K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
13 tháng 5

Tình hình phát triển kinh tế của Đắk Nông:
1. Khái quát:

- Nền kinh tế: Nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng cao trong GDP.
- Tốc độ tăng trưởng: Duy trì mức tăng trưởng khá, bình quân 7-8%/năm.
- Cơ cấu kinh tế: Dần chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng cao.
- Lĩnh vực thu hút đầu tư: Nông nghiệp, công nghiệp chế biến, du lịch, năng lượng tái tạo.
2. Thành tựu nổi bật:

- Giảm nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, từ 33,7% năm 2005 xuống còn 7,97% năm 2022.
- Phát triển sản xuất: Năng suất cây lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi tăng cao.
- Mở rộng thị trường: Xuất khẩu nông sản sang hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Phát triển hạ tầng: Giao thông, điện lưới, nước sạch được cải thiện.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính: Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi.
3. Một số thách thức:

- Giá cả nông sản bấp bênh: Ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.
- Thiếu hụt lao động chất lượng cao: Hạn chế sự phát triển của các ngành kinh tế.
- Hạ tầng giao thông nông thôn chưa hoàn thiện: Kìm hãm phát triển sản xuất.
- Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Ô nhiễm môi trường: Nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến phát triển bền vững.
4. Định hướng phát triển:

- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường: Nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng đến sản xuất bền vững.
- Phát triển du lịch: Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, văn hóa.
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Phát triển giáo dục đào tạo, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật: Nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất.

20 tháng 12 2023

Tình hình phát triển kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung Bộ : 

- Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản : 

+ Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước (năm 2002).

+ Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mực, tôm, cá đông lạnh.

- Du lịch biển đảo : 

+ Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng. Các bãi biển nổi tiếng: Non Nước, Nha Trang, Mũi Né,... và các quần thể di sản văn hoá: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn là những nơi hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

- Dịch vụ hàng hải : 

+ Nhờ điều kiện địa lí thuận lợi nên các hoạt động vận tải trung chuyên trên tuyến Bắc — Nam diễn ra sôi động. Các thành phố cảng biển vừa là đầu môi giao thông thuỷ bộ vừa là cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong vùng và Tây Nguyên.

- Khai thác khoáng sản biển: Một số cơ sở khai thác khoáng sản đang hoạt động như khai thác cát (Khánh Hoà), titan (Bình Định),..

Tham khảo tại https://loigiaihay.com/tinh-hinh-phat-trien-kinh-te-duyen-hai-nam-trung-bo-c92a12817.html

30 tháng 11 2021

Tham khảo:

1. Nông nghiệp

Bảng 26.1. Một số sản phẩm nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Năm

Tiêu chí

1995

2000

2002

Đàn bò (nghìn con)

1026,0

1132,6

1008,6

Thủy sản (nghìn tấn)

339,4

462,9

521,1

Khó khăn của vùng là quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế.

Sản lượng lương thực bình quân là 281,5 kg/người, thấp hơn mức trung bình cả nước (463,6 kg/người, năm 2002).

Những cánh đồng hẹp ven biển có diện tích nhỏ, đất xấu, thiếu nước và thường bị bão lụt về mùa mưa.

Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước (năm 2002).

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mực, tôm, cá đông lạnh.

Hình 26.1. Lược đồ kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Nghề làm muối, chế biến thuỷ sản khá phát triển, nổi tiếng là muối Cà Ná, Sa Huỳnh, nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.

Nhà nước đang đầu tư lớn cho các dự án trồng rừng phòng hộ, đồng thời xây dựng hệ thông hồ chứa nước nhằm hạn chế tác hại của thiên tai (lũ quét, hạn hán) và chủ động cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

2. Công nghiệp

Bảng 26.2. Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và của cả nước, thời kì 1995 - 2002 (nghìn tì đồng)

Năm

Vùng

1995

2000

2002

Duyên hải Nam Trung Bộ

5,6

10,8

14,7

Cả nước

103,4

198,3

261,1

Cơ cấu công nghiệp của vùng bước đầu được hình thành và khá đa dạng gồm cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sàn, sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, may,...).

Một số cơ sở khai thác khoáng sản đang hoạt động như khai thác cát (Khánh Hoà), titan (Bình Định),... Các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn là trung tâm cơ khí sửa chữa, cơ khí lắp ráp.

3. Dịch vụ

Nhờ điều kiện địa lí thuận lợi nên các hoạt động vận tải trung chuyên trên tuyến Bắc — Nam diễn ra sôi động. Các thành phố cảng biển vừa là đầu môi giao thông thuỷ bộ vừa là cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong vùng và Tây Nguyên.

Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng. Các bãi biển nổi tiếng: Non Nước, Nha Trang, Mũi Né,... và các quần thể di sản văn hoá: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn là những nơi hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

24 tháng 3 2022

tham khảo

+ Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước). + Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002). + Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An,... + Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực ở nước ta.

24 tháng 3 2022

tham khảo

+ Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước). + Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002). + Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An,... + Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực ở nước ta.

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
4 tháng 2 2021

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

+ Gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.

+ Diện tích: 28 nghìn km2

+ Dân số: 12,3 triệu người (năm 2002)

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế chung của cả nước:

+ Tổng GDP của vùng chiếm 35,1% so với cả nước.

+ GDP trong công nghiệp – xây dựng chiếm 56,6% so với cả nước.

