K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mời các bạn thích đọc chuyện vào nhóm mình nha. Trên đây là chuyện về Xiển Bột - cháu chắt của trạng Quỳnh. Thanks

KHỊT KHỊT, THÈM THỊT VỚI XÔI..Tại một làng nọ, theo thường lệ, vào các ngày rằm, mồng một mỗi tháng, ông từ biện một cái lễ gồm nải chuối, be rượu đến thắp hương ở đền rồi bưng về.Lần ấy, lúc ông trở ra đền thấy nải chuối chỉ còn vỏ, rượu không còn một giọt. Cho là thần đã hiện về. Nhất là khi ông thấy có một đống vải đổ trùm cái gì đó trên giường thờ và...
Đọc tiếp

KHỊT KHỊT, THÈM THỊT VỚI XÔI..
Tại một làng nọ, theo thường lệ, vào các ngày rằm, mồng một mỗi tháng, ông từ biện một cái lễ gồm nải chuối, be rượu đến thắp hương ở đền rồi bưng về.

Lần ấy, lúc ông trở ra đền thấy nải chuối chỉ còn vỏ, rượu không còn một giọt. Cho là thần đã hiện về. Nhất là khi ông thấy có một đống vải đổ trùm cái gì đó trên giường thờ và trong đó có tiếng phát ra : “Khịt, khịt, thèm thịt với xôi!”.

Lập tức ông “Dạ, dạ!” rồi chạy ngay về bàn với cụ Lý. Nhưng cụ Lý vì đi lại với gái, bị vợ bắt được, chửi toáng lên, nên đi đâu vắng đã ba hôm nay. Bèn đến bàn với ông phó Lý, rồi về nhà làm xôi gà ra đền thắp hương cúng vái tử tế. Xong rồi ông đóng cửa đền lại để đó.

Cuối cùng lúc trở ra, thì cỗ xôi con gà cũng đã biến mất. Ðang lo thần quở lễ bạc, ông từ bỗng thấy cái đống trùm vải đỏ trên giường cựa quậy rồi nghe: “Soẹt! Soẹt” một tràng dài. Thắp đèn lên, ông thấy một người trùm một bức vải màu đỏ chạy thẳng một mạch ra khỏi đền, mùi thối nồng nặc. Hoá ra không phải thần mà là cụ Lý nhịn đói đã ba hôm, nay được bữa chén no nê nhưng không may bị đau bụng đi té re, ngài phải vùng chạy.

0
Ngày xưa có một nhà nông phu nghèo ở Gò Sặt, tỉnh Bình-định có một đứa con trai tên là Lía. Từ thuở lọt lòng, Lía đã mồ côi cha nhưng chóng lớn và khỏe mạnh. Năm lên bảy, một mình Lía có thể hạ bọn trẻ cùng lứa tuổi trong những keo vật. Một vài năm sau tất cả những đứa trẻ trong vùng đó đều sợ Lía.Một hôm, Lía đấu võ với một đứa lớn tuổi. Lía dồn địch thủ vào một...
Đọc tiếp

Ngày xưa có một nhà nông phu nghèo ở Gò Sặt, tỉnh Bình-định có một đứa con trai tên là Lía. Từ thuở lọt lòng, Lía đã mồ côi cha nhưng chóng lớn và khỏe mạnh. Năm lên bảy, một mình Lía có thể hạ bọn trẻ cùng lứa tuổi trong những keo vật. Một vài năm sau tất cả những đứa trẻ trong vùng đó đều sợ Lía.

Một hôm, Lía đấu võ với một đứa lớn tuổi. Lía dồn địch thủ vào một thế rất nguy hiểm làm cho nó hốt quá phải van lên:

- Tôi lạy anh, anh tha cho, tôi xin gọi anh là vua!

Từ đó cái tên "Vua Lía" được bọn trẻ hay dùng. Chúng nó ngày ngày làm kiệu khênh Lía đi khắp nơi.

Một người hàng xóm mách tin đó cho mẹ Lía biết và nói:

- Chao ôi! Bà liệu chừng cái đầu của mẹ con bà đó!

Mẹ Lía đâm hoảng:

- Chết tôi! Lạy Trời cho nó đừng sinh nguy.

- Bà cho nó đi học đi. Đem gửi nó cho ông đồ, ông ấy kèm cho!

Từ đó, Lía phải đi học. Ông đồ tuy dữ đòn nhưng Lía không sợ. Chàng thích học võ hơn là học chữ. Chàng thường lén thầy ra vườn, đi những bài quyền học lỏm được của người khác. Mấy luống rau của ông đồ chả còn có cây nào mọc được. Một hôm, giữa lúc bị thầy nọc cổ xuống đánh, Lía lấy roi bẻ vụn từng khúc. Ông đồ nhìn Lía tặc lưỡi. Ngày hôm đó ông dắt đứa học trò cứng đầu ấy đến trả cho mẹ nó.

Lía khoái chí vì ngày ngày khỏi phải ê a chán ngắt. Chàng lại cầm đầu bọn trẻ đùa nghịch như xưa. Một hôm, Lía chọn mấy đứa lớn khỏe, cùng mình lên núi vắng đón những người lạ mặt đi chợ về cướp lấy gánh gồng tay nải. Được thứ gì, Lía thường chia cho anh em cùng hưởng. Người ta lại mách cho mẹ Lía biết. Lần này mẹ Lía hết đánh con đến van vái con. Lía thề xin chừa. Chàng rất thương mẹ, không muốn để mẹ cực khổ về mình. Nhưng rồi chứng nào vẫn giữ tật ấy. Cuối cùng thì mẹ Lía bắt Lía đi ở chăn trâu cho một nhà giàu ở một làng khác thật xa.

Ở đây Lía lại có bạn mới. Mỗi ngày chàng và bạn phải lùa đàn trâu lên núi cao cho ăn. Sau những cuộc đua chọi bằng đánh cù đánh vật, bọn trẻ ở đây tôn Lía làm đàn anh. Dần dần chàng cùng bọn chúng đón đường cướp giật tay nải của những người bộ hành đi lẻ tẻ trên những con đường vắng vẻ.

Một hôm, Lía hứa với bạn ngày mai sẽ đãi tiệc. Chúng chỉ phải chuẩn bị dao nồi và mắm muối. Hôm sau, khi chúng tập hợp đầy đủ, Lía bảo: - "Chúng mình làm thịt nghé ăn chơi!". Chúng nói - "Không sợ chủ nó bắt đền à?" - "Cứ ăn ngay con nghé của chủ tao, tội vạ tao chịu". Nói rồi giết ngay con nghé tơ xẻ thịt nấu ăn. Chàng bảo chúng:

- Về nhà cứ nói hộ tao rằng cọp tha mất nghé là đủ.

Lần ấy qủa có "động rừng" cho nên mưu của Lía đắt. Người nhà giàu tìm nghé mãi không được, tin là bị hổ vồ nên không căn vặn gì lắm. Được ăn quen mùi, chúng giở mưu đó làm đi làm lại hết nghé chủ này đến bò nhà khác. Cuối cùng bọn chủ biết được. Chúng bắt đền cha mẹ bọn trẻ. Người ta hay chuyện, ai cũng giận Lía, toan bắt giải quan. Nghe tin không hay, Lía bỏ trốn biệt.

Khi bước về nhà, Lía thấy mẹ đang nằm trên giường bệnh rên khừ khừ. Chàng lại dùng lối cướp giật kiếm tiền mua thuốc. Được của ngon vật lạ, Lía đều đưa cho mẹ ăn. Mẹ hỏi: - "Mày lấy ở đâu ra thế?". Lía nhất định không nói, chỉ năn nỉ mẹ ăn cho là đủ.

Sau khi mẹ chết, Lía không có kiêng nể một ai nữa. Đói thì đi cướp giật để ăn, siêng thì ra đồng luyện võ nghệ. Một hôm, Lía giật cái thúng trong đó có mấy quan tiền của người qua đường. Thấy người ấy òa khóc, chàng gạn hỏi mới biết là anh ta vừa bị một tên chánh tổng cướp đoạt gia sản nay bị đuổi ra khỏi nhà, lưng vốn chỉ còn có bấy nhiêu. Nghe kể chuyện, Lía bừng bừng nổi giận. Mặc dầu bụng đói, chàng trả tiền cho người lạ rồi dò hỏi tìm đến đánh vỡ đầu tên chánh tổng. Quan trên vì việc ấy sai một toán lính về bắt Lía. Nhưng khi về đến làng, bạn của chàng đã tin trước cho chàng đi trốn.

Lía không có họ hàng thân thích nên khi bỏ nhà ra đi, chàng không có chỗ ở nhất định. Tối lại ngủ chùa ngủ đình, đói ở đâu thì cướp ở đó.

Một hôm đi qua truông Mây, Lía thấy một bọn cướp chặn đường đòi tiền mãi lộ. Chàng vờ sợ hãi đưa tay nải ra. Nhưng bọn cướp vừa xông lại liền bị chàng cho mỗi đứa một đá văng ra bốn phía. Cả bọn cướp ở trên núi kéo xuống bổ vây nhưng bị Lía nhổ cây làm gậy đánh cho thất điên bát đảo. Chủ trại thấy võ nghệ chàng tuyệt trần bèn mời chàng nhập bọn. Lía vui lòng dừng chân lại đây để chấm dứt cuộc đời lang thang.

Ba người chủ trại tên là Hổ, Nhẫn và Chân có tiếng võ nghệ cao cường không ai địch nổi. Trong mấy năm họ đóng ở truông Mây mọi người đều sợ. Cả đến quan tỉnh quan huyện cũng đều kiềng mặt. Người ta gọi tôn là "cha Hổ, chú Nhẫn, mẹ Chân". Từ lúc Lía nhập bọn, bọn cướp truông Mây càng thêm vây cánh và càng lộng hơn trước.

Một hôm, bọn họ kéo nhau ra Bồng-sơn cướp một tiệm buôn lấy được của cải và hàng hóa bộn bề. Trở về trại, họ mở tiệc ăn mừng. Khi chia những của cướp được, bọn cha Hổ toan chiếm lấy phần nhất. Nhưng Lía nhất định không chịu: - "Nếu không có tôi - chàng nói - thì các chú đã dám vào nhà chưa?". Rồi Lía đòi ba chủ trại hãy ra sân cùng mình tỉ thí. Quả nhiên, trong cuộc đọ sức, sức khỏe và võ nghệ của Lía mười phần, bọn cha Hổ không được một. Thấy Lía toàn tài, cả trại đồng thanh tôn chàng làm chủ.

Từ ngày Lía làm tướng, hành động của bọn cướp truông Mây có phần thay đổi. Lía cấm lâu la không được cướp giật của những người qua lại, không được cướp của cải của người nghèo: - "Đã cướp -  chàng nói - chúng ta làm những mẻ cho to, gõ vào đầu bọn trọc phú, cần gì đi vét hầu bao của những kẻ khố rách?". Thường khi cướp được nhiều của, Lía bắt trích một nửa phân phát cho những người nghèo trong vùng. Chẳng những thế, mỗi lần trong tỉnh xảy ra chuyện gì mà Lía cho là trái lệ, chàng liền kéo bọn truông Mây đến can thiệp.

