K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2023

     Cách nhận ra việc mình đã làm tổn thương người khác: Cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi, cái nhếch mép hay đôi môi trễ xuống… bộc lộ cảm xúc thật.

    
29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc phần 2.

- Đánh dấu cách nhận ra việc mình đã làm tổn thương người khác.

Lời giải chi tiết:

Cách nhận ra việc mình đã làm tổn thương người khác: Cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi, cái nhếch mép hay đôi môi trễ xuống… bộc lộ cảm xúc thật.

10 tháng 1 2022

Em tham khảo:

Bài 1:

Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Nếu như "Bình Ngô đại cáo" của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ "Cảnh ngày hè" là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

   Mở đầu bài thơ "Cảnh ngày hè" là sáu câu thơ miêu tả cảnh ngày hè:

    "Rồi hóng mát thuở ngày trường

    Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

    Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

    Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

    Lao xao chợ cá làng Ngư phủ

    Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"

   Tác giả đã đón nhận cảnh ngày hè trong tư thế ung dung, thoải mái khi ở ẩn, lúc nhà vua không còn trọng dụng tới nữa. Bức tranh cảnh ngày hè được tác giả vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau. Tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, tác giả còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác và khướu giác. Ông thấy mùi hương của ao sen, thấy âm thanh "lao xao" của làng chài, "dắng dỏi" của tiếng ve. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động hơn, đặc sắc hơn với âm thanh và mùi vị. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ "đùn đùn", "giương", "phun", "tiễn", "lao xao", "dắng dỏi". Những từ ngữ đó cũng góp phần thể hiện những điều trong lòng tác giả – ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi khắp nơi. Trong sáu câu thơ này, tác giả đã thay đổi, không đi theo tính quy phạm của văn học phong kiến nữa. Ông miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô cùng gần gũi với cuộc sống hằng ngày.

   Hai câu cuối của bài thơ đã được tác giả gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ:

    "Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

    Dân giàu đủ khắp đòi phương"

   Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước.

   Bài thơ "Cảnh ngày hè" được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có chen hai câu thơ lục ngôn. Tuy vậy, nhà thơ lại không tuân theo bố cục: Đề – Thực – Luận – Kết của thể thơ Đường luật. Chính vì thế, bài thơ mang nét đặc sắc riêng của một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, bài thơ còn có hình ảnh hoa lựu khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ của Nguyễn Du:

    "Đầu tường hoa lựu lập lòe đơm bông"

   Câu thơ của Nguyễn Du mang đậm chất tạo hình nhưng câu thơ của Nguyễn Trãi lại thể hiện được cá tính về nhiệt huyết của mình. Điều đó cho thấy rõ hơn tài năng của Nguyễn Trãi về thơ văn.

   Bài thơ "Cảnh ngày hè" đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.

Bài 2: (Phân tích bao giờ cũng sẽ dài hơn 1 xíu em ạ)

 

Chốn quan trường thời xưa ai cũng mong hòng có một chân trong những chức phận trong cung, người muốn thì nhiều mà người không muốn rời bỏ chốn quan trường thì ít. Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm một bậc quân thần trung quân ái quốc và một nhà nho đại tài đã trở về quê ở ẩn. Trong khoảng thời gian ở ẩn Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sáng tác Bài thơ Nhàn thể hiện sự nhàn rỗi của mình khi rời bỏ chốn quan trường, đồng thời nói lên những quan điểm của mình về chốn quan trường ấy, “dại” hay “khôn” chỉ có thể đọc thơ của ông mới hiểu hết được quan điểm ấy.

Cái tên của bài thơ thật độc đáo và đặc biệt. Nhan đề ấy chỉ có một từ nhưng đã nói lên tất cả những gì mà nhà thơ muốn gửi gắm. Một tiếng nhàn thể hiện sự nhàn rỗi của con người trong cuộc sống thực tại. Theo thông thường thì nhàn thì sẽ chỉ có ngồi mát ăn bát vàng thôi vậy thì nhàn mà Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn nói đến là gì?. Nhan đề độc đáo như có tác dụng hấp dẫn người đọc hơn khi vào những tâm tư chia sẻ của nhà thơ ấy.

