K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Chất hữu cơ X có các tính chất sau :- Ở điều kiện thường là chất rắn kết tinh.- Tan nhiều trong nướcVậy X làA. etilen. B. glucozơ. C. chất béo. D. axit axetic.Câu 2: Saccarozơ tham gia phản ứng hóa học nào sau đây?A. Phản ứng tráng gương.B. Phản ứng thủy phân.C. Phản ứng xà phòng hóa.D. Phản ứng este hóa.Câu 3: Tinh bột, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứngA. hòa tan Cu(OH) 2 .B. trùng ngưng. C. tráng...
Đọc tiếp

Câu 1: Chất hữu cơ X có các tính chất sau :
- Ở điều kiện thường là chất rắn kết tinh.
- Tan nhiều trong nước
Vậy X là
A. etilen. B. glucozơ. C. chất béo. D. axit axetic.
Câu 2: Saccarozơ tham gia phản ứng hóa học nào sau đây?
A. Phản ứng tráng gương.
B. Phản ứng thủy phân.
C. Phản ứng xà phòng hóa.
D. Phản ứng este hóa.
Câu 3: Tinh bột, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. hòa tan Cu(OH) 2 .B. trùng ngưng. C. tráng gương. D. thủy phân.
Câu 4: Khi cho nước chanh vào sữa bò có hiện tượng
A. sữa bò bị vón cục.
B. sữa bò và nước chanh hòa tan vào nhau.
C. xuất hiện màu xanh đặc trưng.
D. không có hiện tượng gì.
Câu 5: Các loại thực phẩm nào là hợp chất cao phân tử ?
A. Nước uống, đường. B. Tinh bột, chất béo. C. Axit axetic. D. Tinh bột,
chất đạm
Câu 6: Loại đường nào sau đây được dùng để pha huyết thanh, truyền tĩnh
mạch người bệnh?
A. Sacarozơ. B. Frutozơ. C. Glucozơ D. Mantozơ.
Câu 7: Trong công nghiệp để tráng gương soi và ruột phích nước, người ta cho
dung dịch AgNO 3  trong NH 3  tác dụng với
A. anđehit fomic. B. saccarozơ. C. glucozơ. D. axetilen.
Câu 8: Tính chất vật lý của saccarozơ là
A. là chất rắn kết tinh, màu vàng nhạt, vị ngọt, dễ tan trong nước.
B. là chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, khó tan trong nước.
C. là chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.
D. là chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, không tan trong nước lạnh.
Câu 9: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
A. Tinh bột và xenlulozơ dễ tan trong nước.
B. Tinh bột dễ tan trong nước còn xenlulozơ không tan trong nước.
C. Tinh bột và xenlulozơ không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước
nóng.

D. Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng tan được trong nước nóng. Còn
xenlulozơ không tan cả trong nước lạnh và nước nóng.
Câu 10: Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều
A. chất béo. B. chất đường. C. chất bột. D. protein.
Câu 11: Polime nào sau dây không phải là polime thiên nhiên?
A. Poli(vinyl clorua). B. Xenlulozơ. C. Protein. D. Tinh bột.

2
24 tháng 5 2021

1/B   2/B   3/D   4/A   5/D   6/C   7/C   8/C    9/D   10/D   11/A

24 tháng 5 2021

1. B

2. B

3. D

4. A

5. D

6. C

7. C

8. C

9. D

10. D

11. A

15 tháng 1 2021

a) Chất béo tan không  trong nước nhưng tan trong benzen và dầu hỏa

b) Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm tạo ra glixerol và các muối của axiit béo

c) Phản ứng của chất béo với nước trong môi trường axit là phản ứng thủy phân nhưng không là phản ứng xà phòng hóa.

 

 

Câu 12. Chất nào sau đây khi tan trong nước cho dung dịch, làm quỳ tím hóa đỏ:A. KOH​B. KNO3​C. SO3​D. CaOCâu 13. Chất nào sau đây tác dụng với H2SO4 loãng tạo thành muối và nước:​A. Cu​B. CuO​ ​C. CuSO4​D. CO2Câu 14. CaO có thể làm khô khí nào có lẫn hơi nước sau đây:​A. Khí CO2​B. Khí SO2 ​C. Khí HCl​D. COCâu 15. Một hỗn hợp rắn gồm Fe2O3 và CaO, để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp này người ta phải dùng dư: ​A....
Đọc tiếp

