K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2023
Gia đình là một phần quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Gia đình Việt Nam thường được coi là trung tâm của xã hội và là nơi mà các giá trị truyền thống được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dưới đây là một thuyết trình về gia đình và văn hóa Việt Nam: 1. Gia đình là trụ cột của xã hội: Gia đình Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái, gìn giữ truyền thống và xây dựng một cộng đồng vững mạnh. 2. Sự kính trọng và tôn trọng: Trong gia đình Việt Nam, sự kính trọng và tôn trọng giữa các thành viên là rất quan trọng. Trẻ em thường được dạy dỗ để tôn trọng các người lớn và người già. 3. Truyền thống gia đình: Gia đình Việt Nam có truyền thống mệnh danh "tổ tiên học tập, đức hạnh cả đời". Việc tôn trọng tổ tiên và duy trì các nghi lễ gia đình là một phần quan trọng của văn hóa Việt Nam. 4. Gia đình mở rộng: Gia đình Việt Nam thường có sự tham gia của nhiều thế hệ và các thành viên khác nhau. Gia đình mở rộng có thể bao gồm bố mẹ, con cái, ông bà, chú bác và các thành viên khác. 5. Mối quan hệ gia đình: Trong gia đình Việt Nam, mối quan hệ gia đình rất quan trọng. Tình yêu thương, sự chăm sóc và sự hỗ trợ giữa các thành viên gia đình là điều được coi trọng. 6. Món ăn gia đình: Gia đình Việt Nam thường có thói quen ăn cơm chung và cùng nhau chia sẻ các bữa ăn. Đây là cách để tạo sự gắn kết và thể hiện tình yêu thương trong gia đình. 7. Lễ hội gia đình: Gia đình Việt Nam có nhiều lễ hội truyền thống như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu và Lễ hội Vu Lan. Những lễ hội này tạo dịp để gia đình sum họp, tưởng nhớ tổ tiên và tận hưởng niềm vui cùng nhau. 8. Gia đình và giáo dục: Gia đình Việt Nam có vai trò quan trọng trong giáo dục con cái. Các bậc phụ huynh thường đặt mục tiêu cao cho việc học tập của con cái và khuyến khích sự phát triển toàn diện của họ. Trên đây là một số điểm nổi bật về gia đình và văn hóa Việt Nam. Gia đình Việt Nam có những giá trị truyền thống đặc biệt và đóng góp quan trọng vào xã hội.

THAM KHẢO

Tình yêu quê hương đất nước trở thành nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các thi nhân, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi góp thêm một bông hoa cho vườn văn học yêu nước – bài thơ Việt Nam quê hương ta. Những câu thơ của Nguyễn Đình Thi vút lên sôi nổi, trầm hùng biết bao: 

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập

rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

       Bốn câu thơ đầu mở ra cảnh thanh bình của làng quê Việt Nam bao đời nay sau lũy tre làng gần gũi thân thương. Để có được sự thanh bình ấy dân tộc ta đã phải trải qua rất nhiều đau thương mất mát và hi sinh: “Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau/ Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”. Càng trong gian khó, phẩm chất và ý chí của con người Việt Nam lại càng ngời sáng hơn, từ những người bé nhỏ bình dị chăm chút làm ăn, khi đất nước lâm nguy họ vụt lớn lên thành những anh hùng bất khuất, kiên trung, không kẻ thù nào có thể khuất phục “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Điều đó đã lí giải vì sao một dân tộc bé nhỏ như dân tộc Việt Nam lại có thể chiến thắng những kẻ thù sừng sỏ nhất. Vẻ đẹp của những con người gan dạ dũng cảm đó không chỉ là chỉ biết cầm súng chiến đấu mà chính là bản chất hiền hòa, đôn hậu, yêu chuộng hòa bình “Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.Quê hương dưới đôi mắt của nhà thơ Nguyễn Đình Thi hiện lên vô cùng tươi đẹp, chan hòa ánh nắng, nơi có “Hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người biết “Yêu ai yêu trọn tấm lòng thủy chung”, nơi gắn bó bao kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm và trở thành phần kí ức không thể xóa nhòa trong tâm trí. Để mỗi khi đi xa thì nỗi nhớ lại càng trào dâng: “Ta đi ta nhớ núi rừng/ Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ”. Nếu không có một tình yêu sâu nặng với quê hương đất nước thì chắc hẳn không thể viết nên những câu thơ chạm tới miền tình cảm thiêng liêng nhất trong trái tim mỗi người dân đất Việt. Mỗi lần đọc lại những vần thơ này của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, ắt hẳn trong chúng ta không khỏi dấy lên niềm tự hào về quê hương đất nước mình.

