K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1 2019

Được trích từ " Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ ( ngắn gọn là thế)

28 tháng 1 2019

Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong 20 truyện trong sách Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.Truyện được viết bằng Hán tự, tên trong nguyên tác là "Nam Xương nữ tử thoại".Tiêu đề này của truyện được dịch sang tiếng Việt là "Chuyện người con gái Nam Xương". Truyện được coi là một áng "thiên cổ kì bút", viết về phẩm chất và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đồng thời lên án, tố cáo lễ giáo phong kiến hà khắc đã không cho người phụ nữ được bảo vệ mình.

13 tháng 7 2021

Tham khảo

Xuất xứ: “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”.

13 tháng 7 2021

Tham Khảo !

 Xuất xứ: “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”.

21 tháng 1 2018

Xuất xứ:

“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”.

20 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Hình tượng Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là biểu trưng cho số phận đầy những oan trái của người phụ nữ. Trước hết, người phụ nữ trong xã hội phong kiến không có quyền chọn lựa cho mình hạnh phúc. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh chính là cuộc trao đổi tiền bạc và vì lẽ đó, nàng Vũ Nương dù có công dung ngôn hạnh thì cũng mãi ở vế thấp hơn và chịu thiệt thòi. Nhưng khổ đau không dừng lại khi mà chiến tranh xảy đến. Người chồng- chỗ dựa vững chãi nhất của người phụ nữ phải tham gia vào chiến trận và số phận họ sẽ đi về đâu khi mà nơi chiến trường kia chỉ có chết chóc. Cuộc đời người phụ nữ héo mòn trong những năm tháng chờ chồng không chút tin tức. Ở lại với nàng chỉ là đứa con thơ chưa một lần gặp cha cùng mẹ già ốm đau. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, nàng Vũ Nương tài đức đã đóng vai trò vừa là cha, vừa là mẹ chăm lo bé Đản, vừa thay chồng chăm mẹ già ốm đến khi mẹ mất. Ngôi nhà dưới bàn tay Vũ Nương yên ấm suốt những năm tháng người chồng đi xa. Để rồi khi người chồng trở về thì những mâu thuẫn nảy sinh và là bước ngoặt đầy oan ức, khổ đau trong cuộc đời người phụ nữ. Bản tính đa nghi của người đàn ông, sự gia trưởng của Trương Sinh đã dồn ép Vũ Nương đến cái chết thương tâm. Người phụ nữ không thể minh oan cho mình bởi người chồng quá đa nghi, độc đoán. Đau khổ chiến tranh chia ly vừa chấm dứt, nàng lại ngay lập tức đối mặt với đau khổ trong hôn nhân. Bi kịch đẩy nàng đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của bản thân. Số phận của người phụ nữ trong xã hội đều đau khổ, có tài hoa, có đức hạnh đi chăng nữa thì cuộc đời tương lai phía trước của họ cũng chỉ là màn đêm tối tắm. Tấn bi kịch của nàng Vũ Nương cũng là biểu trưng cho cuộc đời, số phận khổ đau của người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến bạo tàn.

1 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Hình tượng Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là biểu trưng cho số phận đầy những oan trái của người phụ nữ. Trước hết, người phụ nữ trong xã hội phong kiến không có quyền chọn lựa cho mình hạnh phúc. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh chính là cuộc trao đổi tiền bạc và vì lẽ đó, nàng Vũ Nương dù có công dung ngôn hạnh thì cũng mãi ở vế thấp hơn và chịu thiệt thòi. Nhưng khổ đau không dừng lại khi mà chiến tranh xảy đến. Người chồng- chỗ dựa vững chãi nhất của người phụ nữ phải tham gia vào chiến trận và số phận họ sẽ đi về đâu khi mà nơi chiến trường kia chỉ có chết chóc. Cuộc đời người phụ nữ héo mòn trong những năm tháng chờ chồng không chút tin tức. Ở lại với nàng chỉ là đứa con thơ chưa một lần gặp cha cùng mẹ già ốm đau. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, nàng Vũ Nương tài đức đã đóng vai trò vừa là cha, vừa là mẹ chăm lo bé Đản, vừa thay chồng chăm mẹ già ốm đến khi mẹ mất. Ngôi nhà dưới bàn tay Vũ Nương yên ấm suốt những năm tháng người chồng đi xa. Để rồi khi người chồng trở về thì những mâu thuẫn nảy sinh và là bước ngoặt đầy oan ức, khổ đau trong cuộc đời người phụ nữ. Bản tính đa nghi của người đàn ông, sự gia trưởng của Trương Sinh đã dồn ép Vũ Nương đến cái chết thương tâm. Người phụ nữ không thể minh oan cho mình bởi người chồng quá đa nghi, độc đoán. Đau khổ chiến tranh chia ly vừa chấm dứt, nàng lại ngay lập tức đối mặt với đau khổ trong hôn nhân. Bi kịch đẩy nàng đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của bản thân. Số phận của người phụ nữ trong xã hội đều đau khổ, có tài hoa, có đức hạnh đi chăng nữa thì cuộc đời tương lai phía trước của họ cũng chỉ là màn đêm tối tắm. Tấn bi kịch của nàng Vũ Nương cũng là biểu trưng cho cuộc đời, số phận khổ đau của người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến bạo tàn.

10 tháng 8 2016

 - Nhận xét về cách kết thúc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mơ của con người về sự công bằng trong cuộc đời”.
Song, ý kiến khác lại khẳng định: “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo”.

 

3 tháng 2 2017

Vũ Nương - người phụ nữ mang đầy đủ những phẩm chất truyền thống tốt đẹp.

– Vũ Nương là người con gái tính tình đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp

– Vũ Nương lấy người chồng là Trương Sinh tính tình đa nghi, hay ghen nhưng chưa bao giờ nàng để vợ chồng bất hòa

– Khi chồng ra trận, nàng ở nhà hết mực thủy chung với chồng, phụng dưỡng, hiếu thảo với mẹ chồng và chăm sóc con cái

→ Nàng làm trọn bổn phận người phụ nữ tam tòng tứ đức một cách hoàn hảo