Câu 12. Chất nào sau đây khi tan trong nước cho dung dịch, làm quỳ tím hóa đỏ:

A. KOH​

B. KNO3​

C. SO3​

D. CaO

Câu 13. Chất nào sau đây tác dụng với H2SO4 loãng tạo thành muối và nước:

​A. Cu​

B. CuO​ ​

C. CuSO4​

D. CO2

Câu 14. CaO có thể làm khô khí nào có lẫn hơi nước sau đây:

​A. Khí CO2​

B. Khí SO2 ​

C. Khí HCl​

D. CO

Câu 15. Một hỗn hợp rắn gồm Fe2O3 và CaO, để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp này người ta phải dùng dư: ​

A. Nước.​​

B. Dung dịch NaOH. ​

C. Dung dịch HCl.​

D. dung dịch NaCl.

Câu 16. Dung dịch axit mạnh không có tính nào sau đây:. ​

A. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

​B. Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước . .

​C. Tác dụng với nhiều kim loại giải phóng khí hiđrô. ​

D. Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

Câu 17. Đơn chất nào sau đây tác dụng với H2SO4 loãng sinh ra chất khí :

​A. Bạc​

B. Đồng ​

C. Sắt​​

D. cacbon.

Câu 18. Trong phòng thí nghiệm khí SO2 không thu bằng cách đẩy nước vì SO2 : ​

A. Nhẹ hơn nước​

B. Tan được trong nước.

​C. Dễ hóa lỏng ​

D. Tất cả các ý trên .

Câu 19. Để trung hòa 11,2gam KOH 20%, thì cần lấy bao nhiêu gam dung dịch axit H2SO435% ​

A. 9gam​

B. 4,6gam ​

C. 5,6gam​

D. 1,7gam

Câu 20. Hòa tan 23,5 gam K2O vào nướC. Sau đó dùng 250ml dung dịch HCl để trung hòa dung dịch trên. Tính nồng độ mol HCl cần dùng. ​

A. 1,5M​

B. 2,0 M​

C. 2,5 M​

D. 3,0 M.

0
Câu 11. Cho các chất : metan, etilen, axetilen, ancol etylic, axit axetic. Dãy gồm các chất chỉ có liên kết đơn làA. metan, etilen.          B. ancol etylic, metan.C. ancol etylic, etilen.    D. etilen, axit axetic.                            Câu 12. Để loại bỏ khí etilen trong hỗn hợp với metan người ta đã dùngA. nước.                     B. hiđro.                     C. dung dịch brom.               D. khí oxi.         Câu 13. Cho các chất có công thức...
Đọc tiếp

Câu 11. Cho các chất : metan, etilen, axetilen, ancol etylic, axit axetic. Dãy gồm các chất chỉ có liên kết đơn là

A. metan, etilen.         

 B. ancol etylic, metan.

C. ancol etylic, etilen.   

 D. etilen, axit axetic.                           

Câu 12. Để loại bỏ khí etilen trong hỗn hợp với metan người ta đã dùng

A. nước.                     B. hiđro.                     C. dung dịch brom.               D. khí oxi.  

       Câu 13. Cho các chất có công thức hoá học sau: Na, NaCl, CH3COOH, C6H, C2H5OH, C2H4. Chất có trong thành phần gia vị nấu ăn là

A. Na, NaCl, CH3COOH.                           B. NaCl, C6H, C2H5OH.

C. NaCl, CH3COOH, C2H5OH.                  D. CH3COOH, C2H5OH, C2H4.

Câu 14. Biết 1mol rượu etylic khi cháy hoàn toàn tỏa ra nhiệt lượng là 277,4 kJ. Đốt cháy hết 46 ml ( khối lượng riêng của rượu D= 0,8 g/ml) tỏa ra nhiệt lượng có giá trị là

A. 221,92.                  B. 222,92.                C. 111,46.                             D. 890,92 

Câu 15. Chất nào sau đây có thể dùng để điều chế trực tiếp rượu etylic?