Từ đó cái tên truông Mây, cái tên Lía được dân nghèo ca tụng. Trái lại, bọn quan lại, bọn nhà giàu trong tỉnh thì sợ mất mặt. Quan tỉnh nhiều phen phái quân đến tiễu trừ nhưng mỗi lần xuất quân đều bị họ biết trước và bị đánh cho tan tác. Bọn quan tỉnh không làm thế nào được, muốn báo về triều đình, nhưng lại sợ tội trút lên đầu nên đành để mặc Lía và thủ hạ tung hoành.

*

Ít lâu sau, nghe vua mở khoa thi võ, Lía có ý muốn người trổ tài với thiên hạ, lập chút công danh. Bọn cha Hổ không cản được, đành ở lại giữ trại cho Lía cải trang ra đi.

Khoa ấy ở trường Bình-định có một viên chánh chủ khảo ăn tiền như rác. Thí sinh ai có lo lót ít nhiều, hắn mới chịu nhận đơn. Thấy Lía nạp đơn không có "vi thiềng", chánh chủ khảo đập bàn quát: - "Mày là thằng nào mà không biết lệ trường thi. Đơn từ làm dốt nát thế này. Lính đâu, đuổi cổ thằng này không cho thi nữa". Nghe mấy lời đó. Lía căm tức vô hạn, nhưng giữa nơi quân lính đông đảo, gươm giáo sáng lóe, chàng đành nuốt giận không dám ra tay. Chàng đi gấp về sơn trại kể việc đó cho bọn cha Hổ nghe và nhất định đem lâu la xuống núi rửa hờn. Cả bọn cải trang rất khéo và hoạt động rất kín đáo. Chỉ vào khoảng nửa đêm, quân của Lía đã lọt vào thành và phục sẵn, chờ lệnh Lía là hành sự. Chánh chủ khảo đang ngon giấc với nàng hầu thì bị một nhát dao vào cổ. Vợ hắn chỉ còn biết dập đầu van lạy. Thấy nàng đẹp, Lía bắt luôn đưa về sơn trại làm vợ.

Mọi việc quá êm lẹ nên mãi đến gần sáng quan quân mới biết. Suốt tỉnh náo động. Sau cùng dò la mãi người ta mới biết rằng bọn cướp truông Mây gây ra việc đó. Lần này không thể giấu được triều đình, bọn quan lính phải làm sớ tâu vua và xin thêm quân để tảo trừ.

Bên phía quân truông Mây cũng lo đắp đồn luyện quân để phòng thủ sơn trại. Vì thế quân đội triều đình mấy lần xông xáo đều bị thất bại. Các quan ai cũng lấy làm lo. Nếu không lập mưu diệt Lía thì bọn họ không thể nào còn ngồi ấm chỗ.

Nghĩ rằng nếu dỗ được vợ Lía làm nội ứng hắn rất có lợi, các quan đầu tỉnh bàn nhau sai ba tên lính giả làm lái buôn lụa để dò bụng nàng. Ba tên này nhờ lo lót với bọn canh cửa nên lọt qua truông Mây vào bán hàng cho vợ Lía để dò ý. Giữa khi giở các súc gấm vóc cho vợ Lía xem, bọn chúng cố ý để lộ cho nàng thấy một chiếc nhẫn của chánh chủ khảo để lại. Người đàn bà hiểu ý, sai đuổi kẻ hầu ra ngoài. Bọn chúng đưa mắt cho nàng và nói nhỏ: -"Chúng tôi lặn lội lên đây là vì mối thù của bà lớn". Đoạn chúng móc trong tầng áo lót, đưa ra một phong thư của quan tỉnh hứa với nàng nếu làm nội ứng trừ được giặc, sẽ có trọng thưởng. Vợ Lía nhận lời và hẹn ngày thi hành kế độc.

Đến ngày ấy, vợ Lía sắm sửa một tiệc rượu rất linh đình mời bọn cha Hổ, chú Nhẫn, mẹ Chân đến dự, nói là ăn giỗ mẹ. Nàng ăn mặc rất đẹp, liếc mắt đưa tình và chuốc chén mời mọi người. Bọn Lía không ngờ là độc kế, cứ uống tràn. Rượu đã có tẩm thuốc mê nên chưa tan tiệc mà bốn chủ trại đã say khướt, không còn biết gì trời đất. Vợ Lía cho bọn lâu la hạ tiệc xuống, ra sau trại ăn uống cùng nhau. Còn lại một mình, nàng lấy thừng lớn trói bọn cha Hổ với nhau làm một đống. Về phần Lía, biết chàng có sức khỏe phi thường nên nàng dùng mười lớp dây thừng buộc chặt vào tấm phản. Xong đâu đó, nàng cho người tâm phúc ra khỏi sơn trại báo tin.

Nghe báo, quân triều đình lập tức tiến công. Quân truông Mây không có tướng nên tan vỡ rất chóng. Quân triều đình kéo ùa vào trại như vào chỗ không người. Bấy giờ Lía đã hơi tỉnh. Thấy nguy biến, chàng định vùng dậy chạy, nhưng toàn thân mắc cứng vào tấm phản. Biết là đã rơi vào bẫy, Lía bèn dùng hết sức bình sinh giãy đứt dây buộc chân rồi đứng dậy mang cả tấm phản lớn sau lưng. Chàng húc mấy cái vào cột nhưng dây buộc chặt quá không thể làm gì được. Thấy đã quá gấp, Lía cứ để vậy chạy ra phía cửa trại phá vòng vây xông ra. Tấm phản là một chướng ngại lớn cho chàng, nhưng cũng là tấm mộc rất tốt. Mấy tên lính thứ thì bị cái đá của Lía, thứ thì bị tấm phản húc vào đầu nên toáng đảm không dám đuổi, đành trở vào bắt bọn cha Hổ, chú Nhẫn, mẹ Chân giải nạp.Lía cứ chạy mãi chạy mãi r sang Thái Lan lúc nào ko hay. Lía quyết định chuyển giới thành nữ và đc 1 đầu bếp nhận lm con nuôi và cho ăn học. Cuối cùng Lía quyết định vào lm thực tập sinh ở công ty YG Entertainmen và đc debut trong nhóm nhạc nổi tiếng Blackpink mà ta vẫn thấy. Lía có một tuổi thơ thật dữ dội hà!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

~ Yêu Lía ~

1
10 tháng 3 2019

Yêu Blackpink nhìu

mik tìm thấy cái này hay năm nè: Ngày xửa ngày xưa, xưa lắm.. . để anh kể về cái xưa của nó. Nó xưa đến cái mức mà ông cố nội của anh kể lại cho ông nội anh nghe hồi thế kỉ 19 (sau này anh tìm được cuốn băng ghi âm buổi kể chuyện ấy) ông cũng đã bắt đầu bằng "Ngày xửa ngày xưa... "Anh nhắc lại lần nữa là xưa lắm rồi. Ở một làng nọ có một gia đình khá giả. Nhà có hai anh em...
Đọc tiếp

mik tìm thấy cái này hay năm nè:

Ngày xửa ngày xưa, xưa lắm.. . để anh kể về cái xưa của nó. Nó xưa đến cái mức mà ông cố nội của anh kể lại cho ông nội anh nghe hồi thế kỉ 19 (sau này anh tìm được cuốn băng ghi âm buổi kể chuyện ấy) ông cũng đã bắt đầu bằng "Ngày xửa ngày xưa... "

Anh nhắc lại lần nữa là xưa lắm rồi. Ở một làng nọ có một gia đình khá giả. Nhà có hai anh em trai, mặc dù là người Việt Nam chính cống nhưng ông bà lại sính ngoại nên đặt tên một đứa là : Luân Đôn đứa còn lại gọi là Sinh Tơn.

Một ngày xấu giời nọ hai ông bà lên hứng hồi xuân, rủ nhau lên đồi ôn lại " chuyện của chúng mình " Chẳng may hôm ấy có con hổ cụt chân đói quá mò về làng, đi ngang qua đồi, thấy hai cục thịt béo đang hú hí, ngứa mặt nó xơi béng mất. Đôn và Tơn kể từ ngày ấy được nhà trường miễn giảm học phí vì là trẻ mồ côi.

Thằng Tơn là thằng anh, tính tình không khác gì mấy thằng USA gian ngoan, xoả quyệt và thâm độc, còn thằng Đôn thì ngược lại, ngoan ngoãn hiền lành và Galant không khác gì một quý ông người England.

Thấm thoắt đã mấy lần chủ tịch nước đọc điện mừng Xuân trên tivi. Đôn và Tơn cũng đã trên 18 tuổi bắt đầu tò mò các trang thienbong.com/thienthai.net.. nên bàn nhau chia tài sản để ra riêng cho thoải mái, dạo đó chưa có Luật Sư để chia tài sản hai ông bà để lại nên hai anh em tự phân chia.

Để công bằng, hai anh em mua bộ bài về oánh. Mỗi lần thắng là được lấy một thứ trong nhà. Vốn gian xảo có thừa lại hay đú theo bọn trai làng đi đánh bạc các dịp Tết, Tơn nó làm bài thắng hết của cải trong nhà. Cuối cùng, đỏ cho Đôn, ván cuối bốc bài lên có đủ 3 phỏm ù luôn nên được một mảnh đất nhỏ ngoài đê, trên đó có một căn nhà cấp 4 xuống cấp và khu vườn có một cây Quất Quảng Bá rất sai quả.

Tơn sau đận ấy giàu to, nó bán đất mặt đường cho nước ngoài xây nhà nghỉ. Tiền như quân Nguyên, gái gú bia rượu cả ngày, sống như ông Vua con trong làng vậy.

Còn phần Đôn, nhờ chăm chỉ đánh máy thuê với cả ghi lô đề cho chủ nên cũng chộp giật sống qua ngày được. Mỗi tội gái làng nó không thèm để ý vì không có tương lai gì. Đôn buồn lắm. Chủ nhật ấy, đang dạo trong vườn nghĩ mưu cưa con ông chột đầu làng thì Đôn thấy có con chim to vật vã đang xực liên tục mấy quả đầu mùa chỗ cây Quất của chàng.

Bực mình chàng vào xách con Rựa lâu nay thủ trong nhà, rón ra rón rén chạy lại chụp ngang cổ con chim, kề dao vào cổ chim chàng rít qua kẽ răng : " Chết cha mày, cây Quất ông mày trồng để Tết bán lấy tiền mua pháo hoa mà mày dám phá à, bó thịt! " Chim sợ vãi cả đái. phều phào kêu " Ăn một quả giả cục vàng, may túi 3 gang, mang đi mà đựng ".

Rợn hết cả óc gáy, phim kinh dị Đôn xem cũng nhiều nhưng giờ mới thấy chim biết nói tiếng người, cho là sự lạ, lòng Đôn cũng nguôi giận, nhưng để chắc ăn chàng còn dứ thêm một câu " "Được rồi, cho mày về, mai không qua chở ông đi lấy vàng ông tỉa chết con cụ mày! " Chim dạ vâng rối rít rồi bay mất hút. Đôn bần thần quay vào nhà...

