K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2019

Thúy Kiều tha cho Hoạn Thư vì:

- Lời lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư khi trình bày lí do xin tha tội

    + Ghen tuông là chuyện thường, trong tình huống chung chồng không thể đối xử khác

- Hoạn Thư thùa nhận tội lỗi của mình

- Hoạn Thư xin mở lượng khoan hồng: “còn nhờ lượng bể thường bài nào chăng”, Kiều không tha cho Hoạn Thư sẽ mang tiếng nhỏ nhen, cố chấp

- Đây là dụng ý của tác giả Nguyễn Du, không để Kiều trừng phạt dã man như trong truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, mà độ lượng, khoan hồng.

10 tháng 10 2016
thuý kiều báo ơn với thúc sinh bởi vì có ơn cứu nàng ra khỏi lầu xanh, tuy thúc sinh chưa bao giờ đối xử tốt với kiều lần nào ( bị vợ cấm mà) nhưng thuý kiều vẫn mang ơn điều này cho chúng ta thấy rõ được kiều là người trọng ơn nghĩa, khi trả ơn thúc sinh kiều nhắc về hoạn thư bởi vì kiều mún nói thúc sinh là con người như vậy tại sao lại có thể chung sống cùng 1 người ác độc đến như vậy, khi nói về thúc sinh giọng kiều mang vẻ biết ơn, trầm lắng suy nghĩ, khi nói về hoạn thư kiều mang một nổi nùn và có vẻ hơi giận hoạn thư về việc hoạn thư giận hờn kiều vô cớ.
khi báo oán thuý kiều nói với giọng điệu thông cảm bởi vì cũng như bao phụ nữ khác không ai muốn chia sẽ chồng mình cho người khác bởi vậy nên kiều cũng đã dần thông cảm cho hành động ghen tuông của hoạn thư tuy vậy kiều vẫn muốn trừng phạt hoạn thư vì đã đối xử bạc bẻo với kiều
hoạn thư một con người gian xảo đã dùng rất nhiều hành động : "khóc lóc thảm thiết, quỳ xuống cầu xin..........." để tác động đến kiều nhằm mong kiều tha thứ, và những việc làm đó đã có ích với trái tim nhân từ, 1 tâm hồn không thù hận kiều sẵn sàng tha thứ cho hoạn thư 
hoạn thư là 1 con người vô cùng gian xảo và độc ác, tuy vậy chúng ta cũng không thể phủ nhận sự đáng thương của hoạn thư vì có một người chồng trăng hoa vì vậy hoạn thư đã trở nên độc ác và luôn ghen tuông quá mức như vậy
thuý kiều tha cho hoạn thư vì hiểu cho nổi đau của hoạn thư, là phụ nữ không ai có thể chấp nhận việc chia sẽ chồng, việc làm này vừa đáng trách vừa đúng , đáng trách ở chổ nếu kiều tha cho hoạn thư thì không may sao lại có một nàng kiều thứ 2 bị đối xử như vậy. nhưng nếu hoạn thư biết lổi mà sửa đổi thì điều này đáng khen  
23 tháng 12 2018

Lời nói của Kiều với Thúc Sinh, ta thấy Kiều là người trọng nghĩa, rõ ràng trong mọi chuyện

    + Nàng cảm tạ ân đức Thúc Sinh khi chuộc nàng ra khỏi lầu xanh: gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân

    + Trong khi báo ân Thúc Sinh, Kiều nhắc đến Hoạn Thư chính vì bao nhiêu khổ của nàng đều do Hoạn Thư gây ra

    + Nàng nhận định Hoạn Thư là kẻ quỷ quái tinh ma, sẽ bị trừng phạt (phen này kẻ cắp bà già gặp nhau)

- Từ ngữ dùng với Thúc Sinh là từ Hán Việt trang trọng: nghĩa, chữ tòng, cố nhân, tạ

    + Khi nói về Hoạn Thư lời lẽ nôm na, dùng thành ngữ dân gian: quỷ quái tinh ma, kẻ cắp bà già, kiến bò miệng chén

→ Hành động trừng phạt theo quan điểm nhân dân được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân

15 tháng 7 2017

Thái độ của Kiều, Hoạn Thư vô cùng hoảng hốt và sợ hãi

    + Sợ đến mức “hồn lạc phách siêu”

    + Bằng sự khôn ngoan, nàng lấy lại được bình tĩnh để gỡ tội

- Trình tự lý lẽ:

    + Đầu tiên tự nhận và nói về thân phận đàn bà, Hoạn Thư với Thúy Kiều cùng giới, cùng chịu thiệt thòi

    + Hoạn Thư cho rằng chuyện ghen tuông là chuyện thường tình, không thể tránh khỏi

    + Hoạn Thư kể tới việc đã nương tay cho Thúy Kiều: cho ra gác viết kinh, khi Kiều bỏ trốn đã không bắt

    + Hoạn Thư tỏ vẻ mụ “hồn lạc phách xiêu” và mong sự khoan hồng của Kiều

- Bằng lời lẽ không ngoan, lọc lõi tác động tới Thúy Kiều, khiến nàng từ việc muốn trừng phạt báo thù, Kiều đã tha cho Hoạn Thư

25 tháng 11 2019

Giọng điệu của Thúy Kiều trong đoạn thơ báo oán thể hiện sự mỉa mai.

    + Hoạn Thư bị đưa đến như một phạm nhân, Kiều vẫn chào hỏi, lại dùng từ xưng hô cũ “tiểu thư” khi vị thế hai người hoàn toàn thay đổi.

    + Sau sự mỉa mai, Kiều chỉ đích danh con người Hoạn Thư ác độc, nham hiểm xưa nay hiếm trong giới đàn bà (Đàn bà dễ có mấy tay- Đời xưa mấy mặt đời này mất gan)

- Liên tiếp các từ ngữ dùng theo nghệ thuật hoán dụ (tay, mặt, gan), khẳng định Hoạn Thư là người ghê gớm

    + Kiều nêu ra quy luật ác giả ác báo

→ Kiều thẳng tay trừng trị Hoạn Thư, dứt khoát, rõ ràng

Lầu Ngưng Bích nơi Kiều bị giam lỏng được gọi là nơi khoá xuân. Đó có nghĩa là nơi khoá giữ tuổi trẻ, ước mơ và hoài bão của đời thiếu nữ. Không gian nơi ấy mênh mông, chống chếnh làm sao: non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát xa trông, ... vẻ xa xôi, mênh mông của thiên nhiên càng tô đậm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều. “Mây sớm đèn khuya” chỉ một mình nàng “bẽ bàng” vào ra hôm sớm. Hình ảnh trăng, mảỳ sớm đèn khuya biểu đạt sự quay vòng của thời gian. Cùng với những hình ảnh gợi tả không gian, sự tuần hoàn đều đặn của thời gian càng nhấn đậm thêm tình cảnh cô đơn, buồn bã của Kiều. Đúng là nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Bơ vơ nơi chân trời góc bể ấy, tấm lòng Kiều hướng cả về quê hương xứ sở cùng những người thân yêu nhất của mình.

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Chân trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh biết ai đó giờ

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”…

Trước hết, nàng nhớ tới Kim Trọng - mối tình đầu trong trẻo, say đắm của mình. Kiều tưởng tượng ra cảnh chàng Kim cũng đang nhớ về mình, mong ngóng mà vẫn bặt tin:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đổng

Tin sương luống những rày trông mai chờ”…

Nghĩ đến đó, tâm trạng Kiều đau đớn, xót xa, tủi phận:

“Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”…

Nàng nhớ đến cha mẹ, thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng tin con “xót người tựa cửa hôm mai”, ngậm ngùi vì tuổi già trước sự khắc nghiệt của thời gian Sân Lai cách mấy nắng mưa - Có khi gốc tử đã vừa người ôm”, day dứt vì mình không được ở bên để báo đáp công ơn sinh thành “quạt nồng ấp lạnh biết ai đó giờ".

Nguyễn Du để Kiều nhớ tới Kim Trọng trước là hoàn toàn phù hợp với diễn biến tâm lí của nhân vật trong cảnh ngộ cụ thể, đảm bảo tính chân thực cho hình tượng. Trong tình cảnh bị Mã Giám Sinh làm nhục, lại ép tiếp khách làng chơi nên hiện trạng tâm lí Kiều là nỗi đau đớn về “tấm son gột rửa bao giờ cho phai”, là nỗi buồn nhớ người yêu, nuối tiếc mối tình đầu đẹp đẽ. Kiều đã hi sinh thân mình vì đạo hiếu, khi lâm vào tình cảnh đáng thương, nàng lại một lòng nhớ đến Kim Trọng, nhớ thương cha mẹ, quên cả cảnh ngộ của mình. Trong đoạn trích này, Kiều hiện ra với đức vị tha cao đẹp.

