K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2018

1. Thể loại.

Truyện là một “phương thức tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó.Truyện là một “phương thức tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Tác phẩm truyện (tự sự) phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian; qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời của con người. Trong các tác phẩm tự sự, nhà văn cũng thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình; nhưng ở đây, tư tưởng, tình cảm của nhà văn thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành động bên ngoài của con người tới mức giữa chúng dường như không có sự phân biệt nào cả. Nhà văn kể lại, tả lại những gì xảy ra bên ngoài mình, khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực được phản ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hình đang tự phát triển, tồn tại bên ngoài nhà văn, không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của nhà văn” (Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 1992).

2. Tác giả

Nhà văn Tô Hoài (tên khai sinh là Nguyễn Sen), sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 tại thị trấn Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội; quê quán: thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.

Tô Hoài tham gia cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám (1945) trong Hội ái hữu công nhân, Hội Văn hoá Cứu quốc. Từ 1945 – 1958 ông làm phóng viên rồi Chủ nhiệm báo Cứu quốc Việt Bắc. Từ 1957 – 1958: Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Từ 1958 – 1980: Phó Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Từ 1986 – 1996: Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội.

Tác phẩm đã xuất bản: 150 tác phẩm trong đó nổi bật là Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện dài, 1942, tái bản nhiều lần); Quê người (tiểu thuyết 1943, tái bản nhiều lần). Truyện Tây Bắc (tiểu thuyết, 1954, tái bản nhiều lần); Miền Tây (tiểu thuyết 1960, tái bản nhiều lần); Tự truyện (hồi ký, 1965, tái bản nhiều lần);Quê nhà (tiểu thuyết, 1970); Cát bụi chân ai (hồi ký, 1965, tái bản nhiều lần); Tuyển tập Tô Hoài (3 tập, 1993). Tuyển tập truyện ngắn Tô Hoài (trước và sau 1945, ba tập, 1994); Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi (hai tập, 1994).

Nhà văn đã được nhận: Giải nhất tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (tiểu thuyết Truyện Tây Bắc). Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà); Giải thưởng của Hội Nhà văn Á – Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây); Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (đợt I – 1996).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên thể hiện tài quan sát và miêu tả tinh tế của nhà văn Tô Hoài. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất (lời nhân vât Dế Mèn) biến hoá sinh động và hấp dẫn người đọc.

Bài văn này có thể chia làm ba đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến … “có thể sắp đứng đầu trong thiên hạ”. Đoạn này miêu tả vẻ đẹp cường tráng nhưng tính cách còn kiêu căng của Dế Mèn.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến … “mang vạ vào mình đấy”: Mèn trêu chị Cốc và gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.

+ Đoạn 3: còn lại: sự ân hận của Dế Mèn.

2. Dế Mèn có một ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc,…. Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,…).

Tác giả vừa miêu tả ngoại hình vừa miêu tả hành động để bộc lộ tính cách của Dế Mèn: kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Trong đoạn văn, các tính từ miêu tả hình dáng (cường tráng, mẫm bóng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, bóng mỡ, đen nhánh, ngoàm ngoạp…); tính từ miêu tả tính cách (bướng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn, giỏi, ghê gớm…) được thể hiện đặc sắc. Nếu thay thế một số từ của tác giả bằng các từ đồng nghĩa (hoặc gần nghĩa) như đôi càng mẫm bóng bằng đôi càng mập bóng, đôi càng to bóng…, ngắn hủn hoẳn bằng ngắn củn, ngắn tủn, ngắn cũn cỡn…, đi đứng oai vệ bằng đi đứng chững chạc, đi đứng đàng hoàng, đi đứng oai lắm… thì sự diễn đạt sẽ thiếu chính xác và thiếu tinh tế.

3. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.

4. Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát.

Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đó cũng là bài học cho chính con người.

5. Các con vật được miêu tả trong truyện ngoài những đặc điểm vốn có của chúng trong thực tế, chúng còn được nhà văn gắn thêm cho những phẩm chất của con người (đặc biệt là về tính cách). Những sự việc xảy ra trong truyện giữa các con vật với nhau thực ra chính là chuyện trong thế giới con người. Các truyện cổ tích về loài vật, các truyện ngụ ngôn (của Ê-Dốp, La-Phông-Ten,…), truyện Cuộc phiêu lưu của Gulliver,…là những truyện có cách viết giống như Dế Mèn phiêu lưu kí.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Chàng thanh niên Dế Mèn cường tráng, khoẻ mạnh nhưng kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, hay xem thường và bắt nạt mọi người. Một lần, Mèn bày trò trêu chọc Cốc để khoe khoang trước anh hàng xóm Dế Choắt, dẫn đến cái chết thảm thương của người bạn xấu số ấy. Cái chết của Choắt làm Mèn vô cùng hối hận, ăn năn về thói hung hăng bậy bạ của mình.