30 tháng 11 2021

Tham khảo

Tình yêu quê hương đất nước trở thành nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các thi nhân, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi góp thêm một bông hoa cho vườn văn học yêu nước – bài thơ Việt Nam quê hương ta. Những câu thơ của Nguyễn Đình Thi vút lên sôi nổi, trầm hùng biết bao: 

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập

rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

       Bốn câu thơ đầu mở ra cảnh thanh bình của làng quê Việt Nam bao đời nay sau lũy tre làng gần gũi thân thương. Để có được sự thanh bình ấy dân tộc ta đã phải trải qua rất nhiều đau thương mất mát và hi sinh: “Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau/ Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”. Càng trong gian khó, phẩm chất và ý chí của con người Việt Nam lại càng ngời sáng hơn, từ những người bé nhỏ bình dị chăm chút làm ăn, khi đất nước lâm nguy họ vụt lớn lên thành những anh hùng bất khuất, kiên trung, không kẻ thù nào có thể khuất phục “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Điều đó đã lí giải vì sao một dân tộc bé nhỏ như dân tộc Việt Nam lại có thể chiến thắng những kẻ thù sừng sỏ nhất. Vẻ đẹp của những con người gan dạ dũng cảm đó không chỉ là chỉ biết cầm súng chiến đấu mà chính là bản chất hiền hòa, đôn hậu, yêu chuộng hòa bình “Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.Quê hương dưới đôi mắt của nhà thơ Nguyễn Đình Thi hiện lên vô cùng tươi đẹp, chan hòa ánh nắng, nơi có “Hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người biết “Yêu ai yêu trọn tấm lòng thủy chung”, nơi gắn bó bao kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm và trở thành phần kí ức không thể xóa nhòa trong tâm trí. Để mỗi khi đi xa thì nỗi nhớ lại càng trào dâng: “Ta đi ta nhớ núi rừng/ Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ”. Nếu không có một tình yêu sâu nặng với quê hương đất nước thì chắc hẳn không thể viết nên những câu thơ chạm tới miền tình cảm thiêng liêng nhất trong trái tim mỗi người dân đất Việt. Mỗi lần đọc lại những vần thơ này của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, ắt hẳn trong chúng ta không khỏi dấy lên niềm tự hào về quê hương đất nước mình.

6 tháng 5 2021

"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.

Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" – chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:

"Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam

Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:

"Bão bủng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."

Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:

"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.

hay:

"Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".

hay:

"Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:

"Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con".

"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.

Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:

"Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".

Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.

tk

19 tháng 3 2022
Cây tre chính là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Tre chính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh.Tre mang những vẻ đẹp phẩm chất mà con người Việt Nam có được. Dù ở trong quá khứ hay hiện tại, cây tre cũng gắn bó vô cùng với con người Việt Nam. Qua văn bản “Cây tre Việt Nam”, người đọc thêm yêu mến hình ảnh cây tre
6 tháng 7 2023

Tiêu đề: "Hành trình của sự hiểu biết"

Nhân vật: Ba, mẹ, con trai, con gái

Cảnh 1: Phòng khách

(Ba đang đọc báo, mẹ đang làm việc trên máy tính, con trai và con gái đang chơi điện tử)

Ba: (nhìn lên từ báo) Cả nhà ơi, tại sao chúng ta không dành ít thời gian để trò chuyện với nhau nhỉ?

Mẹ đồng tình: (nhìn lên từ máy tính) Đúng vậy, chúng ta đã quá bận rộn với công việc và hoạt động cá nhân của mình.

Con trai: (không quan tâm) Con đang chơi game này và con không muốn ngừng lại ạ.

Con gái: (đồng ý) Con cũng muốn tiếp tục xem phim ạ.

Ba: Nhưng việc trò chuyện và lắng nghe nhau là cách tốt nhất để ta có thể thấu hiểu nhau hơn, có một gia đình hạnh phúc.

Mẹ tán thuận: Ba nói đúng đấy. Chúng ta cần tạo ra thời gian để chia sẻ niềm vui nỗi buồn, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau.

Cảnh 2: Bữa tối

(Cả gia đình đang ngồi bên bàn ăn)

Ba: Hôm nay, ba muốn mọi người kể về những điều thú vị đã xảy ra trong ngày của mình.

Con trai: (cười) Thưa, con đã giành chiến thắng trong giải bóng đá của trường ạ.

Con gái: Dạ con đã học được một bài học quan trọng về tình bạn trong sách mà con đang đọc.

Mẹ: Em đã có cuộc trò chuyện thú vị với một đồng nghiệp mới ở công việc.

Ba: Rất tuyệt! Chúng ta cần tiếp tục chia sẻ và lắng nghe nhau như vậy để hiểu biết và tạo ra một gia đình gắn kết.

Cảnh 3: Phòng khách

(Gia đình đang ngồi trên ghế sofa, không có điện tử)

Ba: Cảm ơn mọi người vì đã dành thời gian để trò chuyện và lắng nghe nhau.

Mẹ: Đúng vậy, chúng ta đã tạo ra một không gian để hiểu biết và tôn trọng ý kiến của nhau.

Con trai: (cười) Dạ con thấy rằng thật tuyệt vời khi chúng ta có thể chia sẻ những điều thú vị và học hỏi từ nhau.

Con gái: Con cũng thế, con cảm thấy rất gần gũi và yêu thương gia đình mình.

Ba: Hãy tiếp tục duy trì văn hóa giao tiếp này trong gia đình chúng ta. Chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và hạnh phúc hơn nhiều.

Kết thúc

Hy vọng vở kịch ngắn này giúp bạn hiểu về tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp trong gia đình.

6 tháng 7 2023

giúp mình với

 

mình chỉ tham khảo thôi mình không chép bài bạn đâu 

cảm ơn nha

10 tháng 2 2022

không seo :))))))

6 tháng 2 2022

Hình như nhầm lớp thì phải chứ anh nhớ lớp 8 mới học văn thuyết minh. 

6 tháng 2 2022

sách lớp 6 mới học rồi

25 tháng 11 2021

THAM KHẢO

Tình yêu quê hương đất nước trở thành nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các thi nhân, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi góp thêm một bông hoa cho vườn văn học yêu nước – bài thơ Việt Nam quê hương ta. Những câu thơ của Nguyễn Đình Thi vút lên sôi nổi, trầm hùng biết bao: 

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập

rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

       Bốn câu thơ đầu mở ra cảnh thanh bình của làng quê Việt Nam bao đời nay sau lũy tre làng gần gũi thân thương. Để có được sự thanh bình ấy dân tộc ta đã phải trải qua rất nhiều đau thương mất mát và hi sinh: “Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau/ Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”. Càng trong gian khó, phẩm chất và ý chí của con người Việt Nam lại càng ngời sáng hơn, từ những người bé nhỏ bình dị chăm chút làm ăn, khi đất nước lâm nguy họ vụt lớn lên thành những anh hùng bất khuất, kiên trung, không kẻ thù nào có thể khuất phục “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Điều đó đã lí giải vì sao một dân tộc bé nhỏ như dân tộc Việt Nam lại có thể chiến thắng những kẻ thù sừng sỏ nhất. Vẻ đẹp của những con người gan dạ dũng cảm đó không chỉ là chỉ biết cầm súng chiến đấu mà chính là bản chất hiền hòa, đôn hậu, yêu chuộng hòa bình “Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.Quê hương dưới đôi mắt của nhà thơ Nguyễn Đình Thi hiện lên vô cùng tươi đẹp, chan hòa ánh nắng, nơi có “Hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người biết “Yêu ai yêu trọn tấm lòng thủy chung”, nơi gắn bó bao kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm và trở thành phần kí ức không thể xóa nhòa trong tâm trí. Để mỗi khi đi xa thì nỗi nhớ lại càng trào dâng: “Ta đi ta nhớ núi rừng/ Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ”. Nếu không có một tình yêu sâu nặng với quê hương đất nước thì chắc hẳn không thể viết nên những câu thơ chạm tới miền tình cảm thiêng liêng nhất trong trái tim mỗi người dân đất Việt. Mỗi lần đọc lại những vần thơ này của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, ắt hẳn trong chúng ta không khỏi dấy lên niềm tự hào về quê hương đất nước mình.

25 tháng 11 2021

giúp em

 

Bài làmĐi lễ chùa đầu năm đã trở thành 1 thói quen của rất nhiều người, trở thành 1 nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt để cầu phúc, cầu may cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm mới. Gia đình em cũng vậy. Trong dịp Tết Nhâm Dần 2022, em đã có 1 buổi du xuân vãn cảnh chùa cùng gia đình thật vui vẻ. Địa điểm gia đình em đi du xuân đó là chùa Pháp Vũ.Buổi sớm ngày mùng 4...
Đọc tiếp

Bài làm

Đi lễ chùa đầu năm đã trở thành 1 thói quen của rất nhiều người, trở thành 1 nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt để cầu phúc, cầu may cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm mới. Gia đình em cũng vậy. Trong dịp Tết Nhâm Dần 2022, em đã có 1 buổi du xuân vãn cảnh chùa cùng gia đình thật vui vẻ. Địa điểm gia đình em đi du xuân đó là chùa Pháp Vũ.

Buổi sớm ngày mùng 4 Tết cũng là tiết Lập Xuân, mẹ em sắm sửa lễ vật gồm: hoa quả, bánh kẹo, trầu cau và một bó hoa thơm để dâng lên Đức Phật. Khung cảnh chùa thật tĩnh mịch, khói hương nghi ngút mà em ngỡ như lạc vào chốn bồng lai. Thật nhanh chóng em và mẹ đã sắp lễ xong dâng lên các ban thờ và cả gia đình cùng đi lễ phật. Khi đã lễ phật xong thì cả nhà em cùng nhau đi thăm quan ngôi chùa cổ kính và ngắm những cảnh đẹp xung quanh. Phía trc cửa chùa là 2 dãy hàng dừa tỏa bóng mát. Cây dừa đối với quê em là một nét đặc trưng rất riêng, là bản sắc vì làng em có tên gọi là làng Dừa. Ngay lối vào cổng chùa thì có một cây bồ đề cổ thụ ko biết có từ bao giờ. Phía bên phải sân chùa là một ao sen nhỏ. Phía chính giữa sân chùa là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát trông thật hiền hậu. Phía bên trong là gian thờ chính với kết cấu ba gian cổ kính cũng giống như những ngôi chùa khác ở đồng bằng bắc bộ, chùa đc chủ yếu xây bằng gỗ quý với những cột, xá, kèo và đc lợp bằng ngói di. Bước vào bên trong, em cảm nhận đc sự trang nghiêm, thanh tịnh. Tiếng chuông chùa ngân vang giữa đất trời, cùng với khói nhang,hương thơm của hoa,sắc màu rực rỡ của đèn và nụ cười của pho tượng Phật… tạo nên ko khí yên bình, tâm hồn thanh tịnh. Cũng giống như nhiều người đi lễ và vãn cảnh chùa đầu năm ko chỉ để ước nguyện mà còn là quãng thời gian chúng ta tìm về chốn tâm linh, bỏ lại phía sau những vất vả, bộn bề của cuộc sống thường nhật. Bên cạnh đó em cảm nhận đc những cảnh đẹp của quê hương em thật nên thơ, gần gũi và giúp em hiểu hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc.

