K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2018

Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!

   Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

   Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

   - Anh có mang tiền không?

   Người mù đáp:

   - Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

   - Cứ đưa đây!

   Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:

   - Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

   Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.

   Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.

   Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

   Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Câu 1:

Đề 1.

- Em thích câu chuyện Sự tích cây vú sữa, câu chuyện em đã được đọc.

- Em thích câu chuyện đó vì câu chuyện nói về tình cảm mẹ con, chi tiết gây ấn tượng là chi tiết cây vú sữa cuối câu chuyện.

Đề 2

- Em thích câu chuyện Câu chuyện Rùa và thỏ, câu chuyện em đã được đọc.

- Em thích câu chuyện đó vì nói về cuộc chạy đua giữa rùa và thỏ, nhân vật rùa tuy chậm chạp nhưng chăm chỉ về đích trước, nhân vật thỏ tuy chạy nhanh nhưng coi thường rùa nên về đích sau,…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Câu 2:

Đề 1.

Mở đầu

Giới thiệu tên câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” vè nêu ý kiến chung đây là câu chuyện nổi tiếng viết về tình cảm gia đình.

Triển khai

- Câu chuyện kể về tình mẹ con sâu nặng. Cậu con trai ham chơi ngỗ ngược bỏ đi khiến mẹ buồn lòng và ngóng trông từng ngày. Khi cậu hối hận trở về thì mẹ đã biến thành cây vú sữa. Người mẹ thương con, dù biến thành cây nhưng vẫn cho ra những trái vú sữa ngọt ngào như dòng sữa mẹ cho con.

- Câu chuyện sử dụng nhiều chi tiết kì ảo, hấp dẫn.

Kết thúc

- Câu chuyện khiến em rưng rưng xúc động.

- Bài học: Là con cái, hãy hiếu thảo và yêu thương bố mẹ.  

Đề 2

Mở đầu

Giới thiệu tên câu chuyện “Rùa và Thỏ” và nêu ý kiến chung đây là câu chuyện viết về các con vật.  

Triển khai

- Câu chuyện kể về cuộc thi chạy đưa giữa Thỏ và Rùa. Thỏ kiêu căng, ngạo mạn, chủ quan; Rùa chậm rãi, khiêm tốn, đầy tự tin. Cuối cùng Rùa đã thắng thỏ.

- Cách kể sinh động, con vật có suy nghĩ, hành động, nói năng như con người.  

Kết thúc

Câu chuyện đưa ra bài học: Trong cuộc sống, không được chủ quan, kiêu ngạo. Kiên trì, nhẫn nại thì sẽ thành công.

NG
26 tháng 11 2023

Trong những câu chuyện đã học, em thích nhất là câu chuyện Cây khế.

Cây khế là một câu chuyện cổ tích của nước ta mang trong mình bài học ý nghĩa. Chuyện kể về hai anh em ruột nhưng có tính cách trái ngược nhau. Người anh tham lam, lười biếng bao nhiêu thì người em hiền lành, chăm chỉ bấy nhiêu.

     Sau khi cha mất, người anh chia cho em mình một cây khế già và một túp lều tranh rồi lấy hết gia sản. Người em ở lều tranh chăm chỉ làm lụng mỗi ngày và chăm sóc cây khế. Năm đó khế ra trái rất sai và ngọt nên có chim lạ đến ăn. Thấy người em than thở vất vả, chim hứa ăn khế sẽ trả vàng. Và chở người em ra đảo lấy vàng về. Nhờ đó, người em trở nên giàu sang. Biết chuyện, người anh xin đổi gia tài lấy cây khế của em, rồi bắt chước em than thở với chim. Tuy nhiên do tham lam, hắn may cái túi lớn gấp bốn lần chim dặn và lấy quá nhiều vàng khiến chim không chở nổi. Trên đường về lại gặp bão lớn, thế là hắn cùng số vàng đó rơi xuống biển sâu. 

     Câu chuyện đã dạy cho em bài học về lòng trung thực và sự chăm chỉ trong cuộc sống. Nếu có tính tham lam, gian dối thì sẽ có kết thúc bi kịch như người anh mà thôi.

NG
26 tháng 11 2023

Bài tham khảo: Chọn đề 1

Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu được lòng tốt, tình yêu thương bởi nó là thứ tình cảm gắn kết con người gần nhau hơn. Và một trong những câu chuyện đã truyền cảm hứng về tình người cho em đó là câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” của tác giả Nguyễn Luân. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học tình người vô cùng quý giá.

