K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 5 2016

Thích bài Lượm tại nó hay

18 tháng 5 2016

Mình thích bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" vì thể hiện tình yêu thương của Bác đối với nhân dân ta như một người cha quan tâm đến con mình.

9 tháng 5 2017

a) * Giống : đều thuộc loại hình tự sự , đều có người kể chuyện ( người trần thuật ) có thể xuất hiện trực tiếp dưới dạng một nhân vật hoặc gián tiếp ở ngôi thứ 3 thể hiện qua lời kể .

* Khác :

- Truyện :

+ Phần lớn dựa vào sự tưởng tượng , sáng tạo của tác ghi trên cơ sở quan sát , tìm hiểu đời sống và con người theo sự cảm nhận , đánh giá của tác giả .

+ Có cốt truyện , nhân vật , lời kể , người kể chuyện .

- Kí :

+ Kể về những gì có thật , đã từng sảy ra .

+ Thường không có cốt truyện , có khi còn không có cả nhân vật .

9 tháng 5 2017

b ) Mình thích nhất là bài ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ vì :

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

3 tháng 5 2016

có câu tương tự đó bạn

 

28 tháng 4 2016

bạn phải so sánh nó về hai phương diện nội dung và nghệ thuật. nếu bạn không giỏi so sánh lắm thì hãy là từng cái riêng rồi tổng kết nó vậy (cách này an toàn nhất, khuyên bạn nên làm theo). nhưng nếu bạn muốn so sánh thì nó là như thế này: 
* giống: 
- nội dung: - cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả ( nói lý luận văn học; tp là tiếng nói tư tưởng, tình cảm của tác giả, là đứa con tinh thầm, vậy nên nó luôn chứa đựng ...) 
- bao gồm ba nội dung chính nhân đạo ,hiện thực, yêu nước 
(phần này nói thật ngắn gọn thôi, lấy dẫn chứng những cặp tác phẩm cùng đề tài ở cả hai giai đoạn. nói rằng tác phẩm a ở vhtđ vs tp b ở vhhđ cùng thể hiện cái này, cái kia...) 
- nt: cùng có nhiều thể loại đa dạng 
* khác (trọng tâm) 
- nội dung: nội dung của văn học hiện đại đa dạng hơn văn học trung đại do có sự bùng nổ của cái tôi cá nhân từ 1930-1945 và sự giác ngộ lý tưởng từ sau cách mạng. Nó không chỉ dùng để tỏ chí, tỏ lòng (vhtđ) mà còn diễn tả nhiều góc khuất, khía cạnh của cuộc sống mà văn học trung đại không hoặc không được phép đề cập tới (bị kìm kẹp). có những tp đôi khi chỉ là một lát cắt rất nhỏ của cuộc sống như tản văn, thứ mà đôi khi bị cho cho là vô nghĩa trong xhpk. vhhđ đi sâu vào diễn tả nội tâm con người, thế giới bên trong,nhìn những giá trị cũ bằng một con mắt và từ một góc nhìn khác 
- nghệ thuật: 
+ quan điểm nghệ thuật: quan điểm nt ở vhhđ có cái nhìn rộng mở, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi lễ giáo, qui củ. Các tg chủ trương thể hiện cái tôi cá nhân của mình một cách trực tiếp, điều ít thấy ở xhpk (k0 phải k có). - nói qua qua như kiểu phần khái quát ấy 
+ vhtđ: 1mang tính ước lệ tượng trưng, có các điển tích điển cố...=> phong cách cổ,cũ, tuân theo cái truyền thống, những cái được định sẵn(khác với vhhđ) 
2mang tính qui phạm( tức là qui củ ấy), bó buộc: thể hiện ở các thể loại có vần luật chặt chẽ như thơ đường, thất ngôn tứ tuyệt, hịch, cáo, chiếu, biểu... 
3thể loại: các thể loại chặt chẽ như đã nêu trên, các thể loại truyền thống như ca dao, tục ngữ, các dạng văn như lục bát, song thất lục bát=> tạo ra dấu ấn riêng cho vh việt nam 
các thể loại văn vần như hịch cáo chiếu biểu cũng mang nhiều quy phạm với câu văn dài, có vần như thơ, đối xứng, có các hình ảnh ước lệ, tượng trưng 
+ vhhđ: 1thể loại: đa dạng hơn, có thêm truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, tuỳ bút... giúp nhà văn tự do thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình 
thơ có nhiều phá cách về vần luật, số lượng câu chữ, hình ảnh, nhiều thể thơ mới ra đời, đặc biệt là thơ tự do mang phong cách hoàn toàn mới. 
truyện thay đổi về dung lượng( có thể rất ngắn hoặc rất dài), phong cách viết,cách dùng văn. câu văn không còn dài như trước, có các hình ảnh hiện đại ... 
thôi lười quá, không viết nữa, đi ngủ đây! tóm lại những đề văn như thế này có thể làm rất ngắn(nếu bạn muốn) còn nếu dài thì cả một luận án cũng được kia. yên tâm,bạn không cần phải viết hết các ý đâu, điểm qua qua là được 
tớ viết dài thế này bạn mà không ủng hộ tớ thì tớ thà nhảy cầu còn hơn hu hu hu hu (ăn vạ trước)

