K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2023

Phan Ngọc từng đánh giá :"Truyện Kiều là cuốn tiểu thuyết của hàng ngàn tâm trạng", và đúng thật vậy Nguyễn Du bằng cây viết đầy sự tinh tế và sáng tạo đã vẽ lên những bức tranh biểu cảm phong phú đặc biệt là ở việc miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho người yêu và cha mẹ trong đoạn trích của "Kiều ở lầu Ngưng Bích" : "tưởng người dưới nguyệt chén đồng..có khi gốc tử đã vừa người ôm". Nói đến nỗi nhớ của Kiều với Kim Trọng, Nguyễn Du không dùng từ "nhớ" mà dùng chữ "tưởng". "Tưởng" vừa là nhớ vừa là tưởng tượng hình dung ra người mình yêu. Chữ ấy như nói lên tâm trạng của người đang yêu, luôn nhớ thương tới những kỉ niệm khi 2 người còn bên nhau . Đã thề non hẹn biển dưới ánh trăng sáng ấy vậy mà cuối cùng mỗi người một phương. Hình như nỗi nhớ người yêu ấy không bao giờ là đủ với người con gái đang yêu? Nhớ Kim Trọng bao nhiêu thì Kiều càng chạnh lòng thương cho thân phận mình bấy nhiêu. Người con gái ấy đã bị vùi dập, hoen ố, nàng tự trách mình đã mang tiếng nhuốc nhơ, không giữ được lòng chung thủy. Dẫu vậy tình yêu và lòng nàng với Kim Trọng mãi không đổi thay vẫn vẹn toàn và chung thủy sâu sắc. Sau nỗi nhớ và thương thay thân phận mình thì Kiều đã được Nguyễn Du thể hình tình cảm của nàng với cha mẹ. Miêu tả nỗi nhớ xót xa của nàng, mặc dù đã bán mình chuộc cha nhưng mỗi khi nhớ về cha mẹ nàng vẫn thấy mình chưa làm tròn bổn phận của một đứa con, Nàng đau đớn vì cha mẹ già yếu mà nàng không thể bên chăm sóc. Tóm lại, nàng là một người tình thủy chung , là một người con hiếu thảo và một là người có tấm lòng vị tha đáng quý. Nàng sẵn sàng làm bất cứ điều gì chỉ vì người thân và người mình yêu.

CHÚ Ý :

In đậm : lặp từ

In nghiêng : tình thái

22 tháng 10 2023

bắt đầu từ "tưởng người dưới nguyệt chén đồng ... có khi gốc tử đã vừa người ôm" nha hihi

5 tháng 9 2021

3 câu thơ đầu ạ

 

5 tháng 9 2021

bài bếp lửa ạ

 

9 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Khổ thơ cuối Bài thơ về TĐXKK là một ý chí, một quyết tâm cao độ chiến đấu vì quê hương, bảo vệ tổ quốc. Hai câu thơ đầu sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe bị bom đạn chiến trường, những khó khăn trên các nẻo đường làm hư hại(Câu bị động). Càng vào sâu trong chiến trường, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường. Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật, những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đáu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.