nhiều năm tháng cách biệt. Ông nhớ cái “mưa riêu riêu”, cái “gió lành lạnh” của mùa xuân quê hương. Ông thương nhớ những âm thanh mùa xuân miền Bắc: “tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng..”. Tình thương nhớ mùa xuân Bắc Việt của Vũ Bằng rất thiết tha nồng nàn cháy bỏng. Ta thấy tâm hồn ông trang trải khắp cảnh sắc và con người, từ xóm thôn đến bầu trời, từ lễ hội mùa xuân đến tiếng trống chèo, đến câu tình ca thôn nữ.

Càng yêu cảnh bao nhiêu, tác giả càng yêu sự sống bấy nhiêu! “Cái mùa xuân thần thánh” rất diệu kì. Vũ Bằng đã sử dụng hai so sánh để nói lên cái diệu kì ấy: “Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ ti tí giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh".

Cùng với cảm hứng mùa xuân ấy, Vũ Bằng cho biết, trong “cái rét ngọt ngào” của mùa xuân, “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và dập mạnh hơn..!’ và “thèm khát yêu thương thực sự”, yêu đồng loại, yêu gia đình. Trong không khí gia đình đoàn tụ êm đềm giữa những ngày xuân, lòng người “ấm lạ ấm lùng", bao niềm vui sướng hạnh phúc tưởng “như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan”.

San sẻ với bao thương nhớ của Vũ Bằng, ta càng thấy rõ ông yêu mùa xuân, yêu cảnh vật, yêu con người của quê hương xứ sở, lại càng yêu sống, yêu đời hơn bao giờ hết.

Câu văn xuôi của Vũ Bằng rất giàu biểu cảm và chất thơ trữ tình. Chất thơ lắng dịu ngọt ngào. Ta hãy khẽ đọc và cùng nhau cảm thụ: “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”.

Yêu mùa xuân quê hương, nhưng tác giả “yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng”. Lúc ấy có biết bao xuân tứ, xuân tình. Bao cảnh sắc vương vấn. “Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong”, cỏ thì “nức một mùi hương man mác”. Con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa trên giàn thiên lí. Sau cơn mưa xuân, bầu trời xuân rất đẹp. Buổi sáng sớm thấy “những vệt xanh tươi hiện ở trên trời”. Độ tám chín giờ “trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”. Cà om thịt thăn điểm lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng, là hương vị đậm đà bữa cơm giản dị gia đình. Đã mấy ai trong chúng ta được thưởng thức như Vũ Bằng? Hương vị đậm đà ấy tưởng như được ướp hương xuân.

Mùa xuân của tôithể hiện phong cách của Vũ Bằng: một lối viết tài hoa, câu chữ mượt mà, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc trong sáng đậm đà, giọng văn nhẹ nhàng, mơn man như làn gió xuân.

Với Vũ Bằng, tình yêu mùa xuân, yêu thiên nhiên miền Bắc, yêu mùa xuân Hà Nội rất nồng hậu đắm say; tình yêu ấy gắn bó với bao kỉ niệm, bao nỗi nhớ vơi đầy trong tâm hồn khách xa quê. Trong hoàn cảnh đất nước bị quân thù chia cắt, tác giả nhớ mùa xuân Hà Nội cũng là nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình, vợ con đã bao ngày đêm năm tháng cách biệt. Tác giả đã kín đáo gửi qua Thương nhớ mười hai một niềm tin sắt son chung thủy về cội nguồn, về ý chí thống nhất đất nước, về Bắc - Nam liền một dải, sự họp một nhà mà không thế lực nào, kẻ thù nào có thể chia cắt được.

3 tháng 2 2021

GIÚP MIK VỚI 

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.U tôi đã đi ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen đủi, hòa lẫn với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm một màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ, những năm này năm khác qua đi trong cơn thấp...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.

U tôi đã đi ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen đủi, hòa lẫn với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm một màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ, những năm này năm khác qua đi trong cơn thấp thỏm đợi chờ dài đặc mang ngấn nước mắt và tiếng thở dài.

