K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2017

Đoạn thơ trên có sử dụng biện pháp hoán dụ ở chỗ : bắp chân vẫn sáng gần. Hình ảnh trên thuộc kiểu hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. Phép tu từ trên nhấn mạnh hình ảnh dù kháng chiến có vật vả thì cũng không ngăn được bước chân của đoàn thanh niên ra trận tìm đường cứu nước. Qua hình ảnh trên, người đọc có thể hình dung, nhận thức một cách sâu sắc. Với hình tượng so sánh thú vị và độc đáo, hình ảnh đoàn quân ra trận hiện lên thật sinh động và rõ nét.

Nhớ ủng hộ tick Đúng !

24 tháng 4 2017

bắp chân và đầu gối chứa đựng cái gì vậy em? :)

19 tháng 3 2018

Biện pháp hoán dụ: "bắp chân đầu gối" - cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng.

Tác dụng: khẳng định sức mạnh, ý chí quyết tâm của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

30 tháng 7 2021

Tác giả đã sử dụng thành công  BPNT hoán dụ

Biện pháp tu từ hoán dụ lấy bộ phận(bắp chân đầu gối) để chỉ toàn thể(người lính/chiến sĩ)

GH: BPNT này gợi ra trc mắt người đọc hình ảnh bắp chân đầu gối đã săn gân để chỉ sự kiên cường của những người chiến sĩ trên mặt trận chống giặc để bảo vệ Tổ quốc.

GC: Qua đó ta càng thêm yêu mến những chiến sĩ đã và đang canh gác,bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Vì vậy chúng ta phải trân trọng và góp ích cho đất nc ngày càng giàu mạnh,phát triển hơn =)) .

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
13 tháng 3 2019

a. Phép hoán dụ "dấu giày đinh" để chỉ những kẻ phương Tây xâm lược (lấy bộ phận để chỉ toàn thể)

=> Tái hiện sự xâm lược phi lý và tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược.

b. Phép hoán dụ "kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ" để chỉ khoảng thời gian chiến đấu gian khổ, đầy hi sinh của ta.

Phép hoán dụ "bắp chân đầu gối đã săn gân" (Lấy bộ phận để chỉ toàn thể) để chỉ sự kiên cường cứng cỏi, dai sức của bộ đội kháng chiến. Nhờ những ngườ chiến sĩ kiên cường ấy mà đã làm nên chiến thắng vang dội, oanh liệt của đất nước.

c. Phép hoán dụ "miền Bắc", "miền Nam" (lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng) thực chất là để chỉ người miền Bắc và người miền Nam. Trong cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc thì sức mạnh đoàn kết, chung thủy của cả dân tộc và ý chí sắt đá của toàn dân tộc đã làm nên chiến thắng tất yếu của ta.

=> Những hình ảnh hoán dụ này đều khiến cho hình ảnh thơ và cách diễn đạt trở nên uyển chuyển, giàu giá trị biểu cảm hơn.

31 tháng 5 2018

có cái nào in nghiêng đâu

5 tháng 6 2020

Trái Đất -> con người trong Trái Đất

Áo chàm -> biểu tượng cho con người Việt Bắc, màu chàm bình dị, không dễ phai mờ như tấm lòng con người thủy chung son sắt.

Bắp chân đầu gối -> ý chí con người

     Hôm nay bạn Nguyễn Anh Thư đăng lên 1 câu hỏi mà tôi thấy nó không đáng để hỏi: "Viết đoạn văn 5-7 câu có sử dụng phép ẩn dụ''. "Ủa, sao bạn không tự làm?"- Tôi nghĩ. Bài này thực sự không hề khó, có 4 loại ẩn dụ là ẩn dụ cách thức, ẩn dụ hình thức, ẩn dụ phẩm chất và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Ẩn dụ như là so sánh ngầm, là 1 cách làm bài văn, bài thơ, bài viết trở nên hay hơn, sinh động hơn, và cách sử dụng cũng không quá khó đối với bạn. Ngoài ra, đề bài này rất hay, là bạn có thể lựa chọn mọi dạng văn, mọi chủ đề, miễn là có biện phấp tu từ ẩn dụ, nên bài làm sẽ rất phong phú, và cũng có thể có nhiều câu văn hay, gợi cảm mà bạn nghĩ ra từ bây lâu mà chưa có cơ hội viết vào văn, vào thơ, và bạn sẽ thể hiện khả năng văn học với cô giáo. Nếu câu văn ấy, câu thơ ấy hay, và đoạn văn chữ đẹp, giàu cảm xúc, thì bạn có thể viết luôn, và 1 ngày bức tranh đầy kí hiệu của bạn sẽ  xán lạn trong tập bài của cô giáo 1 điểm 10... 