2. Cách đọc

Khác với các truyện dân gian hoặc truyện trung đại, Dế Mèn phiêu lưu kí có cách viết hiện đại với các tình tiết phong phú, phức tạp, các nhân vật được miêu tả kĩ lưỡng với các chi tiết về ngoại hình, hành động, đặc điểm tâm lí… Đọc diễn cảm đoạn văn này cần chú ý giọng điệu, thái độ của tác giả khi miêu tả, diễn biến tâm lí của các nhân vật:

a) Đọc đoạn thứ nhất cần lên giọng để vừa thể hiện được vẻ đẹp cường tráng đồng thời diễn tả được thái độ tự phụ, huênh hoang của Dế Mèn.

b) Đọc đoạn thứ hai chú ý giọng đối thoại phù hợp với diễn biến tâm lí của từng nhân vật:

- Dế Mèn: kẻ cả, hung hăng, hoảng hốt, ân hận…

- Dế Choắt: run rẩy, sợ hãi, cố sức khuyên can Dế Mèn…

- Chị Cốc: tức giận.

3. Viết đoạn văn diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn (theo lời của Dế Mèn) sau khi chôn cất xong Dế Choắt.

Gợi ý: Chú ý vào ngôi kể và tâm trạng hối hận ăn năn của Dế Mèn. Có thể tham khảo đoạn văn sau.

Tôi cảm thấy hối hận và đau xót lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi giận cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thía hơn. Hôm nay, cũng may mà thoát nạn nhưng nếu không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo sớm muộn rồi tôi cũng sẽ tự rước hoạ vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc cho đến mãi sau này, tôi cũng không thể nào quên. 

 
23 tháng 5 2020

Bạn nào tả bài văn về ngày đầu tiên đi học cho mình tham khảo với

Nhớ phải hay hoặc xúc động nha

Không tìm kiếm trên mạng

23 tháng 5 2020

ok : 

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng chợt nhìn thấy những em học sinh lớp một nắm tay bố mẹ dẫn đến trường, làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay đầy tình thương của mẹ tôi.

Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sang cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt - mùa thu miền Trung – không se lạnh như ở miền Bắc hay quá nóng nực như ở miền Nam. Nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng quê mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng.

Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Mẹ xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Con yêu, trường học của con đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cho con”. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của mẹ. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào mẹ và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Mẹ an ủi tôi cùng những lời nói ngọt ngào, làm tôi lấy lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Chị cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của em” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Cô bảo: “Lớp mình ở đây. Tý nữa ra tập trung khai giảng xong thì về đây học”. Bỗng có hồi trống cái vang lên làm tôi giật nảy mình ôm chầm lấy cô giáo. Cô giáo cười, xoa đầu tôi bảo: “Đấy là tiếng trống trường. Trống báo đã đến giờ tập trung rồi”. À, thế ra đấy là tiếng trống trường. Từ trước tôi vẫn chỉ nghe tiếng trống cơm bung bung nhỏ bé của những đêm rằm Trung thu nào đã được nghe tiếng trống trường bao giờ. Sáng ấy, lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi – tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót và lòng tôi hồi hộp muốn khóc lên. Tiếng trống đầu đời đi học ấy – ai ngờ sẽ là nguồn cảm xúc đi theo tôi suốt cuộc đời học tập. Rồi chúng tôi xếp hàng trước lá cờ đỏ sao vàng. Một thầy giáo hô chào cờ rất to. Chúng tôi đứng im phăng phắc mà không hát vì lúc đó hầu hết đều chưa biết bài hát Quốc ca. Chỉ sau đấy vào lớp, tiết học đầu tiên cô giáo mới dạy bài hát Quốc ca. Chúng tôi hát rất say sưa, hát hào hùng, thuộc rất nhanh vì cô giáo bảo để sau này mỗi lần chào cờ chúng tôi sẽ hát dưới cờ chứ không đứng im như hôm nay.

