K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2016

-Lực lượng chủ yếu tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam năm 1919-1925 là tư sản,tiểu tư sản và công nhân Việt Nam
-Mục tiêu đấu tranh:
Giai cấp tư sản:chống tư bản nước ngoài,tư sản mại bản,đòi quyền lợi kinh tế là chủ yếu.
Giai cấp tiểu tư sản:đòi dân sinh,dân chủ,đòi quyền lợi kinh tế,quyền lợi chính trị,độc lập,dân chủ,dân sinh.
Giai cấp công nhân:Chống đế quốc,phong kiến tay sai,tự do dân sinh,dân chủ,giải phóng dân tộc
-Nhận xét
Các giai cấp,tầng lớp tham gia phong trào dân tộc dân chủ có những mục tiêu giống nhau là chống Pháp,đòi tự do,dân chủ.Bên cạnh đó,các giai cấp khác nhau còn có những mục tiêu đấu tranh khác nhau.Suy cho cùng thì tất cả đều là phong trào yêu nước,phong trào dân tộc,dân chủ,bước đầu cho cách mạng vô sản.

10 tháng 4 2016

Câu1 : Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại bán dảo Sơn Trà ( Đà Nẵng )

10 tháng 4 2016

hehe

 

26 tháng 1 2016

a. Thời gian hoạt động của bão ở nước ta:

- Mùa bão bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11

- Bão tập trung nhiều nhất vào tháng 9, sau đó đến các tháng 10 và tháng 8. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.

b. Hậu quả:

 - Ở vùng trung tâm, bão có gió mạnh kèm theo mưa lớn. Lượng mưa do một cơn bão gây nên thường đạt 300 – 400 mm, có khi tới trên 500 – 600 mm.

- Những cơn bão đổ bộ vào đồng bằng Bắc Bộ có diện mưa rộng nhất. Vùng ven biển Trung Bộ có diện mưa bão hẹp hơn, nhưng lượng mưa bão rất lớn, trung bình chiếm tới trên 1/3 lượng mưa cả năm của vùng.

- Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 – 10 m có thế lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao thường tới 1,5 – 2 m gây ngập mặn vùng ven biển.

- Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng.

- Bão lớn, gió giật mạnh đổi chiều tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế ...

Vì vậy, bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân ta, nhất là ở vùng ven biển.

c. Biện pháp phòng chống.

- Để tránh thiệt hại do bão gây ra, khi đi trên biển các tàu thuyền phải gấp rút tránh xa vùng tâm bão, trở về đất liền.

- Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển.

- Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân.

- Chống bão luôn kết hợp chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.

 

4 tháng 9 2019

Hoạt động của bão ở Việt Nam:

  • Trên toàn quốc thì bão diễn ra chủ yếu bắt đâu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11, tuy nhiên có khi bão sớm vào tháng 4 và kết thúc muộn vào tháng 12 nhưng cường độ yếu.
  • Bão tập trung chủ yếu vào tháng 9, ít hơn là tháng 10 và tháng 8
  • Bão hoạt động mạnh nhất ở vùng ven Trung Bộ
  • Trung bình mỗi năm có 3-4 cơn bão độ bộ vào nước ta, nhiều là 7-8 cơn bão.

Hậu quả của bão ở nước ta:

  • Bão thường có gió mạnh và lượng mưa lớn
  • Bão gây sóng to trên biển, gây ngập úng tàu thuyền
  • Mực nước biển tăng cao khi có biển, gây lũ lụt ở nhiều nơi
  • Bão lớn tàn phá những công trình, nhà máy, nhà cửa, cầu cống,…
  • Bão gây rất nhiều thiệt hại về tài sản

Biện pháp phòng chống bão:

  • Dự báo chính xác thời gian và hướng đi của bão
  • Khi có bão, các tàu thuyền trên biển phải tìm nơi trú ẩn an toàn
  • Khẩn trương sơ tán người dân khi có bão lớn để không có thiệt hại về người
  • Chống bão phải đi đôi với chống lụt.
14 tháng 4 2016

_ Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) nằm trên đường mòn Hồ Chí Minh (qua dãy Trường Sơn), giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh.

-Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên đường mòn Hồ Chí Minh qua dãy Trường Sơn, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh. Vào những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải đi qua nơi đây. Ngã ba Đồng Lộc có diện tích khoảng 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên là đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo. Do địa hình như vậy nên khi bom đạn của địch trút xuống phía nào, đất đá cũng lăn xuống đường cản trở giao thông.

Chính vì sự hiểm yếu và quan trọng đó mà không quân Mỹ liên tục đánh phá Đồng Lộc nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông của quân dân ta hướng về chiến trường miền Nam. Nơi này đã được mệnh danh là “tọa độ chết”. Người ta đã thống kê rằng, mỗi mét vuông đất nơi đây đã gánh 3 quả bom tấn. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968, không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại. Để giữ vững huyết mạch giao thông, quân dân ta cũng huy động tối đa mọi nguồn lực bảo vệ Ngã ba Đồng Lộc, lúc cao điểm ở nơi này có tới 1,6 vạn người - chủ yếu là bộ đội pháo binh và lực lượng TNXP phá bom, mở đường.

Các cô gái TNXP đã có mặt tại Ngã ba Đồng Lộc vào những ngày ác liệt nhất. Ngày 24/7/1968, Tiểu đội 4 TNXP gồm 10 cô gái được giao nhiệm vụ san lấp hố bom và sửa đường thông xe sau đợt thả bom của máy bay địch. Nhận được lệnh của đại đội, 10 cô gái TNXP đã ra ngã ba giữa ban ngày với cuốc xẻng trên vai. Ra ngã ba giữa ban ngày làm nhiệm vụ, chỉ có mấy chiếc hầm sơ sài ở chân đồi che chở, mạng sống chỉ hoàn toàn trông chờ vào sự may mắn. Đúng như dự đoán, sau mấy lần máy bay trinh sát điện tử A35 rẹt qua, buổi chiều hôm ấy 15 lần các tốp máy bay lao tới trút bom vào mục tiêu nhỏ xíu phía dưới ngã ba mù mịt vì khói bom, 3 lần tiểu đội các cô bị bom vùi, nhưng sau đó các cô lại rũ đất đứng lên tiếp tục công việc. Nhưng đến lượt bom thứ 15 ấy, lúc công việc đang dở dang, một quả bom rơi ngay trước cửa hầm của họ. Một phút trôi qua...rồi năm phút trôi qua, trên đài quan sát không thấy ai trong số mười cô rũ đất đứng dậy. Tất cả tiểu đội nữ thanh niên xung phong đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, chưa ai trong số họ lập gia đình. Tiểu đội 4 hôm ấy có 10 cô gái trẻ gồm: Võ Thị Tần, 22 tuổi, tiểu đội trưởng; Hồ Thị Cúc, 21 tuổi, tiểu đội phó cùng 8 chiến sỹ: Võ Thị Hợi, 20 tuổi; Nguyễn Thị Xuân, 20 tuổi; Dương Thị Xuân, 19 tuổi; Trần Thị Rạng 19 tuổi; Hà Thị Xanh,18 tuổi; Nguyễn Thị Nhỏ, 19 tuổi; Võ Thị Hạ, 19 tuổi; Trần Thị Hường, 17 tuổi.

