K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2022

tham khảo :>
 

Chi tiết gia đình
Là con của: Bùi Tôn Đường *
Đời thứ: 2
Người trong gia đình
TênBùi Cầm Hổ Đại Vương * 
Tên thường 
Tên Tự 
Là con thứ3
Ngày sinh 
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Bách khoa toàn thư: Bùi Cầm Hổ là danh nhân lịch sử thế kỷ 15. Tiểu sử Ông sinh ra và lớn lên tại xã Đậu Liêu huyện Can Lộc, nay là thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân từ một kẻ chăn trâu nghèo khổ, nhờ tài trí mà được làm quan Ngự Sử triều nhà Lê (1443–1453). Sau đó, vì mâu thuẫn với Lê Sát, bị đổi ra làm An phủ sứ trấn Lạng Sơn. Mùa đông năm 1438, Bùi Cầm Hổ được sung chức Phó sứ sang nhà Minh. Ông đã quay về vì sự ấm no của đồng bào Việt Nam, ý tưởng đắp đập ngăn khe, đưa dòng nước chảy qua tây bắc, tưới cho cánh đồng Kẻ Treo ( nay là thị xã Hồng Lĩnh). Đền thờ Bùi Cầm Hổ ở Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh hiện nay đã được Bộ Văn hóa Việt Nam thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Sau đây là những bài viết về ông đsưu tầm được, hầu quý vị tham khảo: Mãi đến ngày nay, dân làng vẫn luôn nhớ ơn Bùi Cầm Hổ, một kẻ chăn trâu nghèo khổ, nhờ tài trí mà được làm quan, quay về lo lắng cho sự ấm no của đồng bào mình. Vào đời nhà Lê, ở vùng Kẻ Treo, sát chân núi Hồng Lĩnh, có một chàng trai mồ côi cha mẹ nghèo khổ tên là Bùi Cầm Hổ. Lúc còn nhỏ, Hổ có đi học dăm ba chữ với một cụ đồ già nên cũng biết chút ít, nhưng khi chàng vừa lớn lên thì cha mẹ qua đời mà chẳng để lại gì, một thân một mình, không anh em, không cha mẹ, Hổ đành sống bằng nghề đốn củi. Một hôm, Hổ bắt được một con trâu đi lạc, chàng nghĩ thầm: - Có lẽ trâu của làng mình đây! Hổ dắt trâu về và nói với dân làng: - Ai có trâu lạc ra mà nhìn nè! Chủ con trâu ấy là ông Bá. Ông liền mừng rỡ bảo: - Ồ! Cảm ơn chú Hổ. Trâu nhà tôi đó! Thấy Hổ chân thật, ông Bá liền đề nghị với dân làng: - Tôi cử chú Hổ chăn trâu cho cả làng này, bà con có đồng ý không? Dân làng vui vẻ tán thành, Hổ được mọi người tín nhiệm và dựng cho một căn lều sát chân núi, chàng mừng rỡ nhủ thầm trong bụng: - Hà hà! Từ nay mình có nhà ở rồi! Từ đó, mỗi ngày, vào sáng sớm Hổ đánh mõ làm hiệu, dân làng nghe tiếng mõ, dắt trâu đến nhà chàng, Hổ đợi trâu đến đông đủ rồi lùa trâu lên núi: - Hôm nay mình qua mé sườn tây, bên ấy có cỏ nhiều. Chiều xuống, khi mặt trời vừa gác núi, Hổ lùa đàn súc vật về làng. Đến ngã ba là chàng hết phận sự vì con nào tự động về nhà con nấy, không còn sợ lạc nữa. Tuy có khó nhọc, nhưng Hổ cảm thấy vui thú với công việc của mình. Ngoài tiền gạo dân làng cho, chàng còn có lộc nữa. Tháng giêng, ngày Tết hay mỗi khi nhà nào có giỗ, họ thường đem thức ăn đến biếu chàng. Một hôm, trời đã hoàng hôn, Hổ gặp một người đàn ông lạ mặt đến nói: - Chào anh bạn