Tôi chẳng rõ mình ngồi trong lớp học từ khi nào, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của mẹ tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Mẹ cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Con cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa mẹ đón về”. Câu nói ấy của mẹ khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo. Các bạn đã hết bỡ ngỡ, bắt đầu đùa nghịch và làm quen với nhau. Bàn ghế thơm mùi gỗ mới, bảng đen, bục giảng, cô giáo, ảnh Bác Hồ... tất cả đều làm tôi tò mò, háo hức. Người bạn ngồi cạnh tôi béo tròn nhưng trắng trẻo và có nụ cười tươi làm quen với tôi. Bạn khoe đã đọc được mấy chữ cô giáo ghi trên bảng. Chúng tôi líu lo nói chuyện được một lúc thì giờ học đã bắt đầu. Cô dặn dò nhiều, đi kiểm tra sách vở và dạy cách cầm bút cho cả lớp. Giọng nói cô trầm ấm và khỏe khoắn làm tôi tin tưởng. Rất tự nhiên, tôi cảm thấy gắn bó với lớp mới. Tôi tròn mồm đọc những chữ a, b, c bằng cả tấm lòng tôi, bằng tình yêu thương của gia đình, bố mẹ và cô giáo. Nắng ghé qua cửa lớp xem chúng tôi học. Những tia nắng ấm như trong truyện cổ tích bà kể hàng đêm.

Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Tâm hồn tôi sẽ nghèo đi biết chừng nào. Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!

9 tháng 5 2020

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đă thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lai trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.

9 tháng 5 2020

Dàn ý miêu tả câu đa:

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Cây đa lớn hay nhỏ? (Cây đa cổ thụ.)

- Được/trồng ở đâu? (Đầu làng em.)

2. Thân bài:

*Tả cây đa:

+ Hình dáng:

- Thân cây lớn, rễ mọc ngoằn ngoèo trên mặt đất.

- Xung quanh thân chính có rất nhiều thân phụ.

- Ngọn đa cao vượt khỏi luỹ tre làng.

- Bóng đa toả mát một khoảng đất rộng.

- Trong tán cây, nhiều loại chim làm tổ.

- Dưới bóng đa là quán nước cho khách nghĩ chân, là chỗ vui chơi của đám trẻ...

+ Cây đa với cuộc sống của dân làng:

- Cây đa chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của làng.

- Dân làng thường gặp gõ trao dổi công việc làm ăn, trò chuyện tâm tình dưới gốc đa.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Cây đa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi.

- Cây đa là nhân chứng lịch sử của làng.

Bài văn miêu tả cây đa:

Quê hương! Hai tiếng gọi đó thật thân thương biết nhường nào! Quê hương đối với mỗi người có thể là cánh đồng rộng lớn thẳng cánh cò bay hoặc là dòng sông hiền hòa ôm ấp xóm làng trù phú... Còn đối với em quê hương chính là cây đa cổ thụ ở đầu làng.

Cây đa này không biết đã có ở đây từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em mới chỉ là một đứa bé, cây đã đứng sừng sững ở đây như một minh chứng lịch sử. Thân cây rất to, ba người bọn em nắm tay nhau ôm cũng không xuể. Cây cao với những cành cây tỏa ra tứ phía trông giống hệt như hàng chục cánh tay của những người khổng lồ.

Rễ cây lan rộng trên mặt đất, ngoằn ngoèo như những chú rắn hổ mang. Phần lớn rễ cây đã cắm sâu vào trong lòng đất để vừa làm bệ đỡ vừa hút chất dinh dưỡng nuôi cây.

Lá đa to hơn bàn tay người lớn một tẹo với những vân lá chạy từ cuống rồi lan ra toàn bộ bề mặt chiếc lá. Từ xa nhìn lại cây đa này trông chẳng khác gì một chiếc ô xanh khổng lồ tỏa bóng che rợp cả một khoảng đất rộng. Đây cũng là nơi nghỉ mát của dân làng sau những buổi làm đồng mệt mỏi đồng thời cũng là nơi tụi trẻ con chúng em luôn chọn làm nơi đùa nghịch. Trưa hè oi bức mà được ngồi dưới gốc cây xanh hóng gió thì tuyệt biết mấy.

