K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2019

* Giống nhau:

- Thể loại đều là văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

- Các đề yêu cầu người viết phải trình bày được quan điểm, tư tưởng, thái độ của mình đối với vấn đề đặt ra.

* Khác nhau:

- Đề 1 và đề 3 đưa ra những nhận xét, suy nghĩ về những việc làm tốt đáng biểu dương, nhân rộng điển hình.

- Đề 2 cần có thái độ dứt khoát lên án, tuyên truyền loại bỏ hiện tượng xấu.

    Cuộc Đời Má Tôi - Chap 1 Khi sinh tôi má đã ngoài tứ tuần, Cuộc đời làm lụng gian khổ, sinh nhiều con nên giờ đây, so với những người khác cùng tuổi má, má tiều tụy hơn rất nhiều. Bệnh của má là bệnh “không vi trùng” chỉ do suy thoái mà thôi.Khi tôi học hết tiểu học cũng là lúc kinh tế gia đình kiệt quệ đến mức cùng cực, ba tôi phải bỏ lại vợ và đàn con ra đi, cố gắng làm...
Đọc tiếp

    Cuộc Đời Má Tôi - Chap 1

 

Khi sinh tôi má đã ngoài tứ tuần, Cuộc đời làm lụng gian khổ, sinh nhiều con nên giờ đây, so với những người khác cùng tuổi má, má tiều tụy hơn rất nhiều. Bệnh của má là bệnh “không vi trùng” chỉ do suy thoái mà thôi.

Khi tôi học hết tiểu học cũng là lúc kinh tế gia đình kiệt quệ đến mức cùng cực, ba tôi phải bỏ lại vợ và đàn con ra đi, cố gắng làm để nuôi sống cả gia đình, từ đó chẳng năm nào ba về cùng gia đình đón tết, nên từ lâu đối với má và mấy chị em tôi hình như không còn khái niệm tết. Tết đến nhà nhà đều sum hộp, ông bà con cháu tụ hội, đông vui, cũng là lúc ba tôi đang miệt mài làm việc, má và mấy chị em tôi chỉ còn biết cầu trời cho ba đang ở phương trời xa mạnh giỏi. Những ngày gia đình tôi hạnh phúc nhất có lẽ là những ngày ba tôi về, nhưng những ngày đầm ấm ấy thật ngắn ngủi! Ý thức được sự khó khăn của gia đình mình mấy chị em tôi đều cố gắng học thật giỏi. Thời gian trôi qua thật nhanh, mặc dù sống trong sự chật vật triền miên nhưng rồi các chị tôi cũng lần lượt vào đại học, gánh nặng đè lên đôi vai ba tôi đã nặng bây giờ lại càng nặng thêm. Vò võ chờ chồng đợi con đã hằng xâu lên đôi mắt cạn lệ của má!

 

4

hay đấy

22 tháng 7 2018

Bạn đang định hỏi bọn tớ cái gì vậy ?

6 tháng 2 2018

Sự thành công của rất nhiều người trong xã hội không phải tự nhiên mà có được, cũng không phải do vận may mà là nhờ vào sự nỗ lực, lòng kiên trì. Sống có mục đích, có ước mơ nhưng không kiên trì thực hiện nó thì cuối cùng chúng ta vẫn quay về con số 0. Trong cuộc sống, đối với mỗi người, lòng kiên trì là cần thiết và phải được rèn giũa hằng ngày.

Kiên trì là thái độ sống, làm theo, theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Đó chính là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, dù có gian nan thử thách nhưng vẫn nhất quyết làm đến cùng. Lòng kiên trì đối với mỗi người là nhân tố để thành công, để đạt được mục đích mà mình đặt ra.

Lòng kiên trì là một đức tính tốt, cần được phát huy, có ý nghĩa lớn quyết định đến cuộc đời của mỗi con người. Khi chúng ta vạch ra kế hoạch và quyết tâm theo đuổi nó đến cùng, đó là lòng kiên trì, và chắc chắn chúng ta sẽ đạt được một kết quả như mong đợi. Có một người bạn có đam mê văn chương, bạn ấy viết rất nhiều, nhưng gia đình lại phản đối và buộc bạn phải lựa chọn con đường đi khác. Bạn vẫn kiên trì với ước mơ đó, theo đuổi nó và bây giờ bạn là một nhà văn trẻ có tên tuổi. Nhờ vào sự kiên trì, quyết tâm theo đuổi đam mê nên bạn đã thành công. Đây chính là bài học mà nhiều người cần phải học hỏi và rèn luyện.