28 tháng 4 2016

help me

Câu 1: Con hổ có nghĩa( Vũ Trinh)

-Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng(Hồ Nguyên Trừng)

-Chuyện người con gái Nam Xương(Nguyễn Dữ)

-Chuyện cũ trong phủ chúa(Phạm Đình Hổ)

   Tôi thích nhất là bài " Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, vì tôi rất ngưỡng mộ tấm lòng cao thượng, không sợ uy quyền của người bề trên.

   Câu 2:

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

    

Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?

Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

 

Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa

12 tháng 12 2019

"Bánh trôi nước" là một bài thơ rất hay của bà chúa thơ Nôm -Hồ Xuân Hương viết để nói về hình ản của người phụ nữ dưới thời phong kiến. Câu văn "Thân em vừa trắng vừa tròn" thể hiện nên cái sự duyên dáng, sự đẹp đẽ hiền hậu và đầy sức sống của người dưới thời phong kiến, sau khi đọc câu này chắc các bạn đều nghĩ rằng phụ nữ thời đó rất sung sướng, cuộc sống của họ không có gì phải lo âu. Nhưng khi đọc tiếp "Bảy nổi ba chìm với nước non" thì nó lại thể hiện lên sự long đong. bấp bênh của người phụ nữ, thể hiện cái sự đau đớn, cay nghiệt mà người phụ nữ phải trải qua, họ phải sống phụ thuộc, sống dựa dẫm vào người đàn ông, họ chẳng có quyền lợi gì trong xãz hội cả, dù họ than khóc, khẩn cầu thì cũng chẳng ai quan tâm hay để ý, mà nếu có thì chắc gì họ đã giúp đượcvì người quan tâm cũng chỉ là người phụ nữ như họ mà thôi!"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn" và "Mà em vẫn giữ tấm lòng son"gợi lên việc dù có đau khổ hay bất hạnh nhưng người phụ nữ không vì thế mà đánh mất đi lòng tự trọng vốn có của họ, họ vẫn kiên quết chịu đựng, chung thủy với người đàn ông, họ vẫn giữ bên họ tấm lòng chung thủy, son sắt. Em cảm thấy người phụ nữ dưới thời phong kiến rất khổ cực, cuộc sống của họ bất công, mặc dù họ rất đẹp, duyên dáng và đầy sức sống, họ luôn phải khổ sở như vaayjnhuwnghoj vẫn là một con người rất chung thủy.

Bài ktra 1 tiết của mình đấy!!! Tự biên, tự diễn mà điểm vẫn cao mới hay chớ (do cô dặn chuẩn bị 2 đề  cô cho mà quên làm mất)   Ahihi...

                                                                              Còn nữa,NHỚ K CHO MÌNH ĐÓ

12 tháng 12 2019

thank

26 tháng 10 2023

Bài thơ "Mẹ" của Đỗ Trung Lai là một trong những bài thơ em học lớp 7 và em thích nhất. Bài thơ này đã thể hiện được tình yêu thương và lòng biết ơn của người con đối với người mẹ. Em sẽ lập dàn ý cho bài thơ "Mẹ" như sau:

I. Giới thiệu về bài thơ "Mẹ" của Đỗ Trung Lai

  • Tác giả: Đỗ Trung Lai
  • Năm xuất bản: 2003
  • Chủ đề: Tình yêu thương và lòng biết ơn đối với người mẹ

II. Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ

  • So sánh giữa người mẹ và cây cau: sự thay đổi của người mẹ qua thời gian
  • Hình ảnh giàu nua, héo hon của người mẹ
  • Sự xót xa và tiếc nuối của người con

III. Tình cảm của người con đối với người mẹ

  • Thái độ trân trọng và nâng niu của người con dành cho mẹ
  • Nỗi xót xa và cay đắng bị dồn nén
  • Niềm thương cảm và lòng biết ơn đối với người mẹ

IV. Kết luận

  • Bài thơ "Mẹ" của Đỗ Trung Lai đã thể hiện được tình yêu thương và lòng biết ơn đối với người mẹ
  • Bài thơ này đã tạo nên sự đồng cảm và cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử
23 tháng 1 2017

- Bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa, em thích các câu thơ:

Hạt gạo làng ta

Gửi ra tiền tuyến

Gửi về phương xa

Em vui em hát

Hạt gạo làng ta...

Các câu thơ cuối trong bài đã giúp em liên tưởng đến sự đóng góp công sức của người nông dân làm ra hạt gạo để nuôi quân đánh thắng giặc Mĩ xâm lược. Và cũng từ hạt gạo người nông dân làm ra đã góp phần nuôi sống mọi người, tạo nên xã hội ấm no và hạnh phúc. Vì thế nhà thơ Trần Đăng Khoa đã coi hạt gạo như: "Hạt vàng làng ta". Sự so sánh ví von này thật hay và thật chính xác.

- Bài thơ Về ngôi nhà đang xây của nhà thơ Đồng Xuân Lan, em thích các câu thơ:

Bầy chim đi ăn về

Rót vào cửa sổ chưa sơn vài nốt nhạc

Nắng đứng ngủ quên

Trên những bức tường

Làn gió nào về mang hương

Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa.

Tác giả bài thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, tạo nên những hình ảnh sinh động, làm cho ngôi nhà đang xây trở nên sống động, nên thơ và ấm cúng lạ thường:

Bầy chim đi ăn về

Rót vào của sổ chưa sơn vài nốt nhạc.

Đó là biểu hiện: "Đất lành chim đậu". Người chưa đến ở, chim đã đến ở hót véo von. Rồi: Làn gió nào mang hương. Gió ùa về với bao hương thơm của đất trời, của sông núi cỏ cây. Ý thơ gợi lên sự ấm cúng, sự trù phú của đời sống con người ngày càng được nâng cao.

27 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Em thích nhất câu thơ: 

Em đi như chiều đi,
Gọi chim vườn bay hết

- Sự vận động không phải là của riêng em nữa mà đã nhuốm cả sang cảnh vật. 

+ Em đi “như chiều đi” để “chim vườn bay hết”. Sự sống như đang mất dần, đang bị tàn lụi bởi em là quầng sáng duy nhất có thể tạo nên sự sống. 

+ Em bước đi “đánh cắp” trong lòng anh niềm yêu và nỗi nhớ da diết. 

+ Câu chữ như khắc khoải và như đong đầy niềm thương nhớ “Em đi - như chiều đi”. 

+ Em là trung tâm của sự sống, vắng bóng em chỉ còn niềm cô đơn choáng ngợp tâm hồn, trong mỗi ánh nhìn của anh sự vật như không còn tồn tại. 

→ Có thể nói ngay ở câu thơ đầu tiên vai trò và sức mạnh của bóng hình em đã hằn in trong tâm khảm của anh. Em đi thì chan chứa nỗi nhớ da diết đến thế, khi em về liệu anh có vui hơn?

24 tháng 9 2023

- Có thể nói, câu thơ "Lưng còng đỡ lấy lưng còng” là câu thơ hay nhất .Đó là bởi chỉ bằng hai chữ lưng còng, biện pháp tu từ hoán dụ đã khắc họa chân dung già nua, nhọc nhằn có phần tội nghiệp của hai người bạn già. Từ “lưng còng” được lặp lại, kết hợp với động từ “đỡ”, câu thơ đã tái hiện một hình ảnh đẹp đẽ, cảm động, ấm áp rất tình người giữa chủ nhà và người hành khất.
- Từ đoạn thơ trên, tác giả đã gửi gắm gắm đến người đọc bài học về trách nhiệm của mỗi chúng ta trong việc cảm thông, chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh, giữ gìn và phát huy truyền thống "thương người như thể thương thân"