Càng nhớ người yêu, càng nhớ cha mẹ, Kiều càng đau xót cho số phận và hoàn cảnh buồn khổ của mình. Tâm trạng ấy của nàng tập trung vào tám câu thơ cuối đoạn trích. Tại dó, Nguyễn Du đã cho thấy một bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng, tâm trạng nhuốm lên cảnh vật, cảnh vật thể hiện tâm trạng, sắc thái của bức tranh thiên nhiên thể hiện từng trạng thái tình cảm của Thuý Kiều.

“Buồn trông cửa bể chiểu hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”…

Buổi chiều tà thường gợi nỗi nhớ về quê hương xứ sở. Ca dao từng có câu:

“Chiểu chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.

Huống gì cảnh chiều hôm lại đứng trước biển trời bao la. Khung cảnh rợn ngợp ấy gọi nỗi cô đơn không gì khoả lấp. Kiều thấy cả những cánh buồm thấp thoáng ", những cánh buồm chợt ẩn, chợt hiện không rõ ràng phía chân trời chứng tỏ nàng đã ngóng trông đau đáu đến nhường nào. Trong những cánh buồm đi về nơi tổ ấm nơi xa kia, liệu có cánh buồm nào đưa Kiều về với quê mẹ của nàng?

Lại đây nữa, thêm cảnh là lại thêm buồn:

“Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu”

Nhìn cánh hoa rơi bị cuốn theo dòng nước, nàng nghĩ đến thân phận trôi dạt, vô định của mình, chẳng biết rồi mình sẽ đi đâu về đâu. Những động từ, tính từ trong câu thơ tất thảy đều gợi sự dạt trôi, vô định đến vô tình cúa tạo hoá: “sa”, “man mác”. Điều đó khiến cho không phải bản thân cánh hoa mà trong sự "trôi" của cánh hoa đă phảng phất nỗi buồn "man mác" tủi hờn. Nó cùng giống như những chuỗi ngày nhạt nhẽo vô vị Kiều phái giam mình nơi lầu xanh ô nhục và đơn độc này:

“Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”

"Rầu rầu" gợi dáng vẻ rũ xuống, lả đi. Nếu như "nội cỏ rầu rầu" thì cái sắc "xanh xanh" liền chân mây mặt đất kia hẳn không phải sắc xanh của tuổi trẻ, hi vọng và tình yêu. Nó là màu xanh cỏ úa héo hon rầu rĩ. Nó chẳng khác nào nỗi lòng đang tan ra vì buồn tủi của Thuý Kiều.

Đáng sợ hơn, nơi lầu Ngưng Bích bơ vơ tứ bể biển cả, Kiều còn mang một dự cảm hãi hùng về tương lai đầy sóng gió:

“Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

“Gió cuốn mặt duềnh” để báo trước một đợt giông bão của biển cả và cũng là báo trước những giông bão của cuộc đời. Vậy là bi kịch của đời Kiều chưa dừng lại. Con Tạo còn muốn đánh ghen đến “dập liễu vùi hoa tơi bời” mới thoả. Nghe trong tiếng “ầm ầm” của sóng bể có tiếng bước chân của những bầy Khuyến Ưng hung hãn và vô nhân tính.

Từng chi tiết, hình ảnh khung cảnh thiên nhiên đều mang đậm trạng thái tình cảm của Thuý Kiều. Mỗi cảnh là mỗi tình, song tất cả đều buồn thương, đúng là: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Đặc biệt, cụm từ buồn trông lặp lại bốn lần trong tám câu thơ như những đợt sóng lòng trùng điệp, càng khiến nỗi buồn dằng dặc, mênh mông, kết hợp với cái nhìn từ xa đến gần, thu hẹp dần vào nội cảm con người để đến cuối đoạn thì tâm trạng cô đơn, sầu nhớ, cảm giác đau đớn trào lên. Sóng gió nổi lên như sự báo về những đau khổ ê chề rồi đây sẽ xảy ra đối với Kiều, là dự cảm cho một đoạn đời “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần.”.

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”(trích “Truyện Kiều”) đã thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn nhớ và đặc biệt là những biến động dữ dội trong tâm trạng Thuý Kiều khi ở nơi “góc bể chân trời” bơ vơ, buồn tủi. Đoạn trích đã khẳng sự kì tài của Nguyễn Du trong việc miêu tả nội tâm nhân vật bằng bút pháp “tả cảnh ngụ tình” đặc sắc.


