K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng nước xả thân cho nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".

các bạn trả lời đc câu nào thì trl giúp mình nhé! cảm ơn! 1/viết đoạn văn ngắn ( khoảng 8 dòng) nêu cảm nghĩ về văn bản "bàn ề phép học" đoạn trích từ " ngọc không mài " đến " những điều tệ hại 2/ viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 dòng) nêu cảm nghĩ về nước đại việt ta từ "từng nghe" đến "song hào kiệt đời nào cũng có" 3/ viết đoạn văn ngắn ( khoảng 10 dòng) nêu cảm nghĩ về văn bản hịch...
Đọc tiếp

các bạn trả lời đc câu nào thì trl giúp mình nhé! cảm ơn!

1/viết đoạn văn ngắn ( khoảng 8 dòng) nêu cảm nghĩ về văn bản "bàn ề phép học" đoạn trích từ " ngọc không mài " đến " những điều tệ hại

2/ viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 dòng) nêu cảm nghĩ về nước đại việt ta từ "từng nghe" đến "song hào kiệt đời nào cũng có"

3/ viết đoạn văn ngắn ( khoảng 10 dòng) nêu cảm nghĩ về văn bản hịch tướng sĩ đoạn " các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền' đến ' cũng chẳng kém gì"

4/ viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về bài thơ " quê hương " đoạn từ "làng tôi ở vốn làm nghê chài lưới" đến "rướn thân trắng bao la thu góp gió"

5/ viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 dòng) nêu cảm nghĩ về bài thơ tức cảnh pác pó

LƯU Ý LÀ ĐOẠN VĂN NGẮN THÔI NHÉ MỌI NGƯỜI!

1
30 tháng 4 2019

Tham khảo:

Câu 4:

Quê hương, hai tiếng vang lên thật ngọt ngào, da diết biết bao. Nó đánh thức trong mỗi con người tình yêu thương thiêng liêng, cháy bỏng với một miền quê — nơi mình sinh ra, trưởng thành. Tình yêu đó đã được hóa thân vào những bản nhạc du dương, những bức tranh tươi màu sắc và đặc biệt hóa thân vào những vần thơ chan chứa bao cảm xúc. Quê hương của nhà thơ Tế Hanh là một trong số những vần thơ như thế, những vần thơ có sức lay động lòng người, thể hiện tình yêu quê hương bất diệt. Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu với người đọc về quê hương dấu yêu của mình: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới: Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”. Chỉ qua hai câu thơ ngắn gọn, Tế Hanh đã cho người đọc biết đến một vùng quê ven biển, với “nghề chài lưới”. Cách gọi “làng tôi” thật dân giã, thân mật, khiến câu thơ không giấu nổi niềm cảm xúc tự hào. Nhà thơ đã đặc tả cụ thể vị trí của làng “nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”. Ngôi làng hiện ra như một hòn ngọc giữa màu xanh trong của nước biển. Cách đo thời gian bằng không gian “nửa ngày sông”, không gian của sông nước thật độc đáo tạo cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ về vùng quê chài lưới thanh bình, tươi đẹp. Vùng quê đó càng trở nên đẹp hơn, như một bức tranh tươi màu sự sống khi tác giả đặc tả cảnh dân chài ra khơi vào một buổi “sớm mai hồng”: “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng hơi thuyền di đánh cá”. Cả một khung cảnh bao la của vùng biển như được tác giả tái hiện qua câu thơ: “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”. Tất cả hiện lên ở vẻ đẹp viên mãn, tràn đầy nhất. Các tính từ “trong, nhẹ, hồng” đã tuyệt đối vẻ đẹp của tạo hóa. Đặc biệt vẽ ra bức tranh bình yên của vùng biển rộng lớn. Đó không phải là ngày biển ào ào dông tố mà là một ngày biển lặng, sóng êm. Câu thơ ngắt nhịp 3/2/3, với âm bằng chiếm chủ yếu phải chăng thể hiện những con sóng dạt dào vỗ vào bờ? Nổi bật lên giữa thiên nhiên đó là hình ảnh con thuyền ra khơi căng tràn sự sống: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng hao la thâu góp gió...”. So sánh độc đáo “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”, giàu sức gợi tả, thể hiện sức mạnh không gì ngán nổi của những chiếc thuyền ra khơi. Bên cạnh đó tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ, đưa các động từ, tính từ đặc tả sức mạnh lên đầu câu: “phăng mái chèo”, “mạnh mẽ vượt”, một lần khẳng định những chiếc thuyền mang trên mình sức mạnh như vũ bão. Câu thơ mở ra một khung cảnh ra khơi hùng tráng, mĩ lệ. Khung cảnh đó càng trở nên kì vĩ hơn với hình ảnh: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...”. Lấy cái hữu hình so sánh với cái vô hình, tác giả như muốn huyền thoại hóa, mang màu sắc linh thiêng thổi hồn vào cánh buồm. Cánh buồm là nơi chứa đựng bao ước mơ, khát vọng của người dân làng chài vì thế nó cũng giống như hồn vía của ngôi làng. Tế Hanh đã sử dụng từ ngữ miêu tả rất tinh tế: “cánh buồm giương to” chứ không phải “cánh buồm trương to”. Nếu “trương to” thì thật trần trụi, thô ráp, chỉ gợi độ rộng. Còn “giương to” vừa thể hiện sự rộng lớn vừa thể hiện xu hướng tiến về phía trước, đồng thời cũng đầy linh thiêng. Cánh buồm như kiêu hãnh hơn, mạnh mẽ hơn với hình ảnh: “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn” diễn tả tư thế vươn mình tiến lên được đặt đầu câu nhấn mạnh sự chủ động. Cánh buồm như vươn mình ra xa đế thu hút hết những luồng gió, để tăng thêm sinh lực, mạnh mẽ vượt qua các con sóng lao ra khơi xa. Đoạn thơ miêu tả cảnh ra khơi chỉ gồm sáu câu nhưng đã lột tả được cái thần, cái chất của khung cảnh tráng lệ. Các câu thơ luôn kết thúc với âm mở: a, ang, o,... như mở ra một đại dương bao la, đầy hứa hẹn những mẻ cá đầy, nơi mà con thuyền đang hướng tới. Có lẽ trên văn đàn Việt Nam hiếm có cuộc ra khơi nào mà lại được miêu tả một cách hùng tráng, kì vĩ, thấm đượm chất biển như trong thơ Tế Hanh. Ông đã viết về quê hương dấu yêu với cả tình yêu quê hương tha thiết, dạt dào.

Câu 5:

Trong suốt những năm hoc, em đã được học rất nhiều bài thơ do Bác Hồ sáng tác. Nhưng trong số đó em thích nhất là bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Nguyển Ái Quốc. Bài thơ đã nói lên những khó khăn của Bác Hồ khi Bác sống và làm việc ở Pác Bó. Dù có khó khăn gian khổ nhưng Bác Hồ vẩn vượt qua được chính điều đó đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều về bài thơ này. “Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thiệt là sang” Ngay từ tiêu đề của bài thơ đã thấy một cái gì đó như bột phát lam nhà thơ phải sáng tác “Tức cảnh” có lẽ là nơi hang cùng, rừng rận, tức cảnh vật nơi đây nhà thơ đã bột phát ra ý thơ và sáng tác ra bài thơ này. Mờ đầu bài thơ Bác Hồ đã cho ta thấy những khó khăn gian nan của Bác Hồ khi sống ở Pác Bó: “Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” Khi ở Pác Bó chĩ có một mình Bác nên Bác rất lá cô đơn nên Bác chỉ còn biết “ sáng ra suối” để làm những việc gì đó còn vào buổi tối Bác chĩ còn biết la “ tối vào hang”. Khi ban ngày Bác đã ra suối thì ban đêm Bác chĩ còn biết trở về lại hang của mình để nghĩ ngơi sau một ngày ra suối. cảnh sinh hoạt hằng ngày của Bác ở Pác Bó chĩ đơn giản như vậy thui. Chĩ những điều đó cũng chứng tỏ Bác là một người đơn giản không thích sự cầu kì trong cuộc sống. Ở đây thức ăn của Bác cũng rất là đơn giản. Hằng ngày, thức ăn của Bác chĩ có “cháo bẹ rau măng” rất là đơn giản. Vì nơi rừng sâu nên thức ăn của Bác cũng không được sang trọng lắm. Bác đã tận dụng những gì có được ở Pác Bó chế biến thành thức ăn của mình. “Cháo bẹ rau măng” là nhửng gì có trong thiên nhiên nhất là ở rừng. Chĩ hai câu thơ đầu Bác Hồ đã nêu lên những khó khăn của mình khi ở Pác Bó. Nhưng có khó khăn đấn mấy thì Bác Hồ vẫn trải qua và có một cuộc sống rất là đơn giản ở Pác Bó Đến hai câu thơ tiếp theo Bác Hồ đã cho chúng ta thấy dù ở Pác Bó điều kiện làm việc không được thuận tiện cho lắm nhưng Bác vẩn làm việc được và cho đó là một cái sang của mình “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thiệt là sang” Đến hai câu thơ tiêp theo Bác Hồ cho ta thấy công việc cách mạng của Bác Hồ khi ở Pác Bó. Dù ở Pác Bó bàn làm việc của bác chĩ la một cục đá bằng phẳng để Bác có thể làm việc. Mặc dù ở Pác Bó thiếu thốn về điều kiện làm việc nhu thế nhưng Bác vẫn làm tốt công tác cách mạng của mình. Dù có khó khăn Bác vẫn cho công việc cách mạng của mình thiệt là sang . Điều đó chứng tỏ Bác vẫn lạc quan trong công việc dù có khó khăn đến mấy. Sự khó khăn gian khổ thiếu thốn về vật chất không làm nao núng tinh thần người chiến sĩ cách mạng trái lại Bác còn cảm thấy thế là đủ, là sang. Qua bài thơ em thấy Bác Hồ là một người có cuộc sống giản dị và lạc quan trong cuộc sống. Chính sự gian khổ ấy đã tôi luyện cho Bác một tinh thần thép và luôn lạc quan tinh tưởng vào tiền đồ của nước nhà. Chúng ta phải biết học hỏi tính cách sống giản dị của Bác Hồ để hoàn thiện bản thân mình hơn.

các bạn trả lời đc câu nào thì trl giúp mình nhé! cảm ơn! 1/viết đoạn văn ngắn ( khoảng 8 dòng) nêu cảm nghĩ về văn bản "bàn ề phép học" đoạn trích từ " ngọc không mài " đến " những điều tệ hại 2/ viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 dòng) nêu cảm nghĩ về nước đại việt ta từ "từng nghe" đến "song hào kiệt đời nào cũng có" 3/ viết đoạn văn ngắn ( khoảng 10 dòng) nêu cảm nghĩ về văn bản hịch...
Đọc tiếp

các bạn trả lời đc câu nào thì trl giúp mình nhé! cảm ơn!

1/viết đoạn văn ngắn ( khoảng 8 dòng) nêu cảm nghĩ về văn bản "bàn ề phép học" đoạn trích từ " ngọc không mài " đến " những điều tệ hại

2/ viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 dòng) nêu cảm nghĩ về nước đại việt ta từ "từng nghe" đến "song hào kiệt đời nào cũng có"

3/ viết đoạn văn ngắn ( khoảng 10 dòng) nêu cảm nghĩ về văn bản hịch tướng sĩ đoạn " các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền' đến ' cũng chẳng kém gì"

4/ viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về bài thơ " quê hương " đoạn từ "làng tôi ở vốn làm nghê chài lưới" đến "rướn thân trắng bao la thu góp gió"

5/ viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 dòng) nêu cảm nghĩ về bài thơ tức cảnh pác pó

LƯU Ý LÀ ĐOẠN VĂN NGẮN THÔI NHÉ MỌI NGƯỜI!