chăn trâu, cho tôi xin miếng nước. Hổ đưa nước và bảo: - Xin mời bác uống. Trời sắp tối rồi, sao bác còn quanh quẩn nơi đây? Bác làm gì trên núi này vậy? - Tôi là thầy địa lý, đi tìm huyệt mả lỡ đường, chẳng may bị lạc... Hổ cười bảo: - Thế thì chốc nữa mời thầy ghé nhà tôi nghỉ lại nhé! - Cám ơn cậu. Thế thì còn gì bằng... Tối ấy, ông thầy địa lý trú lại nhà Hổ, chàng nấu cơm dọn ra đãi khách, thầy địa lý cảm kích bảo: - Cảm ơn anh, không có anh thì giờ này tôi còn lang thang trên núi. Từ đó, thầy địa lý ngày ngày lên núi tìm huyệt, đêm về tá túc tại nhà Hổ. Có thầy địa lý ở cùng, Hổ cảm thấy vui nên tiếp đãi thầy rất tốt: - Mời thầy ăn chè cho mát. - Anh tốt quá! Tôi thật có phước mới gặp được anh. Thấy Hổ đối đãi với mình hết lòng, nên thầy địa lý muốn tìm cách trả ơn. Một hôm nọ, thầy địa lý nói với Hổ: - Anh Hổ nè, anh thật là người tốt, vậy anh có muốn làm quan không? Hổ thật thà đáp: - Tôi sống thế này cũng sướng lắm rồi, làm quan làm gì nữa! Thầy địa lý khen: - Hà hà..! Anh đúng là người không tham quyền hành, nhưng làm quan vẫn sướng hơn sống thế này chứ! Hổ liền hỏi lại: - Nhưng một người đốn củi như tôi thì làm quan thế nào được? Thầy địa lý cười bảo: - Tôi nói thật, tôi đã tìm được một ngôi huyệt mả “Chân trắng làm Ngự sử”, chỉ độ vài mươi ngày là phát. Vì muốn đền ơn anh, và vì tôi thấy anh cũng có phúc tướng nên có thể hưởng được phúc của ngôi huyệt đó. Do vậy mà anh nên bốc mộ phụ mẫu mang về chôn ở đó để được hưởng phúc làm quan. Không tìm thấy mộ cha, nên Hổ nghe lời thầy dạy, bốc mộ mẹ đem về. - Cứ thử xem sao... Thầy địa lý giao cho chàng một quan hai tiền bảo đi sắm ngay đồ cải táng cho chu đáo. Sau đó hướng dẫn Hổ chôn cất mẹ vào đúng huyệt. Công việc cải táng xong, vài ngày sau thầy nói với chàng: - Đến lúc chúng ta phải chia tay rồi, phần anh cũng lo lên kinh đô lập thân đi nhé! Nghe lời tôi dặn, thế nào anh cũng thành công. Hổ liền vái chào: - Cám ơn thầy, tôi xin nghe theo lời thầy chỉ dạy. Thầy địa lý đi rồi, Hổ cũng từ giã xóm làng, trả trâu bò lại cho họ rồi ra đi. Ngày đi đêm nghỉ, ròng rã gần mười ngày mới đến kinh đô. Tới nơi, sờ vào lưng quần thấy còn có sáu tiền, Hổ liền vào quán gọi cơm ăn. Lúc ấy trong quán có người đang cao giọng kể chuyện với bạn bè ở một chiếc bàn gần đó, Hổ lắng nghe rõ đầu đuôi: - Anh ta đi buôn đường xa mới về, vợ mua lươn về nấu cháo đãi chồng. Chẳng ngờ xơi xong bát cháo lươn, anh ta lăn ra chết, mụ vợ bị quan bắt giam tra khảo, cho là mụ ngoại tình, lập mưu giết chồng, nhưng dù có tra hỏi đến đâu, mụ vẫn khăng khăng là mình vô tội, mãi đến gần đây chịu không nổi nên mụ mới chịu nhận tội, nay mai mụ sẽ bị hành hình... Hổ nghe qua đã thấy lóe lên vấn đề câu chuyện: - Hừm! ta biết nguyên do vụ này rồi! Ăn cơm xong, Hổ đến thẳng cửa quan đánh trống kêu oan, xin vào