10 cô gái Đồng Lộc đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng và Ngã ba Đồng Lộc được công nhận là di tích lịch sử. Hơn thế, Ngã ba Đồng Lộc cùng 10 cô gái đã trở thành huyền thoại trong lòng người, là khúc tráng ca bất tử của tuổi trẻ trong cuộc chiến tranh giải phóng, thống nhất đất nước. Ngày nay, Ngã ba Đồng Lộc là một quần thể di tích gồm nhiều hạng mục. Bên cạnh khu mộ của 10 cô gái anh hùng, còn có nhà bia tuởng niệm TNXP toàn quốc, nhà trưng bày truyền thống, tượng đài chiến thắng… Mỗi ngày có hàng trăm lượt người tới Đồng Lộc thắp hương, thăm viếng. Vào những ngày lễ Tết có tới hàng ngàn lượt người. Ngã ba Đồng Lộc  ngã ba huyền thoại trở thành một điểm hành hương tâm linh, một không gian tưởng niệm linh thiêng!.

Kỷ niệm 64 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ, xin được thắp nén tâm nhang tỏ lòng nhớ ơn những người con gái, con trai, mãi mãi tuổi thanh xuân, trong đó có 10 nữ Anh hùng TNXP. Ngã ba Đồng Lộc rồi đây sẽ ngân vọng tiếng chuông mỗi sớm mỗi chiều để nhớ về một thời máu lửa, hào hùng của dân tộc.

26 tháng 1 2016

- Tây Bắc là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất, rồi đến khu vực Đông Bắc. Khu vực miền Trung ít động đất hơn, còn Nam Bộ động đất biểu hiện rất yếu.

- Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ.

14 tháng 2 2017

tui ko biết xin lỗi bạn!!!!!

3 tháng 4 2016

pháp luâtj dc nhân dân coi là áp bức và mất quyền của mỗi người

3 tháng 4 2016

có thể trả lời cụ thể được không bạn

29 tháng 3 2016

14/2/1947

24 tháng 4 2016

Trên thế giới, có lẽ không có dân tộc nào phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược hay đấu tranh để giành lại độc lập cho đất nước như dân tộc Việt Nam. Đó là nét đặc trưng nổi bật nhất của lịch sử dân tộc. Đồng thời, chính vì sự sống còn của dân tộc, của Tổ quốc, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết lại, nhất trí đồng lòng, vượt qua mọi hi sinh, gian khổ, phát huy mọi tài năng, trí tuệ, chiến đấu dũng cảm giành thắng lợi cuối cùng. Và cũng có thể nói rằng, chỉ trong kháng chiến bảo vệ đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc, ý thức, tình cảm và tâm hồn của những người Việt Nam yêu nước mới trở nên trong sáng, chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết. Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc là nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam. Giữa những năm kháng chiến chống rnthực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi TỔ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”).rnNhưng chiến tranh dù có dai dẳng đến đâu cũng chỉ là nhất thời, kháng chiến thắng lợi, đất nước trở lại yên bình. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, truyền thống yêu nước tiếp tục được gìn giữ, nhưng sự chi phối của chế độ phong kiến không tạo được khả năng chuyển hoá những nét đặc sắc, cao quý nói trên thành một động lực to lớn, đưa đất nước vươn lên tiên tiến, làm cho cuộc sống của mọi người dân ngày càng tươi đẹp.

Chúc bạn học tốt!!!

24 tháng 4 2016

dễ nhưng không nhớ

13 tháng 4 2016

Vào năm 1961, nhân Lễ kỉ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15/5/1941- 15/5/1961) , theo lời đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịchHồ Chí minh đã gửi một bức thư cho thiếu niêm, nhi đồng. Bảo tàng Hồ Chí Minh còn lưu giữ bản sao của bức thư đó. Trong thư Bác căn dặn:"Các cháu cũng tham gia đấu tranh bằng cách thự hiện mấy điều sau đây:

Yêu tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Giữ gìn vệ sinh,

Thật thà dũng cảm"

Nhưng trong số cuốn Gỉai thưởng Bác Hồ là loại sổ dành riêng để thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập năm 1964-1965 thì 5 điều Bác Hồ dạy trên đây được in hoàn chỉnh là:

" Yêu tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh thật tốt, 

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm 

=> chúc bạn học tốt nha 

nớ tick cho mình nháhaha