Người ta, nhiều lúc nhàn, quây quần bên cạnh người thân, nhưng không mấy khi lại tỉ mỉ vẩn vơ mà nhìn ngắm những người yêu mến của ta. Cho nên thỉnh thoảng tôi sực nhớ, tôi chợt nhìn u, bỗng giật mình, tôi ngờ ngợ như người ngồi trước mặt đây không phải là u tôi. Có đâu u tôi lại thế kia. Tóc đường ngôi của u tôi lốm đốm, rụng, chỉ còn lưa thưa. Lúc u tôi cười, nếp nhăn ở đuôi con mắt nheo lại, xếp lên nhau, đến khi hết cười cũng còn hằn những vết rạn khía quanh xuống hai bên gò má. Hàm răng trên của u tôi hểnh khuyết ba lỗ đã mấy năm nay. U tôi già đi từ bao giờ? U tôi đã già đi lúc nào? Tôi thực không hay.

(Theo Tô Hoài, Cỏ dại)

Qua đoạn văn, em thấy sự quan sát có tác dụng biểu hiện tình cảm như thế nào?

1
18 tháng 6 2018

Qua đoạn văn cho thấy sự quan sát đã giúp tác giả gợi lại một cách chi tiết và chân thực bóng dáng u, khuôn mặt u, từ đó thể hiện lòng thương cảm và sự hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: U tôi đã đi ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen thủi, hòa lẫn với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm một màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ, những năm này năm khác qua đi trong cơn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

U tôi đã đi ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen thủi, hòa lẫn với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm một màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ, những năm này năm khác qua đi trong cơn thấp thỏm đợi chờ dài dặc, mang ngấn nước mắt và tiếng thở dài. Người ta nhiều lúc nhàn, quây quần bên cạnh người thân, nhưng không mấy khi lại tỉ mỉ, vẩn vơ mà nhìn ngắm những người yêu mến của ta. Cho nên thỉnh thoảng sực nhớ, tôi chợt nhìn u, tôi bỗng giật mình, tôi ngờ ngợ như người ngồi trước mặt đây không phải là u tôi. Có đâu u tôi lại thế kia. Tóc đường ngôi của u tôi lốm đốm, rụng, chỉ còn lưa thưa. Lúc cười, nếp nhăn ở đuôi con mắt nheo lại, xếp lên nhau, đến khi hết cười cũng chỉ còn hằn những vết rạn khía quanh xuống hai bên gò má. Hàm răng trên của u tôi khểnh,khuyết ba lỗ mấy năm nay. U tôi già đi từ bao giờ? U tôi đã già đi từ lúc nào? Tôi thực không hay

Cho biết tác dụng của sự quan sát trong việc biểu hiện tình cảm của tác giả trong đoạn trích trên?

A. Sự quan sát làm tiền đề để tác giả bộc bạch tình cảm của bản thân 

B. Tác giả quan sát chi tiết, tỉ mỉ, có chọn lọc, thể hiện được tình cảm yêu thương dành cho mẹ 

C. Cả A và B đều đúng 

D. Cả A và B sai

1
9 tháng 6 2017

Đáp án: C

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: U tôi đã đi ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen thủi, hòa lẫn với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm một màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ, những năm này năm khác qua đi trong cơn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

U tôi đã đi ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen thủi, hòa lẫn với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm một màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ, những năm này năm khác qua đi trong cơn thấp thỏm đợi chờ dài dặc, mang ngấn nước mắt và tiếng thở dài. Người ta nhiều lúc nhàn, quây quần bên cạnh người thân, nhưng không mấy khi lại tỉ mỉ, vẩn vơ mà nhìn ngắm những người yêu mến của ta. Cho nên thỉnh thoảng sực nhớ, tôi chợt nhìn u, tôi bỗng giật mình, tôi ngờ ngợ như người ngồi trước mặt đây không phải là u tôi. Có đâu u tôi lại thế kia. Tóc đường ngôi của u tôi lốm đốm, rụng, chỉ còn lưa thưa. Lúc cười, nếp nhăn ở đuôi con mắt nheo lại, xếp lên nhau, đến khi hết cười cũng chỉ còn hằn những vết rạn khía quanh xuống hai bên gò má. Hàm răng trên của u tôi khểnh,khuyết ba lỗ mấy năm nay. U tôi già đi từ bao giờ? U tôi đã già đi từ lúc nào? Tôi thực không hay

Qua đoạn văn trên, tác giả thể hiện tình cảm gì?