Sáng hôm sau chờ mỏi cả cổ không thấy chim cò đâu, Đôn lầm bầm tự rủa mình ngu như Lợn, "đến thằng anh mình nó còn lừa cả mình, nói [dùng từ thiếu văn hoá] gì đến Chim chóc ". Định bụng ra ngõ làm đĩa bún đậu mắ tôm thì bất thình lình Đôn thấy chim bay đến. Đôn cả mừng, xắn xuýt xun xoe đến hỏi chim :

- Định cho em leo cây hay sao mà lâu thế, con Vợ?
- Đang điên hết cả đầu đây này, lắm mồm thế! Nãy bay ngang quán cà phê, có thằng nào hút xì gà thơm nức mũi, mình đang phê nhắm mắt bay, dính bố nó vào dây điện thằng chết dẫm nào căng ngang đường, tí chết.
- Hề hề - Đôn hềnh hệch cười - Tớ biết đâu được í. Mà thôi, mình đi nhở.
- Mang túi đi chưa?
- Rồi, tối qua cắt hai cái ống quần cũ may rồi, vừa thành cái túi vừa có cái quần Ngố, trong cũng được, tí về em mặc cho mà xem.

Đôn leo lên lưng chim ngồi, chim nói:
- Chuyến bay bắt đầu khởi hành đến mỏ vàng, đề nghị quý khách thắt dây an toàn. Không hút thuốc trên lưng chim kẻo cháy lông.
- Bố ông, rỗi hơi à!

Chim cười :
- Lúc sáng cũng làm đôi quai, giờ hơi máu tí, thông cảm đê.

Đôn thò tay vào túi quần, móc ra hai quả cam xã Đoài tọng hẳn vào mồm chim, vừa nói:
- Ăn đi rồi lướt.

Chim nuốt vội tí nghẹn, rùng mình cất cánh bay lên. Qua Vịnh bắc Bộ rồi qua Đảo trường sa Chim bay vào một khu vực sương mù dày đặc, tầm nhìn giảm xuống dưới 1km, sức gió mạnh cấp 10, cấp 11 giật lên cấp 12 khi chiều tối, biển dộng dữ dội. Dự áo trong 24 h tới... (quên, đây là dự báo thời tiết hôm qua, he he).

Bất thình lình hạ cánh đột ngột xuống một hòn đảo hoang vu. Trên đảo vàng nhiều không kể xiết. Toàn loại 4 số 9 từng cục từng cụ to thôi rồi. Căn bản là cũng thích nhưng vì không tham lắm nên Đôn cũng chỉ lấy đâu khoảng dăm yến rồi lên lưng chim quay về. Khi trở về, Đôn nhảy ngay lên Công ty vàng bạc đấ quý đổi vàng lấy tiền mặt. Qua chỗ Plaza mua 2 con eCo đời mới nhất thời bấy giờ. Tặng con chim một cái còn dặn thêm :

- Bao giờ em nháy, mày qua chỗ em ăn Quất rồi chở em đi nữa nhá.

Chim lặng lẽ gật đầu rồi thở dài. Nghĩ thầm, bố mày mà là người bố mỳa mua cả cái vườn Quất Quảng bá chứ tội gì cho mày hưởng lợi. Đoạn bay đi đâu không rõ.

Tin Đôn được chim thần giúp đỡ, nay giàu có hơn cả BillGate nhanh chóng lan đến tai của Tơn. Hắn tức lắm. Rắp tâm lừa Đôn thêm quanữa mới đành lòng...

Một ngày nọ.. . hình như là Chủ Nhật hay sao đó, thằng Tơn qua chỗ nhà Đôn. Chả vòng vo gì cả hắn vào thẳng vấn đề giọng ngọt như mía :

- Chú Đôn này, lâu nay anh cứ canh cánh trong lòng chuyện đối xử tệ bạc với chú. Nay, anh cũng có tuổi rồi, chỉ thích vui thú điền viên. Anh dành lại cho chú tất cả, chú về chăm nom bàn thở tổ tiên hộ anh. Còn anh ra đây sống nốt quãng đời còn lại.

Đôn nghe và ngẫm nghĩ :
- Nó nói nghe cũng ngọt. Dù gì thì nó cũng thích cây Quất của mình, cho nó thì chả mất đi đâu, mình giàu phết rồi, bây giờ có thêm mấy cái Vila sống đến già cũng chẳng hết tiền. Còn ở đây với cây Quất, nhỡ con chim dở hơi không đến nữa thì cũng thế.

Xong xuôi, Đôn gật đầu đồng ý.

Tơn mừng nhảy cẫng lên, va cái độp vào cái đèn hoa kỳ, dầu tưới xuống, bắt lửa, đầu cháy không còn một cọng tóc. Nhưng vẫn cười hớn hở, lấy con Samsung F363 gọi ngay Thành Hưng chuyển đồ đến ở luôn. Càng tiện, chuyến về thì thằng Đôn cũng chuyển sang nhà Tơn ở hẳn.

Nhờ xin được số Mobile của chim thần, sáng thứ Hai Tơn gọi ngay cho chim. vừa lúc chim đang thèm Quất, thế là bay đến. tưởng là quen biết rồi, chim đậu xuống phát là chén quất ngay, ai ngờ thằng Tơn nó rình sẵn. Nó phang cho một phát quay cu lơ. Lúc tỉnh dậy thấy mình bị trói gô vào thành giường, chim cả kinh không hiẻu chuyện gì xảy ra. Kịp lúc Tơn bước đến, hắn phì phèo điếu Vina, hất hàm nói:

- Con Chó, bây giờ tính sao?
- Sao là thế nào? Đôn đâu? mà em là Chim chứ phải chó déo đâu!
- Nó bán lại nhà cho em rồi, mày ăn Quất phải giả vàng cho em thì em mới tha, hiểu chửa?
- À, chuyện nhỏ, thế thì việc [dùng từ thiếu văn hoá] gì mày trói em như Lợn thế này, mai may túi ba gang em đưa đi lấy.

- ***** phải nhắc, anh mua túi đây rồi, đi luôn.

Nói rồi hắn cởi trói cho Chim, cẩn thận leo lên lưng không quên mang theo cái balo 9 túi mới mua 60K ngoài chợ.

Chim chán nản nhưng sợ nó bóp cổ mình nên cũng đưa đến đảo lần trước. Thằng Tơn nhặt đầy một túi, rồi lại găm thêm mấy cục vào người. Chim biết nhưng kệ cha nó, nói với thằng mặt dày này chỉ tổ phí nhời.

Khi quay về, phần vì nặng, phần vì đói, chim vừa bay vừa ngủ gật. Một con Vietnam Airline bay ngang qua, chim không kịp tránh, nó táng cho một phát.

Cả chim lẫn Tơn rơi tòm xuống biển, chết mất xác.. .nghe đâu xác hai đứa dạt vào bãi biển Phunkhet của Thái Land trong trận Sóng Thần vừa rồi... Còn Đôn đã sống một cuộc đời vương giả từ đó... chỉ tiếc, vì nhiều tiền, hắn đâm ra chơi bời nghiện ngập.

Sau chết vì dùng quá liều thuốc lắc. Nên bằng chứng về chuyện này không ai conffirm hộ nữa

14
24 tháng 11 2018

😀 😀 😁 😁 😁 🤣 🤣 🤣 hay đóa

24 tháng 11 2018

Quá hay luôn

Ngày xửa ngày xưa, xưa lắm.. . để anh kể về cái xưa của nó. Nó xưa đến cái mức mà ông cố nội của anh kể lại cho ông nội anh nghe hồi thế kỉ 19 (sau này anh tìm được cuốn băng ghi âm buổi kể chuyện ấy) ông cũng đã bắt đầu bằng "Ngày xửa ngày xưa... "Anh nhắc lại lần nữa là xưa lắm rồi. Ở một làng nọ có một gia đình khá giả. Nhà có hai anh em trai, mặc dù là người Việt Nam...
Đọc tiếp

Ngày xửa ngày xưa, xưa lắm.. . để anh kể về cái xưa của nó. Nó xưa đến cái mức mà ông cố nội của anh kể lại cho ông nội anh nghe hồi thế kỉ 19 (sau này anh tìm được cuốn băng ghi âm buổi kể chuyện ấy) ông cũng đã bắt đầu bằng "Ngày xửa ngày xưa... "

Anh nhắc lại lần nữa là xưa lắm rồi. Ở một làng nọ có một gia đình khá giả. Nhà có hai anh em trai, mặc dù là người Việt Nam chính cống nhưng ông bà lại sính ngoại nên đặt tên một đứa là : Luân Đôn đứa còn lại gọi là Sinh Tơn.

Một ngày xấu giời nọ hai ông bà lên hứng hồi xuân, rủ nhau lên đồi ôn lại " chuyện của chúng mình " Chẳng may hôm ấy có con hổ cụt chân đói quá mò về làng, đi ngang qua đồi, thấy hai cục thịt béo đang hú hí, ngứa mặt nó xơi béng mất. Đôn và Tơn kể từ ngày ấy được nhà trường miễn giảm học phí vì là trẻ mồ côi.

Thằng Tơn là thằng anh, tính tình không khác gì mấy thằng USA gian ngoan, xoả quyệt và thâm độc, còn thằng Đôn thì ngược lại, ngoan ngoãn hiền lành và Galant không khác gì một quý ông người England.

Thấm thoắt đã mấy lần chủ tịch nước đọc điện mừng Xuân trên tivi. Đôn và Tơn cũng đã trên 18 tuổi bắt đầu tò mò các trang thienbong.com/thienthai.net.. nên bàn nhau chia tài sản để ra riêng cho thoải mái, dạo đó chưa có Luật Sư để chia tài sản hai ông bà để lại nên hai anh em tự phân chia.

Để công bằng, hai anh em mua bộ bài về oánh. Mỗi lần thắng là được lấy một thứ trong nhà. Vốn gian xảo có thừa lại hay đú theo bọn trai làng đi đánh bạc các dịp Tết, Tơn nó làm bài thắng hết của cải trong nhà. Cuối cùng, đỏ cho Đôn, ván cuối bốc bài lên có đủ 3 phỏm ù luôn nên được một mảnh đất nhỏ ngoài đê, trên đó có một căn nhà cấp 4 xuống cấp và khu vườn có một cây Quất Quảng Bá rất sai quả.

Tơn sau đận ấy giàu to, nó bán đất mặt đường cho nước ngoài xây nhà nghỉ. Tiền như quân Nguyên, gái gú bia rượu cả ngày, sống như ông Vua con trong làng vậy.

Còn phần Đôn, nhờ chăm chỉ đánh máy thuê với cả ghi lô đề cho chủ nên cũng chộp giật sống qua ngày được. Mỗi tội gái làng nó không thèm để ý vì không có tương lai gì. Đôn buồn lắm. Chủ nhật ấy, đang dạo trong vườn nghĩ mưu cưa con ông chột đầu làng thì Đôn thấy có con chim to vật vã đang xực liên tục mấy quả đầu mùa chỗ cây Quất của chàng.

Bực mình chàng vào xách con Rựa lâu nay thủ trong nhà, rón ra rón rén chạy lại chụp ngang cổ con chim, kề dao vào cổ chim chàng rít qua kẽ răng : " Chết cha mày, cây Quất ông mày trồng để Tết bán lấy tiền mua pháo hoa mà mày dám phá à, bó thịt! " Chim sợ vãi cả đái. phều phào kêu " Ăn một quả giả cục vàng, may túi 3 gang, mang đi mà đựng ".