 

Lòng kiên trì không phải rèn luyện trong ngày 1, ngày 2 mà là cả một quá trình. Mỗi ngày, chúng ta có thể rèn luyện đức tính đó bằng nhiều cách. Bạn kiên nhẫn làm hết bài tập mà cô giáo giao, đó là một biểu hiện của lòng kiên nhẫn. Đã hơn 12h đêm nhưng bài toán giải mãi vẫn chưa ra, đừng vội tắt đèn đi ngủ, bạn hãy kiên nhẫn ngồi thêm chút nữa, biết đâu bạn sẽ tìm ra được đáp án.

Sự thành công của nhiều người hiện nay có được là do năng lực, bản lĩnh, nhưng yếu tố góp phần không nhỏ chính là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ. Để đạt được một thứ gì đó, có thể chúng ta phải đánh đổi nhiều thứ, hi sinh nhiều thứ. Đó là cái giá, nhưng bản thân mình hài lòng với việc đó, cũng không uổng phí.

Cha ông ta có câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim” cũng chính là răn dạy chúng ta cần phải kiên trì, chịu khó, nhẫn nại trong công việc thì mới có thể gặt hái được thành công. Muốn ăn trái ngọt, hoa thơm thì cần phải có những quãng đường đánh đổi, hi sinh.

Tuy nhiên, lòng kiên trì hiểu theo nghĩa tích cực không có nghĩa là cố chấp đến cùng. Cố chấp cũng là kiên nhẫn, nhưng cố chấp vì điều không nên thì thật không đáng. Bởi vậy, lòng kiên trì nên dùng đúng lúc, đúng chỗ thì cuộc đời của mỗi người mới có thể hạnh phúc và thành công được.

Bên cạnh những người có đức tính kiên trì thì vẫn còn tồn tại không ít người thiếu kiên nhẫn, cả thèm chóng chán, nhanh gục ngã. Thành công đến không dễ dàng, nếu từ bỏ mọi thứ một cách nhanh chóng thì chúng ta sẽ không nhận lại được điều gì.

Đối với tuổi trẻ thì thường hay nhanh chán, nhanh bỏ cuộc. Cần phải rèn luyện đức tính này để sau này mỗi người có thể tự lập và đứng vững trên đôi chân của mình.

Lòng kiên trì thực sự rất quan trọng đối với nhiều người. Chúng ta cần phải có kế hoạch để rèn luyện nó từng ngày. Chắc chắn rằng mục đích mà mình vạch ra khi có lòng kiên nhẫn sẽ nhanh chóng đi đến đích.

chương 2 :sát thủ ra đời:phần 1 :sát thủ kinh tế Câu chuyện bắt đầu thật tình cờ.Tôi sinh năm 1945, là con duy nhất trong một gia đình trung lưu. Cha mẹ tôi đều là dân gốc Bắc Mỹ, đã sinh sống ba đời ở bang New England. Sự khuôn phép, nghiêm khắc và lòng trung thành là dấu ấn mà tổ tiên hà khắc để lại trong họ qua nhiều thế hệ. Họ là những người đầu tiên trong gia đình đi học đại...
Đọc tiếp

chương 2 :sát thủ ra đời:phần 1 :sát thủ kinh tế 

Câu chuyện bắt đầu thật tình cờ.

Tôi sinh năm 1945, là con duy nhất trong một gia đình trung lưu. Cha mẹ tôi đều là dân gốc Bắc Mỹ, đã sinh sống ba đời ở bang New England. Sự khuôn phép, nghiêm khắc và lòng trung thành là dấu ấn mà tổ tiên hà khắc để lại trong họ qua nhiều thế hệ. Họ là những người đầu tiên trong gia đình đi học đại học bằng học bổng. Mẹ tôi là giáo viên dạy tiếng Latinh ở trường trung học. Trong Đại chiến Thế giới II, cha tôi tham gia quân đội, là đại úy hải quân, phụ trách đội pháo thủ bảo vệ thương thuyền chở dầu trên Đại Tây Dương. Khi tôi chào đời ở Hanlover, bang New Hanpshire, cha tôi vẫn đang nằm viện ở Texas vì bị gãy xương hông. Lên một tuổi tôi mới được gặp cha.

Sau đó, cha tôi dạy ngoại ngữ ở trường Tilton shool, một trường nội trú nam ở vùng ngoại ô New Hanpshire. Ngôi trường vươn mình kiêu hãnh (hay ngạo nghễ theo như cách nói của dân địa phương)- trên một quả đồi, phía dưới là một thị trấn cũng cùng tên Tilton. Mỗi năm, trường tư này chỉ nhận 50 học sinh cho mỗi lớp từ lớp 9 đến lớp 12. Học sinh ở đây phần lớn là con cái của những gia đình giàu có từ Buenos Aires, Caracas, Boston và New York.

Nhà tôi luôn thiếu tiền, nhưng chúng tôi không bao giờ tự cho mình là nghèo. Mặc dù đồng lương giáo viên của bố mẹ tôi rất ít ỏi, nhưng tất cả nhu cầu thiết yếu của chúng tôi như thực phẩm, nhà ở, lò sưởi, nước, cắt cỏ hay dọn tuyết được cung cấp miễn phí. Từ lúc lên 4, tôi ăn ở bếp ăn nhà trường, nhặt bóng cho đội bóng mà cha tôi huấn luyện, được sử dụng khăn mặt ở phòng thay đồ.

Dù có tỏ ra khiêm tốn thì các giáo viên và vợ con họ vẫn coi mình thuộc tầng lớp cao quý hơn dân địa phương. Tôi từng nghe bố mẹ đùa rằng họ là chủ trang viên, cai quản những nông dân hèn kém – ý nói những người dân thị trấn. Tôi biết đó không chỉ đơn thuần là một câu đùa.
Các bạn học cấp I và cấp II của tôi thuộc tầng lớp nông dân đó. Chúng rất nghèo. Bố mẹ chúng là những người lao động chân lấm tay bùn, thợ xẻ gỗ hay thợ xay bột. Họ không ưa “ lũ học sinh trường tư” chúng tôi, và ngược lại, bố mẹ tôi cũng không thích tôi kết thân với những cô bạn thị trấn mà ông bà hay gọi là đồ “hư hỏng”. Nhưng từ hồi học lớp 1, tôi đã dùng chung sách giáo khoa và bút chì màu với mấy cô bạn trong lớp. Hồi đó, tồi phải lòng ba cô bạn: Ann, Priscilla và Judy. Vì vậy, khó mà chấp nhận quan điểm của cha mẹ tôi. Nhưng tôi vẫn tôn trọng ý muốn của họ.

0
21 tháng 3 2021

Cuộc sống không phải luôn may mắn với tất cả mọi người. Khi mà trong xã hội vẫn luôn có những người phải chịu hoàn cảnh khó khăn cả về vật chất lẫn thể chất. Tuy nhiên, điều đó cũng không thể ngăn cản họ vươn lên trong cuộc sống bằng chính tinh thần và nghị lực sống mãnh liệt của mình. Điển hình như thầy  Nguyễn Ngọc Ký, chàng hiệp sỹ trẻ  Nguyễn Công Hùng – đều là những tấm gương vượt lên và chiến thắng số phận, khiến bao người phải cảm phục.

Nguyễn Ngọc Ký, một cái tên quá đỗi quen thuộc đối với những thế hệ học sinh Việt Nam. Thầy là một biểu tượng cho sự quyết tâm và kiên trì vượt lên khó khăn để có được thành công. Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa. Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký đến trường, đưng ngoài cửa nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng ... chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V... Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi... Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi. Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2. Lên cấp III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn ngành Văn. Năm 1966, ông nhận được giấy báo nhập học ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách. Tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ Văn, Nguyễn Ngọc Ký đã nghe theo lời khuyên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về Hải Hậu, Nam Định (quê ông) làm thầy giáo để “dạy các em phấn đấu vượt mọi trở ngại, khó khăn, góp phần thống nhất nước nhà”. Nguyễn Ngọc Ký quả là một tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt lên số phận. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy một người tật nguyền như ông vẫn có thể trở thành người có ích cho xã hội. Tên tuổi Nguyễn Ngọc Ký đã được mọi người biết đến với lòng trân trọng, ngưỡng mộ, cảm phục. Mãi mãi, cái tên Nguyễn Ngọc Ký sẽ còn in sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam hôm nay và cả mai sau.

