K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
15 tháng 9 2023

Chọn đáp án: B. Cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt hòa điệu với nhau, cùng thể hiện nỗi niềm của nhà thơ.

 

Chọn B

1.Đọc những câu thơ miêu tả bức tranh thiên núi rừng bình minh và cho biết cảnh thiên nhiên được tác giả khắc họa như thế nào? Tâm thế của vị chúa tể trước bức tranh thiên nhiên đó? Tìm biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ.2. Đọc những câu thơ miêu tả bức tranh thiên núi rừng hoàng hôn và cho biết cảnh thiên nhiên được tác giả khắc họa như thế nào? Tâm thế của vị chúa tể trước bức tranh thiên nhiên đó?...
Đọc tiếp

1.Đọc những câu thơ miêu tả bức tranh thiên núi rừng bình minh và cho biết cảnh thiên nhiên được tác giả khắc họa như thế nào? Tâm thế của vị chúa tể trước bức tranh thiên nhiên đó? Tìm biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ.

2. Đọc những câu thơ miêu tả bức tranh thiên núi rừng hoàng hôn và cho biết cảnh thiên nhiên được tác giả khắc họa như thế nào? Tâm thế của vị chúa tể trước bức tranh thiên nhiên đó? Tìm biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ.

3.Đọc khổ thơ thứ 4 và cho biết cảnh vườn bách thú được khắc họa như thế nào? Tâm trạng của con hổ ra sao? Nghệ thuật sử dụng.

4.Đọc khổ thơ thứ 5 và cho biết khát khao tự do, thoát li thực tại của con hổ được tác giả khắc họa qua những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó.

giúp mình với mik đang cần gấp ạ

0
20 tháng 7 2023

     Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình, thơ mộng trong đêm trăng khuya. Ngay vừa " đặt chân" vào bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rừng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không hoang vu, tĩnh lặng. Bởi phép so sánh ấy đã làm cho tiếng suối thêm một màu tươi mới. Lấy con người làm chủ để làm cho khung cảnh núi rừng là cách mà tác giả sử dụng cho bài thơ của mình thêm phần gần gũi, thân mật. "Bước vào" câu thứ hai hình ảnh vầng trăng tươi sáng gợi lên một bầu khí diễm lệ đến khó tả, điệp ngữ "lồng" được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt điệu, bắt tai. Bài thơ tuy chỉ có hai màu đen trắng nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc lung linh bởi cái gọi là thiên nhiên trong tác giả đã giúp ông tô màu lên bức vẽ khiến nó trở nên thêm phần sinh động. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Chỉ với hai câu thơ, nhưng đã phần nào gợi ta hết cái mong muốn hòa mình vào thiên nhiên, chìm đắm trong vẻ đẹp tươi sáng một màu xanh thơ mộng của một tâm hồn cao đẹp - vị lãnh tụ thời xương máu Hồ Chí Minh.

18 tháng 9 2023

1. Bối cảnh truyện :

+ Thời gian : Buổi sáng mùa đông

+ Không gian : Qua 1 đêm mưa nào, trời bỗng đổi gió bấc, tưởng như đang ở giữa mùa đông rét mướt

a, bức tranh thiên nhiên cảnh vật

- Chi tiết :

+ Đất khô trắng, cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo

+ Trời không u ám, toàn 1 màu trắng đục

+ Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét

- Cách miêu tả : Rất chính xác, tinh tế, đặc sắc

=> Cảm nhận chung : Cách miêu tả của tác giả làm cảnh vật như nổi hình, nổi khối trước mặt người đọc. Làm người đọc thấy được cảnh thiên nhiên trong đầu mùa đông giá rét

b, Con người và cách được miêu tả

- Cuộc sống : Sơn sống trong 1 gia đình khá giả, 1 cuộc sống viễn mãn đầy đủ còn những đứa trẻ nghèo trong xóm thì đối lập hoàn toàn. Hoàn cảnh chúng nghèo không có nổi chiếc áo ấm để mặc trong mùa đông gió lạnh " ăn mặc không khác ngày thường"  "những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ"  "môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi"

=> Cho thấy sự đối lập giữa hoàn cảnh của Sơn và những đứa trẻ nghèo trong xóm

7 tháng 10 2018

Đáp án

1 – d; 2 – a; 3 – c; 4 - b

2 tháng 8 2021

Em tham khảo nhé:

  Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

Phép lặp: Những hình ảnh

2 tháng 8 2021

Em cảm ơn :3

 

13 tháng 3 2022

Tham khảo

Giữa chốn ngục tù người chiến sĩ ấy nhớ tiếng ve ngân nhớ sân bắp phơi đầy. Đó là những hình ảnh âm thanh màu sắc của đời sống thường thật bên ngoài mà sao nhà thơ lại nhớ đến tột cùng như thế, thèm muốn được ngắm nhìn chúng đến như thế. Chắc hẳn trong chốn lao tù ấy ánh sáng thiên nhiên bầu trời thiên nhiên cũng là một điều tưởng chừng như quá xa xỉ đối với nhà thơ. Bầu trời trong xanh ấy với tiếng ve ngân còn được điểm xuyết thêm hình ảnh "đôi con diều sáo lộn nhào từng không" mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tung hoành và khát vọng được bay bổng tự do cùng thiên nhiên đất trời. Nhà thơ phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên , hòa nhập với thiên nhiên và khát khao được sống trong thiên nhiên lắm thì nhà thơ mới có thể vẽ ra một bức tranh thiên nhiên trong trẻo tươi mới và rộn ràng đến như thế. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp và thơ mộng kia không phải được nhìn từ con mắt của nhà thơ mà được tưởng tượng qua hình ảnh con tu tú kêu gọi bầy. Nhà thơ đã sử dụng những giác quan để nghe ngửi và cảm nhận tất cả mọi âm thanh đường nét màu sắc của mùa hè. Chỉ bằng sáu câu thơ nhà thơ đã làm hiện lên một khung cảnh của làng quê yên bình như bao làng quê khác của Việt Nam. Nhìn thiên nhiên ấy tác giả càng thấy đau xót cho thân phận mình khi con chim ngoài trời cũng được tự do bay lượn trên bầu trời mà tại sao con người lại bị chôn vùi trong nhà lao với bốn bức tường cô độc không thể tự do vùng vẫy bên ngoài. Trong cảnh tù đày mùa của ngô lúa hay màu của trời xanh bỗng trở nên quý giá vô ngần, bởi thế những màu sắc âm thanh hết sức bình thường bỗng trở nên lung linh huyền ảo rực rỡ hẳn lên. Trẻ trung và yêu đời say mê khát khao sống khao khát được tự do. Nhà thơ đang bị đày đạo trong ngục tối nhưng tinh thần ở ngoài lao mới có cảm xúc, cảm hứng ấy.

 
13 tháng 3 2022

bn ơi hình như bn lm nhầm đề đang cho r thì pk