+ Giá trị xuất khẩu chiếm 60,3% so với cả nước.

- Sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước.

- Đây là vùng trọng điểm thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.

- Là vùng thu hút mạnh sẽ lao động cả nước, sự phát triển kinh tế của vùng sẽ góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho lao động của vùng cũng như nước ta nói chung, nâng cao đời sống người dân.

4 tháng 2 2021

Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ (trước gọi là Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung) là tên gọi của khu vực kinh tế động lực tại miền Trung Việt Nam, bao gồm 5 tỉnh và thành phố: Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng (hạt nhân), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đây là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam. Đặc trưng của vùng này là các khu kinh tế cảng biển tổng hợp. Các khu kinh tế gồm có: khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Chân Mây, và khu kinh tế Nhơn Hội. So với hai vùng kinh tế trọng điểm còn lại, vùng kinh tế này yếu kém hơn về mặt hạ tầng và nhân lực nhưng lại có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển lớn và phát triển du lịch nghỉ dưỡng (chiếm phần lớn các dự án khu nghỉ mát biển của cả nước) và di sản thế giới (khu vực Trung Bộ chiếm 5/9 di sản thế giới tại Việt Nam). Khu vực này cũng có tiềm năng về phát triển công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải. Hạ tầng gồm có: sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay trung chuyển hàng hóa Chu Lai (tương lai); cảng Liên Chiểu và đặc biệt là dự án cảng trung chuyển Vân Phong có tổng vốn lên đến 15 tỷ USD do Tập đoàn Sumimoto chủ trì đầu tư; Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh. Đà Nẵng là điểm cuối trong Hành lang kinh tế Đông - Tây nối Đông Bắc Thái Lan, Trung Lào và Trung Trung Bộ Việt Nam.

NG
26 tháng 10 2023

Tiến trình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ (ĐNB):

Vùng Đông Nam Bộ nằm ở phía Nam của Việt Nam và bao gồm các tỉnh và thành phố như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu, và nhiều tỉnh khác. Vùng này đã trải qua một sự phát triển đáng kể trong các lĩnh vực kinh tế chính sau đây:

- Công nghiệp: ĐNB là trung tâm của ngành công nghiệp và sản xuất trong nước. Các khu công nghiệp và khu chế xuất như Khu Công nghiệp Sài Gòn (SIP), Khu Công nghiệp Amata, và Khu Công nghiệp Long Đức là những điểm đáng chú ý. Các lĩnh vực như sản xuất điện tử, dệt may, và sản xuất công nghiệp khác đã phát triển mạnh tại vùng này.

- Nông nghiệp: Mặc dù phát triển công nghiệp mạnh mẽ, nông nghiệp vẫn đóng góp lớn vào nền kinh tế ĐNB. Đất đai phù hợp cho việc trồng cây lúa, cây điều, và cây cao su. ĐNB cũng sản xuất nhiều loại cây ăn quả và thủy sản.

- Dịch vụ: Ngành dịch vụ cũng đang phát triển mạnh tại ĐNB, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, bất động sản, và du lịch. TP.HCM là trung tâm tài chính của Việt Nam, và vùng ĐNB có nhiều khu du lịch biển hấp dẫn như Vũng Tàu và Phan Thiết.

Lý do vùng Đông Nam Bộ có sức hút lớn và vốn đầu tư từ nước ngoài lớn nhất cả nước:

- Vị trí địa lý chiến lược : ĐNB nằm gần cảng biển và có mạng lưới giao thông phát triển, bao gồm sân bay quốc tế. Điều này làm cho vùng trở thành cửa ngõ quan trọng cho nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa.

- Hạ tầng phát triển: Vùng này đã đầu tư đáng kể vào hạ tầng giao thông, năng lượng, và cơ sở sản xuất. Các cảng biển, đường cao tốc, và khu công nghiệp hiện đại thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

- Thị trường lao động lớn: ĐNB có dân số đông đúc và nguồn lao động dồi dào. Điều này làm cho vùng trở thành điểm đến lý tưởng cho các công ty muốn tìm kiếm nguồn nhân lực.

- Chính sách thuận lợi cho đầu tư nước ngoài: Chính phủ Việt Nam đã thúc đẩy chính sách thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, bao gồm miễn thuế và các ưu đãi khác, để hỗ trợ sự phát triển kinh tế vùng ĐNB và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.

29 tháng 1 2021

Câu 1:

Vị trí- giới hạn:

Thuận lợi cho việc phát triển kinh tế giao lưu vs các vùng xung quanh và vs quốc tế đồng thời phát triển tiềm năng kinh tế biển đảo

Tự nhiên:

Nhiều tài nguyên để phát triển ktế: Đất badan, khí hậu cận xích đạo, biển nh hải sản, nhiều dầu khí ở thềm lục địa

Dân cư xh:

-Lực lượng lđ dồi dào

-Thị trường tiêu thụ rộng lớn

-Ng lđ có tay nghề cao, năng động, sáng tạo

-Nhiều di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa lớn để phát triển kinh tế

Câu 2:

Về công nghiệp:

- Khu vực cn-xd tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng và cân đối

Về nông nghiệp:

- Chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng giữ vai trò quan trọng

- Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới nc ta

- Cây ăn quả cũng là thế mạnh của vùng

- Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản cũng phát triển