K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2018

Và đây là thái độ, là lời tự bào chữa của Hoạn Thư: “Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu, Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca". Rằng: "tôi chút phận đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình, Nghĩ cho khi gác viết kinh, Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo. Lòng riêng, riêng chúng kính yêu, Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai. Trót đà gãy việc chông gai, Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng".

Trước hết, ra thử bàn về thái độ của bị cáo Hoạn Thư. Rõ ràng Hoạn Thư không có chút gì biểu hiện ngoan cố mà còn tỏ ra rất sợ sệt: "Hoạn Thư hồn lạc phách xiên. Chính đây là thái độ gây cảm tình và thương xót đối với các quan tòa ở mọi thời đại. Nhưng Hoạn Thư hơn các bị áo thường tình ở chỗ rất bình tĩnh- sự bình tĩnh đạt đến rình độ Hoạn Thư: "Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca". Hoạn Thư đã sợ đến "hồn lạc phách xiêu” mà vẫn làm được cái chuyện “liệu điều kêu ca” thì thật là “ đàn bà” dễ có mấy tay, đời xưa mấy mặt đời này mấy gan”.

Mặc dù không đề cập gì đến bà “ thẩm phán” Vương Thúy Kiều, nhưng lý lẽ cuả Hoạn Thư cao thủ đến mức làm cho Thúy Kiều thấy xử Hoạn Thư là xử chính mình: “ Rằng, tôi chút phận đàn bà, ghen tuông thì cũng người ta thường tình….”. Nói vậy là Hoạn Thư đã nói với Thúy Kiều: “Thấy chưa, tôi cũng là đàn bà như bà “thẩm phán”, làm sao tôi không ghen được , máu tôi cũng đỏ cơ mà. Chồng bà là Từ Hải ngồi đó , bà cho ai mượn thử coi? Vì Thúy Kiều là hạng người biết nghĩ xa “ thấy người nằm đó biết sau thế nào” nên lời biện hộ trên là vô cùng quý giá.

Hoạn Thư lại kể công với Thúy Kiều: “Nghĩ cho khi gác viết kinh, với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo”. Nàng có nhớ không, khi nàng lấy trộm Phật tiền trên bàn thờ mang theo làm lộ phí đường đi, tôi không đuổi theo là vì tôi không cố ý muốn hại nàng, tôi chỉ muốn giữ chồng cho riêng tôi, chứ tôi nào muốn hại nàng! tôi cũng có công giúp nàng ra đấy chứ. Đến đây thì “thẩm phán” Thúy kiều đã không còn bắt bẻ vào đâu được nữa. Hoạn Thư đã chứng minh một cách sắc bén rằng mình không cố ý phạm tội mà nếu có chỉ là “ tội tổ tông”, một loại tội do trời đất sinh ra. Nhưng cao thủ thêm một bậc là Hoạn Thư vẫn có tội và xin “ thẩm phán” Thúy Kiều tha thứ: “ Trót đà gây việc trông gai, còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”.

Với thái độ “hồn lạc phách xiêu” lo sợ nhưng bình tĩnh lạ lùng. Lý lẽ sắc bén chứng minh rõ ràng là chỉ phạm “ tội tổ tông” tức là không có tội, nhưng lại nhận tội và xin tha thứ, đã để Thúy Kiều vào tình huống phải tha, mặc dù trước đó đã duyệt án tử: “ Khen cho thật đã nên rằng, khôn ngoan đến mức nói năng phải lời, Tha ra thì cũng may đời, làm ra thì cũng là người nhỏ nhen, đã lòng tri quá thì nên, truyền quân lệnh xuống trước tiền tha ngay”. Trước đây Thúy Kiều đã khen Hoạn thư: “ Đàn bà thế ấy, thấy âu một người! Ấy mới gan, ấy mới tài. Và phong cho Hoạn Thư là nhà ghen (máu ghen đâu có lạ nhà ghen) thi nay lại khen “ khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời” . Thúy Kiều là người thông minh vốn sẵn tính trời và “sắc đành đòi một , tài thành họa hai” mà không thể buộc tội nổi họ Hoạn thì rõ ràng họ Hoạn biện hộ đạt đến trình độ trác việt.