Những buổi chiều trước khi mặt trời bắt đầu ngả sang màu vàng cam tuyệt đẹp thì đây chính là địa điểm cho mọi trò chơi của tụi chúng em diễn ra. Nào là ô ăn quan, nhảy dây, đá bóng và rất nhiều trò chơi khác. Chẳng biết từ lúc nào mà hình ảnh cây đa đã on sâu vào tâm trí mỗi người dân quê em. Ai đi xa trở về làng việc đầu tiên họ làm chính là đưa mắt tìm kiếm hình ảnh cây đa quen thuộc.

Em rất yêu quý cây đa này. Cây vừa là người bạn vừa là người em chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống.

8 tháng 12 2018

Những ngày hè đi bên bờ biển Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vòng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng...

8 tháng 12 2018

trả lời nhanh cho không

13 tháng 10 2018

Dù đã là học sinh lớp Ba nhưng kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học vẫn còn in đậm trong trái tim em. Hôm ấy vào một buổi sớm cuối thu, lá vàng rụng xuống như lót thảm trên đường em tới trường, mẹ dắt tay em âu yếm, bầy chim hót líu lo trên bầu trời . Khi tới trường em hồi hộp, nắm chặt lấy tay mẹ, bỡ ngỡ nhìn ngôi trường mới mà mình sẽ học. Thế rồi tiếng trống trường đột nhiên vang lên. Thấy em không muốn vào lớp nên cô giáo đã ra ngoài và dẫn em vào cửa lớp. bàn tay ấm áp của cô giúp cho em đỡ sợ. Thế rồi em vào lớp ngồi và bắt đầu tiết hoc của mình. Ngày đầu tiên đi học của em là như vậy đó.

Đã hơn 7 năm rồi mà hình ảnh về ngày đầu tiên đi học của e vẫn không phai mờ . Đó là một buổi sớm thu e dậy sớm hơn mọi khi vì trong tâm trạng của e bây giờ rất hồi hộp. Sau khi ăn sáng xong bố mẹ đưa e đến trường .Cảm thấy con đường làng thân thộc bỗng lạ lẫm quá đúng 6 h 30 phút sáng e đã có mặt tại trường ....Sân trường ngay trước mắt em nó to và rộng hơn cả cái đình làng những lá cờ đuôi neo thẳng hàng ở cổng trường .bố  dẫn em lên cầu thang và tới lớp 1A . Cô giáo tươi cười bước ra từ trong lớp mỉm cười chào hai bố con em .Sau đó bố vỗ vai em và bảo " con vào lớp học nhé , bố đến cơ quan đây .Tan trường bố sẽ đến đón con". Và tự nhiên giọt nước mắt lăn trào hai bên má , cảm giác vui buồn dâng trào lên e . buổi đầu tiên e đi học là như vậy đó

9 tháng 12 2021

1. Mở bài:

  • Đó là chiếc cặp em được má mua cho vào dịp khai giảng năm học lớp 5.

2. Thân bài:

- Tả bao quát chiếc cặp sách:

  • Chiếc cặp có quai đeo
  • Làm bằng vải da
  • Hình khối hộp chữ nhật
  • Màu xanh tươi và xanh thẫm

- Tả chi tiết từng bộ phận:

+ Nắp cặp và mặt trước:

  • Màu xanh tươi có hình trang trí.
  • Đường viền cặp màu vàng.
  • Khóa sáng loáng.

- Mặt sau cặp:

  • Hình chữ nhật xanh thẫm hơn mặt trước.
  • Có vân chìm, đặt tay lên thấy ram ráp.

- Quai cặp:

  • Quai da den để xách.
  • Dây đeo màu xanh, để deo qua vai.

- Các bộ phận bên trong:

  • Cặp có 3 ngăn, một ngăn rộng, 2 ngăn hẹp.
  • Công dụng của từng ngăn,...