A. Etilen.                   B. Metan.                   C. Axetilen.                           D. Etan.

Câu 16. Khối lượng Na cần phải lấy để tác dụng đủ với 80 gam C2H5OH là:

A. 45g.                       B. 40g.                        C. 35g.                                    D. 25g.

Câu 17. Thể tích rượu etylic nguyên chất có trong 650ml rượu 40o

A. 225 ml.                  B. 260ml.                   C. 290ml.                               D. 360ml.

Câu 18. Cho 13,8g rượu etylic tác dụng hết với kim loại natri. Thể tích khí hiđro tạo thành (ở đktc) là

A. 1,12 lít.                 B. 2,24 lít.                  C. 3,36 lít.                              D. 4,48 lít.

Câu 19. Độ rượu là

A. số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu và nước.

B. số ml nước có trong 100 ml hỗn hợp rượu và nước.

C. số gam rượu etylic có trong 100 gam hỗn hợp rượu và nước.

D. số gam rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu và nước.

Câu 20. Giấm ăn là dung dịch CH3COOH có nồng độ

A. từ 20% ÷ 50%.                                        B.  từ 10% ÷ 20%.      

C.  từ 2%  ÷ 5%.                                           D.  từ 5% ÷ 10%.

0
16 tháng 4 2017

a/ axit axetic=> quỳ tím

glucozo=> cho vào AgNO3 trong Ag2O

rượu etylic=> Na

còn lại là H2O

b/......tượng tự....còn lại là benzen

c/ CO2=> dẫn qua Ca(OH)2

CH4=> đốt rồi sau đó dẫn qua Ca(OH)2

còn lại là.....

15 tháng 4 2018

CH4 và axetilen đốt đều tạo ra CO2 và H2O nhé

để phân biệt CH4 và C2H2 nên dùng Br2 vì C2H2 sẽ làm mất màu Br2

9 tháng 5 2018

- Trích mẫu thử, cho các dd tác dụng với quỳ tím

+ Quỳ hoá đỏ: axit axetic.

+Quỳ ko đổi: còn lại.

- Trích mẫu thử các chất còn lại rồii hoà tan vào nước.

+ Tan: rượu eylic, nước. (nhóm I)

+ Không tan: chất béo, benzen. (nhóm II)

- Lấy các chất ở nhóm I đi đốt

+ Cháy: rượu etylic.

+ Không cháy: nước.

- Lấy các chất ở nhóm II cho tác dụng với dd NaOH, to.

+ Sinh ra xà phòng: chất béo

+ Không tác dụng.

16 tháng 4 2019

a/ Lấy mẫu thử và đánh dấu từng mẫu thử

Cho Ca(OH)2 dư vào mẫu thử

Mẫu thử xuất hiện kết tủa là CO2

CO2 + Ca(OH)2 => CaCO3 + H2O

Cho CuO vào các mẫu thử rồi đun nóng

Mẫu thử xuất hiện chất rắn màu đỏ là H2

CuO + H2 => Cu + H2O

Còn lại là Cl2

b/ Lấy mẫu thử và đánh dấu từng mẫu thử

Cho vào mẫu thử dung dịch Ca(OH)2 dư

Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng là CO2

CO2 + Ca(OH)2 => CaCO3 + H2O

Cho dung dịch Br2 vào các mẫu thử

Mẫu thử làm mất màu Br2 là C2H4

C2H4 + Br2 => C2H4Br2

Còn lại là: CH4

16 tháng 4 2019

c/ Lấy mẫu thử và đánh dấu từng mẫu thử

Cho quỳ tím vào các mẫu thử

Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là CH3COOH

Cho Ag2O và dd NH3 vào các mẫu thử

Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng bạc là C6H12O6 (pứ tráng gương)

C6H12O6 + Ag2O => (NH3) C6H12O7 + 2Ag

Còn lại là: C2H5OH

d/ Lấy mẫu thử và đánh dấu từng mẫu thử

Cho quỳ tím vào các mẫu thử

Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là CH3COOH

Cho nước vào các mẫu thử

Mẫu thử tan trong nước là C2H5OH

Mẫu thử không tan là benzen (sẽ có mặt phân cách giữa 2 chất lỏng: nước và benzen)

e/ Nhận biết bằng cách gộp 2 câu c và d trên

18 tháng 12 2018

Đáp án D

5 tháng 4 2021

a.Không tan dần và có khí thoát ra.

PTHH: 2K + 2C2H5OH → 2C2H5OK + H2

b.Vỏ trứng sủi bọt khí và vỏ tan dần

PTHH: CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + H2O +CO2

c.Thấy màu đỏ nâu của brom bị mất đi và có khí hidro bromua bay ra

PTHH: Br\(_2\) + C\(_6\)H\(_6\) → C\(_6\)H\(_5\)Br + HBr

d.PTHH: \(CuO+2CH_3COOH\) → \(H_2O+\left(CH_3COO\right)_2Cu\)