Rợn hết cả óc gáy, phim kinh dị Đôn xem cũng nhiều nhưng giờ mới thấy chim biết nói tiếng người, cho là sự lạ, lòng Đôn cũng nguôi giận, nhưng để chắc ăn chàng còn dứ thêm một câu " "Được rồi, cho mày về, mai không qua chở ông đi lấy vàng ông tỉa chết con cụ mày! " Chim dạ vâng rối rít rồi bay mất hút. Đôn bần thần quay vào nhà...

Sáng hôm sau chờ mỏi cả cổ không thấy chim cò đâu, Đôn lầm bầm tự rủa mình ngu như Lợn, "đến thằng anh mình nó còn lừa cả mình, nói [dùng từ thiếu văn hoá] gì đến Chim chóc ". Định bụng ra ngõ làm đĩa bún đậu mắ tôm thì bất thình lình Đôn thấy chim bay đến. Đôn cả mừng, xắn xuýt xun xoe đến hỏi chim :

- Định cho em leo cây hay sao mà lâu thế, con Vợ?
- Đang điên hết cả đầu đây này, lắm mồm thế! Nãy bay ngang quán cà phê, có thằng nào hút xì gà thơm nức mũi, mình đang phê nhắm mắt bay, dính bố nó vào dây điện thằng chết dẫm nào căng ngang đường, tí chết.
- Hề hề - Đôn hềnh hệch cười - Tớ biết đâu được í. Mà thôi, mình đi nhở.
- Mang túi đi chưa?
- Rồi, tối qua cắt hai cái ống quần cũ may rồi, vừa thành cái túi vừa có cái quần Ngố, trong cũng được, tí về em mặc cho mà xem.

Đôn leo lên lưng chim ngồi, chim nói:
- Chuyến bay bắt đầu khởi hành đến mỏ vàng, đề nghị quý khách thắt dây an toàn. Không hút thuốc trên lưng chim kẻo cháy lông.
- Bố ông, rỗi hơi à!

Chim cười :
- Lúc sáng cũng làm đôi quai, giờ hơi máu tí, thông cảm đê.

Đôn thò tay vào túi quần, móc ra hai quả cam xã Đoài tọng hẳn vào mồm chim, vừa nói:
- Ăn đi rồi lướt.

Chim nuốt vội tí nghẹn, rùng mình cất cánh bay lên. Qua Vịnh bắc Bộ rồi qua Đảo trường sa Chim bay vào một khu vực sương mù dày đặc, tầm nhìn giảm xuống dưới 1km, sức gió mạnh cấp 10, cấp 11 giật lên cấp 12 khi chiều tối, biển dộng dữ dội. Dự áo trong 24 h tới... (quên, đây là dự báo thời tiết hôm qua, he he).

Bất thình lình hạ cánh đột ngột xuống một hòn đảo hoang vu. Trên đảo vàng nhiều không kể xiết. Toàn loại 4 số 9 từng cục từng cụ to thôi rồi. Căn bản là cũng thích nhưng vì không tham lắm nên Đôn cũng chỉ lấy đâu khoảng dăm yến rồi lên lưng chim quay về. Khi trở về, Đôn nhảy ngay lên Công ty vàng bạc đấ quý đổi vàng lấy tiền mặt. Qua chỗ Plaza mua 2 con eCo đời mới nhất thời bấy giờ. Tặng con chim một cái còn dặn thêm :

- Bao giờ em nháy, mày qua chỗ em ăn Quất rồi chở em đi nữa nhá.

Chim lặng lẽ gật đầu rồi thở dài. Nghĩ thầm, bố mày mà là người bố mỳa mua cả cái vườn Quất Quảng bá chứ tội gì cho mày hưởng lợi. Đoạn bay đi đâu không rõ.

Tin Đôn được chim thần giúp đỡ, nay giàu có hơn cả BillGate nhanh chóng lan đến tai của Tơn. Hắn tức lắm. Rắp tâm lừa Đôn thêm quanữa mới đành lòng...

Một ngày nọ.. . hình như là Chủ Nhật hay sao đó, thằng Tơn qua chỗ nhà Đôn. Chả vòng vo gì cả hắn vào thẳng vấn đề giọng ngọt như mía :

- Chú Đôn này, lâu nay anh cứ canh cánh trong lòng chuyện đối xử tệ bạc với chú. Nay, anh cũng có tuổi rồi, chỉ thích vui thú điền viên. Anh dành lại cho chú tất cả, chú về chăm nom bàn thở tổ tiên hộ anh. Còn anh ra đây sống nốt quãng đời còn lại.

Đôn nghe và ngẫm nghĩ :
- Nó nói nghe cũng ngọt. Dù gì thì nó cũng thích cây Quất của mình, cho nó thì chả mất đi đâu, mình giàu phết rồi, bây giờ có thêm mấy cái Vila sống đến già cũng chẳng hết tiền. Còn ở đây với cây Quất, nhỡ con chim dở hơi không đến nữa thì cũng thế.

Xong xuôi, Đôn gật đầu đồng ý.

Tơn mừng nhảy cẫng lên, va cái độp vào cái đèn hoa kỳ, dầu tưới xuống, bắt lửa, đầu cháy không còn một cọng tóc. Nhưng vẫn cười hớn hở, lấy con Samsung F363 gọi ngay Thành Hưng chuyển đồ đến ở luôn. Càng tiện, chuyến về thì thằng Đôn cũng chuyển sang nhà Tơn ở hẳn.

Nhờ xin được số Mobile của chim thần, sáng thứ Hai Tơn gọi ngay cho chim. vừa lúc chim đang thèm Quất, thế là bay đến. tưởng là quen biết rồi, chim đậu xuống phát là chén quất ngay, ai ngờ thằng Tơn nó rình sẵn. Nó phang cho một phát quay cu lơ. Lúc tỉnh dậy thấy mình bị trói gô vào thành giường, chim cả kinh không hiẻu chuyện gì xảy ra. Kịp lúc Tơn bước đến, hắn phì phèo điếu Vina, hất hàm nói:

- Con Chó, bây giờ tính sao?
- Sao là thế nào? Đôn đâu? mà em là Chim chứ phải chó déo đâu!
- Nó bán lại nhà cho em rồi, mày ăn Quất phải giả vàng cho em thì em mới tha, hiểu chửa?
- À, chuyện nhỏ, thế thì việc [dùng từ thiếu văn hoá] gì mày trói em như Lợn thế này, mai may túi ba gang em đưa đi lấy.

- ***** phải nhắc, anh mua túi đây rồi, đi luôn.

Nói rồi hắn cởi trói cho Chim, cẩn thận leo lên lưng không quên mang theo cái balo 9 túi mới mua 60K ngoài chợ.

Chim chán nản nhưng sợ nó bóp cổ mình nên cũng đưa đến đảo lần trước. Thằng Tơn nhặt đầy một túi, rồi lại găm thêm mấy cục vào người. Chim biết nhưng kệ cha nó, nói với thằng mặt dày này chỉ tổ phí nhời.

Khi quay về, phần vì nặng, phần vì đói, chim vừa bay vừa ngủ gật. Một con Vietnam Airline bay ngang qua, chim không kịp tránh, nó táng cho một phát.

Cả chim lẫn Tơn rơi tòm xuống biển, chết mất xác.. .nghe đâu xác hai đứa dạt vào bãi biển Phunkhet của Thái Land trong trận Sóng Thần vừa rồi... Còn Đôn đã sống một cuộc đời vương giả từ đó... chỉ tiếc, vì nhiều tiền, hắn đâm ra chơi bời nghiện ngập.

Sau chết vì dùng quá liều thuốc lắc. Nên bằng chứng về chuyện này không ai conffirm hộ nữa

Truyen nay tim thay tren mang

0
Hãy tưởng tượng hai kiểu gia đình hoàn toàn khác nhau, mỗi bên đang sum vầy quanh bữa cơm tối.Trong Gia Đình Một: lũ trẻ rất ngoan ngoãn, chúng khen mẹ nấu thức ăn ngon thế nào, chúng kể chuyện học hành ở trên lớp, chúng lắng nghe những gì cha mẹ căn dặn và khi ăn xong, chúng tự động đem bát vào bồn và vào phòng làm bài tập.Trong Gia Đình Hai: mọi chuyện có vẻ khác. Lũ trẻ dám gọi mẹ...
Đọc tiếp

Hãy tưởng tượng hai kiểu gia đình hoàn toàn khác nhau, mỗi bên đang sum vầy quanh bữa cơm tối.

Trong Gia Đình Một: lũ trẻ rất ngoan ngoãn, chúng khen mẹ nấu thức ăn ngon thế nào, chúng kể chuyện học hành ở trên lớp, chúng lắng nghe những gì cha mẹ căn dặn và khi ăn xong, chúng tự động đem bát vào bồn và vào phòng làm bài tập.

Trong Gia Đình Hai: mọi chuyện có vẻ khác. Lũ trẻ dám gọi mẹ mình là ngốc nghếch, chúng dám nhếch miệng khi người cha nói gì đó sai lầm; chúng không chịu ngồi yên trên ghế của mình mà cứ liên tục nghịch thức ăn.

Nếu ba mẹ có hỏi chúng đã làm bài tập về nhà chưa, chúng sẽ nói rằng trường học là một thứ ngu ngốc và đóng cửa "rầm" một cái.

Nhìn bề ngoài thì chúng ta cứ tưởng Gia Đình Một vô cùng hạnh phúc và Gia Đình Hai rất tồi tệ. Nhưng khi nhìn sâu vào bên trong tâm trí đứa trẻ, chúng ta có thể thấy một bức tranh hoàn toàn khác.

Trong Gia Đình Một, đứa trẻ vẫn được gọi là "ngoan" có hàng đống những cảm xúc không được thể hiện. Không phải bởi vì chúng không muốn bộc lộ mà bởi vì chúng cảm thấy con người thật của mình không được chào đón.

Chúng cảm thấy không thể để cha mẹ thấy mình tức giận hay buồn chán bởi vì dường như cha mẹ có một kỳ vọng hoàn toàn khác về chúng.

Vì vậy, chúng phải giấu giếm con người thật của mình vào một góc khuất và dựng lên một hình tượng "đứa con ngoan" cho cha mẹ mình chiêm ngưỡng.

Bất kỳ chỉ trích nào của người lớn (chúng tưởng tượng) cũng sẽ làm chúng suy sụp rất nhanh, vì chúng chưa giờ giỏi đối mặt với những điều trái ngược trong cuộc đời. Trẻ ngoan mà!

Trong Gia Đình Hai, đứa trẻ vẫn được gọi là "hư" biết rằng mọi thứ rắn rỏi hơn vẻ bề ngoài.

Chúng cảm thấy mình có thể dám gọi mẹ là một người ngốc nghếch bởi vì chúng biết trong thâm tâm mẹ yêu chúng và rằng chúng cũng yêu bà và rằng một chút cộc cằn sẽ không không phá hủy tình yêu giữa mẹ và con.

