K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Các bạn ơi giúp mình mấy bài nàyBài 1 : tình huống :Ngày nào cũng vậy , mẹ cho tiền để Nam ăn sáng nhưng Nam nhịn ăn, dành tiền chơi điện tử. Cứ tan học là Nam lại vào quán chơi điện tử mải miết đến hơn 12 giờ trưa mới về tới nhà . Về nhà , Nam vội vàng ăn cơm rồi lại tất tưởi đi học . Thấy vậy , mẹ Nam mắng Nam Và cấm Nam đi chơi điện tử , nếu còn...
Đọc tiếp

Các bạn ơi giúp mình mấy bài này

Bài 1 : tình huống :

Ngày nào cũng vậy , mẹ cho tiền để Nam ăn sáng nhưng Nam nhịn ăn, dành tiền chơi điện tử. Cứ tan học là Nam lại vào quán chơi điện tử mải miết đến hơn 12 giờ trưa mới về tới nhà . Về nhà , Nam vội vàng ăn cơm rồi lại tất tưởi đi học . Thấy vậy , mẹ Nam mắng Nam Và cấm Nam đi chơi điện tử , nếu còn tiếp tục thì mẹ Nam sẽ không cho Nam tiền ăn sáng . Nam giận dỗi mẹ vì cho rằng mẹ đã vi phạm quyền trẻ em.

Hỏi:

a, trong tình huống bạn Nam đã được hưởng những quyền gì?

b, Nam nói :"Mẹ đã vi phạm quyền trẻ em",điều đó có đúng hay không ? Giải thích vì sao?

Bài 2: Hãy thực hiện quyền tham gia của mình bằng cách gửi tới Thế giới bức thông điệp ngắn gọn và có ý nghĩa về quyền trẻ em

2

Câu a)Nam đang được hưởng các quyền là:

1. Thứ nhất, quyền được khai sinh và có quốc tịch.2. Thứ hai, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng  3 Thứ ba, quyền được sống chung với cha mẹ.4. Thứ tư, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự.5. Thứ năm, quyền được chăm sóc sức khỏe.6. Thứ sáu, quyền được học tập.7. Thứ bảy, quyền được vui chơi giải trí hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch.

Câu b)

Theo em, Nam nói mẹ vi phạm quyền trẻ em là không đúng. Vì trong trường hợp này, bạn Nam hư nên mẹ có quyền mắng Nam với mục đích dạy bảo, nhằm giúp Nam hiểu ra những việc làm sai trái của mình, giúp Nam trở thành một người con ngoan, trò giỏi, một công dân có ích cho xã hội.

Bài 2:    Quyền trẻ em là những điều mà trẻ em có quyền được biết,được tham gia và có trách nhiệm với nó,...Trẻ em có các quyền như:quyền được khai sinh và có quốc tịch,quyền được sống,được chăm sóc và nuôi dưỡng,...Nhưng cũng có một số trẻ em còn thiếu may mắn khi bị bỏ rơi,hoặc cha mẹ mất vì tai nạn hoặc tàn nhẫn hơn là bị cha mẹ phá bỏ từ khi còn trong bụng mẹ.Ta có thể thấy có một số trẻ em vẫn chưa được hưởng đủ các quyền mà các em cần có.Mong sao tình trạng như trên sẽ được khắc phục sớm để các thế hệ mai sau có một môi trường sống tốt nhất mà các em đáng được hưởng.

12 tháng 3 2022

không

3 tháng 12 2017

a. Em thấy việc làm này là sai, suy nghĩ của Minh là suy nghĩ lệch lạc

b.Em sẽ khuyên bạn rằng: Bạn không nên có suy nghĩ như vậy,đó là suy nghĩ không đúng đắn

8 tháng 12 2017

a) e thấy Minh là người không có trách nghuêmj về việc học

b) Nếu là Kiên e sẽ giảng cho bạn hiêu rồi cùng bạn học bài

đó là suy nghĩ của mình nhé bạn ^^

CHÚC BẠN HJC TỐT

7 tháng 11 2021

1.Hành vi của bạn An là hành vi xấu, cần phải loại bỏ

2. em sẽ khuyên bạn, hường dẫn bạn học cách bảo vệ môi trường và cho bạn biết các tác động của nó để bạn sửa chữa và kiểm soát hành vi của mình.

Bạn tham khảo nha!