 Gạch chân là biện pháp tu từ ẩn dụ. Ở gạch chân thứ 1 nêu ko xài ẩn dụ thì sẽ là bài văn như bức tranh đầy chữ còn xài ẩn dụ là "bưc tranh đầy kí hiệu" và ở gạch chân thứ 2 :"Xán lạn không phải là từ để miêu tả cho bài viết, mà chỉ thể hiện sự sạch đẹp, nhưng lại nổi bật, vì thế mình mới sử dụng từ "xán lạn". Và cuối cùng, mình viết đoạn văn như thế này là để KHÔNG AI CHÉP ĐƯỢC , hôàn toàn mang tính chất tham khảo.

  ## CHÚC BẠN HỌC TỐT ヽ(͡◕ ͜ʖ ͡◕)ノヽ(͡◕ ͜ʖ ͡◕)ノヽ(͡◕ ͜ʖ ͡◕)ノ ##

18 tháng 4 2017

chín năm

ba ngàn ngày

=> thoi gian khang chen dien ra

bap chan ,dau goi ;chỉ con nguoi manh me ,ran roileuleu

18 tháng 4 2017

.Hoán dụ : bắp chân, đầu gối : chỉ người/ ý chí của người

->>Hoán dụ dựa trên mối quan hệ giữa cái toàn thể và các bộ phận bên trong

 Hình ảnh " một trái tim" được sử dụng với tư cách phép tu từ hoán dụ.Ý nghĩa của hình ảnh thơ trên là biểu hiện của tình yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của những người linh lái xe Trường Sơn. Chính sức mạnh ấy đã giúp người lính vượt qua bao gian khó, thiếu thốn để tiến về miền Nam giải phóng đất nước. Hình ảnh thơ trong câu kết là hình ảnh đẹp nhất, tỏa sáng cả bài thơ góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề tác phẩm.

27 tháng 2 2018

Hình ảnh " một trái tim" được sử dụng với tư cách phép tu từ hoán dụ.Ý nghĩa của hình ảnh thơ trên là biểu hiện của tình yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của những người linh lái xe Trường Sơn. Chính sức mạnh ấy đã giúp người lính vượt qua bao gian khó, thiếu thốn để tiến về miền Nam giải phóng đất nước. Hình ảnh thơ trong câu kết là hình ảnh đẹp nhất, tỏa sáng cả bài thơ góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề tác phẩm.

chuc ban hok tot

23 tháng 4 2016

Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.

Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.

Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.

23 tháng 4 2016

Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diộu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.

Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao, cao hơn cả những nóc nhà, hàng cây im lìm bên dưới, chạm tói một tầng mây mềm và ấm: "Chào mừng con đến với thế giới của những ước mơ". Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.

Ồ, kia chẳng phải là ông Tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thương mà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào, khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu. Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nước bạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt như sương và đi một đôi hài mũi hếch vàng, nhạt hơn bộ quần áo. Một dáng vẻ nhàn nhã, thanh tao.

Ông bước lại gần tôi, dáng đi nhanh nhẹn.

Tôi ngước lên để nhìn ông rõ hơn. Ánh mắt ông ấm áp, trìu mến. Đôi mắt nâu hiền từ. Đôi lông mày trắng và dài rủ xuống. Ông mỉm cười, để lộ hàm răng đen nhánh. 

"Ông ơi, sao ông chỉ giúp đỡ người gặp khó khăn, bất hạnh thôi ạ? Sao con ngã đau, khóc mà ông không hiện lên?" – Tôi hỏi. Ông lại cười, nụ cười của ông sao giống nụ cười của ông ngoại tôi đã mất thế cơ chứ? Ông đưa ngón tay dài khẽ gạt sợi tóc con ra khỏi mặt tôi. Bàn tay ấm áp của ông vuốt má tôi "Tại vì ông hay bất cứ thần thánh nào khác cũng đều bước ra từ ước mơ và hi vọng của con người". 

Ánh mắt ông ngời sáng, chòm râu bạc khẽ rung rinh. – "Người bất hạnh gặp phải nhiều đau khổ nhưng khát vọng vươn lên tìm hạnh phúc, tìm công lí luôn rực cháy. Vì vậy, ông giúp đỡ để họ có thêm nghị lực. Việc giúp đỡ của ông chỉ như sự khích lệ, cổ vũ họ mà thôi".

À thì ra là như vậy!  

Ánh mặt tròi rọi qua cửa sổ, chiếu vào mặt làm tôi bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Nhưng hình ảnh ông Tiên hiền từ và những lời ông nói vẫn vang vọng trong tôi. Ông ơi, con hiểu rồi ạ. Cổ tích không thể biến những giấc mơ thành sự thật nhưng nó sẽ tạo ra niềm tin, niềm hi vọng để ta cố gắng vươn lên.

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn. 
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự. 
*ồn như vỡ chợ: so sánh 
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật. 
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc) 
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng