K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2017

Bài dụ khẳng định ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phong tục tập quán để tóc dài và nhuộm răng đen của người Việt Nam; đồng thời nói lên quyết tâm đánh giặc để bảo vệ độc lập dân tộc; tiêu diệt khiến cho quân giặc mảnh giáp không còn, không một chiếc xe nào trở về, để cho chúng biết nước Nam anh hùng là có chủ.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là do sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Nỗi bất bình cao độ, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả đã thôi thúc nhân dân ta vùng lên chống chính quyền phong kiến phản động trong nước và quân xâm lược hung bạo. Tiêu biểu nhất là sự gia nhập nghĩa quân của các tầng lớp nhân dân, các địa phương trong nước. Đây là sức mạnh vô địch lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Trong đó, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước của nhân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân sĩ. Trong cuộc đấu tranh chống các tập đoàn Nguyễn - Trịnh - Lê, các thủ lĩnh Tây Sơn đã có những hoạt động phù hợp với mong muốn của dân nghèo, có những đường lối chiến lược, chiến thuật đấu tranh đúng đắn tập hợp được các tầng lớp xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Xiêm, chống Thanh, Quang Trung đã phát huy lòng dũng cảm của quân lính, nắm vững thời cơ, lợi dụng được nhược điểm của giặc. Từ đó, ông đã chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó.
Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà quân sự, chính trị thiên tài. Là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XVI, góp phần, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.

10 tháng 4 2016

Phần chú thích màu xanh ngay dưới bài thơ trong sgk đó pn !

10 tháng 4 2016

Không có gì. Chúc pn hc tốt nha

27 tháng 4 2019
Được tin quân Thanh sang xâm lược nước ta, để tỏ rõ quyết tâm giữ nước, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế hiệu là Quang Trung, truyền hịch:
Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ.
[...]

Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó ngựa xe tan tác
Đánh cho nó manh giáp chẳng còn
Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ.
Bốn câu thơ trên đã nói lên quyết tâm đánh giặc để bảo vệ độc lập dân tộc, giữ gìn nền văn hoá và những phong tục tập quán lâu đời của nhân dân, đồng thời nói lên quyết tâm đánh tiêu diệt khiến cho quân giặc mảnh giáp không còn, không một chiếc xe nào trở về, để cho chúng biết nước Nam anh hùng là có chủ.
Câu 1. Sự bùng nát của chính quyền phong kiến ở Đàng Ngoài vài giữa thế kỉ XVIII được biểu hiện như thế nào?Câu 2. Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII. So sánh với các thế kỉ trước.Câu 3. Vì sao cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu được đông đảo các giai cấp, tầng lớp nhân dân và đồng bào các dân tộc thiểu số ủng hộ.Câu 4. Em...
Đọc tiếp

Câu 1. Sự bùng nát của chính quyền phong kiến ở Đàng Ngoài vài giữa thế kỉ XVIII được biểu hiện như thế nào?

Câu 2. Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII. So sánh với các thế kỉ trước.

Câu 3. Vì sao cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu được đông đảo các giai cấp, tầng lớp nhân dân và đồng bào các dân tộc thiểu số ủng hộ.

Câu 4. Em hãy nêu những hiểu biết của mình và thân thế, sự nghiệp của vua Quang Trung.

Câu 5. Thuật lại diễn biến cuộc tiến công của vua Quang Trung đại phá quân Thanh trong tết Kỷ Dậu (1789)

Câu 6. Yếu tố nào giúp Tây Sơn lật đổ phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê? Tây Sơn đã có những cống hiến to lớn nào với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 -> 1789.

Câu 7. Trong lần đại phá quân Thanh 1789, khi Quang Trung tới Thanh Hóa, Quang Trung tiếp tục tuyển thêm quân và làm lễ tuyên hệ

Trong lời ru tướng sĩ, ông đã nói:

-Đánh cho để dài tóc.

-Đánh cho để đen răng.

-Đánh cho để nó chích luân bất phản.

- Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn.

- Đánh cho sử chi Nam quốc anh hùng chi hữu chỉ.

Em có suy nghĩ như thế nào về lời dụ tướng sĩ của vua Quang Trung?

0
7 tháng 5 2021

Diễn biến:

- Tháng 1/1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu là Quang Trung và tiến quân ra Bắc.

- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia làm 5 đạo.

- Đêm 30 Tết âm lịch, quân của Quang Trung vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch.

- Đêm mồng 3 tết, nghĩa quân bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín - Hà Nội). Quân địch hoảng sợ, vội đầu hàng.

- Sáng mùng 5 tết đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì - Hà Nội) khiến cho đội quân của Sầm Nghi Đống bị tiêu diệt tan tác, Tôn Sĩ Nghị nghe thấy vậy cũng hoảng sợ, vội vàng bỏ chạy sang Gia Lâm.

- Trưa mùng 5 tết, Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long.

Công lao của phong trào Tây Sơn:

- Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê.

- Xóa bỏ sự chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất đất nước.

- Đánh tan quân xâm lược Xiêm

- Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ tổ quốc.

Điều1.Ông ban hành "Chiếu" khuyến nông",lệnh cho nông dân trở về quê cũ cày cấy, khai phá đất hoang. Nhờ đó, mùa màng lại tốt tươi, nông nghiệp phát triển.

Điều2.Ông cho đúc tiền mới, mở cửa biển và cửa biên giới cho hàng hóa được tự do trao đổi trong và ngoài nước, góp phần phát triển việc buôn bán.

Điều3.Ông ban bố"Chiếu lập học",coi"xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu ", lấy chữ Nôm làm chữ quốc gia, dùng trong thi cử và thảo các sắc lệnh của nhà nước . Chính sách này góp phần phát triển giáo dục;bảo tồn, phát triển chữ viết dân tộc

19 tháng 4 2021

Thiếu rùi bạn ơi