K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2019

Các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:

     + Những năm 1918 - 1923 là thời kì khó khăn của nước Đức.

     + Những năm 1924 - 1929 là thời kì ổn định và phát triển.

     + Những năm 1929 - 1933 là thời kì khùng hoảng kinh tế.

     + Những năm 1933 - 1939 là thời kì Hít-le lên nắm chính quyển và thiết lạp chế độ phát xít.

11 tháng 4 2017

Các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

Có thể chia nhỏ thành các giai đoạn 1918 - 1923, 1924 - 1929, 1929 - 1933, 1933 - 1939 rồi lần lượt tóm tắt những nét chính vể tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và chính sách đối ngoại. Lưu ý :

- Những năm 1918 - 1923 là thời kì khó khăn của nước Đức.

- Những năm 1924 - 1929 là thời kì ổn định và phát triển.

- Những năm 1929 - 1933 là thời kì khùng hoảng kinh tế.

- Những năm 1933 - 1939 là thời kì Hít-le lên nắm chính quyền



14 tháng 11 2017

Trong những năm 1918-1939 chủ nghĩa tư bản đã trải qua các giai đoạn:

- Giai đoạn 1918 - 1923 :

* Cuộc khủng hoảng kinh tế 1920 - 1921.

* Cao trào cách mạng thế giới 1918 - 1923.

* Nền thống trị của giai cấp tư sản cầm quyền không ổn định.

- Giai đoạn 1924 - 1929 :

* Cách mạng bước vào thời kì thoái trào.

* Nền công nghiệp của các nước tư bản phát triển nhanh chóng, nhất là Mĩ.

- Giai đoạn 1929 - 1939 :

* Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 dẫn đến chủ nghĩa phát xít cầm quyền ở nhiều nước.

* Các nước đế quốc phân chia thành hai khối độc lập ( khối phát xít Đức - Italia - Nhật Bản và khối Anh - Pháp - Mĩ ) dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1939

11 tháng 4 2017

Trong phong trào cách mạng (1918-1923), các đảng cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước, như ở Đức, Áo, Hung-ga-ri, Ba Lan, Phần Lan, Ác-hen-ti-na…

Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để tập hợp lực lượng và chỉ đạo theo một đường lối đúng đắn. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự tồn tại của Nhà nước Xô viết là điều kiện thuận lợi để thực hiện yêu cầu đó.

Với những nỗ lực của Lê-nin và một số nhà hoạt động cách mạng quốc tế, Đại hội thành lập Quốc tế CỘng sản (còn gọi là Quốc tế thứ ba) được tiến hành tại Mát-x cơ-va tháng 3-1919. Trong thời gian tồn tại, đề ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới.

Đại hội II (1920) giữ một vị trí nổi bật trong lịch sử hoạt động của Quốc tế Cộng sản với Luận cương về vai trò của Đảng Cộng sản, Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa do Lê-nin khởi thảo.

Tại Đại hội VII (1935), Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các đảng cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các mặt trận nhân dân nhằm thống nhất các lực lượng vì mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.

Năm 1943, trước những thay đổi của tình hình thế giới, Quốc tế Cộng sản tuyên bố tự giải tán. Quốc tế Cộng sản đã có những đóng góp to lớn trong phong trào cách mạng thế giới.

Thắng lợi của Mặt trận Nhân dân Pháp trong những năm 1936-1939 là sự kiện nổi bật trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5-1936. Mặt trận Nhân dân Pháp giành được thắng lợi và thành lập chính phủ do Lê-ông Bơ-lum đứng đầu. Phong trào Mặt trận Nhân dân đã được bảo vệ nền dân chủ, đưa Pháp vượt qua hiểm họa của chủ nghĩa phát xít.

Ở Tây Ban Nha, Mặt trận Nhân dân cũng giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 2-1936 và Chính phủ Mặt trận Nhân dân được thành lập. Tuy nhiên, trước ảnh hưởng ngày càng lớn của những người cộng sản trong Chính phủ và các biện pháp cải cách tiến bộ, các nước đế quốc đã tăng cường giúp đỡ thế lực phát xít do Phran-cô cầm đầu gây nội chiến nhằm thủ tiêu nền cộng hòa.

