K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9 2018

Trong bài thơ tác giả hai lần nhắc đến tiếng kêu của chim tu hú.
– Lần 1 (ở câu đầu): Gợi ra cảnh mùa hè đẹp đẽ, tràn đầy nhựa sống, khơi thức khát vọng tự do.
– Lần 2 (câu cuối): Tiếng chim khiến nhà thơ thấy bực bội, khổ đau, day dứt.
Nhưng cả hai lần tiếng chim đều vang lên như tiếng gọi của tự do.
Đó là tâm trạng đau khổ, bực bội, uất ức, ngột ngạt nhưng không hề có vẻ bi quan, chán chường, tuyệt vọng của một tâm hồn yếu đuối dễ bị gục ngã, quy phục trước hoàn cảnh. Nhịp thơ đang đều đều, êm ái đến câu 8 và 9 bỗng bị ngắt bất thường 6/2, 3/3; các từ ngữ, hình ảnh đang vui tươi, đến đây bỗng trở nên mạnh mẽ, dữ dội: đập tan phòng, chết uất, ngột... Tất cả đều thể hiện khát khao cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi khi đang phơi phới trên con đường cách mạng bỗng đâu "gió cản cánh chim bằng".
- ở trong tù, cuộc sống như dồn vào phạm vi âm thanh.Trong bài Tâm tư trong tù, Tố Hữu viết: Cô đơn thay là cảnh thân tù. Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực. Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức. Âm thanh là sợi dây liên hệ với cuộc đời "ngoài kia". Ngoài kia, mùa hè náo nức; ở trong này, không gian ngột ngạt; còn tiếng chim tu hú thì "cứ kêu".
- Bài thơ mở đầu bằng tiếng chim tú hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú. Mỗi tiếng kêu của nó là một tín hiệu gợi nhắc về cuộc sống tự do và thân phận tù tội. Nếu ở đầu bài, tiếng chim tu hú là tiếng báo mùa, một thứ âm thanh hay và đẹp thì ở cuối bài, nó là một thứ âm thanh nhức nhối, thúc giục hành động. Tố Hữu đã rất tinh tế khi chỉ bằng tiếng chim báo mùa đã gợi tả được nhiều nỗi niềm, tâm sự, cảm xúc của người tù cộng sản.
- Lắng nghe tiếng chim tu hú, tâm trạng của tác giả cũng chuyển biến từ niềm hân hoan trước mùa hè sôi động đến nỗi uất ức, bực tức, đau khổ khi bị giam cầm uổng phí và khát khao phá tan bức tường nhà giam ngột ngạt để trở về với cuộc sống tự do tươi đẹp. Bài thơ kết thúc bằng cách mở ra tiếng chim tu hú cứ kêu "như giục giã những hành động sắp tới" (Trần Đình Sử).\

Chúc bạn học tốt!

Bài làm 

Trong bài thơ Khi con tu hú (Tố Hữu - Nguyễn Kim Thành), tiếng tu hú được nhắc lại 2 lần Tiếng chim tu hú gọi bầy đã làm sống dậy trong lòng tác giả cảnh sắc của mùa h. è rạo rực, mê say:
Những chi tiết biểu hiện vẻ đẹp, nhịp sôi động của mùa hè:
+ Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần – hương vị ngọt ngào, mời gọi.
+ Tu hú gọi bầy, vườn râm ve ngân – gợi liên tưởng âm thanh vui nhộn, đặc trưng của mùa hè.
+ Trời xanh cao, diều sáo lộn nhào tầng không – không gian khoáng đạt, tự do.
→ Tiếng chim tu hú gọi mùa đã mở ra vẻ đẹp chào mời hấp dẫn của mùa hè. Mọi diễn đạt đều bắt nguồn từ cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế, tình yêu cuộc sống, khao khát tự do mãnh liệt. Bức tranh thiên nhiên cũng vì thế vui nhộn, giàu sức sống

11 tháng 8 2023

phải nha

11 tháng 8 2023

tu hú là tên loài chim mà

ừ thì nghe giống từ láy thật

17 tháng 8 2023

Biện pháp tu từ : Điệp từ "nghe"

Tác dụng : nhấn mạnh những ấn tượng,giá trị của tiếng gà với quê hương của tác giả.

Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "nghe"

- Tạo ra hình ảnh thơ độc đáo giàu sức gợi gây ấn tượng với người đọc

- Cho thấy tác động của tiếng gà trưa tới tâm trạng của người lính trên đường hành quân 

- Tiếng gà trưa xua tan mệt mỏi của người lính và gợi cho người lính nhớ về tuổi thơ đã qua bên người bà của mình

Tìm câu trần thuật đơn có từ là trong những câu dưới đây:a) Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với bó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.(Ngữ văn 6, tập 2)b) Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.(Sơn Tinh, Thủy Tinh)c) Tre là cánh tay của người nông dân […]Tre còn là nguồn vui duy nhất...
Đọc tiếp

Tìm câu trần thuật đơn có từ là trong những câu dưới đây:

a) Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với bó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
(Ngữ văn 6, tập 2)

b) Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

c) Tre là cánh tay của người nông dân […]
Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.
[…] Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê.
(Thép Mới)

d) Bồ các là bác chim ri
Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
(Đồng dao)

đ) Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.
(Thánh Gióng)

e) Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối
    Và dại khờ là những lũ người câm
    Trên đường đi như những bóng âm thầm
    Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.
(Tố Hữu)

1
12 tháng 7 2017
Chủ ngữ Vị ngữ
Hoán dụ Là gọi tên sự vật.. sự diễn đạt
Người ta Gọi chàng là Sơn Tinh
Tre Còn là nguồn vui… tuổi thơ
Nhạc của trúc, nhạc của tre Là khúc nhạc đồng quê
Bồ các Là bác chim ri
Vua Nhớ công ơn phong là Phù Đổng.. quê nhà.
Khóc Là nhục
Rên Hèn
Van Yếu đuối
Dại khờ Là những lũ người câm
24 tháng 8 2018

Tu hú à

24 tháng 8 2018

à bồ các

4 tháng 6 2018

a, đoạn văn trên tả cảnh mùa hè 

ở làng quê 

có chi tiết : khi tú hú đến báo hiệu mùa hè 

lúa thì đương chín , trái cây thì ngọt dần .

Và nhất là xuất hiện tiếng ve .

b,nhận xét : đoạn thơ trên rất sống động , nói đến 1 mùa hè rất đẹp ở những 

vùng quê mà chưa ai thường nghĩ đến . 

Một bức tranh mang màu sắc tự nhiên rất hòa hợp và rất đẹp .

c, dàn ý để mik nghĩ nhé ! 

4 tháng 6 2018

a.

-    Bức tranh tả vẻ đẹp đặc trưng của cánh đồng quê vào hè sinh động rực rỡ sắc màu, rộng ràng âm thanh ,căng tràn nhựa sống được khơi nguồn từ âm thanh bình dị, quen thuộc mà  tiêu biểu của làng quê VN.

- Qua những chi tiết:

+  Âm thanh : tiếng ve, tiếng chim tu hú

+ Màu sắc :nắng đào, trời xanh,bắp vàng

+ Hình ảnh :Lúa chiêm, trái cây,vuồn ,diều sáo,bầu trời , ve -> là những h/ả tiêu biểu của mùa hè

+ Hương vị : trái cây ngọt

b.

->Bản nhạc tưng bừng ,rộn ràng ,sắc màu rực rỡ, hương vị ngọt ngào,trong búc tranh tất cả đều đang chuyển động, sinh sôi ,nảy nở và tràn trề nhựa sống.

-> tác giả có một tình yêu cuộc sống đến cháy bỏng, có một tâm hồn nhạy cảm và một trí tưởng tượng phong phú .

c.

MB: giới thiệu khái quát về cảnh mà em tả ( nếu bộc lộ một ít cảm xúc thì bài văn sẽ hay hơn)

          vd: ......Cảnh đẹp làm say đắm lòng tôi, làm náo nức trái tim yêu đời ,yêu cuộc sống , yêu tự do.....

TB: 

   ý1 : Cảm nhận về ý nghĩa của tiếng chim tu hú

   ý2 : Cảm nhận về bức tranh mùa hè: đẹp rực rỡ , hình ảnh sống động, âm thanh rộn ràng náo nức, khoong gian bao la thoáng đãng.( có dẫn chứng cụ thể rõ ràng, câu văn phải có cảm xúc, lay động lòng người )

   ý3 : Nói lên tình cảm của mik ( người đọc) khi đọc bài thơ.-> phải nêu được vẻ đẹp, cái hay và đặc biệt của bài thơ.

KB: khẳng định lại vẻ đẹp của cảnh mà mik tả và nhận xét về tác giả ( tình cảm trong sáng, sôi nổi,yêu quê hương,yêu đời tha thiết)

  

    Mik đang vội nên chỉ viết những ý cụ thể như vậy bạn cần phải sử dụng ngôn từ để gợi lên được cái vẻ đẹp của cảnh vật( ngôn từ phải mượt mà ,ngọt ngào, thik hợp)....