6 tháng 1 2018

Và đây là thái độ, là lời tự bào chữa của Hoạn Thư: “Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu, Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca". Rằng: "tôi chút phận đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình, Nghĩ cho khi gác viết kinh, Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo. Lòng riêng, riêng chúng kính yêu, Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai. Trót đà gãy việc chông gai, Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng".

Trước hết, ra thử bàn về thái độ của bị cáo Hoạn Thư. Rõ ràng Hoạn Thư không có chút gì biểu hiện ngoan cố mà còn tỏ ra rất sợ sệt: "Hoạn Thư hồn lạc phách xiên. Chính đây là thái độ gây cảm tình và thương xót đối với các quan tòa ở mọi thời đại. Nhưng Hoạn Thư hơn các bị áo thường tình ở chỗ rất bình tĩnh- sự bình tĩnh đạt đến rình độ Hoạn Thư: "Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca". Hoạn Thư đã sợ đến "hồn lạc phách xiêu” mà vẫn làm được cái chuyện “liệu điều kêu ca” thì thật là “ đàn bà” dễ có mấy tay, đời xưa mấy mặt đời này mấy gan”.

Mặc dù không đề cập gì đến bà “ thẩm phán” Vương Thúy Kiều, nhưng lý lẽ cuả Hoạn Thư cao thủ đến mức làm cho Thúy Kiều thấy xử Hoạn Thư là xử chính mình: “ Rằng, tôi chút phận đàn bà, ghen tuông thì cũng người ta thường tình….”. Nói vậy là Hoạn Thư đã nói với Thúy Kiều: “Thấy chưa, tôi cũng là đàn bà như bà “thẩm phán”, làm sao tôi không ghen được , máu tôi cũng đỏ cơ mà. Chồng bà là Từ Hải ngồi đó , bà cho ai mượn thử coi? Vì Thúy Kiều là hạng người biết nghĩ xa “ thấy người nằm đó biết sau thế nào” nên lời biện hộ trên là vô cùng quý giá.

Hoạn Thư lại kể công với Thúy Kiều: “Nghĩ cho khi gác viết kinh, với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo”. Nàng có nhớ không, khi nàng lấy trộm Phật tiền trên bàn thờ mang theo làm lộ phí đường đi, tôi không đuổi theo là vì tôi không cố ý muốn hại nàng, tôi chỉ muốn giữ chồng cho riêng tôi, chứ tôi nào muốn hại nàng! tôi cũng có công giúp nàng ra đấy chứ. Đến đây thì “thẩm phán” Thúy kiều đã không còn bắt bẻ vào đâu được nữa. Hoạn Thư đã chứng minh một cách sắc bén rằng mình không cố ý phạm tội mà nếu có chỉ là “ tội tổ tông”, một loại tội do trời đất sinh ra. Nhưng cao thủ thêm một bậc là Hoạn Thư vẫn có tội và xin “ thẩm phán” Thúy Kiều tha thứ: “ Trót đà gây việc trông gai, còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”.

Với thái độ “hồn lạc phách xiêu” lo sợ nhưng bình tĩnh lạ lùng. Lý lẽ sắc bén chứng minh rõ ràng là chỉ phạm “ tội tổ tông” tức là không có tội, nhưng lại nhận tội và xin tha thứ, đã để Thúy Kiều vào tình huống phải tha, mặc dù trước đó đã duyệt án tử: “ Khen cho thật đã nên rằng, khôn ngoan đến mức nói năng phải lời, Tha ra thì cũng may đời, làm ra thì cũng là người nhỏ nhen, đã lòng tri quá thì nên, truyền quân lệnh xuống trước tiền tha ngay”. Trước đây Thúy Kiều đã khen Hoạn thư: “ Đàn bà thế ấy, thấy âu một người! Ấy mới gan, ấy mới tài. Và phong cho Hoạn Thư là nhà ghen (máu ghen đâu có lạ nhà ghen) thi nay lại khen “ khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời” . Thúy Kiều là người thông minh vốn sẵn tính trời và “sắc đành đòi một , tài thành họa hai” mà không thể buộc tội nổi họ Hoạn thì rõ ràng họ Hoạn biện hộ đạt đến trình độ trác việt.

12 tháng 10 2019

Chọn đáp án: D.

18 tháng 11 2018

Chọn đáp án: A.