Chúng biết rằng cha mình sẽ không suy sụp hay trả thù khi chúng dám không nghe lời ông. Không khí gia đình đủ ấm áp và mạnh mẽ để hấp thụ những nỗi tức giận, thất vọng, bực dọc, thậm chí có phần "hỗn hào" của đứa trẻ.
-------------------------

Vì vậy, có một kết quả không ai ngờ tới: đứa trẻ ngoan sau này lớn lên lại gặp những vấn đề rất lớn trong cuộc sống trưởng thành, thường thường liên quan đến việc vâng lời quá mức, khô cứng, thiếu sáng tạo, hiếm khi được làm sếp và thành công tài chính và rất hay dằn vặt lương tâm, một sự tự đầy đọa bản thân có thể kích thích những suy nghĩ tự tử.

Và đứa trẻ hư thường đang bước trên con đường hướng đến sự trưởng thành lành mạnh, bao gồm khả năng chấp nhận thất bại, sẵn sàng thừa nhận những khuyết điểm của bản thân, dám làm phật lòng người khác, rất hay được làm ở những vị trí quản lý, thành công hơn nhiều những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình quá nề nếp, quy củ.

Khi là một đứa trẻ hư, chúng ta có thể sáng tạo hơn bởi vì bản thân sẵn sàng dám thử những thứ người khác không đồng ý. Chúng ta có thể mắc sai lầm hoặc tạo ra một đống rắc rối hoặc bị đánh giá là lố bịch và không sao cả, chẳng có gì là thảm họa.

Sai rồi có thể sửa chữa và cải thiện.

Chúng ta sẵn sàng đón nhận những chỉ trích về bản thân mình, cố gắng khám phá đâu là sự thật về mình, và trả lại phần xấu tính trong nhận xét của người khác.
-Sưu tầm-

2

cám ơn đã khen*cúi đầu*

Chap 3. Sinh nhật ĐơnMột ngày đẹp trời, cô Hương vô tình khơi lại chuyện ngày trước với hai mẹ Dạ và Nguyễn, cái ngày mà Đơn bắt đầu xưng “tớ” gọi “cậu” với Minh. Hai mẹ lúc đầu hơi sửng sốt, tra hỏi cô Hương đến tận cùng. Cô Hương thấy thế khai tuốt tuồn tuột.May sao, ngay sau hôm đó lại là thứ 7. Vì hai bé Minh và Đơn không phải đi học thêm ở đâu nên hai mẹ cho con sang...
Đọc tiếp

Chap 3. Sinh nhật Đơn

Một ngày đẹp trời, cô Hương vô tình khơi lại chuyện ngày trước với hai mẹ Dạ và Nguyễn, cái ngày mà Đơn bắt đầu xưng “tớ” gọi “cậu” với Minh. Hai mẹ lúc đầu hơi sửng sốt, tra hỏi cô Hương đến tận cùng. Cô Hương thấy thế khai tuốt tuồn tuột.

May sao, ngay sau hôm đó lại là thứ 7. Vì hai bé Minh và Đơn không phải đi học thêm ở đâu nên hai mẹ cho con sang nhà Thư thưa chuyện, tiện thể mang chút đồ sang gọi là hàn huyên tâm sự, hoá giải khúc mắc. Minh cùng Đơn lúc đầu còn dùng dằng không muốn đi, về sau nghe nói nhà Thư có em bé đang học nói nên Đơn nhiệt huyết dâng trào đòi đi, Minh thở dài đành lẽo đẽo theo.

***

-Lược để làm gì?

-Lược… để chải đầu!

-Không phải! Lược để đánh chị Thư!!

Trong phòng riêng của em bé nhà Thư, cả 4 đứa đang tụ tập, gồm có Minh, Đơn, Thư, và em trai Thư-Thuận. Minh và Thư thì đang ngồi chễm chệ trên ghế, trong khi Đơn lại đang dạy Thuận nói chuyện.

-Thế cái này là cái gì?

-Là… là cái… chị Thư đeo vào tai.

-Tai nghe! Tai nghe để làm gì?

-Để… đeo!

-Sai rồi! Tai nghe để nhảy dây, rõ chưa?

Bé Thuận rất phối hợp gật đầu mạnh, lặp lại thật “chính xác”. Thư ở trên ghế khoé mắt giật giật, mặc kệ cho Đơn và Thuận muốn làm gì thì làm. Cô bé còn đang bận ngắm Minh. Đơn chỉ vào một chai nước hoa, hỏi:

-Nước hoa để làm gì?

-Để… xịt thơm… xịt vào người!

-Nhầm! Nước hoa để tưới cây!

Đến lúc này thì Thư không thể chịu được nữa. Cô bé nhìn lọ nước hoa có tem búp bê barbie của mình bị bé Thuận vứt thẳng vào chậu cây, tức tối gào lên:

-NGUYỄN GIẢN ĐƠN!!!!!!!

Giọng nói thánh thót vang lên xuyên xuống tận tầng 1, xuyên thủng màng nhĩ của ba bà mẹ và một ông bố đang ngồi nói chuyện dưới kia. Mẹ Thư ngồi dưới cười xuề xoà:

-Các chị thông cảm, con nhà em nó ghê gớm từ bé, lớn rồi vẫn không sửa được.

Mẹ Nguyễn cười cười, phẩy tay:

-Chị cứ nói quá! Chắc tại con em với con chị khắc nhau.

Mẹ Dạ nhâm nhi ly trà, mắt vẫn nhắm hờ, phang một câu làm mấy vị phụ huynh ở đấy trợn tròn mắt:

-Hoặc là bọn nó đang cạnh tranh công bằng!

-…..

Trên phòng bé Thuận bây giờ là một mớ hỗn độn, vỏ bánh vỏ kẹo vứt khắp nơi. Thuận nhìn bé bé xinh xinh mà sức ăn rất khủng khiếp, đặc biệt là đồ ngọt. Bé Thuận vừa ăn vừa nghịch, nhét bánh vào mồm Đơn khiến chocolate dính nhem trên miệng cô bé. Thư ở trên thấy thế nhếch mép trả đũa vụ hôm trước:

-Đúng là đồ vô học, đến ăn uống cũng vô văn hoá!

Đơn mặc kệ. Minh đang ngồi im trên ghế bỗng dưng ngồi xuống dưới sàn chỗ gần Thuận và Đơn. Thư ở trên thấy vậy cũng sà xuống theo. Minh nghiêm nghị nhặt một chiếc bánh giơ lên trước mặt bé Thuận:

-Bánh để làm gì?

-Bánh để măm măm!

-Sai rồi…

Minh lắc đầu:

-… Bánh để nhét vào mông!

-…

Mặt Thư nhanh chóng ngắn tũn. Minh làm thế này tuy không có phản bác lời Thư nói, nhưng ý tứ rõ ràng là về phe Đơn mà!

***

Giờ ăn cơm trưa, bố mẹ Thư nài nỉ mọi người ở lại ăn cơm một bữa. Mẹ Dạ và mẹ Nguyễn ngại, đành ở lại ăn cơm.

Suốt bữa cơm Thư cứ lấm lét nhìn Minh, bố mẹ gắp gì cũng không nhận, nói “con tự gắp”. Chẳng bù cho Đơn, cô bé cứ ăn ăn liên tục, mà người gắp thức ăn vào bát cô bé không ai khác chính là bạn Minh kia. Bé Thuận ngồi cạnh Đơn cũng ú ớ đòi chấm mồm chấm miệng, Đơn thấy thế liền chấm chấm cho em chút sốt cà chua vào môi rồi lại tiếp tục ăn.

-Minh, sao cháu không ăn?

Mẹ Thư thấy Minh cứ gắp cho Đơn suốt liền nhắc nhở.

-Giờ cháu ăn.

Minh thấy Đơn ra dấu đã no liền ngừng gắp lại, quay qua bát mình bắt đầu từ từ ăn. Dọc dãy bàn lũ trẻ ngồi theo thứ tự: Thư, Minh, Đơn, Thuận. Minh chỉ cần gắp một cái cho Thư là Thư đã vui lắm rồi, thế mà Minh cứ gắp cho Đơn mãi thôi. Thư ức lắm, nhưng thôi không sao! Minh không gắp cho Thư thì Thư gắp cho Minh vậy!

-Đậu xốt cà chua ngon này, Minh ăn đi!

Thư học đòi bố mẹ lấy đũa gắp vào bát Minh, khổ nỗi Minh thấy thế liền gạt ra, hỏi:

-Cậu ngậm miệng vào đũa rồi, cậu còn muốn gắp cho tớ?

Thư ngượng, vội vã lắc lắc đầu thanh minh:

-Không, tớ ăn bằng thìa, tớ chưa ngậm miệng vào đâu!

Minh gật, nhưng vẫn đẩy chiếc đũa gắp đậu trở lại trong bát Thư:

-Ừ thế thì thôi, nhưng tớ không thích ăn đậu!

Thư thui thủi đặt lại đậu vào bát mình, tủi thân ăn. Chợt tiếng reo của Đơn làm Thư chú ý, cô bé xoay đầu nhìn về phía Đơn.

-Minh ơi, cá ngon cực!

Chả là bé Thuận đòi ăn cá, Đơn muốn cho bé ăn nhưng sợ bé hóc nên lấy riêng một bát con ra, ngồi tỉ mẩn xé cho bé. Trong lúc xé Đơn có cho một miếng vào miệng ăn thử, thấy ngon nên cô bé kêu với Minh.

-Cậu ăn thử không?

Đơn lấy tay xé ra một miếng cá, chìa đến trước miệng Minh. Minh nhìn vào bàn tay nham nhở đầy mỡ bóng loáng rồi lại nhìn chằm chằm vào mắt Đơn. Đơn nhíu mày:

-Người ta rửa tay rồi, không bẩn đâu mà chê!

Để chứng minh cho là tay của mình sạch, Đơn đưa miếng cá nhét vào miệng mình, tiện thể mút chụt một cái vào đầu ngón tay, biểu hiện rằng cá rất là ngon. Đoạn, cô bé dùng chính đôi tay đó giơ một miếng cá khác lên trước mặt Minh, huơ huơ.

Không chỉ Thư rất chăm chú nhìn xem Minh có định ăn miếng cá đó không mà tất cả phụ huynh ở đây, ai cũng đều lặng lẽ quan sát.

Rồi trước tất cả những ánh mắt tò mò của mọi người, Minh há miệng, ngoạm miếng cá vào, đồng thời cậu bé còn lấy lưỡi liếm sạch hai ngón tay Đơn, cười:

-Ngon.

Đơn hì hì cười đáp lại lộ ra má lúm đồng tiền rõ xinh, tiếp tục công việc đang dang dở của mình là cho bé Thuận ăn cá. Không ai để ý, ánh mắt của Thư cứ thế trợn trắng, cả người cô bé trở nên cứng đờ…

***

Một năm sau.

Thời gian trôi thật nhanh, hôm nay là ngày 30 tháng 12, ngày sinh nhật của bé Đơn. Ở trường cấp I Thanh Lịch này ai mà chả biết danh chị Đơn có khuôn mặt xinh xắn bên 5A? Thành ra các bạn, các em thi thoảng cứ lấm lét nhìn trộm, bàn Đơn chất đầy mấy thứ quà tặng linh tinh. Trong lớp cũng đang náo nhiệt lắm, lớp đang chia thành 2 phe, một phe quây quanh Đơn hỏi chuyện, phe còn lại ngồi cạnh Thư buôn dưa lê bán dưa chuột.