Cuốc chiến tranh chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha (1936-1939) nhận được sự ủng hộ to lớn của phong trào cách mạng thế giới. 35 000 chiến sĩ từ 53 quốc gia trên thế giới đã tình nguyện chiến đấu bảo vệ nước Cộng hòa Tây Ban Nha. Tuy nhiên, do so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng quá chênh lệch, do sự can thiệp của phát xít Đức, I-ta-li-a và sự nhượng bộ của các nước tư bản, cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha cuối cùng bị thất bại.

28 tháng 4 2017

Đây là câu hỏi mang tính khái quát, nếu các em trình bày theo từng nước một thì nó sẽ dời dạc và người đọc không nhìn thấy được mỗi giai đoạn phát triển và đặc trưng của từng giai đoạn ấy là gì.

Từ những nội dung nhỏ lẻ đó, các em hãy khái quát lại thành từng giai đoạn nhé.

Chúc các em học tốt!

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

*Từ năm 1945 đến năm 1949: Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất; quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản; thực hiện các quyền tự do, dân chủ:...
*Từ năm 1949 đến giữa những năm 70: 
- Đây là giai đoạn phát triển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.

- Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc, phát triển nông nghiệp,... Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển.

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!

- Trước năm 1945, Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội dần dần mở rộng và phát triển sang các nước Đông Âu.

- Từ năm 1944 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu phát triển qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1, từ năm 1944 - 1945: Trước những thất bại về quân sự của các nước phát xít và được sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Hunggari đã đứng lên lật đổ chế độ tư sản - địa chủ; nhân dân Bungari, Rumani, Anbani đã xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế trong nước, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.

+ Giai đoạn 2, từ năm 1945 - 1949: các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân thông qua việc tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân... Tháng 10/1949, nước Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời và sau đó tham gia vào hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

+ Giai đoạn 3, từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: các nước Đông Âu bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu, như: nông nghiệp và công nghiệp phát triển nhanh chóng; trình độ khoa học - kĩ thuật được nâng cao; trở thành các quốc gia công - nông nghiệp…

=> Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã phát triển trở thành hệ thống thế giới, đối trọng với hệ thống chủ nghĩa tư bản. Từ đây, hệ thống chủ nghĩa xã hội trở thành chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc.

25 tháng 6 2018
Thời gian Chiến sự Kết quả
1914

Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.

Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ.

Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri.

Cứu nguy cho Pa-ri.

1915 Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga. Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km.
1916 Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong. Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng.
Cho các nhận định sau:   1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.   2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.   3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những...
Đọc tiếp

Cho các nhận định sau:

   1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.

   2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.

   3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

   4. Giai đoạn đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất của cuộc chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về phe phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các dân tộc đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít, bảo về hòa bình thế giới.

   Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?

A. 1 nhận định.

B. 2 nhận định.

C. 3 nhận định.

D. 4 nhận định.

1
11 tháng 10 2018

Đáp án D

Cho các nhận định sau:   1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.   2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.   3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những...
Đọc tiếp

Cho các nhận định sau:

   1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.

   2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.

   3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

   4. Giai đoạn đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất của cuộc chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về phe phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các dân tộc đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít, bảo về hòa bình thế giới.

   Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?

A. 1 nhận định.

B. 2 nhận định.

C. 3 nhận định.

D. 4 nhận định.

1
12 tháng 4 2018

Đáp án D

19 tháng 10 2016
  • Đầu tháng 8/1914: phe Liêm Minh tuyên chiến với phe Hiệp Ước.
  • 9/1914: Pháp pahnr công thắng lợi.
  • 1915: phe Liên Minh tấn công Nga, Hai bên ở thế cẩm cự.
  • 1916: đức tấn công Pháp nhueng thất bại.
  • Cuối 1916: phe Liên Minh chuyển từ thế phản công sang phòng ngự.
29 tháng 6 2016

 
-phe Liên Minh chiếm ưu thế. 
+ 3/8/1914, Đức đánh Bỉ rồi thọc sang Pháp, dự dịnh đánh bại Pháp, dự định đánh bại Pháp một cách chóp nhón. 
+Đầu 9/1914, quân Pháp phản công, kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Đức bị tan rã. 
+1915, Đức, Aó-Hung, tấn công Nga, hai bên ở thế cầm cự và đều bị thiết hại nặng. 
-Từ tháng 2-tháng 12- 1916, Đức tấn công Vác-đoong của Pháp nhưng không dành được thắng lợi.Từ cuối 1916, quân Đức chuyển sang thế phòng ngự.