K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.Nay đà rõ đặng nguồn cơn,Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.” Câu 1(1,0đ): Đây là lời của Lục Vân Tiên nói với ai? Hai chữ “nguồn cơn” mà Lục Vân Tiên nói đến liên quan đến sự việc nào?Câu 2(1,0đ): Em hiểu ý nghĩa của cụm từ “kiến nghĩa bất vi” như thế nào?Câu 3(2,0đ): Những quan niệm sống nào được Lục Vân Tiên bày...
Đọc tiếp

“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.

Nay đà rõ đặng nguồn cơn,

Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”

 

Câu 1(1,0đ): Đây là lời của Lục Vân Tiên nói với ai? Hai chữ “nguồn cơn” mà Lục Vân Tiên nói đến liên quan đến sự việc nào?

Câu 2(1,0đ): Em hiểu ý nghĩa của cụm từ “kiến nghĩa bất vi” như thế nào?Câu 3(2,0đ): Những quan niệm sống nào được Lục Vân Tiên bày tỏ trong đoạn thơ trên?Những quan niệm đó thể hiện phẩm chất nào của người anh hùng Lục Vân Tiên?

Câu 4(2,0đ): Người anh hùng Lục Vân Tiên về cơ bản, có điểm gì khác người anh hùng

Quang Trung Nguyễn Huệ trong đoạn trích hồi 14 “Hoàng Lê nhất thống chí” (Ngô gia văn phái)?

Câu 5(4,0đ): Từ những quan niệm sống của Lục Vân Tiên, em hãy nói lên suy nghĩ của mình về lối sống dũng cảm của tuổi trẻ hiện nay. (Trả lời trong khoảng nửa trang giấy)

0
18 tháng 2 2017

Chọn đáp án: A

4 tháng 10 2021

Tham khảo:

Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” để lại nhiều ấn tượng đẹp bởi hình ảnh Lục Vân Tiên - người anh hùng chiến đấu vì nghĩa, văn võ song toàn. (câu ghép) Lục Vân tiên – nhân vật chính của tác phẩm, hơn ai hết đã biểu hiện rõ nét lý tưởng của người anh hùng. Bản tính anh hùng nghĩa hiệp là đức tính tốt đẹp nhất của Vân Tiên. Từ giã thầy chàng hăm hở xuống núi về kinh đô ứng thí. Trên lộ trình gian nan ấy chàng bất ngờ gặp cảnh dân dắt díu nhau chạy loạn, kêu khóc thảm thương. Đạo lý thương người như thể thương thân, thấm nhuần và toả rạng trong hành động của Vân Tiên. Tình thương người đã nâng cao chí khí và lòng dũng cảm cho chàng thư sinh họ Lục. Bọn cướp đông đặc, gươm giáo sáng ngời, bừng bừng sát khí. Còn Vân Tiên chỉ có một vũ khí thô sơ “cây gậy bên đàng ”. Thế mà trong cuộc chiến không cân sức ấy. Tự nguyện dấn thân vào nguy hiểm, chiến đấu hết mình, thắng lợi rực rỡ… Tất cả đều vì nhân nghĩa, nên sau thắng lợi Vân Tiên không hề kiêu ngạo. Trái lại chàng thật khiêm nhường, chính trực, chân thành mà dung dị. Cuộc kỳ ngộ giữa người đẹp và trang anh hùng diễn ra thật cảm động. Nguyệt Nga tha thiết muốn mời chàng hiệp sĩ qua miền Hà Khê để nàng báo đức thù công, “ Vân Tiên nghe nói liền cười” – nụ cười đáng yêu đáng kính của một tâm hồn vô tư hào hiệp. Dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu, nhân vật Lục Vân Tiên mang cốt cách của tráng sỹ thời loạn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, trọng nghĩa khinh tài, sống và hành động theo phương châm: “Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha ”. Dẫu còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân ” song ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của chàng rất đẹp, rất anh hùng. Qua đó, ta có thể thấy rằng: lòng thương người, chí quả cảm và tinh thần vị nghĩa của chàng đậm màu sắc đạo lý của dân tộc ta. (dấu hai chấm)

CÂU 1 . Cho đoạn thơ sau: ... " Trước xe quân tử tạm ngồi, Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa. ....... Gẫm câu báo đức thì công, Lấy ghi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi. " Vân Tiên nghe nói liền cười: " Làm ơn há dễ trông người trả ơn. Nay đà rõ đặng nguồn cơn, Nào ai tính thiệt cho hơn làm gì. Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng." Những từ tạm ngồi, xin cho, tiện...
Đọc tiếp

CÂU 1 . Cho đoạn thơ sau:

... " Trước xe quân tử tạm ngồi,

Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.

....... Gẫm câu báo đức thì công,

Lấy ghi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi. "

Vân Tiên nghe nói liền cười:

" Làm ơn há dễ trông người trả ơn.

Nay đà rõ đặng nguồn cơn,

Nào ai tính thiệt cho hơn làm gì.

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng."

Những từ tạm ngồi, xin cho, tiện thiếp, lạy, thưa trong lời nói của Kiều Nguyệt Nga đã thể hiện phương châm hội thoại nào? Tìm một câu thành ngữ hoăc tục ngữ nói về PCHT đó.

CÂU 2. đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

Hỏi tên, rằng:"Mã Giám Sinh" Hỏi quê, rằng:"Huyện Lâm Thanh cũng gần" Qúa niên trạc ngoại tứ tuần Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao Trước thầy sau tớ lao xao Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang Ghế trên ngồi tót sỗ sàng Buồng trong mối đã giục nang kíp ra. Vận dụng PCHT để phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn du trg 2 câu Hỏi tên, rằng:"Mã Giám Sinh" Hỏi quê, rằng:"Huyện Lâm Thanh cũng gần" CÂU 3 Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu đào thơ,
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần
Hà Khê qua đó cũng gần,
Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng.
Gặp đây đương lúc giữa đàng,
Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không.
Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”.
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. Nhgx từ tạm ngồi,xin cho, tiện thiếp, lạy, thưa trg lời nói của Kiều Nguyệt Nga đã thể hiện PCHT nào? Tìm một câu thành ngữ và tục ngữ nói về PCHT đó
2

Câu 1 :

- Những từ "tạm ngồi, xin cho, tiện thiếp, lạy, thưa" trong lời nói của Kiều Nguyệt Nga đã thể hiện phương châm lịch sự .

- Thành ngữ hoặc tục ngữ nói về phương châm lịch sự (VD:Lời chào cao hơn mâm cỗ; Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nóicho vừa lòng nhau...)

Câu 3 :

- Những từ "tạm ngồi, xin cho, tiện thiếp, lạy, thưa" trong lời nói của Kiều Nguyệt Nga đã thể hiện phương châm lịch sự .

- Thành ngữ hoặc tục ngữ nói về phương châm lịch sự (VD:Lời chào cao hơn mâm cỗ; Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nóicho vừa lòng nhau...)