K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2022

Ngôi thứ nhất(vai ông giáo)

   Hôm ấy, lão Hạc qua nhà tôi,thấy tôi lão báo:"Cậu Vàng đi đời rồi".Cụ bán rồi ư?"-Tôi ngạc nhiên hỏi.Lão đáp:"Họ vừa bắt rồi".Lúc ấy,lão cố làm ra vẻ vui nhưng tooi biết lão rất buồn,vì trông thấy nụ cười như mếu và ánh mắt rưng rưng của lão đã nói lên tất cả.Tôi cảm thấy xót xa, lòng tôi như thắt lại,chỉ muốn ôm lão và òa lên khóc thật lơn. Bấy giờ tôi mới cảm thấy nắm quyển sách của tôi là j cơ chứ? Cuộc chia ly của tôi vs những quyển sách ấy chả là j so với cuộc chia ly của "ng con trai" với "người cha" già neo đơn đợi con về.Đó là cuộc chia ly đẫm nc mắt, là nỗi đau ko j sánh đc.

*văn hơi sến thông cảm

29 tháng 10 2021

Cứu

8 tháng 10 2016

 Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi ? Kia rồi ! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to : Bà ơi! Cháu về thăm bà đây ! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.

8 tháng 10 2016

Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi ? Kia rồi ! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to : Bà ơi! Cháu về thăm bà đây ! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.

22 tháng 10 2021

ai giúp e với ạ :(((

 

22 tháng 10 2021

Ghi tham khảo bn

15 tháng 10 2021

Tham khảo:

Ôi! Tình bạn! Một tình cảm thân thương ấy lan tỏa sự ấm áp và động lực cuộc sống cho chính chúng ta. Tình bạn là gì vậy nhỉ? Đơn giản mà, tình bạn là một tình cảm thân thương của bạn bè với nhau. Điều này không có nghĩa là thứ tình cảm ấy phải bộc phát hết ra ngoài mới được coi là Tình Bạn. Điều đó có thể thể hiện khá rõ ràng qua từng cử chỉ, hành động: giúp đỡ nhau học tập, cùng nhau trò chuyện hay ôn bài, bênh vực cho nhau. Tình bạn dường như thể hiện rõ nhất chắc là khoảng thời gian còn trên ghế nhà trường. Ta học được ở tình bạn những cử chỉ đẹp, những bài học hay và hành động tốt từ chính bạn bè của mình. Tình bạn giúp ta vượt qua khó khăn,vực ta dậy mỗi khi vấp ngã, khuyên ta làm những điều đúng đắn và ngăn ta không rơi vào cạm bẫy. Tình bạn có vai trò quả thật lớn lao!

15 tháng 10 2021

Tình bạn là một thứ tình cảm đáng quý và cần có trong cuộc sống của mỗi người bởi lẽ không có ai có thể sống mà thiếu tình bạn được. Tình bạn đẹp bởi chính sự chân thành, tôn trọng, và ý thức sẻ chia, đồng cảm giữa những người bạn ấy. Cuộc sống của chúng ta cũng sẽ trở nên ý nghĩa hơn khi có những người bạn, đó không chỉ là những người cùng ta sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống mà đó còn là những người bạn đồng hành trong cuộc đời. Và rồi.... Đến một lúc nào đó... Nếu chúng ta không trận trọng tình bạn đẹp đẽ thiêng liêng này thì đừng có nuối tiếc, hối hận vì đã không kịp rồi.

  
26 tháng 4 2021

1. Phần đầu ‘Chiếu dời dô” nói lên mục đích sâu xa, tầm quan trọng của việc dời đô là để “Đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên theo mệnh trời, dưới theo ý dân’. Nói một cách khác, việc dời đô là một việc lớn, vừa hợp mệnh trời vừa hợp lòng dân, là để xây dựng đất nước cường thịnh, đem lại hạnh phúc, thái bình cho nhân dân.