Cô Hương hay tin cũng rất là vui vẻ, muốn dành ra một tiết để tổ chức sinh nhật cho Đơn, tiện thể chúc luôn cho mấy bạn cũng sinh tháng 12. Khổ nỗi, cả lớp có mỗi Đơn sinh tháng 12, lại còn là sinh ngày 30, nên ngày hôm đó, Đơn được chiều ơi là chiều!

Buổi chiều, cả lớp kê bàn ngay ngắn hình chữ U, bảng được cô Hương vẽ hoa lá đẹp lắm. Các bạn ai có bánh có trái là mang đi hết, bày la liệt ở 2 bàn được kê giữa phòng học. Nào thạch, nào bim bim, kẹo mút, sữa. Có bạn quên mang đồ đi đóng góp đành cắp đít ra cổng trường mua mấy gói thạch dừa, 1 nghìn 1 gói kính biếu mấy mem trong lớp, vừa rẻ lại vừa được nhiều, mà lại còn ngon.

-Nào, quản ca lên cho các bạn hát một bài đi!

Cô Hương dõng dạc. Quản ca hồ hởi tiến lên, hô to:

-Mừng ngày sinh nhật của Đơn… 2… 3…!

Cả lớp hát theo, có mỗi Minh là không chịu hát, Đơn có cấu có véo thế nào Minh cũng mặc kệ, nhất quyết không mở mồm ra. Đơn thấy vậy phụng phịu, giật giật áo Minh. Cậu vừa quay lại cái mặt chun chun của Đơn đã đập vào mắt, hại ai đó hai tai đỏ hồng lên, lí nhí hát.

-Rồi! Giờ các tổ trưởng lên phát quà cho các bạn đi!

Cô Hương vỗ tay, 4 tổ trưởng lần lượt đi lên nhận bánh kẹo chia cho các bạn. Mỗi bạn một bimbim Tony, 2 kẹo mút, 1 thạch sừa, một hộp sữa Susu vị cam. Riêng Đơn là được cho nhiều nhất, bởi vì có mấy bạn không ăn được một số thứ thành ra đưa hết cho Đơn. Minh thì khỏi nói, cực ghét đồ ngọt thế nhưng lại cứ giữ khư khư, không có ý định “chuyển nhượng” cho ai cả. Thư mon men dịch lại gần, hắng giọng đánh tiếng:
-À… Minh ơi, cậu có thích ăn cái kẹo mút vị dâu không?

-Không!

Minh đáp gọn lỏn, Thư tiếp tục gợi ý:

-Thế… cậu cho tớ nhé?

-Không!

-Hay là đổi đi! Tớ không thích ăn kẹo mút vị cam, cậu đổi cho tớ vị dâu nhé?

Minh nhướng mày nhìn vào khuôn mặt hơi e dè của Thư. Bất chợt cậu bóc cái kẹo mút vị dâu đó ra, nhét vào mồm ngậm. Thế rồi trước con mắt mở to của Thư, cậu tranh thủ lúc Đơn đang mải cảm ơn mà nhét luôn chiếc kẹo mút từ miệng mình vào miệng cô bé, đoạn hất hàm nói với Thư:

-Nhưng Đơn cũng thích ăn dâu!

Thư giật giật khoé miệng, cái này có được xem là từ chối gián tiếp không?

Đơn bị ánh mắt của Thư gắt gao dán vào thì hơi chột dạ. Nhấc chiếc kẹo mút ra khỏi miệng, Đơn chèm chẹp miệng. Ừm, vị vẫn bình thường mà? Chẳng lẽ kẹo của cô bé có vị gì đặc biệt hay sao mà để cho Thư phải nhìn chằm chằm thế nhỉ?

Cô Hương trên bàn giáo viên như nhớ ra cái gì đí, hét xuống hỏi:

-Lớp mình hình như có Minh là sinh tháng 1 nhỉ? Con sinh ngày bao nhiêu?

-Ngày mùng 2.

-Ơ, thế có nghĩa là 3 ngày nữa à?

Cô Hương ngạc nhiên, nhận lại là cái gật đầu nhè nhẹ của Minh. Cậu trả lời cô xong liền quay sang nhìn Đơn. Cô bé đang ăn điên cuồng gói bimbim, mỗi lần bốc những 5, 6 miếng, vừa nhồm nhoàm nhét vào mồm vừa phụng phịu đọc truyện. Minh cười, giơ tay lên véo má Đơn khiến cô bé khó chịu lườm một cái. Chắc chắn là con bé này lại dỗi vì cậu hát bé quá rồi!

***

Ra chơi chiều hôm đó, Thư lần mò ra bàn Đơn ngồi với mong muốn chiến dịch tư tưởng cho Đơn. Thư mân mê chiếc thước kẻ trên tay, hỏi Đơn:

-Ê Đơn!

-Sao?

-Cậu không thấy kinh à?

-Kinh gì?

-Thì…

Thư nhăn mặt, khó khăn nói:

-Thì kinh Minh ấy. Hôm nay tớ thấy cậu ấy nhét cái kẹo mút vị dâu đã ăn vào miệng cậu.

-Thế á?

Đơn trợn mắt, há hốc miệng. Rồi cô bé nhanh chóng trở lại bình thường, nhún vai:

-Đằng nào hồi bé chả đánh răng chung suốt, kệ đi!

-Ơ nhưng mà…

Thư lại ấp úng, Đơn thấy vậy an ủi:

-Có gì cứ nói đi!

-Tớ thấy mẹ tớ bảo, hôn nhau ấy, là… là trao đổi nước bọt ấy… sẽ bị… có em bé…

Việc Thư nói là thật, mẹ cô bé đã từng nói như vậy với Thư. Không chỉ riêng Thư, mà rất nhiều trẻ em cũng bị nói như vậy. Đơn có hơi bối rối. Hình như con gái phải có kinh nguyệt mới có thể có em bé nhỉ? Nhưng mà làm thế nào để có em bé thì Đơn lại không biết. Đơn có chút hoảng, lo rằng nếu mai sau này cô bé và Minh cứ ăn chung như vậy, không sớm thì muộn, sẽ có em bé thôi…

À mà không, Đơn vừa nghĩ ra một cách rất tuyệt nhé!

***

Hôm nay Minh phải đi học thêm. Giờ là 7 giờ tối, nhà Minh và Đơn tụ tập ăn liên hoan sinh nhật cho bé Đơn “đáng yêu”. Bố mẹ Nguyễn nước mắt cứ thế chảy thành sông. Con gái bọn họ không thể gọi là “đáng yêu”, mà phải gọi là “đáng sợ” mới đúng!

Cái váy búp bê siêu cấp đáng yêu của bố mẹ Dạ tặng nó chỉ cảm ơn lấy lệ rồi vứt xó. Con gấu bông to đùng bố mẹ Nguyễn tặng nó vứt bụp một phát xuống phía sau, hạ cánh siêu đẹp, đậm chất dân chơi. Suốt buổi nó cứ nốc bánh này tới trái nọ, ăn tìn tìn, ăn như một con lợn, thế mà, THẾ MÀ!!!…..

-Con chào bố mẹ, con chào cô chú.

Thằng Minh nó vừa xuất hiện ở cửa một cái là con phản nghịch nó nhảy chồm ra khỏi ghế sô pha, xí xớn túm chân túm tay thằng bé hỏi loạn lên: “Quà tớ đâu, quà tớ đâu?!?” Thằng bé Minh tủm tỉm cười, bảo là không có quà, chỉ có thân, Đơn thích thì lấy. Thế là ôi thôi ranh con một phát bổ nhào lên, nhảy chồm lên người con trai nhà người ta mà dãy đành đạch:

-Ứ ừ, quà cơ, quà cơ! Quà, quà, quà!!!

Ranh con! Hoá ra quà của bố của mẹ mày không cần, chỉ cần quà của trai thôi à? Cái thể loại láo toét!

-Biến xuống khỏi người tớ thì tớ đưa cậu quà.

Chỉ một câu thôi mà đã làm con khủng long xẹp xuống thành con gà nhỏ. Gà nhỏ mặt hơi cúi xuống, mắt long lanh mong chờ. Bố mẹ Dạ nhìn bố mẹ Nguyễn cười trừ, bố mẹ Nguyễn cũng chỉ đành lắc đầu ngao ngán.

-Ngẩng mặt lên!

Đơn ngoan ngoãn ngẩng mặt lên, đôi mắt nâu trong veo đối diện với đôi đồng tử đen tuyền của Minh. Minh từ trong cặp lôi ra một hộp ước nhỏ đặt vào tay Đơn. Lập tức bé con cười rạng rỡ, tay rất là nâng niu, mặc dù chẳng hiểu cái lọ nhỏ xíu này dùng để làm gì cả. Đơn hỏi:

-Cái này là cái gì thế?

-Là hộp ước.

-Ước? Ước kiểu gì?

Minh xoa xoa mái đầu nhỏ của Đơn, gà con hôm nay mặc váy rất đẹp, bộ dạng cũng rất đáng yêu. Minh đây sẽ chấp nhận tốn chút thời gian để giảng giải cho gà nhỏ.

-Mở nắp hộp, ghi điều ước, đóng nắp rồi treo lên.

-Mỗi thế thôi á?

-Ừ!

Đơn mừng rỡ đi tìm bút rồi hí hoáy viết, xong xuôi liền treo lên gần tủ kính. Mấy bộ mẹ khóc ròng. Trông cái mặt hớn hở kìa, bố mẹ mày mà có tặng hộp ước chắc mày lại vứt xó. Cái đồ phản bội hám trai!

Con gà nào đấy sau khi hoàn thành nhiệm vụ liền ngoan ngoãn trở về vị trí cũ, im thin thít là thằng nào đó tò mò chết đi được. Minh hỏi:

-Cậu vừa ghi cái gì đấy?

-Ơ, nói ra thì mất thiêng à?

Minh giật giật khoé miệng. Ranh con, không biết hộp ước là gì mà còn biết cả cơ người khác xem thì mất thiêng cơ đấy!

-Không mất thiêng đâu, ghi cái gì nói cho tớ nghe tí nào!

-Không!

Minh nài nỉ một hồi mà Đơn không cho xem liền bỏ cuộc. Cậu chán nản ngồi phịch xuống ghế chờ mọi người chuẩn bị đồ để cắt bánh. Đang yên thì thấy đùi nặng nặng, chưa kịp định hình đã bị con gà nó sà vào lòng rồi. Gả nỉ non:

-Minh ơi… quà của cậu tớ không nhận đâu!

-Hả??

Cất luôn vào tủ rồi giờ còn nói không nhận? Sao khôn thế??

-Thế giờ muốn sao?

Minh nhăn mặt, gãi gãi mái đầu đen đến xù lên. Đơn chỉ đợi có câu nói này, lập tức cười vang lên:

-Tớ lấy thân cậu làm quà. Sau này tớ mà sinh em bé thì cậu phải chịu trách nhiệm, nếu không thì tớ sẽ không ăn chung với cậu nữa đâu!

Minh nghe đến chữ “không ăn chung nữa” thì lập tức gật đầu lia lịa.

-…

Mấy vị phụ huynh đứng ngoài nghe con nói mà chao đảo đầu óc. Omg, trẻ con bây giờ lớn nhanh quá!