2
4 tháng 7 2019

\(Sau bao nhiêu năm bôn ba tìm đường cứu nước, chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của dân tộc, là nhà thơ, nhà danh nhân văn hóa. Cuộc đời thơ ca của Bác luôn song hành với cuộc đời chính trị. Trong những năm gian khổ ở cuộc kháng chiến trống Pháp, làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, ở hang Pác Pó, bàn làm việc chông chênh bên suối Lê – Nin. Bác đã viết những bài thơ ngấm vào máu thịt của người dân Việt Nam. Bài thơ tức cảnh Pác Pó đã diễn tả được phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan yêu đời, "thú lâm tuyền" khoáng đạt, tươi sáng của Bác. Bài thơ đã đồng hành cùng thời gian, vượt qua hành trình hơn 70 mùa xuân. Giờ đây bài thơ như một chứng tích lịch sử của cách mạng Việt Nam. Qua đó, còn cho chúng ta thấy phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sỹ cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh về những năm tháng hoạt động bí mật, đầy gian khổ vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong cuộc sống đầy gian khổ ấy, tinh thần là một thứ vô cùng quan trọng. Thú lâm tuyền là cách chơi vui thú,tao nhã của Bác trong rừng xanh núi đỏ,lâm tuyền là rừng núi và khe suối nước chảy ,thú vui của Bác là yêu thiên nhiên ,yêu rừng Pắc Bó,cỏ cây hoa lá chim muông và cả cái tiếng nước róc rách dưới khe cũng nên thơ hữu tình trong thơ tức cảnh của Người. "Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng" Ngay ở những câu thơ đầu Bác đã mở ra trước mắt người đọc một nếp sống sinh hoạt rất đều đặn, nhịp nhàng nhưng một đặc điểm là tất cả đều gắn liền với thiên nhiên. Chúng ta đã thấy được một bức tranh thiên nhiên sinh động . cuộc sống thường ngày của Bác ở nơi núi rừng thiếu thốn trăm bề , Bác chỉ ăn những thứ sẵn có của núi rừng :cháo bẹ , rau măng .Dù khó khăn là vậy nhưng Bác vẫn luôn hài lòng, chấp nhận, sẵn sàng vượt lên khó khăn trắc trở. Khó khăn gian khổ tới đâu cũng không bao giờ có thể làm nhụt đi tinh thần ý trí của Bác cũng như của cả dân tộc ta. "Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cánh mạng thật là sang" Những vần thơ mộc mạc, nhẹ nhàng ấy, luôn nằm trong những vần thơ của Bác. Bác cho chúng ta thấy vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. "Thú lâm tuyền" của Bác được thể hiện rõ nhất ở câu này.Dù hoàn cảnh ở thực tại có khó khăn trắc trở nhưng dường như không thể cản được việc lớn của Bác ,từ đó ta càng thấy rõ hơn tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên luôn tiềm tàng trong con người của Bác . câu thơ cuối như một lời tự nhận xét của Bác về cuộc đời cách mạng của mình. Câu thơ gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ. Làm cách mạng có gian truân, khổ cực nhưng đối với Bác nó lại thật là sang. Sang của Bác ở đây không nói về vật chất chỗ ăn chỗ ở, làm việc mà cái Bác muốn nói đến là sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng để cứu nước là niềm vui lớn với Bác, niềm vui không thể mua được. Những tinh thần ấy có được, là nhờ lòng yêu nước thương dân nồng nàn của Bác, mong mỏi cuộc sống yên bình, ấm no hạnh phúc cho con dân cả nước. Bài thơ với cách viết hóm hỉnh, nghệ thuật đối từ bài thơ Tức cảnh Pác Pó đã cho chúng ta thấy được thú lâm tuyền của Bác thật khoáng đạt, đó là tinh thần lạc quan, tình yêu nước sâu nặng và sự căm thù giặc, tất cả đều chứa đựng trong người Bác. Bác vĩ đại, về tất cả mọi mặt.\)

4 tháng 7 2019

tik cho mình nhé

các bạn trả lời đc câu nào thì trl giúp mình nhé! cảm ơn! 1/viết đoạn văn ngắn ( khoảng 8 dòng) nêu cảm nghĩ về văn bản "bàn ề phép học" đoạn trích từ " ngọc không mài " đến " những điều tệ hại 2/ viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 dòng) nêu cảm nghĩ về nước đại việt ta từ "từng nghe" đến "song hào kiệt đời nào cũng có" 3/ viết đoạn văn ngắn ( khoảng 10 dòng) nêu cảm nghĩ về văn bản hịch...
Đọc tiếp

các bạn trả lời đc câu nào thì trl giúp mình nhé! cảm ơn!