Trước hết là hai câu thơ đầu với những hình ảnh quen thuộc của làng quê đồng ruộng Nguyễn Bỉnh Khiêm giới thiệu cuộc sống mà ông coi là nhàn hạ cho mọi người biết:

Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Hình ảnh những vật dụng quen thuộc của công việc làm đồng cho thấy được những không gian êm ả yên tĩnh của làng quê. Có thể mỗi nhà nho nghỉ quan về ở ẩn đều tìm đến chốn làng quê để cho tâm hồn mình thanh tịnh chứ không ở trên kinh thành. Làng quê ấy không chỉ có những cảnh vật quen thuộc như cây đa bến nước mái đình mà ở đây làng quê hiện lên trên những vật dụng công cụ của đồng áng. Nào mai, nào cuốc những thứ ấy đều là công việc mệt nhọc của nhà nông. Cái công việc mà làm quần quật cả ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời, một nắng hai sương. Ấy thế mà ở đây tác giả lại nơi đây là việc nhàn tại sao vậy. có thể nói so với Nguyễn Bỉnh khiêm thì đó là một công việc tuy mệt mỏi chân tay nhưng lại không mệt trí óc hay tâm hồn. Chí ít ra thì ở đây ông có thể “thẩn thơ” với thú vui câu ca cảnh vật làng quê, tận hưởng sự bình yên không khí nơi đây.

Tiếp đến hai câu thơ sau thì chúng ta thấy được những quan niệm của nhà thơ về sự “khôn” “dại” trong việc làm quan hay nghỉ hưu về quê làm một anh nông dân quèn để giữ cho mình một khí tiết trong sạch:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chốn lao xao

Chắc hẳn trước sự lựa chọn của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì nhiều người có thể nói ông là dại chính vì thế mà ông đã nói lên chính những tâm sự của mình để bày tỏ quan điểm sống. Tác giả nói ta dại cho nên ta về nơi thôn quê vắng vẻ hẻo lánh để ở còn người khôn người đến những chốn lao xao như quan trường. có thể thấy rằng ở đây tác giả đã thể hiện cách nói đối lập để làm rõ quan điểm của mình. Đồng thời cũng qua đó ta thấy được lẽ sống của những bậc nho gia thời xưa. Người nhà nho không gì quý hơn là thanh danh và sự trong sạch của mình chính vì thế mà ai cũng hết sức lắng đục tìm trong để bảo vệ cho khí tiết của mình. Nơi vắng vẻ ở đây chính là chốn làng quê, chốn lao xao chính là nơi quan trường nhiều hiểm độc.

Tưởng chừng những nơi vắng vẻ kia nguy hiểm nhưng chính chôn lao xao kia mới là đáng sợ. bởi vì sao? Vì trong cái chốn thâm cung nhiều người âm mưu nghiệp lớn hãm hại lẫn nhau, đấu đá dành phần hơn và có thể bất chấp mọi thủ đoạn để tiến lên. Chính vì thế mà nhà thơ chán ghét và đặc biệt nói cách ở trên thì nhà thơ như muôn người đọc tự hiểu được như thế nào mới là dại mới là khôn thật sự.

Cảnh sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện rất rõ trong hai câu thơ tiếp theo. Đó bức tranh của xuân hạ thu đông, bốn mùa của đất trời và khi ấy con người nhàn hạ kia đã có những thực phẩm thể hiện sự nhàn của mình:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Mùa thu tác giả ăn măng trúc trong rừng, mùa đông thì ăn giá đỗ, mùa xuân tắm hồ sen, mùa hạ tắm ao. Cảnh sinh hoạt của nhà thơ nơi thôn dã thật sự rất bình thường thế nhưng qua đó ta thấy được một tâm hồn đồng điệu với thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, ăn, uống, tăm những gì của thiên nhiên. Có thể nói nhà thơ như đang hòa mình vào đất trời. Mùa đông ăn giá là giá đỗ hay cũng chính là cái giá lạnh của gió mùa đông bắc. thế nhưng cuộc sống như thế nhà thơ không cần phải lo nghĩ gì và theo quan điểm của nhà thơ thì đó chính là “nhàn”.