***

Mãi lâu sau khi lén lút mở hộp ước ra, dòng chữ: “Em bé của Đơn Minh phải nuôi !” làm cho bạn trẻ Dạ Từ Minh của chúng ta phải phụt hết nước ra ngoài.

❤️❤️❤️

5
18 tháng 8 2019

mk đọc 3 ngày mới hết

18 tháng 8 2019

dài z bn

Câu truyện:" Ba nói 9 điểm là làm xấu hổ ba con." Chiều qua, một cậu học sinh lớp 11 nhắn tin cho tôi: “Thầy ơi, chiều nay ba con lại la con vì con thi toán chỉ được có 9 điểm. Ba nói 9 điểm là làm xấu hổ cho ba con". Biết chia sẻ gì với cậu ấy nhỉ? Đó là một học sinh khá giỏi mà tôi tình cờ quen trong một lần tới thư viện. Nhìn cách cậu đọc sách, rồi cẩn thận ghi chép lại nội dung...
Đọc tiếp

Câu truyện:" Ba nói 9 điểm là làm xấu hổ ba con."

Chiều qua, một cậu học sinh lớp 11 nhắn tin cho tôi: “Thầy ơi, chiều nay ba con lại la con vì con thi toán chỉ được có 9 điểm. Ba nói 9 điểm là làm xấu hổ cho ba con". Biết chia sẻ gì với cậu ấy nhỉ? Đó là một học sinh khá giỏi mà tôi tình cờ quen trong một lần tới thư viện. Nhìn cách cậu đọc sách, rồi cẩn thận ghi chép lại nội dung đã đọc trong suốt hai giờ liền, tôi cảm nhận được cậu thật sự có phong cách học tập nghiêm túc. Cậu bé kể cậu được sinh ra trong một gia đình khá thành đạt về mặt học vấn. Đa số cô dì, chú bác... đều là thạc sĩ, tiến sĩ, nhiều người trong số đó nắm giữ vị trí quan trọng trong các công ty nước ngoài. Cũng bởi vậy mà chủ đề chính trong các buổi họp mặt gia đình luôn là trao đổi về việc học tập của đám trẻ. “Con anh, chị học hành ra sao? Kết quả thế nào?”. Rồi “Hồi xưa chú đạt giải thưởng này, cô đạt phần thưởng nọ… mấy đứa phải nhìn vào mà noi gương, làm sao giữ được truyền thống gia đình”. Cậu tâm sự rất hiếm khi được nghe người lớn trong nhà kể ngày xưa đi học nghịch như thế nào, yêu thích môn thể thao gì, kỷ niệm đáng nhớ của tuổi học trò là gì. Điều khiến cậu cảm thấy áp lực nhất có lẽ là khi cha mẹ, họ hàng đem kết quả học tập của con em mình ra so sánh. Đứa nào điểm số có vẻ thua chị kém em thì kiểu gì về nhà cũng bị cha mẹ chì chiết: "Thấy chưa, chỉ ăn với học không thôi mà cũng không nên hồn. Qua coi con bác Ba, chú Tư, cô Năm học hành thế nào rồi về lo mà học. Không có bóng banh, nhạc nhẽo gì hết...". Với cha mẹ cậu, điểm 9 không là gì cả, chỉ điểm 10 mới được chấp nhận. Cha mẹ thường nói với cậu: "Chọn lọc trong xã hội, trong công việc chỉ quan tâm đến người giỏi nhất, người ở vị trí số 1. Không là số 1 thì không còn là gì hết". Thế nên suốt 11 năm đi học, mỗi lần cậu bị điểm dưới 10 là cả một sự căng thẳng dày vò vì những lời chì chiết của cha mẹ kéo dài đến vài ngày. 11 năm đi học, cậu không biết thế nào là chơi thể thao với bạn, chưa từng trốn học một buổi... Cậu chỉ lao vào học, học và học như một robot để giữ được vị trí số 1 như cha mẹ mong muốn. Còn nhớ, trong lần tôi và cậu ngồi uống cà phê với nhau chừng 15 phút bên quán kề thư viện TP, cậu hỏi tôi một câu: “Thầy ơi, hồi thầy đi học thầy học thế nào, có bị điểm thấp bao giờ không? Chứ như ba mẹ con chắc cả đời đi học ba mẹ không có bao giờ bị điểm thấp đâu thầy nhỉ?”. Biết trả lời cậu ra sao đây khi quãng đời đi học đầy vui vẻ, hạnh phúc của tôi có rất nhiều ngày trốn học, có cả những lần không thuộc bài, những lần "ăn" điểm 1. Lúc ấy tôi chỉ biết cười và nói với cậu: “Hãy hài lòng với kết quả con đạt được khi con đã làm hết sức. Việc học là việc của con chứ không phải của ba mẹ con. Một điểm 9 đôi khi cũng như một chút muối được cho vào nồi chè để làm dậy hơn vị ngọt của nồi chè". Hôm nay, đọc đi đọc lại tin nhắn của cậu bạn nhỏ mà tôi thấy tội cho yêu cầu “điểm 10 hoặc không là gì cả” mà cha mẹ cậu đặt ra với con mình. Có vẻ như quãng đời đi học của cậu sẽ mãi mãi là những chuỗi ngày căng thẳng, căng thẳng đến cùng cực. Phụ huynh ơi, có thấu hiểu cho nỗi lòng con em mình không?"

"​

Chắc hẳn hơn 90% quý phụ huynh trên đất nước này đều mong muốn con mình học thật giỏi để sau này trở thành người tài cho đất nước. Nhưng quý phụ huynh có hiểu được có rất nhiều thứ xung quanh bọn trẻ, hơn là chỉ có trường học. Con trẻ cần có thời gian để chơi thể thao, để tìm hiểu thế giới xung quanh, để nghe nhạc và tận hưởng cuộc sống vốn có của một đứa trẻ.

Đừng đè nặng áp lực học hành lên đầu của con cái nữa, hãy đặt mình vào vị trí của các em để suy ngẫm và thấu hiểu tâm tư của chúng. Bởi vì "học không chơi đánh rơi tuổi trẻ", đừng để các em bước vào đời với một niềm tiếc nuối vô bờ bến vì đánh mất cả tuổi thanh xuân của mình xung quanh những quyển sách, cây viết....😥 😥 😥 .

1
25 tháng 12 2018

very good

– Lời nói đầuĐây là câu chuyện đầu tiên mà tôi sáng tácTrên thế giới này, song song giữa thực tại, luôn tồn tại một thế giới tâm linh huyền bí, một thế giới vô hình mà đối với con người còn là một ẩn sốCâu chuyện kể về cô gái tên Bảo Nhi cơ duyên khai nhãn Âm Dương sau vụ tại nạn thập tử nhất sinh, và diễn biến cuộc đời cô sẽ ra sao? Và hành trình giúp đỡ những oan...
Đọc tiếp

– Lời nói đầu
Đây là câu chuyện đầu tiên mà tôi sáng tác
Trên thế giới này, song song giữa thực tại, luôn tồn tại một thế giới tâm linh huyền bí, một thế giới vô hình mà đối với con người còn là một ẩn số
Câu chuyện kể về cô gái tên Bảo Nhi cơ duyên khai nhãn Âm Dương sau vụ tại nạn thập tử nhất sinh, và diễn biến cuộc đời cô sẽ ra sao? Và hành trình giúp đỡ những oan hồn được siêu thoát, đằng sau mỗi oan hồn tội nghiệp là một câu chuyện bi thương khiến ta đáng phải suy ngẫm… tuy nhiên song song những oan hồn thiện lành, thì vẫn có những oan hồn giận dữ…
Tôi xin phép được hóa thân vào cô gái Bảo Nhi, và sẽ kể cho các bạn nghe về cuộc đời của tôi.
***
Chương 1- Khai Nhãn

Mẹ tôi nghe thấy tiếng động lạ ở ngoài sân, bà vội vàng chạy ra xem thì hốt hoảng khi thấy tôi đang nằm dưới đất, đầu bị va chạm, máu me tuôn ra ướt trán và chảy dài trên gương mặt xinh xắn của tôi…

Nhi! Nhi ơi… trời ơi, chết con tôi rồi trời ơi, Nhi ơi tỉnh dậy con ơi, ông ơi! Ông ơi… con nó bị té cầu thang đầu chảy máu quá trời nè ông ơi… chết con tôi rồi trời ơi…
Mẹ tôi ôm tôi vào lòng, gào khóc thãm thiết, cảnh vật xế chiều càng thêm ảm đạm, phũ lên bầu không khí não nề, ngay tại chính ngôi nhà thân thương của tôi…
Đầu óc tôi quay cuồng, chỉ còn nghe vang vọng tiếng của mẹ, âm thanh càng lúc càng nhỏ lại, mắt tôi bắt đầu tối sầm không còn thấy rõ xung quanh, lúc đó tôi không còn cảm nhận được cơ thể của mình nữa, mọi thứ nhẹ tựa lông hồng và rồi tôi chìm dần vào trong cơn hôn mê…

📷

* * *

Tôi đang ở đâu đây? Chẳng phải đây là con đường lộ lớn mà tôi thường chở mẹ đi chợ mỗi ngày sao? Nhưng sao lạ quá, trên đường không có lấy một chiếc xe, những căn nhà lưa thưa ven đường cũng khôg thấy một bóng người, cây cỏ xung quanh hoàn toàn tĩnh lặng, không một chút bị giao động bởi gió, hình như giờ này là chiều rồi chăng? Cảnh vật xa xăm mơ hồ, bầu trời toát lên một màu đỏ cam rực rỡ phũ dài phía xa xa tận chân trời thật huyền ảo…

Chị ơi, chị ơi, em cho chị cái này nè hihihii…

Tôi giật mình bởi tiếng gọi, xoay người nhìn lại thì thấy bé gái chạc tám tuổi, cặp mắt long lanh, toát lên vẻ thông minh lanh lợi, có nước da màu ngâm đen khỏe mạnh, đang nắm hờ một thứ gì đó, chìa tay về phía tôi…

– Ủa em là ai? Em tên gì? Nhà em ở đâu đây?
Tôi quay sang cất tiếng dọ hỏi cô bé
Dạ em tên Sen, nhà em gần đây ạ…
Cô bé nhanh nhẹn trả lời, rồi nài nỉ tôi xòe tay ra nhận một thứ gì đó rất bí ẩn
Chị xòe tay ra đi, xòe tay ra đi, em cho chị cái này nè hihi hihii…

– Em tên Sen sao? Tên nge quen quen…
Quả thật tên cô bé nghe rất quen, hình như đã gặp hay đã từng nghe qua rồi, chỉ là nhất thời tôi không thể nhớ được
Nhìn cô bé có vẻ tinh ranh, tôi miễn cưỡng xòe tay ra rồi nói
– Cái gì đây? Định cho tôi cái gì đây hả?