Hay như chàng hiệp sỹ trẻ  Nguyễn Công Hùng.Từ nhỏ anh đã mắc căn bệnh hiểm nghèo bị liệt toàn thân. Nhưng điều đó không đánh gục được anh, anh vẫn cố gắng học tập, rèn luyện. Công nghệ thông tin đã giúp anh thay đổi cuộc đời và mở được trung tâm tin học dành cho người khuyết tật. Anh chinh phục mọi người bằng ý chí vươn lên mong muốn sống có ích, để cống hiến cho xã hội.

Bên cạnh đó còn rất nhiều những tấm gương các bạn học sinh vượt khó học giỏi trên khắp cả nước. Như bạn Nguyễn Ánh học sinh lớp 12A2 học sinh lớp 12A2, Trường THPT Chu Văn An (Gia Nghĩa – Đăk Nông) sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ba chạy xe thồ, mẹ là lao động tự do. Dù vậy, nhưng tất cả 3 chị em Nguyệt đều được đến trường. Chính sự tần tảo, vất vả của ba mẹ đã khiến cho Nguyệt và các em càng nỗ lực hơn trong học tập.Ngoài giờ học, vào mỗi buổi tối, Nguyệt thường tranh thủ thời gian phụ mẹ cùng đi rửa chén bát, về lại tranh thủ học bài tới tận đêm khuya mới nghỉ. Thế nhưng,  học tập của Nguyệt cũng luôn đạt thành tích khá cao, trong các năm lớp 10, 11 đạt học sinh tiên tiến, còn học kỳ 1 năm lớp 12 này đạt học sinh giỏi. Chính vì tình yêu đối với cha mẹ, thấy cha mẹ khó khăn gồng gánh nuôi các con mà bạn nỗ lực vượt khó cố gắng đạt được thành tích cao trong học tập để ba mẹ vui.

Các tấm gương sáng ngời của những người dù không được may mắn như bao người khác nhưng lại có một nghị lực kiên cường khiến bao người ngưỡng mộ. Điều đó càng khiến những người may mắn như chúng ta nhìn nhận lại chính mình. Khi mà chúng ta được sinh ra với một thân thể lành lạnh và khỏe mạnh, chúng ta được sống trong một môi trường hòa binh với những điều kiện kinh tế đầy đủ. Nhưng thực sự chúng ta đã biết trân trọng những điều may mắn đó hay chưa? Chúng ta đã nỗ lực hết mình, phấn đấu hết mình để đạt được những thành tích tốt nhất hay chưa? Thật đáng xấu hổ nếu chúng ta không biết rằng mình đã may mắn hơn người khác thế nào để từ đó mà cố găng vươn lên. Đừng bao giờ an phận thủ thường, để mình tự mờ nhạt và chìm dần vào trong lãng quên giữa cuộc sống hiện đại này. Như Xuân Diệu đã từng nói: “ Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt – Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.” Hãy biết tận dụng những điều kiện của mình để vươn lên tới thành công gây dấu ấn giữa cuộc đời này.

Qua những tấm gương vượt qua số phận, chúng ta chợt cảm thấy mình quá bé nhỏ, tầm thường. Chúng ta học tập ở họ không chỉ ở lòng kiên trì, nhẫn nại, say mê học tập mà còn ở lối sống lạc quan, yêu đời. Lặng lẽ như nụ chồi từ bóng tối vươn ra ánh sáng, họ đã vượt lên chính mình để có một ngày mai tươi sáng hơn.

24 tháng 3 2021

Mik cảm ơn cậu nhiều nhé 🍓

28 tháng 10 2016

Bài 1:Trong cuộc sống , ngoài sự thông minh cua cá nhân thì đức tính chăm chỉ, cần cù cũng góp phần đến sự thành công. Vì vậy câu nói : “ Có công mài sắt, có ngày nên kim” của ông bà ta luôn đúng qua mọi thế hệ.