Cuộc sống nhàn ấy với một nhà nho không chỉ hoà hợp với thiên nhiên mà còn phải có cả rượu:

Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp

Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao

Đến rượu cũng thật sự là thiên nhiên qua hình ảnh rượu đến gốc cây. Cái “nhắp” kia như vẽ lên một hình ảnh nhà nho già tây cầm ly rượu mà đưa lên môi nhắp lấy một cái ngâm trong miệng cái nồng nàn hơi men của rượu. Thế rồi mắt đưa ra khung cảnh bầu trời mà mơ màng ngắm vịnh. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm thì đó chính là cuộc sống thanh đạm của nhà thơ song đối với ông thì đó chính là phú quý như một giấc chiêm bao vậy.

Bài thơ đã vẽ lên một nhà nho về quê ở ẩn với những thú vui lao động như bao nhiêu người nông dân khác. nếu như những người nông dân coi việc đó là chán ngắt thì với Nguyễn Bỉnh Khiêm đó lại chính là thú vui. Cuộc sống đạm bạc giản dị mà thanh cao cùng với quan điểm “khôn- dại” ta thấy hiện lên một nhà nho đạm bạc và một tâm hồn cao đẹp yêu thiên nhiên biết bao nhiêu.

Dạ E Cảm ơn C nhiều ạ. 😊

5 tháng 1 2022

Thân phận của người phụ nữ sống trong chế độ phong kiến thời xưa thường phải chịu nhiều thiệt thòi bất hạnh. Họ thường bị khoác lên mình những thuần phong mỹ tục, những phong tục cổ hủ lạc hậu, gò ép bản thân làm theo ý kiến người khác, phục tùng tuân lệnh mà không hề có cơ hội phản kháng.

Ngay đến hạnh phúc của bản thân mình, việc dựng vợ gả chồng quyết định tình cảm cũng không có cơ hội lựa chọn mà phải tuân theo lời cha mẹ sắp xếp.

Trong lịch sử đã chứng minh có nhiều người phụ nữ xưa, có tài, có sắc nhưng cuộc đời lại chịu nhiều bất hạnh, phải làm kỹ nữ mua vui hoặc làm vợ lẽ, làm thê thiếp cho những người có chức quyền có tiền bạc. Cuộc sống cơ cực tủi nhục, bị ghẻ lạnh, bị chèn ép dẫn tới cái chết như nàng Thúy Kiều, nàng Tiểu Thanh, Đạm Tiên…

Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, được sinh ra trong gia đình lễ nghĩa có học thức nhưng lại phải trải qua kiếp hồng nhan đa truân, long đong mười hai bến nước, phải năm lần bảy lượt rơi vào chốn lầu xanh ăn chơi, nơi mua vui cho kẻ khác. Cuộc đời nàng bị rất nhiều kẻ lừa dối hãm hại.

Thúy Kiều cũng nhiều lần tìm tới cái chết để kết thúc cuộc éo le, nhơ nhuốc của mình nhưng không thành công.

Nàng cũng phải làm vợ lẽ, là người hầu kẻ hạ cho người ta. Sống cuộc sống buồn tủi đúng như người xưa đã từng nói rằng:

Thân em như hạt mưa sa

Hạt rơi giếng ngọc, hạt ra ruộng cày

Thân em như giếng giữa làng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

Số phận của những người phụ nữ tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, vào cha mẹ, vào người mai mối, người chồng tương lai. Họ không được quyền quyết định hạnh phúc lứa đôi. Luôn phải nghe theo những quy tắc nhất định như “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”.