a. Mục đích và tầm quan trọng

Việc dời đô không còn là chuyện hi hữu, mà đó là những kinh nghiệm lịch sử, phản ánh xu thế phát triển lịch sử của từng quốc gia, từng thời đại. Tác giả đã nêu lên những dẫn chứng lịch sử đế thu phục nhân tâm. Chuyện ở xa là chuyện bên Tàu: “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô”. Chuyện gần là ở nước ta thời nhà Đinh, nhà Lê vì chỉ “ theo ý riêng mình, khinh thường, mệnh trời… ”, cứ “đóng yên đô thành” ở Hoa Lư nên dẫn đến thảm kịch: “triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi”… Sử sách cho biết, Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp tan 12 sứ quân, năm 968 ông lên ngôi hoàng đế thì đến năm 979 nhà vua bị ám hại. Năm 981, Lê Hoàn lên làm vua, tuy đã đánh thắng giặc Tống xâm lược, nhưng năm 1005, Lê Đại Hành băng hà, thì các thế lực phong kiến, các hoàng tử… lại xung đột, tranh giành ngôi báu, loạn lạc kéo dài “trăm họ phải hao tổn” nhiều xương máu, tiền của. Cái chết của vua Lê Ngọa Triều năm 1009 đã chứng tỏ hai triều đại Đinh, Lê “không được lâu bền, số vận ngắn ngủi”. Hai triều đại Đinh, Lê phải đóng đô là do nhiều nguyên nhân lịch sử: nhà nước phong kiến Việt Nam chưa đủ mạnh, nạn cát cứ của các lãnh chúa hoành hành, giặc giã loạn lạc kéo dài. Do đó, các vua nhà Đinh, nhà Lê phải nuôi hổ báo ở trong nhà, phải nấu vạc dầu ở ngoài sân, dựa vào sông sâu núi cao, địa thế hiểm trở vùng Hoa Lư để đóng đô và phòng thủ. Đóng đô ở Hoa Lư là một hạn chế của lịch sử của nhà Đinh, nhà Lê.

Lý Công Uẩn “đau xót” khi nghĩ về “vận số ngắn ngủi” của nhà Đinh, nhà Lê và cảm thấy việc dời đô là một việc cấp thiết “không thể không dời đô”.

“Chiếu dời đô ” trong phần mở đầu, lí lẽ sắc bén, dản chứng lịch sử là sự thật hiển nhiên, giàu sức thuyết phục lòng người. Tác giả đã lồng cảm xúc vào bài chiếu, tạo nên bao ấn tượng đẹp: “Trẫm rất đau xót vé việc đó, không thể không dời đổi

Cuốn “Lịch sử Việt Nam ” của Viện Sử học đã viết:“Việc dời đô về Thăng Long phản ánh yêu cầu phát triển mới của quốc gia phong kiến tập quyền và chứng tỏ khả năng, lòng tin và quyết tâm của cả dân tộc giữ vững nền độc lập ”…b.  Đại La rất thuận lợi, rất đẹp để đóng đô.

Đại La không có gì xa lạ, là “Kinh đô cũ của Cao Vương”. Cao Vương là Cao Biền, đại quan của nhà Đường, từng làm Đô hộ sứ Giao Châu từ 864-875; năm 866, Cao Biền đã xây thành Đại La, thuộc Hà Nội ngày nay.

Đại La rất thuận tiện.

 

Về vị trí địa lí là “ở vào nơi trung tâm trời đất… đã đúng ngôi nam bắc đông tây

Về địa thế, rất đẹp, rất hùng vĩ: “được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, “lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”, “địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng”.

Là một vùng đất cư trú lí tưởng cho dân cư, không “ngập lụt ”, “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”.

Tóm lại, Đại La là “thắng địa”, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, “chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước”. Đại La xứng đáng là  “Kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

2. Phần thứ hai của “Chiếu dời đô” cho thấy tầm nhìn chiến lược của Lý Công Uẩn về Đại La, nơi sẽ dời đô đến. Một cái nhìn toàn diện, sâu sắc, chính xác về các mặt vị trí địa lí, địa thế, nhân văn… Sau một nghìn năm, Hà Nội đã trở thành thủ đô hòa bình của đất nước ta, nhân dân ta, ta càng thấy việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La của Lý Công Uẩn là một cống hiến vô cùng vĩ đại “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”.

Sử sách còn ghi lại: khi thuyền rồng của nhà vua vừa cập bến sông Nhị Hà ở chân thành Đại La thì có con rồng vàng bay lên, vua cho là điềm tốt mới đổi tên là Thăng Long. Thăng Long là “Rồng bay lên” thể hiện thế nước và phản ánh khát vọng của nhân dân ta xây dựng Đại Việt thành một quốc gia cường thịnh có nền văn hiến muôn đời rực rỡ. Ý chí tự lập tự cường và niềm tin về ngày mai tốt đẹp được khẳng định một cách mạnh mẽ.