Vậy câu nói đó có nghĩa là gì? Nếu hiểu theo nghĩa đen thì câu nói này có nghĩa là dù cho cục sắt có to lớn đến mấy đi chăng nữa nhưng nếu ta chăm chỉ, bỏ công sức ra mài thì cục sắt sẽ thành cây kim nhỏ bé thôi. Nếu ta hiểu rộng ra thì ta sẽ thấy hàm ý của câu là việc gì dù có khó khăn đến mấy đi chăng nữa nhưng nếu ta chăm chỉ, cần cù thì việc lớn sẽ thành việc nhỏ bé. Trong học tập cũng vậy, người chăm chỉ là người luôn học và làm bài đầy đủ, làm thêm các bài tập để nâng cao kiến thức của mình, tìm hiểu học hỏi những gì mà mình chưa biết, chăm chú và ghi chép những gì mà mình chưa biết…Trong công việc cũng vậy, người chăm chỉ là người luôn học hỏi những gì mình chưa biết để nâng cao tay nghề, siêng năng, tự giác hoàn thành công việc đươc giao ra…

Chăm chỉ là một đức tính quan trọng không thể thiếu của mỗi người. Nó góp phần tạo nên sự thành công trong mọi việc, được người khác yêu mến, kính trọng, khâm phục. Chẳng hạn như nhà bác học nổi tiếng Ê-đi-sơn dù chỉ mới học xong tiểu học thôi nhưng với sư chăm chỉ, cần cù ông đã sáng chế ra những phát minh vĩ đại cho nhân loại. Hay như chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta, Bác đã học được nhiều thứ tiếng nhờ sự chăm chỉ, cần cù của mình. Ông bà ta đã từng nói: “ Cần cù bù thông minh “ . Nếu như ta không thông minh như những người khác thì ta có thể chăm chỉ để hoàn thiện mình hơn. Nếu ta chăm chỉ thì làm một việc gì đấy ắt sẽ thành công. Chẳng hạn như trong học tập nếu như một bài toán khó người này giải chỉ trong mười phút, nhưng người khác thì phải giải trong ba mươi phút. Nhưng không sao cả. Nếu chúng ta chăm chỉ, siêng năng thì đến một lúc nào đó ta sẽ giỏi bằng hoặc thậm chí hơn người đó. Có một nhà bác học nói rằng: “ Con người chỉ có một phần trăm là thông minh còn chín mươi chín phần trăm còn lại là cần cù”. Các bạn thử nghĩ xem chín mươi chín phần trăm với một phần trăm thì cái nào lớn hơn? Việc chúng ta có thể đạt một phần trăm đó hay không phụ thuộc rất nhiều vào chín mươi chín phần trăm còn lại. Một người dù có thông minh đến mấy dù không chăm chỉ thì cũng coi như vô ích mà thôi. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho người nào lười biếng. Chính họ là người đã tự phá huỷ đi tương lai của chính mình. Chính họ là người tự mình làm cho người khac coi thường, khinh rẻ, không tôn trọng. Và tất nhiên là cũng không có được thành công trong cuộc sống.

Vậy để tự rèn luyện chăm chỉ cho mình em đã tự lập ra một thời gian biểu phù hợp cho mình, đi học thì học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Giơ tay phát biểu xây dựng bài trong lớp. Cố gắng tìm tòi học hỏi những gì mình chưa biết từ mọi người xung quanh.

Để đạt được thành công trong cuộc sống mỗi người phải tự rèn luyện mình và nhất là đức tính chăm chỉ. Chì có như vậy thì mọi việc sẽ diễn ra suôn sẻ theo ý mình.

