K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Mai: Chào cậu, lâu rồi mới gặp nhỉ?

Vy:   Ừ, chào, dạo này cậu khỏe chứ?

Mai:  Mình không khỏe lắm, tại có thằng em lì mà nói nó như '' nước đổ đầu vịt '' ấy. Chả chịu vâng lời

Vy:   Thôi tạm biệt cậu

Mai: Ok. Bái bai.

30 tháng 11 2021

Tham khảo:

https://www.google.com/url?sa=t&source=web&rct=j&url=https://hoc24.vn/cau-hoi/em-hay-viet-mot-doan-hoi-thoai-theo-chu-de-tu-chon-co-su-dung-cau-tuc-ngu-da-hoc-lop-7.209881435191&ved=2ahUKEwi12cS28L_0AhV4rVYBHbmnBKcQFnoECAUQAQ&usg=AOvVaw20poXflh9opwxpctsULXF5

14 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Để đề cao vai trò và giá trị của con người, ông cha ta có câu "Một mặt người bằng mười mặt của". Đây là câu tục ngữ giàu hình ảnh và cũng giàu ý nghĩa. Một là số đếm, chỉ đơn vị ít ỏi, mười lại là đơn vị số đếm chỉ số nhiều. Bằng cách nói đối lập ấy, câu tục ngữ đã khẳng định một chân lí: nên đề cao vai trò, giá trị và tính mạng con người lên trên mọi thứ của cải vật chất dẫu những vật hất ấy có quý báu đến như thế nào.Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Điều này đã được lí giải và chứng minh qua thực tế từ hàng ngàn năm nay. Bởi nếu của cải bị mất nhưng còn con người thì vào 1 ngày không xa, những thứ của cải ấy sẽ lại được tạo ra do bàn tay con người. Trái lại, nếu không có con người, của cải vật chất tuy còn đó nhưng  cũng chẳng có tác dụng gì, chẳng thể tự sinh sôi nảy nở thêm vào.  Vì vậy nên mọi thứ vật chất dẫu có quý giá, dẫu có xa hoa cũng chẳng thể nào bằng được con người. Câu tục ngữ cũng kkhuyên con người không nên quá ham mê vật chất, chạy theo đồng tiền mà quên đi những giá trị tốt đẹp của con người.Ôi!  Thật là một câu tục ngữ mang lại giá trị nhân văn cao đẹp để cho con cháu sau này noi theo.

- Trạng ngữ: Bằng cách nói đối lập ấy

- Câu đặc biêt: Ôi!

19 tháng 8 2021

Tham khảo nha:

Bánh Trôi Nước - nhắc đến bài thơ là ta lại nhớ đến người phụ nữ Việt Nam... Ta cũng biết rằng, xã hội xưa là một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, nhất là vào thời của bà: đại thi sĩ Hồ Xuân Hương. Bà cũng là một người phụ nữ, một người con gái trong xã hội đó, bà cũng phải chịu chung một số phận như họ: hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai lần đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc; nên Xuân Hương hiểu được họ, hiểu được người phụ nữ Việt Nam, bà là một ví dụ điển hình của họ. Người con gái xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng lại phải chịu một cuộc đời "ba chìm bảy nổi" , để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nước, không biết trôi vào đâu. Như một hạt mưa sa, hạt vào đài các hạt ra ruộng đồng. Nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cũng đâu có để cho tâm hồn mình theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, nết na, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của người phụ nữ Việt Nam, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà ko vấy bẩn chút gì. Và họ - người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp truyền thống không bao giờ biến mất theo dòng thời gian.

19 tháng 8 2021

             Bài Làm

Người phụ nữ là một trong những chủ đề được nhiều nhà văn, nhà thơ và các người dân Việt Nam ta quan tâm. Có rất nhiều bài nói nên chủ đề này nhưng em thích nhất là bài thơ " Bánh trôi nước" của bà Hồ Xuân Hương . Qua bài thơ đó đã cho em thấy được sự chìm nổi của họ giống như nhân dân ta đã ví người phụ nữ xứa ba chìm bảy nổi chín lênh đênh . Đọc xg bài bài thơ đó chắc hẳn ai cũng sẽ cảm thông cho số phận của họ cũng như sự đồng cảm với tác giả.

Câu thành ngữ là " ba chìm bảy nổi chín lênh đênh"

 

            

19 tháng 8 2021

Tham khảo:

Khổ thơ đầu bài thơ "Tiếng gà trưa" của tác giả Xuân Quỳnh nói về tâm trạng của người chiến sĩ trên đường hành quân xa. Tiếng gà ai nhảy ổ: "Cục...cục tác cục ta" cất lên nơi xóm nhỏ. Tiếng gà nhảy ổ là âm thanh bình dị thân thuộc của lành quê ta đã bao đời nay. Đối với người lính trẻ lại vô cùng xúc động. Tiếng gà trưa đã phá vỡ cái sự tĩnh lặng của buổi trưa nắng. Tiếng gà làm "xao động" nắng trưa,"xao động" cả hồn người.Như tiếp thêm cho anh chiến sĩ sức mạnh mới, "Nghe bàn chân đỡ mỏi".Như gọi về tuổi thơ giản dị,êm đềm mà hạnh phúc của anh lính trẻ, "Nghe gọi về tuổi thơ" mặc dù có lớn nữa nhưng tuổi thơ vẫn còn mãi mãi . Điêp từ "nghe" được nhắc lại ba lần với sự chuyển đổi cảm giác tinh tế đã làm cho giọng thơ thêm phần ngọt ngào, tha thiết, bồi hồi.Ta thấy, "nghe" ở đây không chỉ là nghe bằng thính giác mà được nghe bằng cảm xúc, bằng tâm tưởng, bằng những hồi ức tràn về. Điệp từ nghe trở nên trừu tượng và lan tỏa trong tâm hồn người nghe. Qua đoạn thơ ta thấy tiếng gà trưa là nút khởi động cho tất cả, gợi về tuổi thơ êm đềm của người chiến sĩ.