Ngay từ lần đầu tiên đọc câu chuyện, em đã rất ấn tượng. Bởi câu chuyện đã đề cập bài học sâu sắc về tình người, giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Không chỉ vậy, câu chuyện còn có một chi tiết cảm động đối với em. Đó là chi tiết mặc dù trời nhá nhem tối, khu rừng âm u nhưng cậu bé vẫn vượt qua nỗi sợ hãi để băng qua rừng thật nhanh vì người bị nạn. “Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”.” Chính nhờ sự dũng cảm, gan dạ và lòng tốt của cậu bé mà người bị nạn đã nhanh chóng được các chú bộ đội biên phòng cứu giúp.

Câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” đã truyền không chỉ cho em mà cho tất cả mọi người bài học về lòng tốt. Em hứa sẽ giống như cậu bé trong câu chuyện, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn..

29 tháng 9 2023

Tham khảo: 

Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu được lòng tốt, tình yêu thương bởi nó là thứ tình cảm gắn kết con người gần nhau hơn. Và một trong những câu chuyện đã truyền cảm hứng về tình người cho em đó là câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” của tác giả Nguyễn Luân. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học tình người vô cùng quý giá.

Ngay từ lần đầu tiên đọc câu chuyện, em đã rất ấn tượng. Bởi câu chuyện đã đề cập bài học sâu sắc về tình người, giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Không chỉ vậy, câu chuyện còn có một chi tiết cảm động đối với em. Đó là chi tiết mặc dù trời nhá nhem tối, khu rừng âm u nhưng cậu bé vẫn vượt qua nỗi sợ hãi để băng qua rừng thật nhanh vì người bị nạn. “Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”.” Chính nhờ sự dũng cảm, gan dạ và lòng tốt của cậu bé mà người bị nạn đã nhanh chóng được các chú bộ đội biên phòng cứu giúp.

Câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” đã truyền không chỉ cho em mà cho tất cả mọi người bài học về lòng tốt. Em hứa sẽ giống như cậu bé trong câu chuyện, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn..

NG
29 tháng 9 2023

1. - Chọn câu chuyện: Tờ báo tường của tôi.

- Tìm ý:

+ Mở bài: Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu được lòng tốt, tình yêu thương bởi nó là thứ tình cảm gắn kết con người gần nhau hơn. Và một trong những câu chuyện đã truyền cảm hứng về tình người cho em đó là câu chuyện Tờ báo tường của tôi của tác giả Nguyễn Luân. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học tình người vô cùng quý giá.

+ Thân bài:

Lí do thích câu chuyện: Bài học sâu sắc về tình người, giúp đỡ người khác lúc khó khăn; chi tiết cảm động: Mặc dù trời nhá nhem tối, khu rừng âm u nhưng cậu bé vẫn vượt qua nỗi sợ hãi để băng qua rừng thật nhanh vì người bị nạn.

Dẫn chứng: Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”. 

+ Kết bài: Câu chuyện Tờ báo tường của tôi đã truyền không chỉ cho em mà cho tất cả mọi người bài học về lòng tốt. Em hứa sẽ giống như cậu bé trong câu chuyện, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn..
2. Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu được lòng tốt, tình yêu thương bởi nó là thứ tình cảm gắn kết con người gần nhau hơn. Và một trong những câu chuyện đã truyền cảm hứng về tình người cho em đó là câu chuyện Tờ báo tường của tôi của tác giả Nguyễn Luân. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học tình người vô cùng quý giá.

Ngay từ lần đầu tiên đọc câu chuyện, em đã rất ấn tượng. Bởi câu chuyện đã đề cập bài học sâu sắc về tình người, giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Không chỉ vậy, câu chuyện còn có một chi tiết cảm động đối với em. Đó là chi tiết mặc dù trời nhá nhem tối, khu rừng âm u nhưng cậu bé vẫn vượt qua nỗi sợ hãi để băng qua rừng thật nhanh vì người bị nạn. “Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”.” Chính nhờ sự dũng cảm, gan dạ và lòng tốt của cậu bé mà người bị nạn đã nhanh chóng được các chú bộ đội biên phòng cứu giúp.

Câu chuyện Tờ báo tường của tôi đã truyền không chỉ cho em mà cho tất cả mọi người bài học về lòng tốt. Em hứa sẽ giống như cậu bé trong câu chuyện, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn..
3. Em đọc soát và sửa lỗi nếu có.