Bài 2:I. Mở bài:
*Mở bài 1: Là nhà văn Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng am hiểu và gắn bó với mảnh đất Thành đồng cùng những người con gái trung kiên trên mảnh đất ấy. Truyện của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống con người Nam Bộ trong chiến tranh và sau hòa bình. Sáng tác năm 1966, trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra quyết liệt, “Chiếc lược ngà” ngợi ca tình cha con, tình đồng chí của những người cán bộ Cách mạng – cũng là tình người trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
*Mở bài 2: Có một nhà văn đã nói rằng : "Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra". Cuộc chiến tranh chống Mĩ của dân tộc ta với biết bao câu chuyện đã trở thành huyền thoại được các nhà văn ghi lại như những câu chuyện cổ tích hiện đại. Trong số ấy phải kể đến "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện đã thể hiện thật cảm động tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
*Mở bài 3: “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên. Văn bản đoạn trích là ở phần giữa câu chuyện, tập trung thể hiện sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu qua những tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí. Đó không chỉ là một tình cảm muôn thuở, có tính nhân bản bền vững, mà còn được thể hiện trong hoàn cảnh ngặt nghèo, éo le của chiến tranh và trong cuộc sống nhiều gian khổ, hi sinh của người cán bộ cách mạng. Vì thế, tình cảm ấy càng đáng trân trọng và đồng thời nó cũng cho thấy những nỗi đau mà chiến tranh gây ra cho cuộc sống bình thường của mọi người.
*Mở bài 4: Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn chuyên viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong kháng chiến cũng như trong hòa bình. Ông viết truyện ngắn “Chiếc lược ngà” tại chiến trường Nam Bộ vào năm 1966 – những năm tháng gian khổ, đau thương nhất của đồng bào Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ. Truyện khai thác tình cha con sâu nặng trong chiến tranh, đồng thời gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những đau thương, mất mát mà chiến tranh mang đến cho bao con người, bao gia đình.
II. Thân bài:
1. Khái quát (Dẫn dắt vào bài):
- Tình cha con – đó không chỉ là tình cảm muôn thưở có tinh nhân văn vững bền. Nó được thể hiện trong tình cảnh ngặt nghèo, éo le của chiến tranh, trong cuộc sống gian khổ, hi sinh của người cán bộ Cách mạng. Đọc câu chuyện “Chiếc lược ngà” được kể lại qua sự chứng kiến của bác Ba – người bạn chiến đấu của ông Sáu, ta mới thấm thía hết được những nỗi đau của con người trong chiến tranh và sức mạnh của tình cha con thiêng liêng, bất hủ.
2. Luận điểm 1:Thái độ, tình cảm của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha:
Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, gây ra bao nhiêu mất mát, đau khổ và hi sinh cho người dân Việt Nam. Vì cuộc chiến tranh ấy mà bao nhiêu người phải rời xa gia đình, xa những người mẹ, người chị, người vợ, người con để lên đường bảo vệ Tổ quốc. Ông Sáu cũng là một trong số những người như thế. Ông đi xa khi đứa con gái nhỏ chưa đầy một tuổi. Tám năm trời xa cách, ông chỉ được thấy con qua tấm ảnh nhỏ. Ông khao khát muốn được thấy con đến nhường nào! Một lần về thăm nhà, trước khi nhận công tác mới, ông được gặp con nhưng bé Thu nhất định nhận ông Sáu là cha.
Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu vui mừng vồ vập nhận bé Thu là con, Thu tỏ ra lảng tránh và lạnh nhạt, xa cách. Người đọc tự đặt ra cho mình câu hỏi: Tại sao bé Thu không nhận ra ông Sáu, không nhận ra cha mình?Suốt mấy ngày ông Sáu ở nhà, bé Thu hoàn toàn lạnh lùng trước tình cảm vồ vập của người cha. Ông Sáu càng xích lại gần, bé Thu càng lùi xa. Ông Sáu càng yêu thương, bé Thu càng lảng tránh. Bé Thu nhìn cha với cặp mắt xa lạ và cảnh giác, dứt khoát không chịu kêu tiếng “ba” mà chỉ nói trổng. Đó phải chăng là sự ngây thơ của một đứa bé đầy cá tính? Ở bé Thu còn là tính gan lì khi mà mọi người thân đã hết lòng khuyên nhủ, tạo tình thế để bé nhận cha, nhưng đều thất bại. Khi mẹ vắng nhà mà nồi cơm trên bếp đang sôi, bé Thu không thể nhấc nổi nồi cơm to như thế mà chắt nước được. Cái tình thế ấy làm người đọc tưởng chừng bé Thu phải chịu thua, không thể chiến tranh lạnh được nữa. Vậy mà thật ngoài sức tưởng tượng, Thu vẫn không cất lên cái tiếng mà ba nó mong “Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước,miệng lẩm bẩm điều gì không rõ”. Bé Thu làm tác giả phải thốt lên: “Con bé đáo để thật”. Sự bướng bỉnh, ngang ngạnh ấy còn được thể hiện khi Thu hất cái trứng cá mà ba nó gắp cho ra khỏi chén cơm. Đây là một tình huống mang tính kịch tính cao. Ông Sáu không thể chịu đựng nổi nữa trước thái độ lạnh lùng của đứa con gái mà ông hết mực yêu thương, ông đã nổi giận và chẳng kịp suy nghĩ , ông vung tay đánh vào mông nó. Bị ông Sáu đánh, Thu không khóc, gắp lại trứng cá rồi bỏ sang nhà ngoại, lúc đi còn cố ý khua dây lòi tói kêu rổn rảng. Những thái độ ấy làm người cha, người bạn của cha và cả người đọc đau lòng. Còn gì đau lòng hơn bằng người cha giàu lòng yêu thương con lại bị chính đứa con ấy kiên quyết chối bỏ. Nhưng sự ương ngạnh của Thu không hoàn toàn đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá nhỏ để có thể hiểu được những tình thế éo le, khắc nghiệt của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường. Chính thái độ ngang ngạnh , quyết liệt của bé Thu lại thể hiện sâu sắc tình cảm yêu thương dành cho ba. Đơn giản Thu không nhận ra cha là vì người tự nhận là ba kia không hề giống người cha mà em đã thấy trong bức ảnh. Ba em trong ảnh không có vết sẹo dài trên mặt như thế. Cô bé không tin, thậm chí là ngờ vực. Không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lòng của Thu, nghĩa là bé Thu chỉ dành tình cảm cho người cha duy nhất trong bức ảnh. Sự bướng bỉnh của Thu phải chăng còn là mầm sâu kín, sau này làm nên tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên kiến định có lập trường.
Sự nghi ngờ của Thu được giải tỏa khi nghe bà ngoại giải thích vì sao ba lại có vết thẹo dài trên má. Nghe những điều ấy, “nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Bởi thế, tình yêu ba trong Thu đã trỗi dậy mạnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút ông Sáu lên đường. Cái tiếng “ba” mà ông Sáu đã chờ đợi từ lâu bất ngờ vang lên “Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, đến lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba...a...a...ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xe, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng ba nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay như vỡ tung từ đáy lòng nó, nó vừa kêu, vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:-Ba!Không cho ba đi nữa!Ba ở nhà với con!” Tình cảm con với ba được thể hiện một cách mãnh liệt, mạnh mẽ, cuống quýt, hối hả và có xen lẫn phần hối hận. Đó là những cảm xúc đã dồn nén từ lâu bỗng vỡi òa ra: “Ba bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc,hôn cổ, hôn vai, và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Bà con và người kể chuyện cũng như người đọc không thể kìm được nỗi xúc động như có ai đang nắm chặt tim mình bởi vì cái éo le của tình cha con ở đây. Lúc cha con nhận nhau lại cũng chính là lúc người cha phải ra đi. Sự níu kéo của đứa con càng khắc nhấn sự éo le của chiến tranh: “Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó và đôi vai nhỏ bé của nó run run”. Những nỗ lực của Thu không giữ được ba nó. Ông Sáu vẫn phải ra đi dù giây phút cha con nhận nhau thật ngắn ngủi!
3.Luận điểm 2: Tình cảm của ông Sáu dành cho con:
Được về thăm nhà sau bao năm ở chiến khu, khao khát đốt lòng ông Sáu là được gặp con, được nghe con gọi tiếng ba, được sống trong tình cha con mà bấy lâu nay ông chưa được sống. Vì thế, về gần tới nhà, thoáng thấy bóng con,không chờ xuồng cập bến, ông nhón chân nhảy thót lên xô chiếc xuồng tạt ra. Ông bước vội vàng những bước dài. Cái tiếng gọi ông phải kìm nén bao lâu nay bỗng bật ra thật cảm động, làm người đọc thấy nghẹn ngào:
- Thu!Con.
Ngược lại với điều ông mong muốn, đứa con gái ngơ ngác, hốt hoảng rồi vụt chạy và kêu thét lên khiến người cha đau khổ, hai tay buông thõng như bị gãy. Rồi suốt ba ngày nghỉ phép , ông không dám đi đâu xa, chỉ quanh quẩn gần con. Song, ông càng xích lại gần nó càng lùi xa; ông càng khao khát được nghe tiếng “ba” từ lòng con, nó càng không gọi... Bị con cự tuyệt, ông Sáu đau khổ không khóc được phải cười.
Trước giờ phút lên đường chia tay con, ông muốn ôm con, nhưng lại sợ con không nhận đành chỉ nhìn. Song chính trong lúc này, tình cảm dành cho người cha ở bé Thu òa ra mãnh liệt. Nó cất tiếng gọi “ba”, ông xúc động đến phát khóc và “không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc của con”. Người chiến sĩ ấy nước mắt đã khô cạn nơi chiến trường, giờ đây là những giọt nước mắt hiếm hoi – nước mắt của niềm hạnh phúc và tình cha con. Thương con, chia tay con, ông Sáu hứa sẽ mua cho con cây lược.