gặp mặt quan Thượng thư. Thấy chàng ăn mặc lôi thôi, bọn lính đuổi ra khỏi cửa, nhưng Hổ cứ kêu to mãi, bọn lính bèn giải Hổ vào công đường. Quan Thượng thấy thế liền hỏi: - Tên kia! Có điều gì oan ức? Hổ bèn thưa: - Bẩm quan, người đàn bà bị án giết chồng đó vô tội! Quan tức giận hỏi lại: - Tại sao nhà ngươi lại dám nói ngược như thế? Mụ ta đã nhận tội rồi! Hổ bình tĩnh đáp: - Bẩm quan, đó là tại bà ta không chịu nổi sự tra khảo nên nhận bừa. Xin quan hoãn thi hành án tử để cho tôi được thưa chuyện. Quan ngạc nhiên: - Nhà ngươi căn cứ vào đâu mà nói mụ ta vô tội? Hổ liền đáp lại: - Thưa có căn cứ ạ! Mụ ta mua lươn nhằm phải rắn độc. Tôi biết thứ rắn ấy. Quan hỏi: - Có thật như vậy không? - Đúng thế ạ, tôi sẽ tìm bắt về cho quan xem cho rõ trắng đen. Quan liền sai lính đưa Hổ đi bắt rắn, chàng nói với tên lính: - Chúng ta phải vào trong núi mới tìm ra được. Tôi sẽ cố bắt cho được thứ rắn ấy mới có thể chạy tội cho bà ta. Tên lính cũng đáp lại: - Đúng vậy, nếu tìm không ra thì mi cũng có tội láo với quan đó! Sau hai ngày tìm kiếm, Hổ cũng tóm được hai con rắn loại đó, chàng nói với tên lính: - Ngươi xem nè! Nó giống hệt như lươn vậy, nhưng có nọc độc, ăn vào là chết. Hổ đem hai con rắn đó trình quan: - Bẩm quan, tôi đã tìm ra đây. Xin ngài xem ạ! Quan ngạc nhiên nói: - Chà chà! Đúng là hệt như lươn nhỉ? Hổ đích thân làm thịt hai con rắn, rồi bưng lên đưa quan nói rằng: - Quan hãy cho một con chó ăn thử là biết ngay thôi. Con chó ăn xong ngã ra chết ngay. Quan Thượng Thư lùi lại bảo: - Ghê thật? Nọc rắn này quả là cực độc. Thế là vụ án được tỏ rõ. Sau khi chứng kiến sự việc, vị quan liền xuống lệnh: - Ngươi nói rất đúng, nay ta tha cho người đàn bà ấy, mụ ta quả là vô tội! Ngươi giỏi lắm, không nhờ ngươi nói thì ta đã giết oan một người rồi. Quan làm tờ biểu dâng lên vua nói rõ việc minh oan đó. Nhờ vậy mà nhà vua biết được Hổ là người có tài có đức, vua liền cho gọi chàng vào xem mặt. Sau khi hỏi chuyện, vua thấy Hổ đối đáp lanh lợi nên xuống chỉ: - Xét thấy chàng trai này có công làm phép nước sáng tỏ, nay trẫm phong cho làm quan Ngự sử triều đình. Hổ vội vàng cúi đầu: - Tạ ơn Hoàng thượng! Kể từ đó chàng mới lấy tên đầy đủ là Bùi Cầm Hổ. Từ ngày Hổ làm Ngự Sử, có nhiều quan trong triều thấy chàng còn ít tuổi, không thi cử mà lại được làm quan to, do đó họ không ưa chàng. Họ thường bảo nhau: - Hừ! Tên thất học mà làm quan! - Mặt mũi còn non choẹt mà làm quan Ngự sử thế nào được? Cứ chờ xem! Thế nào chúng ta cũng phải cho hắn phạm lỗi để biết nhục một phen! Hà hà! Bọn quan xấu kia rất căm tức, chúng bày mưu khác, bảo tên quan hầu lễ: - Chốc nữa hắn đọc chúc văn, mi tắt đèn đi. Đến phiên Hổ quỳ đọc chúc văn được phân nửa bài thì tên quan hầu lễ liền lén thổi tắt ngọn nến, tưởng rằng Hổ sẽ bí, vì ngưng giữa chừng sẽ bị cho là