Dạ nè chị… ăn đi… ăn đi… chị ăn đi… hi hi hi hi hi ăn đi… hi hi hi…

Tôi cảm thấy trên tay cái gì đó ương ướt, nhơn nhớt, tôi nhìn kĩ lại thì kinh hãi khi thấy một con mắt đang nhoe nhoét máu trên tay, nói đúng hơn là con mắt người, con mắt đó còn xoay lại nhìn tôi, tôi hốt hoảng la lên rồi vội vã vứt đi thứ trên tay mình rồi quay sang nhìn cô bé, thì kinh hoàng khi thấy gương mặt cô bé trở nên biến dạng mặt mài be bết máu, nửa bên đầu và khuôn mặt bị bẹp, móp méo, lòi hẳn một con mắt ra ngoài, còn dính lại treo lủng lẳng đung đưa trên hốc mắt, tôi quá sợ hãi té bật về phía sau, hai chân đạp lùi trong sự hoảng loạn, miệng hét lớn, quá khiếp sợ nên đôi chân tôi không còn sức lực để đứng dậy mà bỏ chạy, tôi chỉ biết nhắm nghiền đôi mắt lại, nhưng bên tai vẫn còn tiếng cười khoái chí vang vẳng của cô bé, giọng cười lanh lảnh, vang vang rồi nhỏ dần, nhỏ dần rồi tắt hẳn… nhưng vì quá sợ hãi nên tôi không dám mở mắt ra…

Lúc này tôi mới chợt nhớ ra là vào khoảng một năm về trước có một cô bé tên Sen, ở trên quốc lộ chết do tai nạn xe, đúng hơn là bị xe tải cán chết, cô bé này rất ngoan và giỏi, thường xuyên giúp đỡ mẹ, hằng ngày cô bé trông coi bán tạp hóa, có cả xe nước mía, mình ngày xưa cũng có hay ghé mua nước mía nhiều lần, nghe kể là bé chạy sang lộ đi đổi tiền lẻ để thói cho khách, trong lúc ùa chạy về gần đến nơi thì tiền trên tay bị gió thổi bay ra lộ, cô bé vội vã quay ngược trở lại nhặt lượm thì đúng lúc đó có chiếc xe tải lao đến và xảy ra tai nạn, khi chết hàng xóm gần đó và đặt biệt là gia đình bé rất tiếc thương và tội nghiệp, vụ này nổi lắm, cô bé mang tên của một loài hoa rất dễ nhớ nên tôi ấn tượng mãi, Sen…

* * *

* * *

Này cháu ơi, cháu ơi..

Tôi mở mắt ti hí ra thì thấy một bà lão, trông bà khoảng ngoài bảy mươi, nhưng trông rất minh mẫn và khỏe mạnh, gương mặt rất hiền hậu, tôi liền nói, bà ơi, con vừa gặp ma, là cô bé tên Sen, mà khoảng một năm trước đã chết do tai nạn xe trên đường lộ lớn…

Bà lão mỉm cười cùng với đôi mắt trìu mến rồi nói

– Thật vậy sao? Vậy cô bé đó đâu hả cháu?

Tôi định giơ tay chỉ trỏ thì chợt nhận ra cảnh vật xung quanh mình đã thay đổi, hình như tôi đang ngồi trong một con hẻm, hai bên tường cao, tôi hướng mắt nhìn ra đầu hẻm thì thấy xa xăm mơ hồ, ngước lên trời thì thấy bầu trời không khác lúc nảy, cũng một màu đỏ cam rực rỡ xa xăm ảo mộng, tuyệt nhiên không một động tĩnh, hay âm thanh gì xung quanh đây cả, mọi thứ đều tĩnh lặng, tôi quay sang hỏi bà lão

– Bà ơi Cháu đang ở đâu vậy bà?

Bà lão từ tốn trả lời

– Cháu đang ở trong con hẻm mà ngày xưa cháu hay đi học ngang qua đây, cháu đã quên rồi sao?

– Tôi đáo mắt nhìn lại xung quanh, nhìn lại con đường trong hẻm, quả đúng là con hẻm này, mà thuở xưa tôi đi học, thường đi đường tắt rồi bọc qua con hẻm này mà đến trường, Tôi ngạc nhiên quay sang hỏi bà lão

– Dạ đúng rồi, cháu nhớ rồi, chính là con hẻm này, nhưng sao bà lại biết?

– Bởi vì bà đã ở đây từ thuở đó đến tận bây giờ, và thấy cháu thường đi học ngang qua nơi này.
Bà lão nhẹ nhàng trả lời thật ân cần
Thuở đó? Tôi bắt đầu run sợ

Thuở đó chẳng phải cách đây khoảng mười hai năm rồi sao?

Bà… bà… bao… bao nhiêu tuổi rồi ạ?

Bà lão ân cần trả lời

– Nếu bà còn sống thì năm nay bà đã tám mươi bảy tuổi rồi cháu ạ…

Tôi lắp bắp đáp trong sợ hãi

– Còn… còn sống? Như vậy chẳng lẻ bà đã chết rồi sao?

Vẫn ánh mắt hiền hậu bà lão nhẹ nhàng nói

– Phải, bà đã chết rồi, bà đã chết ở đây hơn mười sáu năm về trước, khi đó bà chết bỏ lại vợ chồng thằng Hai, thằng Út, với hai đứa cháu nội, đứa cháu gái lớn khi đó mười bốn tuổi còn thằng cháu trai chỉ mới tám tuổi bây giờ thì nó đã lớn rồi, cũng trạc tuổi cháu hiện giờ..

Vừa nảy cháu cũng nói đã gặp ma, vậy cháu có sợ ma không? Và cháu có sợ bà không?

Tuy rất sợ, nhưng thấy bà ăn nói từ tốn với đôi mắt hiền diệu trìu mến, nên tôi cố lấy lại bĩnh rồi đáp:

– Dạ quả thật là cháu rất sợ, nhưng… nhưng trông bà không đáng sợ so với cô bé cháu vừa gặp khi nảy.

Mà… mà tại sao cháu lại thấy được người đã chết chứ?

Bà lão từ tốn trả lời:

– Bởi vì cháu đang được sở hữu con mắt thứ ba, con mắt âm dương ở ngay giữa chán của cháu..

Tôi tự nhũ

– Con mắt thứ ba sao? Rồi tôi đưa tay lên sờ vào giữa trán thì quả thật có cái gì đó nhô nhô ngự ngay giữa trán của mình, nhưng khi nào chứ? Từ lúc nào mà mình có được con mắt thứ ba này…

– Bà rất mong cháu sẽ dùng con mắt này để giúp đỡ nhiều oan hồn uẩn khúc, có di nguyện lúc họ còn sống họ chưa thể thực hiện được, nên khi chết họ vẫn chưa thể được siêu thoát…
Tôi chăm chú lắng nghe lời bà lão nói, bà nói rằng hồn ma rất hay, họ có thể cảm nhận được người có thể giúp được họ và thông linh với người đó qua giấc mơ nếu người đó ở có tâm linh mạnh mẽ, những oan hồn càng gần thì thông linh càng mãnh liệt và rõ ràng hơn, và cần phải liên kết kí ức giữa linh hồn đó với người giúp được họ, chính vì vậy bà ấy mới có thể thông linh đến tôi…
Bà ấy còn có một tâm nguyện chưa hoàn thành, và mong tôi có thể giúp bà, rằng tìm đến một căn nhà ở cuối con hẻm này, sau đó đi về phía tay trái, căn nhà mà có cây bồ đề to lớn phía sau, đến đó để tìm người cháu nội của bà ấy tên là Trác, bà nhờ tôi chuyển lời nói với cậu trai tên Trác là bà có cất giấu hơn bảy lượng vàng để trong cái hộp gỗ sưa đỏ, được chôn ở dưới gốc cây bồ đề sau nhà, số vàng mà bà lão đã chất chiêu gom góp cả đời, vốn dĩ là bà đợi tới ngày tổ chức đám cưới của thằng út rồi bà mang ra rồi chia hết cho hai anh em nó để có số vốn để làm ăn, nhưng ông trời trớ trêu, đời người nghiệt ngã, còn không đầy hai tháng nữa là ngày tổ chức đám cưới thằng út diễn ra, cớ vậy mà bà không thể đợi được đến ngày ấy
Rồi bà lão tha thiết cầu xin tôi
– Xin cháu hãy hứa là sẽ giúp bà hoàn thành di nguyện này, nhắn với thằng Trác, nếu lấy được số vàng thì hãy chia cho cậu út của nó một nửa để có vốn làm ăn, xoay sở cuộc sống, cháu hứa đi, hãy hứa với bà…

Tôi cảm động khi nghe bà kể rồi nhận lời
– Dạ cháu hứa… cháu hứa mà… cháu sẽ giúp bà hoàn thành tâm nguyện… bà yên tâm, cháu sẽ hứa…

* * *

* * *

Nhi Con tỉnh rồi hả con… trời ơi ông ơi…

Con Nhi nó tỉnh rồi ông ơi…

Bác sĩ ơi… con bé tỉnh rồi…

Tôi vừa nghe được tiếng nó mớ sảng, thấy tay nó cử động rồi nè, trời ơi mừng quá ông ơi..

Nhi! Con tỉnh rồi hả con?

Tiếng mẹ tôi gọi, khiến tôi thức giấc, hóa ra từ nảy đến giờ chỉ là mơ thôi sao? Tôi tự hỏi bản thân rồi cố mở to đôi mắt, nheo mãi tôi mới có thể mở to mắt mà ngắm nhìn xung quanh…

Tôi thấy mẹ tôi đang ở cạnh bên tôi hai tay nắm bàn tay tôi, thấy cha tôi đứng phía sau lưng mẹ, đang hướng mắt nhìn tôi, đôi mắt ông rươm rướm nước mắt, đang lưng tròng bộc lộ rõ sự vui mừng…

Thì ra tôi hiện đang nằm ở bệnh viện

Tôi giơ một tay sờ lên đầu thấy mình đang được băng bó, lúc này đầu tôi vẫn còn đau nhức ê ẩm…

Tôi hỏi mẹ:

– Mẹ, Con bị sao vậy mẹ?

Mẹ tôi sốt sắng, nói lên điều trong lòng:

– Trời ơi, mày tỉnh rồi, mẹ mừng quá, mày làm mẹ lo muốn chết, đã ba ngày nay mẹ cứ thấp thỏm lo cho mày, mày thì hôn mê suốt, mẹ còn tưởng mày đi luôn bỏ mẹ rồi..

Nói xong, mẹ tôi khóc nức nở, rồi mẹ nói tiếp:

– Mẹ đã nói rồi, cái nốc nhà bị mưa dột, hỏng thẳng để cha bây về ổng sửa, con gái con lứa mà bắt thang leo lên đó rồi té, làm mẹ sợ hết hồn hết vía, cũng may đúng lúc mày vừa té xuống thì cha bây cũng vừa về tới cổng, ổng bế mày chở lên bệnh viện, chứ không thôi mẹ cũng không biết phải làm sao..

Nói xong mẹ tôi vén áo lên lao nước mắt… đúng lúc đó thì bác sĩ cũng đến…

Mẹ tôi phở phào rồi nói

– Thôi con mới tỉnh dậy, để mẹ pha cho ly sữa uống xong rồi nằm ngủ một giấc cho khỏe nha con, nói xong mẹ tôi lật đật quay đi…

Tôi nhìn bóng dáng của mẹ và cha, bổng thấy mình thật may mắn và hạnh phúc…

Một thứ cảm giác ấm áp, giúp tôi tràn đầy sự vui sướng, chợt giọt nước mắt khẽ tuôn xuống, ấm nồng trên má, rồi phát giác, tôi tự mỉm cười..

0