A. Tình cảm yêu mến, trân quý mẹ của mình 

B. Thể hiện tình cảm với những người thân của tác giả 

C. Thể hiện tình cảm với quê hương nơi tác giả sinh ra 

D. Cả 3 ý trên đều đúng

1
6 tháng 9 2018

Đáp án: A

 

Đọc và trả lời câu hỏi sau: Chỉ ra phương thúc biểu cảm của bài văn ?Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời câu hỏi sau: Chỉ ra phương thúc biểu cảm của bài văn ?

Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. 

Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng sông biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về co gạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xát xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa xa ngoài đồng bãi. Như con chiên ngoan mơ về “Đất Hứa”, tôi da diết mong gặp lại cây đa bến Miễu, cây me già đá chẹt, con đường quanh co lồi lõm lên pháo đài. Tôi nhớ những triền đá cao ào ào đổ xuống, róc rách len vào khe đá rồi thông thả bò qua con đường trải đá, chảy xuống xóm làng.

An Giang từ bao giờ đến bây giờ,  là đất nóng, là bãi chiến trường. Bờ cõi An Giang đời nay sang đời khác luôn bị xâm lăng và đẫm máu. Lịch sử An Giang đã viết bằng những cuộc đời lận đận, những số phận bi thương, những tâm hồn vĩ đại, bằng máu và nước mắt, bằng những lưỡi gươm và cây tầm vong vạt nhọn, bằng những mũi tên phi tiêu và cây súng thô sơ. Tôi thèm được leo lên Pháo Đài tìm lại phiến đá nào đã in dấu chân Hoàng Đạo Cật, cùng đồng đội của anh đánh tung trận địa pháo tầm xa của giặc. Tôi tha thiết muốn biết triền đá nào chí sĩ can trường Trương Gia Mô đã từ ngọn tháp rơi xuống, nhất định không thể sa vào tay giặc pháp. Tôi muốn tìm lại vang bóng con người đến phút cuối đời còn làm cho giặc kiếp sợ, nhà cách mạng lỗi lạc Phan Bội Châu nghe tin đã khóc với những lời thơ thống thiết...

Ôi quê mẹ An Giang nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kỳ công. Từ mảnh đất quê nghèo tôi chập chững ra đi, khi về  đôi chân rắn chắc vì được luyện qua nhiều miền xa đất nước. Khi đi, từ khung cửa hẹp của ngôi nhà lá nhỏ tôi ngơ ngác nhìn ra vùng đất rộng bên ngoài với đôi mắt khù khờ. Khi về, ánh sáng mặt trời những miền đất lạ bảo là sáng soi mỗi bước tôi đi. Tôi nhìn rõ quê hương, hơn thấy được xứ sở mình đẹp hơn ngày khởi cuộc hành trình.

 

 

1
3 tháng 10 2016

Phương thức : biểu cảm = cách gián tiếp.Đặc điểm : tập trung biểu cảm,cảm xúc để bộc lộ tình cảm chứ ko chú ý vào miêu tả và tự sự.

2 tháng 7 2020

Liệt kê : ''có mưa riêu riêu  , gió lành lạnh , có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh , có tiếng trống chèo  vọng lại từ những thôn xóm xa xa , có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.''

-TD:Nhấn mạnh dấu hiệu điển hình của mùa xuân đất Bắc - mùa xuân Hà Nội.

2 tháng 7 2020

Cho mình bổ sung thêm  phần TD :

-Nhấn mạnh dấu hiệu điển hình của Mùa Xuân đất Bắc - mùa xuân Hà Nội.Từ đó , gợi một bức tranh xuân với không khí hài hòa , tạo nên một sức sống riêng của mùa Xuân Việt Bắc.