Mọi người giúp mình cái đoạn kết bài của bài văn này với

0
21 tháng 10 2021

Tham Khảo :

Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đôi khi thường xảy ra các xung đột. Điều đó đòi hỏi mỗi thành viên cần có những giải pháp để giải quyết các xung đột, xây dựng một gia đình hòa thuận và hạnh phúc.

Đầu tiên, nguyên nhân của xung đột trong gia đình đến từ sự khác biệt trong về nhận thức, quan điểm hay suy nghĩ giữa cha mẹ và con cái. Từ đó đã tạo nên những xung đột về tâm lý là đặc điểm nổi bật mang tính quy luật. Điều đó là do hoàn cảnh sống, thời gian sống và sự khác nhau về thế hệ, sự chênh lệch về kinh nghiệm sống đã tạo nên khoảng cách dẫn đến xung đột.

Cha mẹ luôn mong muốn con cái phải nghe theo những quy định mình đặt ra từ khi con còn bé. Trong suy nghĩ, cha mẹ luôn cho rằng con cái là còn bé bỏng nên cha mẹ cần phải kiểm soát mọi hoạt động, con cái phải phụ thuộc vào mọi quyết định của mình. Đồng thời, nhiều cha mẹ chưa có sự hiểu biết cần thiết về những thay đổi về tâm sinh lí của con. Cha mẹ muốn duy trì sự phụ thuộc của con cái vào cha mẹ trong các hoạt động của cuộc sống hàng ngày…

Về phía con cái, trong độ tuổi dậy thì, tâm sinh lý sẽ có sự thay đổi, nhiều bạn cho đã suy nghĩ “về sự trưởng thành” và có cảm giác “mình là người lớn”. Ở độ tuổi này, nhận thức về “cái tôi cá nhân” và “quyền riêng tư” với những nhu cầu độc lập của bản thân cũng tăng lên rõ rệt. Từ sự thay đổi trên dẫn đến con cái muốn vượt qua sự kiểm soát, quản lý của bố mẹ.

Điều này sẽ khiến cho mối quan hệ của các thành viên trong gia đình không được tốt đẹp. Bởi vậy mà cần phải có những biện pháp phù hợp, tích cực. Đầy tiên, cha mẹ phải là người chủ động thay đổi. Cha mẹ vẫn duy trì những nề nếp quy định của gia đình nhưng phải phù hợp với cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó. cha mẹ cần trở thành những người bạn của con - thấu hiểu và chia sẻ với con mọi vấn đề trong cuộc sống. Từ đó, cha mẹ mới có thể đưa ra những đánh giá, lời khuyên cho con cái. Bản thân chúng ta cũng cần phải hiểu được những mong muốn tốt đẹp của cha mẹ. Hãy chia sẻ cởi mở, suy nghĩ về những lời khuyên và tránh những hành vi tiêu cực: giận dỗi, cãi lời… cha mẹ.

Một gia đình hạnh phúc là một gia đình luôn có sự thấu hiểu, chia sẻ. Mỗi người hãy biết cách xây dựng và bảo vệ gia đình của mình trở nên tốt đẹp hơn.

( dài quá thì cắt bớt đoạn tùy ý )