1/viết đoạn văn ngắn ( khoảng 8 dòng) nêu cảm nghĩ về văn bản "bàn ề phép học" đoạn trích từ " ngọc không mài " đến " những điều tệ hại

2/ viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 dòng) nêu cảm nghĩ về nước đại việt ta từ "từng nghe" đến "song hào kiệt đời nào cũng có"

3/ viết đoạn văn ngắn ( khoảng 10 dòng) nêu cảm nghĩ về văn bản hịch tướng sĩ đoạn " các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền' đến ' cũng chẳng kém gì"

4/ viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về bài thơ " quê hương " đoạn từ "làng tôi ở vốn làm nghê chài lưới" đến "rướn thân trắng bao la thu góp gió"

5/ viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 dòng) nêu cảm nghĩ về bài thơ tức cảnh pác pó

LƯU Ý LÀ ĐOẠN VĂN NGẮN THÔI NHÉ MỌI NGƯỜI!

1
18 tháng 6 2019

Câu hỏi của Musion Vera - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến

các bạn trả lời đc câu nào thì trl giúp mình nhé! cảm ơn! 1/viết đoạn văn ngắn ( khoảng 8 dòng) nêu cảm nghĩ về văn bản "bàn ề phép học" đoạn trích từ " ngọc không mài " đến " những điều tệ hại 2/ viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 dòng) nêu cảm nghĩ về nước đại việt ta từ "từng nghe" đến "song hào kiệt đời nào cũng có" 3/ viết đoạn văn ngắn ( khoảng 10 dòng) nêu cảm nghĩ về văn bản hịch...
Đọc tiếp

các bạn trả lời đc câu nào thì trl giúp mình nhé! cảm ơn!

1/viết đoạn văn ngắn ( khoảng 8 dòng) nêu cảm nghĩ về văn bản "bàn ề phép học" đoạn trích từ " ngọc không mài " đến " những điều tệ hại

2/ viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 dòng) nêu cảm nghĩ về nước đại việt ta từ "từng nghe" đến "song hào kiệt đời nào cũng có"

3/ viết đoạn văn ngắn ( khoảng 10 dòng) nêu cảm nghĩ về văn bản hịch tướng sĩ đoạn " các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền' đến ' cũng chẳng kém gì"

4/ viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về bài thơ " quê hương " đoạn từ "làng tôi ở vốn làm nghê chài lưới" đến "rướn thân trắng bao la thu góp gió"

5/ viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 dòng) nêu cảm nghĩ về bài thơ tức cảnh pác pó

LƯU Ý LÀ ĐOẠN VĂN NGẮN THÔI NHÉ MỌI NGƯỜI!

4

3) Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng nước xả thân cho nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".

2) Văn bản Khẳng định sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, văn biền ngẫu nhịp nhàng cân xứng, sử dụng từ ngữ chọn lọc, các biện pháp liệt kê, so sánh sử dụng hợp lí.

Đoạn văn trên trích từ văn bản "Hịch tướng sĩ' của Trần Quốc Tuấn- một danh tướng kiệt xuất thời Trần. Bằng việc kết hợp giữa phép so sánh, liệt kê và động từ mạnh, đoạn văn đã giải bãy nỗi lòng sốt sắng của vị chủ tướng trước sự lâm nguy của đất nước có giặc ngoại xâm. Đó là tâm trạng đau xót đến quặn lòng, căm tức đến sục sôi, quyết tâm không dung thứ, quyết chiến, quyết thắng kẻ thù, dù có "trăm thân phơi ngoài nội cỏ", "nghìn xác gói trong da ngựa" thì ông cũng vui lòng.
bạn tham khảo nhé

15 tháng 4 2021

Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường...vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.

15 tháng 4 2021

? đọc lại đề đi