27 tháng 4 2022

Trong sáu câu đầu đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tác giả Nguyễn Du đã miêu tả một cách suất sắc khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Mở đầu đoạn thơ, tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ ở cụm từ “khóa xuân”, “khóa xuân” ở đây có nghĩa là khóa kín tuổi xuân hay còn có thể hiểu là nàng đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Nơi đang giam lỏng nàng là một nơi rất cao, trơ trọi và có thể quan sát hết mọi vật xung quanh. Tác giả Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều hình ảnh gợi cảm như “non xa”,”trăng gần”,”bát ngát”,”cát vàng”, “bụi hồng” để diễn tả khung cảnh thiên nhiên mênh mông, rộng lớn, hoang vu và rợn ngợp. Rất có thể đây là cảnh thật nhưng cũng có thể chỉ là những hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng để nói lên sự cô đơn của Thúy Kiều không chỉ ở không gian mà còn là thời gian. Thành ngữ “mây sớm đèn khuya” có nghĩa là sáng làm bạn với mây, tối làm bạn với đèn. Đây là một vòng tuần hoàn khép kín với ý cốt là nói lên sự cô đơn đến tuyệt đối của nàng. Ôi! nàng đã cô đơn ,tủi nhục đến nhường nào khi sớm tối chỉ làm bạn với vật vô tri vô giác như vậy . Và khi đối diện với chính bản thân mình nàng cảm thấy “bẽ bàng”. Nàng xấu hổ và tủi thẹn bởi nàng đã bị cướp cái đáng giá nghìn vàng của một người con gái trong nháy mắt vì bị Mã Giám Sinh lừa và sau đó hắn đã làm nhục nàng. Ở câu thơ cuối cùng của bài thơ cụm từ “nửa tình nửa cảnh” đã nói lên tâm trạng vô cùng rối bời khiến cho Kiều như bị chia tấm lòng.

Chú thích : câu cảm thán : Ôi! Nàng đã cô đơn tủi nhục đến nhường nào.....

2 tháng 11 2021

Tham khảo:

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích lột tả sâu sắc tâm trạng của Thúy Kiều khi phải xa lầu Ngưng Bích lạnh lẽo. Đó là một tâm trạng đau đớn khi gia đình lâm biến, nỗi xót xa khi tình đôi lứa chia lìa và bản thân nàng từ chỗ một tiểu thư xinh đẹp khuê các phải sa chân vào chốn thanh lâu nhơ nhuốc. Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh, ẩn tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng nó cũng nhiều thê lương ai oán. Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một nó thể hiện sự cô đơn, bẽ bàng, buồn tủi của Thúy Kiều trong cảnh đời éo le của mình, nhưng nó cũng thể hiện sự hiếu thuận, sắc son của Kiều đối với cha mẹ và Kim Trọng dù trong biến cố nhưng trong lòng Thúy Kiều vẫn luôn hướng về những người yêu thương.

27 tháng 6 2019

“Người tựa cửa hôm mai” được nói tới trong đoạn thơ trên chính là cha mẹ Kiều.

- Kiều cảm thấy đau đớn, xót xa khi tưởng tượng ở quê nhà, cha mẹ và nàng vẫn tựa cửa ngóng đợi tin tức về nàng.

- Nàng xót thương, cảm thấy day dứt khi không thể “quạt nồng ấp lạnh” phụng dưỡng song thân.

16 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Vì để cứu cha nên Thúy Kiều đã phải hy sinh bản thân mình. Nàng bị Mã Giám Sinh lừa gạt, bị Tú Bà ép tiếp khách làng chơi, chính vì nàng đã tìm đến cái chết. Có lẽ vì sợ mất tiền cũng như danh tiếng nên tú Bà vội khuyên can, vờ hứa hẹn, chăm sóc TK. Mụ đưa TK đến sống ở lầu Ngưng Bích. Nàng sống ở đó như bị giam lỏng. Lầu Ngưng Bích là chiếc lầu hoang vắng, nằm trơ trọi giữa bốn bề mênh mông trời nước. Nó rất cao, cho nên từ trên lầu nhìn ra chỉ thấy mây mù, cồn cát bụi bay mù mịt. Nàng sống ở đó chẳng có bạn có bè, lủi thủi một mình suốt đêm. Không gian càng xa rộng, lòng người càng thêm trống trải, đau buồn. Sự tuần hoàn của thời gian, sự đằng đẵng mỏi mòn, càng thêm vô vọng. Tâm trạng của Kiều đầy đau buồn, xấu hổ, tủi thẹn với thiên nhiên, với lòng mình, với những người thân yêu. Nàng tự đối thoại với lòng mình, biết tâm sự cùng ai nữa. Nàng nhớ đến Kim Trọng- người đàn ông nàng yêu nhất. Rồi Kiều nhớ đến cha mẹ, thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng trông, thương cho cha me ngày càng già, day dứt không được ở cận kề chăm sóc. Nàng thương xót cho cha mẹ suốt ngày trông ngóng tin con. Xa xa thì có vài cái thuyền ai thấp thoáng lúc ẩn, lúc hiện. Rồi thì ngọn thác, ngọn nước vừa đổ xuống xô đẩy cánh hoa lạc loài tan tác trôi xuôi. Tất cả đều trôi dạt vô định như chính cuộc đời tăm tối không tìm thấy lối đi của Kiều vậy. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn thơ kỳ diệu, một trong những đoạn thơ hay nhất của “Truyện Kiều”, kiệt tác của thi hào dân tộc Nguyễn Du, miêu tả bi kịch nội tâm của Thuý Kiều trên con đường lưu lạc. Những vần thơ buồn thương mệnh mang đã gieo vào lòng người đọc những xót xa khôn nguôi về kiếp người tài hoa bạc mệnh. Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc. Một tấm lòng nhân hậu yêu thương, cảm thông của nhà thơ đối với nỗi đau của Thuý Kiều mãi mãi để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim người đọc.