Tình cảm của ông Sáu đối với con còn được nhà văn thể hiện rất cảm động khi ông ở khu căn cứ. Nỗi day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày là việc ông đã đánh con khi nóng giận. Rồi lời dặn của con: “Ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba” đã thôi thúc ông nghĩ đến việc làm cho con một cây lược bằng ngà. Làm cây lược trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình yêu thương con. Kiếm được khúc ngà voi, ông Sáu hớn hở như một đứa trẻ được quà và ông dành hết tâm trí, công sức vào việc làm ra cây lược. Hãy nghe đồng đội của ông kể lại: “Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Phải chăng, bao nhiêu tình yêu thương con ông dồn vào việc làm cây lược ấy? Rồi ông gò lưng tỉ mẩn, khắc từng nét chữ lên sống lưng lược: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ấy, dòng chữ ấy là tình yêu, là nỗi nhớ thương, sự ân hận của ông đối với đứa con gái. Những lúc rỗi cũng như đêm đêm nhớ con ông thường lấy cây lược ra ngắm ngía, rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Làm như vậy, có lẽ ông không muốn con ông bị đau khi chải lược lên tóc. Yêu con, ông Sáu yêu từng sợi tóc của con. Người đọc cảm động trước tấm lòng của người cha ấy. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân – nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trên đời – chiếc lược ngà. Cho nên,cây lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc, sâu xa mà đơn sơ, giản dị.
Làm được lược cho con, ông Sáu mong được gặp con, được tận tay chải mái tóc con. Nhưng rồi, một tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu: trong một trận càn lớn của quân Mỹ ngụy, ông Sáu bị một viên đạn bắn vào ngực. “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho ông làm một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu. Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó thiêng liêng hơn cả những lời di chức. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử. Và bắt đầu từ giây phút ấy, cây lược của tình phụ tử đã biến người đồng đội của ông Sáu thành một người cha thứ hai của bé Thu.
Người đọc đã không thể cầm được nước mắt khi nghe tiếng khóc thét của đứa con gọi cha buổi chia tay hồi nào, giờ bỗng không thể cầm lòng khi chứng kiến cái cử chỉ cầm cây lược và ánh mắt nhìn của người cha vào giây phút lâm trung. Từng có bao nhiêu áng văn nói về tình mẹ cực kì xúc động nhưng có lẽ đây là một trang văn rất hiếm hoi mô tả đến tận cùng sâu thẳm trái tim yêu thương của người cha dành cho con. Cũng từ hình ảnh này, nhà văn đã khẳng định: Bom đạn và chiến tranh có thể hủy diệt được sự sống, nhưng tình cha con – tình phụ tử thiêng liêng không gì có thể giết chết được.
4. Ý kiến đánh giá, bình luận:
Tóm lại, Nguyễn Quang Sáng đã thực sự thành công trong việc xây dựng cốt truyện chặt chẽ, lựa chọn tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu. Có thể nói rằng, với một tâm hồn nhạy cảm, một trái tim nhân hậu, một tấm lòng chan chứa yêu thương, nhất là đối với trẻ em, Nguyễn Quang Sáng dường như đã cảm nhận đến tận cùng những biểu hiện tình cảm của nhân vật để miêu tả một cách sinh động và tinh tế. Ngoài ra, tác giả cũng rất thành công trong việc lựa chọn ngôi kể và ngôn ngữ lời thoại mang đậm chất địa phương Nam Bộ,... đem đến cho người đọc nhiều xúc động. Tất cả đã góp phần tạo nên sức thuyết phục, hấp dẫn cho chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
III. Kết bài:
Chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống yên bình, hạnh phúc đã đến với các em thơ trong sự tận hưởng trọn vẹn tình yêu thương của cha mẹ. Chúng ta hiểu và biết ơn bao người đã hi sinh tình cảm riêng, hi sinh cuộc đời của mình cho đất nước như cha con ông Sáu trong “Chiếc lược ngà”. Sức sống của tác phẩm là ở chỗ khơi gợi được ý nghĩa sâu sắc của tình cha con, vẻ đẹp tâm hồn của người lính Cách mạng.

28 tháng 10 2016

Bạn hình như không có đọc kỹ đề.......Câu 1 chính là trình bày suy nghĩ về 2 câu nói của cha ông ta và giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu........còn câu 2 là thông qua bài đồng chí chứ không phải chiếc lược ngà...........
.bucminh Dù sao cũng cảm ơn bạn