K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2023

- Hạt đang có hàm lượng nước thấp, gây ức chế quá trình hô hấp tế bào. Do đó, mục đích của việc ngâm hạt trong nước là cung cấp đủ nước cho hạt để làm tăng cường độ hô hấp của hạt, kích thích sự nảy mầm.

- Lót bông hoặc giấy đã thấm nước rồi đặt trong đĩa Petri có tác dụng cung cấp nước (nguyên liệu) liên tục cho quá trình hô hấp tế bào, đảm bảo năng lượng và vật chất liên tục trong suốt quá trình nảy mầm.

- Sau khi hạt được ngâm nước, để trong tủ ấm nhiệt độ khoảng từ 30oC đến 35oC hoặc điều kiện nhiệt độ phòng để tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự hoạt động của các enzyme xúc tác cho quá trình hô hấp diễn ra hiệu quả, đảm bảo sự nảy mầm của hạt.

22 tháng 2 2023

Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào ở hạt đậu:

- Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp → hạt nảy mầm.

- Nhiệt độ thích hợp, độ ẩm thấp → hạt không nảy mầm.

- Độ ẩm thích hợp, nhiệt độ thấp → hạt không nảy mầm.

- Nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp → hạt không nảy mầm.

26 tháng 2 2023

Trước khi gieo, người ta thường ngâm hạt trong nước ấm (khoảng 40oC) để làm tăng nhiệt độ và hàm lượng nước của hạt. Nhờ sự tăng nhiệt độ và hàm lượng nước, hoạt động hô hấp tế bào của hạt tăng lên, kích thích hạt nảy mầm nhanh hơn và tỉ lệ nảy mầm cao hơn.

17 tháng 3 2023

Ngâm trong nước ấm để làm tăng nhiệt độ và độ ẩm=>Tăng tốc độ hô hấp của tế bào, kích thích hạt nảy mầm nhanh hơn , tỉ lệ nảy mầm cao hơn 

24 tháng 2 2023

a)

- Để đo nhiệt độ nước trong cốc em sử dụng nhiệt kế 

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Để đo khối lượng nước trong cốc em sử dụng cân:

+ Lấy một chiếc cốc khô (cốc 2);

+ Cân khối lượng của cốc 2 khi chưa có nước.

+ Rót nước từ cốc 1 vào cốc 2.

+ Cân khối lượng của cốc nước 2 (chứa nước).

+ Lấy khối lượng cốc 2 khi đã chứa nước trừ đi khối lượng cốc 2 khi chưa có nước em sẽ xác định được khối lượng nước trong cốc.

 

- Để đo thể tích nước em sử dụng ống đong:

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

b) Sau 10 phút nhiệt độ của nước trong cốc sẽ giảm xuống.

c) Sau khi thực hiện các thao tác, có kết quả để trả lời các câu hỏi trên, em đã sử dụng các kĩ năng như: kĩ năng quan sát (đọc được các giá trị về nhiệt độ, thể tích, khối lượng của nước), kĩ năng đo (biết dùng dụng cụ ống đong, nhiệt kế và cân) để xác định các giá trị cần tìm và kĩ năng dự đoán để dự đoán về sự thay đổi nhiệt độ của nước sau 10 phút.

22 tháng 2 2023

Khi muốn cho hạt giống nảy mầm, trước tiên người ta thường ngâm hạt vào nước vì khí ngâm hạt vào nước sẽ giúp kích thích quá trình hô hấp tế bào của hạt giống, giúp hạt nhanh nảy mầm hơn.

22 tháng 2 2023

- Mục đích của việc sử dụng băng giấy đen bịt kín một phần ở cả hai mặt là tạo ra điều kiện nhận được ánh sáng khác nhau ở các phần của lá (phần lá được bịt băng giấy đen sẽ không nhận được ánh sáng còn phần lá không được bịt băng giấy đen sẽ nhận được ánh sáng như bình thường).

- Mục đích cho chiếc lá đã bỏ băng giấy đen vào cốc có cồn 90o, đun sôi cách thủy là để tẩy hết chất diệp lục ra khỏi lá.

- Tinh bột được tạo thành ở phần lá không bịt băng giấy đen. Có thể nhận định được điều này vì dựa vào phản ứng màu xanh tím đặc trưng của tinh bột với iodine (phần lá không bịt băng giấy đen có phản ứng màu xanh tím với iodine, phần lá bịt băng giấy đen không có phản ứng màu xanh tím với iodine).

20 tháng 9 2023

Hạt giống chứa chất dinh dưỡng dự trữ sử dụng cho quá trình nảy mầm của hạt. Nếu để lâu (kể cả khi hạt được bảo quản), quá trình hô hấp của hạt giống vẫn diễn ra làm giảm hàm lượng chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt. Hàm lượng chất dinh dưỡng bị giảm càng nhiều thì tỉ lệ nảy mầm giảm.

22 tháng 2 2023

Các yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật:

- Độ ẩm: Độ ẩm của đất thích hợp sẽ tăng cường khả năng hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng của cây.

- Hàm lượng khí O2 trong đất: Đất tơi xốp, thoáng khí sẽ giúp rễ hoạt động tốt tạo thuận lợi cho quá trình hút nước và chất dinh dưỡng của cây.

- Ánh sáng: Ánh sáng chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá – động lực đầu trên của quá trình vận chuyển nước và muối khoáng với vai trò là tác nhân gây mở khí khổng.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước trong thân và thoát hơi nước ở lá.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí liên quan chặt chẽ đến quá trình thoát hơi nước ở lá, độ ẩm không khí càng thấp thì thoát hơi nước càng mạnh.

- …

22 tháng 2 2023

2. 

Trước khi trồng cây hoặc gieo hạt, người ta thường cày, bừa đất rất kĩ, bón lót một số loại phân nhằm tạo điều kiện thuận lợi để rễ hoạt động hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của hạt hoặc cây con:

- Cày, bừa đất rất kĩ để tạo độ thoáng khí đồng thời thúc đẩy quá trình hòa tan chất khoáng trong đất.

- Bón lót một số loại phân để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho đất.

22 tháng 2 2023

- Kiểu nằm của hạt đỗ không ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó

- Tiến trình tìm hiểu tự nhiên:

Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi

Quan sát là bước đầu tiên để nhận ra tình huống có vấn đề. Qua đó, em đặt được câu hỏi về vấn đề cần tìm hiểu

Bước 2: Xây dựng giả thuyết

Dựa trên hiểu biết của mình và qua phân tích kết quả quan sát, em đưa ra dự đoán, tức là giả thuyết để trả lời cho câu hỏi ở bước 1

Bước 3: Kiểm tra giả thuyết

Kiểm tra giả thuyết là làm thí nghiệm để chứng minh dự đoán ở bước 2 đúng hay sai.

Ở bước này, em phải:

   + Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm

   + Lập phương án thí nghiệm

   + Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập

Bước 4: Phân tích kết quả

   + Thực hiện các phép tính cần thiết, lập bảng, xây dựng biểu đồ…

   + Từ việc phân tích kết quả, rút ra kết luận. Giả thiết được chấp nhận hay bị bác bỏ

Bước 5: Viết, trình bày báo cáo

Một báo cáo kết quả tìm hiểu tự nhiên thường gồm các nội dung chính như sau:

   + Tên báo cáo

   + Tên người thực hiện

   + Mục đích

   + Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp

   + Kết quả và thảo luận

   + Kết luận

25 tháng 2 2023

Mỗi chất lại được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ. Những hạt đó là nguyên tử.

Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ, tạo nên các chất.