Em sẽ khuyên an không nên vứt rác bừa bãi xuống hồ sẽ gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến mĩ quan của hồ. Nhắc nhở bạn phải nhặt rác bỏ đúng nơi quy định.

#Y/n

8 tháng 5 2018

- Hành vi, cử chỉ của Quang thể hiện là người lịch sự, tế nhị, có ý thức cao ở nơi công cộng, cư xử rất có văn hóa.

- Hành vi, cử chỉ của Tuấn thể hiện ý thức kém, thiếu lịch sự, tế nhị, cư xử không có văn hóa.

3 tháng 4 2017

- Hành vi, cử chỉ của Quang thể hiện cậu là người lịch sự, tế nhị.

- Hành vi, cử chỉ của Tuấn thể hiện cậu là người có ý thức kém, thiếu lịch sự, tế nhị.

10 tháng 4 2017

hành vi , củ chỉ của Quang thể hiện cậu là gnuwwoif có văn hóa , lịch sự,tế nhị , biết tôn trọng người khác.

hành vi , cử chỉ của Tuấn thể hiện cậu là người thiếu văn hóa , giáo dục , thiếu ý thức , kém lịch sự , tế nhị.

Đọc tình huống và thực hiện theo yêu cầuTình huống 1: Hôm nay trời mưa to, em lưỡng lự có nên đi học võ hay không.Em chọn cách ứng xử nào? Vì sao?Tình huống 2: Đêm khuya và bên ngoài trời rất lạnh, em còn bài tập chưa làm xong. Em phân vân không biết nên đi ngủ hay là tiếp tục làm cho xong các bài tập.Em chọn cách ứng xử nào? Vì sao?Tình huống 3: Hùng đang dọn dẹp nhà cửa thì Tuấn sang chơi. Tuấn rủ: “Đi đá bóng...
Đọc tiếp

Đọc tình huống và thực hiện theo yêu cầu

Tình huống 1: Hôm nay trời mưa to, em lưỡng lự có nên đi học võ hay không.

Em chọn cách ứng xử nào? Vì sao?

Tình huống 2: Đêm khuya và bên ngoài trời rất lạnh, em còn bài tập chưa làm xong. Em phân vân không biết nên đi ngủ hay là tiếp tục làm cho xong các bài tập.

Em chọn cách ứng xử nào? Vì sao?

Tình huống 3: Hùng đang dọn dẹp nhà cửa thì Tuấn sang chơi. Tuấn rủ: “Đi đá bóng đi, cả tuần học rồi, chủ nhật phải được tự do, thoải mái. Lần nào sang cũng thấy cậu làm việc nhà là sao?”

Nếu em là Hùng, em sẽ nói gì với Tuấn? Vì sao?

Tình huống 4: Vào năm học mới, Hoa đặt mục tiêu trở thành học sinh giỏi toán. Vì vậy, bạn luôn cố gắng giải thêm các bài tập khó. Mỗi lần, thấy Hoa đang loay hoay tìm lời giải bài toán khó, Mai đưa ra cho Hoa cuốn sách giải bài tập Toán 6 và nói: “Cậu chép đi cho nhanh, việc gì phải tốn thời gian suy nghĩ.”

Em có đồng ý với ý kiến của Mai không? Vì sao?

Tình huống 5: Hai tháng nữa là đến Hội khỏe Phù Đổng toàn trường, Minh muốn thử sức ở cự li chạy 1000m dành cho nam. Hoàng khuyên: “Minh không nên tham gia vì ở trường có rất nhiều người chạy nhanh lắm.”

Em sẽ đưa ra lời khuyên với Hoàng như thế nào?

2
LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
14 tháng 8 2021

1. Em sẽ chọn đi học, vì dù trời mưa nhưng nhà trường vẫn dạy học bình thường thì chúng ta vẫn phải cố gắng đến lớp không nên lười biếng. Chúng ta chỉ được phép nghỉ học trong trường hợp có lí do cụ thể hoặc có thông báo nghỉ học từ nhà trường.

2. Em sẽ cố gắng làm bài tập tiếp khi nào xong rồi đi ngủ. Vì khi làm bài chưa xong mà đã đi ngủ hôm sau lên lớp sẽ không có bài để cô kiểm tra và đó cũng là một hành động lười biếng trong học tập.