vô lễ với nhà vua, nhưng ngờ đâu, Hổ có trí nhớ phi thường vì trước đó đã nghiên cứu chúc văn rất kỹ, nên Hổ cứ đọc phăng phăng cho đến khi đèn được thắp sáng trở lại... Đọc xong, Hổ lạy tạ rút lui. Vua rất đẹp ý, liền khen Hổ: - Quan ngự sử quả là người có trí nhớ phi thường, lại còn lanh trí nữa. Trẫm rất hài lòng về người. Làm quan được một thời gian, tuy đời sống vật chất trong cung thành rất đầy đủ và sung sướng, nhưng trong lòng Hổ vẫn luôn nhớ đến quê nhà, Hổ biết rằng ở quê hương chàng thường bị hạn hán, ruộng đất có cày nhưng ít khi được ăn. Với nỗi lo canh cánh bên lòng, Hổ quyết định về thăm quê, tìm cách giúp đỡ mọi người vượt qua cảnh khổ. Nghĩ vậy, Hổ liền lên đường về thăm làng cũ, chàng nhủ thầm: - Lâu lắm rồi, chắc bà con không còn nhận ra mình đâu nhỉ?! Hổ đi bộ đến nhà ông Bá: - Chào cụ Bá! Cụ còn nhớ tôi không? Tôi là Bùi Cầm Hổ, ngày xưa chăn trâu cho cả làng đây! Ông Bá ngạc nhiên kêu lên: - Hả? Ôi Trời ơi! Chú Hổ đây hả? Ai mà ngờ chú Hổ nay lại được làm quan?! Bà con ơi, đến đây mà xem quan ngự sử của triều đình, ông quan chăn trâu ngày xưa của làng chúng ta... Dân làng nghe tin, già trẻ lớn bé xúm lại mừng Hổ: - Trời ơi, ai ngờ chú Hổ làm quan! - Thì đúng là quan đây mà! Ông quan chăn trâu! Hổ bỏ tiền ra đãi dân làng một bữa tiệc linh đình. Mọi người vui mừng bảo: - Chúc mừng quan lớn về thăm làng. Hổ kính cẩn thưa lại: - Tôi cũng kính chúc bà con làm ăn tấn tới, mùa màng thịnh đạt. Từ đó, Hổ quyết chí tìm cách giúp dân làng cải tạo ruộng đất, đưa nước về để việc cày cấy được thuận lợi hơn. Một hôm, Hổ trèo lên núi Hồng Lĩnh ngắm lại cảnh xưa, chàng bùi ngùi bảo: - Nhớ ngày nào mình chăn trâu trên núi, thui thủi một mình. Chàng đến trước mộ mẹ khấn: - Con hứa sẽ giúp đỡ dân làng. Trên núi Đụn có khe nước chảy qua hướng đông bắc. Con sẽ đưa nước đó chảy vào làng ta để cho dân được nhờ. Hổ liền mời các quan sở tại quanh vùng về họp trên núi Đụn, Hổ đứng ra trình bày ý định của mình: - Tôi muốn đắp đập ngăn khe, đưa dòng nước chảy qua tây bắc, tưới cho cánh đồng Kẻ Treo. Mong các quan hãy giúp tôi làm việc ích lợi này cho dân. Được sự ủng hộ của các quan, Hổ chỉ huy lính đắp đập ngăn khe, đào mương dẫn nước. Chẳng bao lâu sau dòng nước mát trên núi Đụn đã chảy vào đồng Kẻ Treo, mọi người hớn hở reo mừng: - Thật là tài ba! Quan Hổ bắt dòng nước chảy theo ý muốn của ngài cho dân nhờ. Do vậy mà mãi đến ngày nay, dân làng vẫn luôn nhớ ơn Bùi Cầm Hổ, một kẻ chăn trâu nghèo khổ, nhờ tài trí mà được làm quan, quay về lo lắng cho sự ấm no của đồng bào mình. Tạo bởi bichloan Cập nhật 19-12-2005 Vào mùa Đông năm 1438, Bùi Cầm Hổ được sung chức Phó sứ sang nhà Minh trình bày những việc xảy ra ở Thái Bình. Vua Minh đã hết lời khâm phục trước tài hùng biện, đầy sức thuyết phục của sứ thần Việt Nam.
20 tháng 2 2022