19 tháng 8 2021

Tham khảo:

Khổ thơ đầu bài thơ "Tiếng gà trưa" của tác giả Xuân Quỳnh nói về tâm trạng của người chiến sĩ trên đường hành quân xa. Tiếng gà ai nhảy ổ: "Cục...cục tác cục ta" cất lên nơi xóm nhỏ. Tiếng gà nhảy ổ là âm thanh bình dị thân thuộc của lành quê ta đã bao đời nay. Đối với người lính trẻ lại vô cùng xúc động. Tiếng gà trưa đã phá vỡ cái sự tĩnh lặng của buổi trưa nắng. Tiếng gà làm "xao động" nắng trưa,"xao động" cả hồn người.Như tiếp thêm cho anh chiến sĩ sức mạnh mới, "Nghe bàn chân đỡ mỏi". Như gọi về tuổi thơ giản dị, êm đềm mà hạnh phúc của anh lính trẻ, "Nghe gọi về tuổi thơ" mặc dù có lớn nữa nhưng tuổi thơ vẫn còn mãi mãi . Điệp từ "nghe" được nhắc lại ba lần với sự chuyển đổi cảm giác tinh tế đã làm cho giọng thơ thêm phần ngọt ngào, tha thiết, bồi hồi. Ta thấy, "nghe" ở đây không chỉ là nghe bằng thính giác mà được nghe bằng cảm xúc, bằng tâm tưởng, bằng những hồi ức tràn về. Điệp từ nghe trở nên trừu tượng và lan tỏa trong tâm hồn người nghe. Qua đoạn thơ ta thấy tiếng gà trưa là nút khởi động cho tất cả, gợi về tuổi thơ êm đềm của người chiến sĩ.

 

Chú thích: Điệp từ: Tiếng gà

A : Hôm nay, mình được cô cho điểm mười.
B : Thế à? Môn gì thế?
A : Môn Văn.
B : Ôi cậu thật tuyệt! Cậu hãy chỉ cho mình cách học giỏi môn Văn nhé!
A : Đâu có gì khó chỉ là vốn từ ngữ và sự quan sát độc đáo sẽ giúp chúng a thêm phần tiến bộ hơn. Nhưng ...
B: Nhưng sao?
A : Nhưng theo mình vẫn nhờ vào sự kiên trì là nhiều nhất!
B : Nhờ sự kiên trì ư?
A : Đúng vậy, có kiên trì chịu khó chau chuốt chuốt kiến thức thì mới có được thành công.
B : Có lẽ cậu nói đúng! Mình cảm ơn nhiều.
A : Không có gì đâu!

11 tháng 8 2021

Trong đó có : Từ đồng nghĩa, đại từ, từ láy ..

5 tháng 5 2022

refer

Ca Huế chính là một hình thức sinh hoạt độc đáo của mảnh đất Huế đầy mộng mơ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về ca Huế là “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc, tinh tế. Nhà văn đã cung cấp cho người đọc toàn bộ những hiểu biết về ca Huế. Mà đầu tiên là nguồn gốc: “Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăm tằm”. Có thể thấy, không biết từ khi nào, những điệu hò đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân trở thành một nét đặc sắc của xứ Huế thơ mộng. Đọc đến những trang văn tiếp theo, người đọc tiếp tục được khám phá nhiều hơn về ca Huế. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa của nhạc dân gian với nhạc cung đình. Chính vì vậy, nó vừa mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan vừa có sự tôn nghiêm, trang trọng và uy nghi. Sự kết hợp của hai âm hưởng mang tố chất đối lập đã tạo ra sự độc đáo nổi bật của Ca Huế, cả về hình thức biểu đạt lẫn sắc thái tình cảm.Bài văn trở nên chân thực hơn khi khung cảnh thiên nhiên xứ Huế mộng mơ được khắc họa: “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục”. Trong không gian đó, người lữ khách bước xuống thuyền rồng, vừa tận hưởng những cơn gió trong lành mát rượi, vừa tắm mình dưới ánh trăng, vừa thưởng thức các làn điệu dân ca - cái tinh hoa bậc nhất của xứ Huế. Tóm lại, qua “Ca Huế trên sông Hương”, Hà Ánh Minh đã cho thấy ca Huế là một nét đẹp trong bản sắc xứ Huế, là điệu tâm hồn của người Huế. Tác phẩm đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

5 tháng 5 2022

ca huế trên sông hương là một hoạt động âm nhạc đa có từ lâu và trở thành 1 nét đặc trưng của văn hóa xứ huế .Để thưởng thức 1 văn bản ca huế đúng chất huế , người nghe sẽ ngồi trên thuyền rồng , lênh đênh trên dòng sông hương thơ mộng trong không gian yên tĩnh của màn đêm .Trên khoang thuyền đàn nhạc gồm đàn tránh ,đàn nguyệt ,....Khi trang đã lên cao gió mơn man nhẹ nhẹ , con thuyền trôi trên dòng sông hương thơ mộng với ca huế ngọt ngào vang lên trong không gian bốn bề . Có lẽ những điều đó làm nên sức hút riêng của ca huế mà không vùng đất nào có được .