3. Nếu em là Hùng em sẽ nói với Tuấn: “khi nào mình dọn dẹp nhà cửa phụ bố mẹ xong mình sẽ đi đá bóng cùng cậu”. Vì đi học cả tuần chỉ có chủ nhật mới được nghỉ ở nhà nên mình tranh thủ chút thời gian rảnh để phụ bố mẹ.

4. Em không đồng ý với ý kiến của Mai. Vì dù bài tập khó nhưng chúng ta cũng phải cố gắng nỗ lực tìm cách giải để nâng cao thêm kiến thức chứ không được chép như vậy. Hơn nữa, chép bài của bạn là hành động sai, thiếu trung thực không nên làm như vậy, chép bài sẽ hình thành thói quen ỷ lại vào người khác, lâu dần sẽ học càng ngày càng kém.

5. Trong một cuộc thi sẽ có nhiều người tham gia, kết quả sẽ có người thắng và người thua, Hoàng không nên tự ti vào khả năng của mình như vậy. Nếu như bạn kiên trì tập luyện, cố gắng hết sức mình thì cố cơ hội chiến thắng, còn trong trường hợp thua thì cũng không nên nản lòng và hãy vui vẻ vì cậu đã làm hết sức mình rồi.

14 tháng 8 2021

Tham khảo

1. Em sẽ chọn đi học, vì dù trời mưa nhưng nhà trường vẫn dạy học bình thường thì chúng ta vẫn phải cố gắng đến lớp.

2. Em sẽ cố gắng làm bài tập tiếp khi nào xong rồi đi ngủ. Vì khi làm bài chưa xong mà đã đi ngủ hôm sau lên lớp sẽ không có bài để cô kiểm tra 

3. Nếu em là Hùng em sẽ nói với Tuấn: “khi nào mình dọn dẹp nhà cửa phụ bố mẹ xong mình sẽ đi đá bóng cùng cậu”. Vì đi học cả tuần chỉ có mấy ngày mới được nghỉ ở nhà nên mình tranh thủ chút thời gian rảnh để phụ bố mẹ.

4. Em không đồng ý với ý kiến của Mai. Vì dù bài tập khó nhưng chúng ta cũng phải cố gắng nỗ lực tìm cách giải để nâng cao thêm kiến thức chứ không được chép như vậy. 

5. Trong một cuộc thi sẽ có nhiều người tham gia, kết quả sẽ có người thắng và người thua, Hoàng không nên tự ti vào khả năng của mình như vậy. Nếu như bạn kiên trì tập luyện, cố gắng hết sức mình thì có cơ hội chiến thắng, còn trong trường hợp thua thì cũng không nên nản lòng và hãy vui vẻ vì cậu đã làm hết sức mình rồi.

29 tháng 9 2017

Để khắc phục tình trạng vi phạm giao thông ta cần:

+ Tuyên truyền cho mọi người về luật khi tham gia giao thông

+ Xử lý nghiêm các hành vi gây ra tai nạn giao thông

+ Đồng bộ hóa các biển báo trên tất cả các tuyến đường

+ Giảm tỉ lệ xe cộ bằng cách tập trung đi các tuyến xe bus nhanh và xe công cộng.

20 tháng 4 2017

"Học ở trường" là học những kiến thức phổ thông, bao quát, là cái cần, cái nền cho tri thức. Nhưng nếu dừng ở đó thì chưa là gì cả. "Học ở sách vở" là đào sâu, xới kĩ, mở rộng và nâng cao hơn một bước những kiến thức thu nhận được từ "Học ở trường". Nhưng nếu dừng lại ở đây thì cũng chưa đủ. "Học lẫn nhau" là học từ bạn bè, thông qua bạn bè; đây là việc bổ trợ, tương tác cho nhau những khiếm khuyết của việc tự học và thu nhận kiến thức ở trường. Như thế liệu đã đủ chưa nhỉ? Chắc chắn là chưa.
Hơn tất cả (từ việc học ở nhà trường, học ở sách vở đến học lẫn nhau) là học ở nhân dân. Nhân dân là người sáng tạo ra văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, phong tục, tập quán... Nói chung là cả một kho tàng tri thức khổng lồ. Học ở nhà trường, sách vở, bạn bè mới chỉ là một phần, là cái hữu hạn; chỉ có học ở nhân dân mới chính thức bước vào cái vô hạn, bất tận. Học ở nhân dân là quay về với cái bắt đầu, sự vận hành phát triển, đồng thời cũng là đích đến. Bao la, vô cùng là ở đó.