uầy lạc đề :v

17 tháng 9 2016

giới thiệu chung thôi vì nơi này có lịch sử văn hóa rất dài và đây là sử chứ ko phải văn nên viết ngắn gọn xúc tích

NG
13 tháng 10 2023

Tham khảo
Vào cuối thế kỷ XIX, phong trào yêu nước ở Việt Nam đã trở thành một phong trào đấu tranh chống lại sự thôn tính và áp bức của thực dân Pháp. Phong trào này được lãnh đạo bởi những nhân vật như Phan Đình Phùng, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thái Học và Phan Bội Châu. Tuy nhiên, phong trào yêu nước đã gặp phải nhiều khó khăn và thất bại. Trước hết, sự chia rẽ và tranh chấp giữa các nhóm lãnh đạo đã làm suy yếu sức mạnh của phong trào. Ngoài ra, sự vũ khí hóa của thực dân Pháp cũng là một yếu tố quan trọng khiến cho phong trào yêu nước không thể đánh bại được thực dân Pháp. Kết cục của phong trào yêu nước là thất bại và Việt Nam trở thành một thuộc địa của Pháp. Tuy nhiên, phong trào yêu nước đã để lại một di sản văn hóa và lịch sử quan trọng cho Việt Nam. Nó đã khơi dậy tinh thần yêu nước và tinh thần đấu tranh cho độc lập của người Việt Nam, và trở thành một nguồn cảm hứng cho các thế hệ sau này trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho đất nước.

12 tháng 3 2016

+ Sự kiện thứ nhất : Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hoà.

+ Sự kiện thứ hai : Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, đã lật đổ chính quyền tư sản, xây dựng nhà nước của giai cấp vô sản, nêu gương về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và để lại nhiều bài học quý báu.

+ Sự kiện thứ ba : Phong trào công nhân phát triển ở các nước tư bản dẫn tới sự thành lập các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân mỗi nước và đưa đến sự ra đời của Quốc tế thứ hai.

+ Sự kiện thứ tư : Phong trào đấu tranh của nhân dán các nước thuộc địa ờ châu Á diễn ra sôi nổi, rộng khắp và liên tục dưới nhiều hình thức nhằm giành độc lập cho dân tộc, nhưng cuối cùng đều thất bại, son" nó là cơ sở cho sự phát triển tiếp theo của phong trào trong giai đoạn sau.

+ Sự kiện thứ năm : Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa hai phe đế quốc nhằm giành giật thuộc địa. chia lại thị trường thế giới... Do vậy cuộc chiến tranh này đã gây nhiều thảm họa cho nhân loại.

8 tháng 11 2017

sao ko giai thich haaaaaaaaucchebucqua

11 tháng 4 2022

tham khảo

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần.Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước tạ Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên , ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 – 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442.

Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan.

Nhìn chung, ở cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điêm cơ bản sau:

Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất.Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chiụ những oan khiên thảm khốc, do xã hội củ gây nên cũng tới mức hiếm có trong lịch sử.

Ông nhà văn, nhà thơ lớn: là anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Ông còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị. “Quân trung từ mệnh tập” là những thư từ gửi cho các tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, nhằm thực hiện kế “đánh vào lòng”, ngày nay gọi là địch vận. “Bình Ngô đại cáo” lấy lời Lê Lợi tổng kết 10 năm chống giặc, tuyên bố trước nhân dân về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về qúa trình chiến đấu gian nan để đi đến chiến thắng vĩ đại cuối cùng giành lại hòa bình cho đất nước. “Lam Sơn thực lục” là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. “Dư địa chí” viết về địa lý lịch sử nước ta. “Chí Linh sơn phú” nói về cuộc chiến đấu chống giặc Minh gian khổ và anh hùng. Các tác phẩm ấy đều là văn bằng chữ Hán. Năm 1980,Nguyễn Trãi được Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

12 tháng 4 2022

tham khảo

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần.Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước tạ Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên , ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 – 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442.

Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan.

Nhìn chung, ở cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điêm cơ bản sau:

Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất.Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chiụ những oan khiên thảm khốc, do xã hội củ gây nên cũng tới mức hiếm có trong lịch sử.

