K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2021

Đặc điểm nguồn lao động

- Nước ta có nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh

- Lực lượng lao động còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn

Sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta

- Số lao động có việc làm ngày càng tăng

- Tỉ lệ lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng giảm nhưng vẫn còn rất cao

- Cơ cấu sử dụng lao động đang có sự thay đổi: Tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ tăng

24 tháng 11 2021

Tham khảo!

-Mặt mạnh:

+Nguồn lao động rất dồi dào; 42,53 triệu người, chiếm 51,2 % tổng số dân+Mỗi năm tăng thêm một triệu lao động+Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú, tiếp thu nhanh khoa học kỉ thuật+Chất luợng lao động ngày càng được nâng lên, lao động có kỉ thuật ngày càng đông -Hạn chế:+Lực luợng lao động có trình độ cao còn ít+Nhiều lao động chưa qua đào tạo ( 75%)+Thiếu tác phong CN+Năng suất lao động vẫn còn thấp+Phần lớn lao động có thu nhập thấp+Phân công lao động XH còn chậm chuyển biến+Quỹ thời gian lao động chưa sử dụng hết
7 tháng 11 2023

1. Dân số đông đúc, nguồn lao động trẻ năng động.
2. Nguồn lao động có trình độ học vấn và kỹ năng chưa đồng đều.
3. Lao động nông thôn chiếm số đông, trong khi lao động thành thị tăng lên.
4. Nguồn lao động có xu hướng di cư từ vùng nông thôn sang thành thị và nước ngoài.

8 tháng 11 2023

+nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh.

+bình quân mỗi năm tăng một triệu lao động

+có kinh nghiệm trong sản suất nông,lâm,ngư nghiệp,thủ công nghiệp.

+có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh

+chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao

+tuy nhiên han chế:về thể lực và trình độ chuyên môn.

-> gây khó khăn cho việc sử dụng lao động

 

10 tháng 11 2016

1.a) Đặc điểm nguồn lao động:
* Số lượng: Nguồn lao động dồi dào và tăng còn nhanh ( Dẫn chứng năm 1998 là 37.4 triệu lao động . Mỗi năm tăng khoảng1.1 triệu lao động ).
* Chất lượng:
- Các yếu tố truyền thống: cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tiếp thu KHKT; tuy vậy, còn thiếu tác phong công nghiệp , kỉ luật lao động chưa cao.
- Trình độ chuyên môn kĩ thuật ngày càng cao. Dẫn chứng : 5 triệu lao động có trình độ CMKT, trong đó có 23% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhưng đội ngũ lao động có CMKT còn mỏng so với yêu cầu.
* Phân bố: không đồng đều, cả về số lượng và chất lượng lao động. Ở đồng bằng Sông Hồng . Đông Nam Bộ và nhất là một số thành phố lớn tập trung nhiều lao động , nhất là lao động có CMKT. Vùng núi và trung du thiếu lao động , nhất là lao động có CMKT.
b) Tình hình sử dụng lao động:
* Trong các ngành kinh tế : Phần lớn ( 63.5% ) làm nông, lâm, ngư nghiệp và có xu hướng giảm . Tỉ trọng lao động trong công nghiệp – xây dựng ( 11.9% ) và trong khu vực dịch vụ ( 24.6% ) còn thấp, nhưng đang tăng lên.
* Trong các thành phần kinh tế: đại bộ phận lao động làm trong khu vực ngoài quốc doanh, và tỉ trọng của khu vực này có xu hướng tăng . Khu vực quốc doanh chỉ chiếm 15% lao động ( 1985), giảm xuống còn 9% ( 1998).
* Năng xuất lao động xã hội nói chung còn thấp.
* Tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp còn là vấn đề xã hội gay gắt

 

22 tháng 12 2020

Đặc điểm cơ bản về nguồn lao động nước ta:

Mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1 triệu lao động -> dồi dào, tăng nhanh Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao. Cơ cấu lao động ở nông thôn (69,3%) cao gấp đôi ở thành thị (30,7%), cơ cấu lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ cao (70,1%).
NG
28 tháng 10 2023

Đặc điểm và sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam:

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, dân tộc Kinh chiếm phần lớn dân số, chiếm khoảng 85-90% dân số tổng cộng. Các dân tộc thiểu số khác bao gồm: Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, H'Mông, Dao, và nhiều dân tộc khác. Đặc điểm của các dân tộc này bao gồm văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ, và trang phục riêng biệt. Các dân tộc thiểu số thường tập trung ở vùng núi và miền núi hẻo lánh, trong khi dân tộc Kinh phân bố rộng rãi trên toàn quốc, chủ yếu ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn.

NG
28 tháng 10 2023

Đặc điểm về tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam và sự phân bố dân cư:

- Tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn khác nhau. Trong thập kỷ gần đây, tỷ lệ tăng dân số đã giảm đi do các chính sách hạn chế sự sinh sản. Tuy nhiên, dân số vẫn đang tiếp tục tăng, và Việt Nam là một trong các quốc gia có dân số trẻ đông và gia tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.

- Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Miền Bắc và miền Trung thường có dân số thưa thớt hơn so với miền Nam. Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông đúc hơn so với các vùng quê. Sự chênh lệch này đặc biệt rõ rệt trong việc phát triển kinh tế, với các khu vực đô thị phát triển mạnh mẽ, trong khi vùng nông thôn vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.

3 tháng 1 2022

TK:

 

Sử dụng lao động

- Đặc điểm:

   + Lao động nước ta chủ yếu đang hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp.

   + Tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn đang diễn ra.

- Xu hướng:

   + Số lao động có việc làm tăng lên.

   + Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:

      Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng.

      Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm.

-> Thay đổi phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá – hiện đại hóa đất nước hiện nay.

 


 

28 tháng 10 2023

Thế mạnh

- Nguồn lao động dồi dào, trẻ và năng động tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật.

- Nguồn chi phí lao động rẻ, số lượng lao động trẻ ngày càng tăng.

Hạn chế

- So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao.

- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế còn chuyển dịch chậm.

loading...

NG
1 tháng 11 2023

Tham khảo
1.

- Việt Nam có mật độ dân số thuộc loại cao trên thế giới: 277 người/ km2 (2015) và ngày càng tăng.

- Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn

+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị.

+ Miền núi và cao nguyên có dân cư thưa thớt.

+Phần lớn dân cư sống ở nông thôn 

+Tỷ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp nhưng đang gia tăng khá nhanh

- Dân cư phân bố không đều có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế , xã hội và quốc phòng:

+ Diện tích đất canh tác bình quân theo đầu người ở các vùng đồng bằng ngày càng giảm gây khó khăn cho việc nâng cao sản lượng lương thực thực phẩm .

+ Ở miền núi và cao nguyên thiếu nhân lực để khai thác tài nguyên .

+ Ảnh hưởng đến các vùng an ninh biên giới vì phần lớn đường biên giới đất liền ở nước ta thuộc các tỉnh miền núi và cao nguyên.
Câu 2: Đặc điểm

 - Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.

- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhưng còn kém so với các nước trên thế giới: hạn chế về thể lực, trình độ tay nghề  . . .

- Có sự phân bố chênh lệch.

Giải pháp
+ Nâng cao trình độ kiến thức phổ thông

+ Đào tạo đa chuyên môn ngành nghề.

+ Rèn luyện thể lực, cung cấp dinh dưỡng . . .
Câu 3: Các Điều Kiện Kinh Tế Xã Hội Ảnh Hưởng đến Sự Phát Triển và Phân Bố Nông Nghiệp:

- Khả năng sử dụng đất đai, nguồn nước, và điều kiện thời tiết có ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp.
- Sự phân bố dân cư và cơ sở hạ tầng giao thông ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường và nguồn cung ứng.
- Các chính sách chính trị và kinh tế của chính phủ cũng có vai trò trong sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

Câu 4: Thế Mạnh Về Điều Kiện Tự Nhiên để Phát Triển Công Nghiệp Việt Nam:

- Việt Nam có một bờ biển dài và nhiều cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và công nghiệp biển.
- Nước ta có nhiều nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió, cung cấp cơ hội cho phát triển năng lượng sạch và bền vững.
- Có các khu vực đất đai phù hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp và nông nghiệp hiện đại.

NG
25 tháng 10 2023

Một số đặc điểm:
- Tăng trưởng dân số: Tốc độ tăng trưởng dân số cao có thể tạo áp lực lớn đối với nguồn lao động. Nếu không có đủ cơ hội việc làm và giáo dục, nó có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp và gia tăng cạnh tranh trong thị trường lao động.

- Chất lượng lao động: Chất lượng của nguồn lao động bao gồm trình độ giáo dục, kỹ năng và sức khỏe. Việc đảm bảo rằng lao động có trình độ và kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường là quan trọng để đảm bảo tính cạnh tranh và phát triển kinh tế.

- Mô hình nghề nghiệp: Sự thay đổi trong mô hình nghề nghiệp có thể ảnh hưởng đến nguồn lao động. Sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, cũng như xu hướng tự do hóa và công việc từ xa, có thể thay đổi cơ cấu việc làm và yêu cầu kỹ năng mới.

- Sự phân bố địa lý: Sự phân bố địa lý của việc làm có thể tạo ra sự chênh lệch trong cơ hội việc làm và thu nhập giữa các vùng. Nguồn lao động ở các khu vực nông thôn thường gặp khó khăn hơn so với các khu vực đô thị.

- Chính trị và luật pháp: Chính trị và luật pháp có thể tác động đến nguồn lao động thông qua việc thi hành luật lao động, quyền của công đoàn, và các quy định về lao động và thuế.

- Kinh tế và thị trường lao động: Tình hình kinh tế và thị trường lao động, bao gồm cả tình trạng thất nghiệp, có thể ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm và thu nhập của người lao động.

- Công nghệ và sáng tạo: Sự phát triển của công nghệ và sáng tạo có thể tạo ra cơ hội mới cho nguồn lao động, nhưng cũng có thể đe dọa các ngành công nghiệp truyền thống và yêu cầu sự chuyển đổi kỹ thuật.

- Tài chính và đầu tư công: Sự đầu tư vào các ngành công nghiệp, hạ tầng và chương trình đào tạo có thể tác động đến sự phát triển và sức cạnh tranh của nguồn lao động.

-> Những đặc điểm này cùng nhau tạo ra môi trường phức tạp cho nguồn lao động tại Việt Nam và yêu cầu sự quản lý thông minh và các chính sách phù hợp để tối ưu hóa lợi ích của nguồn lao động và đảm bảo sự bền vững cho nền kinh tế quốc gia.

8 tháng 10 2018

- Phân bố lại lao động và dân cư giữa các vùng.

- Thực hiện chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

- Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

- Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị.

- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm.

- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.