7 tháng 3

Ngay từ ngày bé, em đã được nghe bà kể câu chuyện Bó đũa. Đó là câu chuyện em thích nhất về tình cảm gia đình. Câu chuyện kể về một người cha đã dạy cho các con của mình biết hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. Bằng bài học về chiếc bó đũa, người cha đã khuyên các con rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau”. Chính những lời dạy ấy đã mang đến cho các con những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau. Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện. Nhờ có nhận vật này mà tình cảm của các anh em đã được gắn kết. Em còn đặc biệt nhớ lời bà dặn là: "Chị em con trong nhà phải nhường nhịn chia sẻ cho nhau". Nhờ câu chuyện nên em đã hiểu và tình thương yêu của gia đình dành cho mình. Câu chuyện này là câu chuyện ý nghĩa nhất đối với em. Dù được nghe đã lâu nhưng câu chuyện vẫn luôn có dấu ấn khó phai trong lòng em. Em rất thích câu chuyện này

NG
17 tháng 10 2023

1.Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi qua thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà để bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc. 
2.

Em chủ động hoàn thành bài tập. 
3.

Học sinh tự đọc lại, rà soát và chia sẻ trong nhóm để nghe lời nhận xét 

NG
4 tháng 10 2023

Dàn ý về thần đồng tiếng Anh: Đỗ Nhật Nam

1. Viết về gì?

a) Viết về câu chuyện người có tài mà em đã được học hoặc được nghe kể: Đỗ Nhật Nam.....

b, Nêu lí do em thích câu chuyện đó: Khâm phục tài năng....

2. Tìm ý

a, Câu chuyện nói về ai hoặc sự việc gì? 

- Anh Đỗ Nhật Nam, người được gọi với cái tên đầy vinh dự là "thần đồng tiếng Anh".

b, Vì sao em thích câu chuyện đó:

- Vì nhân vật trong câu chuyện tài giỏi, ham học

3. Sắp xếp ý

a, Giới thiệu chủ đề của đoạn văn : Anh Đỗ Nhật Nam, người được gọi với cái tên đầy vinh dự là "thần đồng tiếng Anh".

b, Nêu sự việc hoặc hành động thể hiện tài năng của nhân vật: Anh Nam có nhiều thành tích nổi bật, đáng khâm phục với khả năng giao tiếp bằng tiếng anh thành thạo, từng làm diễn giả tại Mỹ khi tham gia hội nghị "Khoa học về nụ cười"... Anh Nam cũng là một dịch giả nhỏ tuổi và có khả năng sáng tác tự truyện, ngoài ra anh cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội, ngoại khoá đầy bổ ích. Năm lớp hai đã đạt thành tích cao về TOEIC, đến lớp 5 đạt điểm IELTS với mức tuyệt đối.

c, Nêu nhận xét về sự vật hoặc hành động của nhân vật qua đó làm rõ lí do em thích nhân vật: Em luôn lấy anh ấy làm tấm gương để nỗ lực học tập và phấn đấu. Em mong rằng sau này mình cũng giỏi như anh, để mang niềm vui về cho gia đình, vinh quang về cho đất nước.

3 tháng 10 2021

Tham khảo:

Chuyện cổ tích về loài người không chỉ đơn giản là kể câu chuyện về lịch sử loài người qua các giai đoạn khác nhau. Qua đó người ta còn muốn nhắn nhủ một điều rằng hãy chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để em bé có được một môi trường phát triển tốt.

Nhưng còn cần cho trẻ

Tình yêu và lời ru

Cho nên mẹ sinh ra

Để bế bồng chăm sóc

Đó là khi cuộc sống này ngày một phát triển và đi lên. Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành và gần hơn với văn minh. Đó là việc biết mở trường dạy trẻ em học biết đào tạo và dạy dỗ trẻ em. Khi này thế giới được thay đổi hơn bằng việc có lớp, bàn, trường, cái ghế.. Đó là những biể tượng của sự thay đổi kỳ diệu của cuộc sống này. Trong sự phát triển ấy đã làm con người ta văn minh hơn.

Mắt trẻ con sáng lắm

Nhưng chưa thấy gì đâu!

Mặt trời mới nhô cao

Cho trẻ con nhìn rõ

Màu xanh bắt đầu cỏ

Màu xanh bắt đầu cây

Cây cao bằng gang tay

Từ đó ta có thể cảm nhận được một tấm lòng yêu trẻ được thể hiện trong bài thơ. Từ câu chuyện cổ tích về loài người ta thấy được trẻ em sinh ra trong tình yêu và lời ru ầu ơ. Được chăm sóc, được bế bồng, được học tập. Phải với một trái tim nhân hậu Xuân Quỳnh mới viết được những vần thơ như thế.

3 tháng 10 2021

cảm ơn ,mk cũng đang cần cho mai đi học.