Ông nhà văn, nhà thơ lớn: là anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Ông còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị. “Quân trung từ mệnh tập” là những thư từ gửi cho các tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, nhằm thực hiện kế “đánh vào lòng”, ngày nay gọi là địch vận. “Bình Ngô đại cáo” lấy lời Lê Lợi tổng kết 10 năm chống giặc, tuyên bố trước nhân dân về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về qúa trình chiến đấu gian nan để đi đến chiến thắng vĩ đại cuối cùng giành lại hòa bình cho đất nước. “Lam Sơn thực lục” là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. “Dư địa chí” viết về địa lý lịch sử nước ta. “Chí Linh sơn phú” nói về cuộc chiến đấu chống giặc Minh gian khổ và anh hùng. Các tác phẩm ấy đều là văn bằng chữ Hán. Năm 1980,Nguyễn Trãi được Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

11 tháng 4 2022

tham khảo :

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần.Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước tạ Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên , ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 – 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442.
Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan.
Nhìn chung, ở cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điêm cơ bản sau:
Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất.Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chiụ những oan khiên thảm khốc, do xã hội củ gây nên cũng tới mức hiếm có trong lịch sử.
Ông nhà văn, nhà thơ lớn: là anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Ông còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị. “Quân trung từ mệnh tập” là những thư từ gửi cho các tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, nhằm thực hiện kế “đánh vào lòng”, ngày nay gọi là địch vận. “Bình Ngô đại cáo” lấy lời Lê Lợi tổng kết 10 năm chống giặc, tuyên bố trước nhân dân về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về qúa trình chiến đấu gian nan để đi đến chiến thắng vĩ đại cuối cùng giành lại hòa bình cho đất nước. “Lam Sơn thực lục” là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. “Dư địa chí” viết về địa lý lịch sử nước ta. “Chí Linh sơn phú” nói về cuộc chiến đấu chống giặc Minh gian khổ và anh hùng. Các tác phẩm ấy đều là văn bằng chữ Hán. Năm 1980,Nguyễn Trãi được Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

11 tháng 4 2022

 

 TK n#a

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần.Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước tạ Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên , ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 – 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442.

Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan.

Nhìn chung, ở cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điêm cơ bản sau:

Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất.Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chiụ những oan khiên thảm khốc, do xã hội củ gây nên cũng tới mức hiếm có trong lịch sử.

Ông nhà văn, nhà thơ lớn: là anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Ông còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị. “Quân trung từ mệnh tập” là những thư từ gửi cho các tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, nhằm thực hiện kế “đánh vào lòng”, ngày nay gọi là địch vận. “Bình Ngô đại cáo” lấy lời Lê Lợi tổng kết 10 năm chống giặc, tuyên bố trước nhân dân về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về qúa trình chiến đấu gian nan để đi đến chiến thắng vĩ đại cuối cùng giành lại hòa bình cho đất nước. “Lam Sơn thực lục” là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. “Dư địa chí” viết về địa lý lịch sử nước ta. “Chí Linh sơn phú” nói về cuộc chiến đấu chống giặc Minh gian khổ và anh hùng. Các tác phẩm ấy đều là văn bằng chữ Hán. Năm 1980,Nguyễn Trãi được Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

7 tháng 9 2021

Tham khảo:

Năm 1917 là năm xảy ra Cách mạng tháng Mười Nga. Nó đánh đổ chủ nghĩa đế quốc ở ngay “chính quốc”, đồng thời đánh vào hậu phương của nó là các nước thuộc địa của Nga hoàng; cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin. Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa lịch sử và tính chất quốc tế vô cùng sâu rộng; không một cuộc cách mạng nào trong thời đại ngày nay lại không chịu ảnh hưởng sâu xa của Cách mạng tháng Mười. Nó cho thấy: trong thời đại ngày nay, sự kết hợp tất yếu và tự nhiên giữa cuộc đấu tranh vì dân chủ và cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, giữa dân chủ và chủ nghĩa xã hội chẳng những là mục tiêu mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội, đưa xã hội loài người vươn tới tự do, công bằng, bình đẳng và văn minh. \(\Rightarrow\)Năm 1917 là năm kết thúc lịch sử cận đại.

21 tháng 12 2021

1. Trận Bạch Đằng (năm 938)

2. Trận như Nguyệt (năm 1077)

3. Trận Đông Bộ Đầu (năm 1258)

4. Trận Bạch Đằng (năm 1288)

5. Trận Chi Lăng – Xương Giang (năm 1427)

6. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút (năm 1785)

7. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa (năm 1789)

8. Chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954)

9. Trận Điện Biên Phủ trên không (năm 1972)

10. Chiến dịch Hồ Chí Minh (năm 1975)