Nếu ở nhà thì phải nghe lời cha mẹ, lớn lên lấy chồng phải nghe lời chồng, chẳng may chồng qua đời thì phải nghe theo lời con. Như vậy, cuộc sống của người phụ nữ lúc nào thì được sống cho mình, có lẽ tới lúc chết họ cũng chẳng thể nào sống theo ý mình được. Chính vì vậy những người phụ nữ mới ví von mình rằng:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Những câu ca dao như lời than thở, oán hận chứa chan nước mắt của những người con gái đang tuổi xuân thì, chưa từng một lần biết tới tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Họ phải sống trong một xã hội trọng nam khinh nữ, nên mọi sự dự định cho tương lai hạnh phúc của mình đều phải do người trên quyết định.

Những người con gái này ví von thân mình như một tấm lụa đào, rất nhiều người yêu thích muốn mua về may quần áo. Một tấm lụa đào mong manh yếu đuối, nhưng lại được treo giữa chợ phất phơ trước gió, nơi đông người chẳng biết đâu mà lường trước.

Câu ca dao thể hiện sự hoang mang của người con gái trước tương lai của mình, không biết sẽ rơi vào tay ai, vào chốn nhung lụa giàu sang, hay vào địa ngục trần gian, vào vũng trâu đằm cũng phải chịu đắng cay mà sống hết kiếp người.

Ca dao thời xưa chính là một nét văn hóa của người lao động Việt Nam trong thời kỳ phong kiến. Nó chính là những tâm tư tình cảm của người dân gửi gắm vào trong đó. Nó thể hiện ước mơ, nỗi lòng của con người muốn được bộc lộ ý nguyện ước mong của mình.

Những người phụ nữ thời xưa luôn chịu mọi sự trói buộc của lễ giáo hà khắc, sống cảnh tam tòng tứ đức, thờ chồng yêu con. Mọi việc trong gia đình dù lớn hay nhỏ cũng phải tuân theo lời người chồng, người cha trong gia đình, người phụ nữ không có quyền lên tiếng.

Hai từ “Thân em” đã thể hiện sự nhỏ bé yếu đuối của những số phận người con gái, phụ nữ trong hoàn cảnh éo le của chế độ.

Người xưa cũng vô cùng tinh tế khi sử dụng nghệ thuật so sánh, độc đáo để ví von người phụ nữ với tấm lụa đào làm tăng vẻ mong manh yếu đuối của thân phận người phụ nữ lên.

Từng câu nói trong bài ca dao đều toát lên vẻ ai oán, cay đắng của người phụ nữ trong cuộc sống. Nó là tiếng lòng thầm kín của người con gái trong chế độ “Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” tức là một con trai cũng là có, còn mười con gái cũng như không. Một chế độ hà khắc mà thân phận người con gái chỉ như bọt bèo trôi mà thôi, không thể nào có được hạnh phúc.

5 tháng 3 2023

- Lí lẽ: Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

- Bằng chứng: Ba ba to bằng cái nìa, kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Tìm hiểu thêm và rút ra kết luận về quan điểm nhìn nhận đời sống, cảm xúc, tâm trạng của người viết

Lời giải chi tiết:

- Quan điểm nhìn nhận cuộc sống: cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta có ý thức trách nhiệm và biết cống hiến vì Tổ quốc.

- Cảm xúc, tâm trạng của tác giả:

+ Xúc động bồi hồi khi nhớ về ngày chia tay bạn bè lên đường tham gia kháng chiến

+ Hạnh phúc, tự hào khi nhìn bộ quân phục màu xanh với ngôi sao trên mũ. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Quan điểm nhìn nhận cuộc sống: cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta có ý thức trách nhiệm và biết cống hiến vì Tổ quốc.

- Cảm xúc, tâm trạng của tác giả:

+ Xúc động bồi hồi khi nhớ về ngày chia tay bạn bè lên đường tham gia kháng chiến

+ Hạnh phúc, tự hào khi nhìn bộ quân phục màu xanh với ngôi sao trên mũ.