3. Kết bài:

  • Tình cảm gắn bó với chiếc cặp

>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý tả chiếc cặp sách của em lớp 4

Dàn ý tả chiếc bàn học

1. Mở bài: giới thiệu đồ dung học tập mà em định tả

2. Thân bài:

a. Tả bao quát chiếc bàn học

  • Chiếc bàn có ghế liền
  • Chiếc bàn học màu trắng
  • Chiếc bàn có giá sách ở phía trên
  • Bàn dài 1m và rộng 50cm
  • Trông chiếc bàn rất đẹp

b. Tả chi tiết từng bộ phận của chiếc bàn học

- Mặt bàn:

  • Màu trắng
  • Nhẵn bóng
  • Có gắn hộp đựng bút hình con hưu cao cổ

- Hộc bàn:

  • Được đính kèm dưới mặt bàn
  • Có ngăn kéo ra kéo vào rất tiện lợi
  • Có núm cầm hình tròn

- Ghế:

  • Ghế được nối với bàn
  • Cố thanh gác chân
  • Màu trắng
  • Hình vuông

- Giá sách:

  • Đính trên mặt bàn
  • Màu trắng
  • Có 10 hộc to nhỏ khác nhau với nhiều hình dạng khác nhau

- Bàn rất chắc chắn và tiện nghi

- Em thích để những đồ yêu thích của mình trên chiếc bàn

c. Công dụng của chiếc bàn

  • Ngồi học bài
  • Để sách vở
  • Dùng để đặt các vật trang trí
  • Giúp em rèn luyện viết chữ đẹp
  • Giúp em rất nhiều trong học tập

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc bàn học

  • Em rất thích chiếc bàn học của em
  • Nhờ có bàn mà em học tốt hơn
  • Em sẽ giữ gìn và bảo vệ cẩn thận chiếc bàn học
9 tháng 12 2021

MB: gioiwsi thiệu thời gian, địa điểm mà sự vật, sự việc diễn ra

TB: khái quát sự việc

tả chi tiết thời gian, địa điểm và tâm trạng

cảm xúc của em

TB: ý nghĩa của sự việc đó đối với em

Đọc thầmĐường vào bản   Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo . Nước trườn qua kẽ đá , lách qua những mỏn đá ngầm , tung bọt trắng xóa như trải thảm hoa đón mời khách gần xa về thăm bản , bên đường là sườn núi thoai thoải . Núi cứ vươn mình lên cao , cao mãi . Con đường men theo một bãi vầu , cây mọc san sát , thẳng tắp , dày như ống đũa . Con...
Đọc tiếp

Đọc thầm

Đường vào bản

   Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo . Nước trườn qua kẽ đá , lách qua những mỏn đá ngầm , tung bọt trắng xóa như trải thảm hoa đón mời khách gần xa về thăm bản , bên đường là sườn núi thoai thoải . Núi cứ vươn mình lên cao , cao mãi . Con đường men theo một bãi vầu , cây mọc san sát , thẳng tắp , dày như ống đũa . Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ . Dù ai đi đâu về đâu , khi bàn chân đã bén hòn đá , hòn đất trên con đường thân thuộc ấy , thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.

Dựa theo nội dung bài đọc ghi dấu x vào ô trước ý trả lời đúng

Đoạn văn trên miêu tả cảnh vùng nào ?

 

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 3 Vùng núi

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 3 Vùng biển

 

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 3 Vùng đồng bằng

1
13 tháng 3 2017

Vùng núi

11 tháng 11 2021
Để làm gì thế em trai
11 tháng 11 2021

không làm

14 tháng 10 2017

ông ngoại nhé ! Bài này mk hok rồi !

14 tháng 10 2017

Là ông ngoại

Đọc thầmĐường vào bản   Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo . Nước trườn qua kẽ đá , lách qua những mỏn đá ngầm , tung bọt trắng xóa như trải thảm hoa đón mời khách gần xa về thăm bản , bên đường là sườn núi thoai thoải . Núi cứ vươn mình lên cao , cao mãi . Con đường men theo một bãi vầu , cây mọc san sát , thẳng tắp , dày như ống đũa . Con...
Đọc tiếp

Đọc thầm

Đường vào bản

   Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo . Nước trườn qua kẽ đá , lách qua những mỏn đá ngầm , tung bọt trắng xóa như trải thảm hoa đón mời khách gần xa về thăm bản , bên đường là sườn núi thoai thoải . Núi cứ vươn mình lên cao , cao mãi . Con đường men theo một bãi vầu , cây mọc san sát , thẳng tắp , dày như ống đũa . Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ . Dù ai đi đâu về đâu , khi bàn chân đã bén hòn đá , hòn đất trên con đường thân thuộc ấy , thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.

Dựa theo nội dung bài đọc ghi dấu x vào ô trước ý trả lời đúng

Mục đích chính của đoạn văn trên là tả cái gì?

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 3 Tả con suối

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 3 Tả con đường

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 3 Tả ngọn núi

 

1
10 tháng 11 2017

Tả con đường