Về mặt văn chương, phần thứ hai “Chiếu dời đô” rất đặc sắc. Cách viết hàm súc, giàu hình ảnh và biểu cảm, những vế đối rất chính, đọc lên nghe rất thú vị, mặc dù phải qua bản dịch:

“Huống gì thành Đại La… ở vào nơi trung tâm trời đất //; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc tây đông//, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt //; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi… Thật là chôn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước //; cũng là nơi Kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời .”

3. Phần cuối nguyên tắc ‘Thiên đô chiếu” chỉ có 14 chữ, bản dịch thành 19 chữ. Nhà vua bày tỏ ý mình về việc dời đô và hỏi quần thần. Đúng Lý Công Uẩn là một người “tài trí, đức độ, kín dáo”.

“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất này để định chỗ ở. Các khanh  nghĩ thế nào? “

Việc dời đô của Lý Công Uẩn là một kì tích, kì công. Sau gần một ngàn năm Thăng Long – Hà Nội “đất văn vật” đã trở thành thú đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trung tâm chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hóa của đất nước ta.

“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc của tổ tiên để lại. Ngôn từ trang trọng, đúng là khẩu khí của bậc đế vương. Nó là kết tinh vẻ dẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ.

30 tháng 10 2021

Tham khảo:

Sau những giờ học căng thẳng trên lớp hay khi có chuyện buồn, tôi chỉ mong trở về nhà thật nhanh để nhìn thấy người mẹ thân yêu của tôi. Với tôi, mẹ là người vô cùng quan trọng, chẳng ai có thể thay thế mẹ của tôi. Với tôi, mẹ là người sinh thành, nuôi nấng, chở che … Mẹ là niềm hạnh phúc của đời tôi. Mẹ luôn dành cho tôi những tình cảm yêu thương, tốt đẹp nhất.

Mẹ tôi đã gần bốn mươi tuổi. Mẹ có dáng người thon thả, làn da mẹ màu dám nắng. Tóc mẹ dài đến ngang vai, màu hoe vàng. Mẹ có khuôn mặt phúc hậu. Khi nhìn gương mặt ấy tôi biết mẹ yêu tôi đến nhường nào. Khi tôi buồn, tôi ốm, đôi mắt mẹ trũng sâu hằn lên những nỗi lo lắng suy tư. Tôi vui, mắt mẹ ánh lên những tia sáng hy vọng. Tôi yêu nhất ở mẹ đôi mắt, đôi mắt mẹ là cánh cửa của tâm hồn mà mẹ luôn dang rộng để đón tôi vào.

Nhưng tôi yêu quý mẹ còn bởi những gì tốt đẹp mẹ mang đến cho tôi. Mẹ rất thích công việc của mình – nghề giáo viênMẹ làm nghề giáo viên nhưng mẹ khâu thêu áo rất đẹp .Mẹ tôi còn dạy tôi những dòng chữ đẹp.Nhưng sau khi sinh ra tôi và em tôi, mẹ phải nghỉ một năm ở nhà để chăm sóc anh em tôi. Mẹ hy sinh tất cả để cho gia đình mình có giây phút đầm ấm bên nhau. Mẹ dạy anh em tôi học bài trên lớp, cách nói năng, cư xử với mọi người. Khi chúng tôi sai là mẹ lại nhẹ nhàng nhắc nhở. Mẹ nói em tôi là con gái nên phải cẩn thận, khéo léo. Mẹ thường cho em tôi đi chợ để học cách chọn rau quả, thịt, cá … Lúc nấu ăn mẹ cũng cho nó phụ cùng, vừa nấu mẹ vừa giảng giải, hướng dẫn chuyện bếp núc. Vì mẹ tôi là giáo viên dạy nhiều bộ môn nên chuyện học hành của anh em tôi môn nào mẹ cũng hướng dẫn được. Tôi lớn lên được như bây giờ, đã biết khóc biết cười đúng cảm xúc của mình, tôi cười, mẹ cũng mỉm cười làm niềm vui của tôi nhân lên nhiều lần. Khi tôi buồn, mẹ chia sẻ làm nỗi buồn của tôi vơi bớt đi. Mẹ luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng tôi. Với tôi, mẹ là người phụ nữ hoàn mĩ nhất thế gian
Mẹ ơi! Mẹ là người mà con yêu thương nhất! Cuộc đời con không thể không có mẹ, mẹ dạy cho con những điều hay để con có thể nhìn thấy tương lai tươi sáng. Con sẽ học thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của mẹ. Con mong mẹ sẽ sống mãi bên con, con yêu mẹ lắm, mẹ của con!