K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2016

cây sen được không bạn? hay fai là cây thân gỗ?

6 tháng 10 2016

Đề bài: Biểu cảm về loài cây em yêu: cây bàng. Trước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em. Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy. Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu. Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng. Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường . Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ. Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm...là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.

11 tháng 12 2018

Nếu có ai đó hỏi tôi rằng đối với tôi ai là người quan trọng, có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đời tôi thì câu trả lời sẽ là: Mẹ. Dù không phải là người đẹp nhất nhưng trong mắt tôi, mẹ thật hoàn hảo.
​Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài 30 tuổi nhưng hình như vẫn còn rất trẻ. Mẹ không cao lắm. Dáng người đầy đặn. Cái dáng của mẹ là dáng của người phụ nữ đã qua tuổi đôi mươi, trải qua nhiều năm tháng vất vả. Thời gian thật tốt bụng. Nó đã giữ cho tóc mẹ một màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung, năng động. Mái tóc được uốn xoăn gọn gàng, phù hợp với gương mặt mẹ. Da mẹ không trắng nhưng rất ưa nhìn. Chẳng hiểu sao, khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi, thân thiện. Bởi vậy, trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Nét mặt của mẹ rất hài hòa. Ngay từ lần đầu gặp mặt, bố đã bị thu hút bởi đôi mắt long lanh như biết nói của mẹ. Với đôi lông mày rậm, mẹ thật cá tính, mạnh mẽ. Cùng với đó là đôi mắt to, đen láy như chứa bao điều tâm sự luôn nhìn đàn con với vẻ trìu mến, đầy yêu thương. Đôi môi dày, đỏ thắm lúc nào cũng cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, đều tăm tắp. Cũng không thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bươc đầu trên đường đời.
Với gia đình, mẹ luôn quan tâm, chia sẻ vui buồn với mọi người. Khi con ốm, mẹ là bác sĩ. Khi con học, mẹ là cô giáo. Nhiều lúc, con mắc lỗi không những mẹ không quát nạt, mẹ chỉ dạy bảo nhẹ nhàng để tôi dần hiểu ra. Thường ngày, mẹ ăn mặc giản dị nhưng vẫn toát lên vẻ sang trọng vốn có. Dù gia đình không giàu sang nhưng mẹ vẫn tạo điều kiện cho tôi bằng bè bằng bạn.
Tôi ước gì, thời gian quay lại để tôi không bao giờ mắc sai lầm, để lỗi buồn không còn hiện trên đôi mắt mẹ yêu. Tôi ước gì, thời gian ngừng lại để mẹ không bao giờ già đi, tôi luôn bé bỏng trong vòng tay đầy tình yêu của mẹ. Tôi ước gì, tôi có đủ sự mạnh mẽ như mẹ để vượt qua mọi chông gai phía trước. Nhưng ước chỉ là ước. Ngay bây giờ, hành động thiết thực để mẹ tự hào về tôi là tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan

11 tháng 12 2018

Thoáng nghe tiếng phanh xe đạp quen thuộc của bố, tôi vội chạy ra mở cửa, và hào hứng đón bố vào nhà. Chưa kịp để bố nghỉ ngơi, tôi đã vội hỏi:

“Vậy, bố đăng ký cho con vào lớp nào?”

“Bố đăng ký cho con vào lớp A3, ban xã hội. Khi người ta hỏi bố muốn cho con vào lớp nào, bố cứ nghĩ mãi. Nghĩ lâu quá, họ phải giục”

Đó là một ngày hè năm 1998, tôi chuẩn bị bước chân vào cấp 2. Gần 20 năm trôi qua, mà tôi vẫn nhớ như in cuộc hội thoại ấy. Làm nên cho cuộc trò chuyện ấy giữa tôi và bố là giọng hát vui tươi khoẻ khoắn của Ricky Martin trong ca khúc “The Cup of Life”, bài hát chủ đề cho World Cup được tổ chức tại Pháp năm ấy. Tôi hỏi bố lấy lệ thế thôi, chứ đứa trẻ 11 tuổi là tôi lúc ấy không tập trung năng lượng vào việc học đâu. Bố đăng ký cho tôi vào lớp nào, tôi cũng không thấy có gì khác biệt. Hình như tôi còn hơi thoáng buồn vì năm học mới sắp đến, đồng nghĩa với việc tôi không được ở nhà chơi nữa. Nỗi buồn của tôi chẳng kéo dài được quá mấy giây bởi tôi đã nghe thấy tiếng gọi đi chơi của lũ trẻ hàng xóm. Tôi lẻn đi chơi, để bố một mình ở nhà với các trận bóng của World Cup 98. Ngày ấy, có lẽ cả bố và tôi đều không nhận ra rằng, quyết định chọn lớp cấp 2 của bố đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của tôi sau này.

Bố ảnh hưởng đến con đường học hành của tôi nhiều lắm. Từ lớp 1 đến lớp 6, bố lúc nào cũng là người thầy thứ hai của tôi. Bố dạy tôi Toán, tiếng Việt, tiếng Anh, vẽ, và cả môn thủ công nữa. Bố không nói được tiếng Anh, nhưng bố chẳng ngại tự đọc sách để dạy tôi. Tôi bắt đầu học tiếng Anh từ năm lớp 3, nhưng bạn biết đấy, một đứa mải chơi như tôi thì chắc chắn sẽ học dốt rồi. Đối với tôi lúc ấy, tiếng Anh như một thứ đồ chơi lạ, lần đầu được chơi thì thích đấy, nhưng rồi càng chơi càng thấy khó, càng khó lại càng chán. Một lần cô giáo giao bài tập về nhà, bài tập yêu cầu tôi phải điền mạo từ “a”, “an”. Tôi có hiểu gì đâu nên cầm sách ra hỏi bố. Vậy là bố mày mò đọc sách rồi chỉ cho tôi biết khi nào nên dùng “a”, khi nào nên dùng “an”. Hồi ấy tiếng Anh chưa thật sự phổ biến, nhưng bố đã nhìn xa được tầm quan trọng của tiếng Anh. Thế là, mùa hè hết năm lớp 5 thay vì được chơi đùa cả hè như mọi năm, bố đăng ký cho tôi học lớp tiếng Anh gần nhà. Tôi không nghĩ tình yêu của tôi dành cho tiếng Anh bắt đầu từ năm ấy, nhưng rõ ràng tôi đã có cảm tình hơn với môn học này rất nhiều.

Khi bắt đầu năm lớp 6, tôi đã có lần thủ thỉ với bố trên quãng đường bố đưa tôi đi học “Năm nay con muốn đi thi học sinh giỏi môn tiếng Anh, để cho bố vui”. Bố cười, một nụ cười rất hiền hậu, rồi nhẹ nhàng nói với tôi “ừ, con cố gắng lên, con sẽ làm được thôi”. Lời động viên của bố truyền cho tôi một niềm tự tin và can đảm mãnh liệt. Con bé 12 tuổi nhút nhát là tôi ngày ấy cũng giữ được lời hứa với bố. Tôi được giải nhì môn Tiếng Anh cấp thành phố và được chọn đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Bố vui lắm! Tôi vẫn nhớ kỷ niệm hài hước năm ấy. Tôi không được giải tỉnh. Tôi buồn lắm nhưng tôi cũng sợ bị mắng nữa, nên tôi dấu kín bí mật ấy cho riêng mình. Bao lâu sau không có kết quả, bố mới hỏi tôi “Thế con đã có kết quả thi học sinh giỏi chưa?”. Tôi lí nhí trả lời, và đi thẳng vào phòng “Còn lâu ạ”. Thái độ kỳ lạ ấy của tôi đã khiến bố phát hiện ra bí mật “động trời” của tôi rồi. Trái với nỗi sợ của tôi, bố mua tặng tôi một cuốn từ điển Anh- Việt, đó là cuốn từ điển đầu tiên tôi có trong đời. Cuốn từ điển ấy mỏng lắm, chỉ khoảng 15000 từ thôi, nhưng đến tận bây giờ, tôi vẫn rất trân trọng món quà ấy!

Một ngày hè, tôi vừa đi học về thì nghe bố mẹ trò chuyện với nhau. Mẹ có nói với bố rằng sau này tôi chỉ cần học hết cấp 3 thôi, rồi sau đó lấy chồng, theo chồng, sống hạnh phúc đến hết cuộc đời! (“Sống hạnh phúc đến hết cuộc đời” là tôi tự bịa vào đấy, mẹ không nói thế đâu!!). Lúc ấy, điều kiện kinh tế khó khăn nên tôi hiểu những lo lắng của mẹ. Nhưng bố phản đối kịch liệt và nói rằng “kiểu gì cũng phải cho hai đứa nó học hết Đại học rồi tính tiếp”. Lúc ấy, tôi mới 12 tuổi, mải chơi lắm, nên việc học hay không học cũng không khiến tôi bận tâm nhiều lắm. Nếu bố mẹ bảo tôi nghỉ luôn, có khi tôi cũng ở nhà luôn để đi chơi với bọn trẻ con hàng xóm ý chứ! Nhưng rồi một biến cố đã xảy ra. Biến cố ấy đã thay đổi cuộc sống của gia đình tôi hoàn toàn. Và có lẽ cũng chính vì biến cố ấy, mà tôi mới trở thành tôi của ngày hôm nay, tôi mới yêu thích việc học nhiều đến thế.

Hết năm học lớp 6 bố đã rời xa tôi mãi mãi. Tôi vẫn nhớ sáng hôm ấy, tôi thức dậy rất sớm và mua bánh rán để bố ăn đi làm. Tôi vẫn nhớ bố thích món bánh rán ấy lắm. Cũng thật khó mà chối từ được sự quyến rũ của nó: ngọt lịm với lớp đường bên ngoài và lớp đỗ xanh béo ngậy bên trong. Bố vừa ăn vừa khen ngon. Trước khi đi làm, bố vừa chỉnh chiếc áo sơ mi màu hơi trắng, và nói với tôi “Ngày xưa bố cứ tự hỏi đến năm 2000 thì bố sẽ như thế nào, đến bây giờ mới thấy mình vẫn còn trẻ, chỉ hơn 40 tuổi một tí”. Và đó là ngày cuối cùng tôi được gặp bố. Mọi chuyện xảy ra quá nhanh và bất ngờ.  Tôi chẳng bao giờ được gặp lại dáng người cao cao gầy gầy, đôi mắt hiền, nụ cười hiền và cũng chẳng bao giờ tôi được nghe giọng nói nhanh nhẹn hài hước của bố nữa. Ấy thế  nhưng, đến tận bây giờ, tôi vẫn có thể vẽ hình ảnh bố một cách trọn vẹn trong tâm trí, như thể tôi mới được gặp bố ngày hôm qua vậy. Ngày hôm qua chứ không phải gần 20 năm trước!

Sau ngày ấy, không còn ai đả động đến việc tôi sẽ học đến mức nào nữa, bởi một điều đã thành hiển nhiên: Học là điều đương nhiên của hai chị em tôi. Mẹ đầu tư hết mức cho việc học của chúng tôi: sách vở, tạp chí gì nếu chị em tôi cần thì mẹ sẽ đầu tư cho chúng tôi . Mỗi lần về thăm nhà, tôi vẫn không tưởng tượng nổi có một thời tôi lại có thể học một cách say mê đến thế. Lần nào bước chân vào phòng học, kỷ niệm, ký ức thời thơ ấu ngày ngày cắp sách đến trường lại ùa về trong tôi. Tôi vẫn còn giữ những tập vở tôi viết suốt tháng ngày ôn thi Đại học. Cũng từ ngày bố không còn bên tôi nữa, tôi lại yêu thích môn tiếng Anh một cách kỳ lạ. Và tôi cũng chợt nhận ra, tôi có chút ít năng khiếu cho môn học này. Tôi hiểu rất nhanh cấu trúc câu, tôi thích viết linh tinh bằng tiếng Anh. Đó có thể là một lá thư tôi muốn gửi đến thần tượng âm nhạc của mình, đó có thể là lời bài hát linh tinh chợt hiện ra trong đầu tôi. Giờ đây khi đọc lại những gì tôi viết, tôi không khỏi bật cười bởi chúng ngây ngô và đáng yêu quá, nhưng chúng là một phần không thể thiếu để mời gọi tôi trở về quá khứ. Bạn biết không, chỉ với cuốn từ điển mỏng manh mà bố tặng tôi năm ấy, tôi đã chinh phục được các kỳ thi cấp tỉnh suốt năm cấp 2 và đỗ vào chuyên Anh năm cấp 3. Đó cũng chẳng phải là thành tựu gì to tát cả nhưng nếu có cơ hội tôi muốn được chia sẻ với bố để bố hiểu rằng, con gái đã cố gắng rất nhiều để xứng đáng với những kỳ vọng của bố. Chả biết tự khi nào việc học đã thành một niềm đam mê, và sở thích của tôi. Khi chuẩn bị đi học PhD, nhiều người đã hỏi tôi lý do vì sao tôi lại chọn con đường chông gai này. Người ta hỏi có phải vì tôi thích sống ở Mỹ, có phải vì tôi đã chán Việt Nam, có phải vì tôi chưa thích ổn định, vân vân và vân vân. Thật lòng, tôi đi học chỉ vì tôi thật sự thích đi học, thế thôi. Tôi không ngại khổ, ngại vất vả, ngại thấy mình dốt, tôi chỉ sợ không được làm điều tôi yêu thích ấy thôi.  Không hiểu sao, sách vở, trường ĐH luôn cuốn hút và hấp dẫn tôi. Hai thứ ấy như thỏi nam châm hút tôi một cách mãnh liệt. Tôi không biết sau này mình sẽ ra sao, nhưng tôi chắc chắn rằng, tôi muốn làm ở một trường ĐH, muốn đứng lớp, muốn làm nghiên cứu, muốn được học mãi như thế. Đơn giản vậy thôi!

Tôi vẫn nhớ bố rất thích học Toán. Bố hay đọc sách toán của tôi, rồi tự nghĩ ra các bài toán để chị em tôi tự giải. Cứ mỗi lần bố giảng toán cho tôi, đôi mắt bố lại sáng long lanh như thể bố đang nói về một bài thơ hay vậy. Mãi sau này khi bố đã không còn bên tôi nữa, tôi mới có cơ hội gặp bạn bè cũ của bố. Ai cũng nói rằng, bố học rất khá Toán, và thường học giỏi nhất lớp môn này. Tiếc thay, tôi không được thừa hưởng gien Toán của bố! Tuy tôi không có năng khiếu về toán, nhưng bố đã truyền cho tôi rất nhiều động lực mỗi khi học Toán. Có lẽ nỗi lo lớn nhất của tôi khi thi vào trường Chuyên và Đại học là môn Toán. Nhưng không hiểu sao tôi lại dần dần vượt qua được những trở ngại ấy. Tuy không phải là người duy tâm, nhưng thật lòng đã có lúc tôi nghĩ rằng bố luôn ở bên cạnh tôi mỗi khi tôi thi Toán. Mỗi lần nhìn qua đề Toán, tôi thường choáng vì nghĩ mình không làm được, nhưng rồi tôi lại nghĩ ra cách giải trong thời gian cho phép. Hồi thi ĐH, được 9.5 điểm môn Toán là điều xảy ra ngoài mong đợi của tôi!. Khi biết rằng, một phần của chương trình PhD là toán, tôi thật sự rất lo lắng. Bạn có tin không, đã có những đêm tôi nằm mơ rằng mình sẽ không thể học được Toán và rằng tôi là người duy nhất trong lớp trượt Toán!! Tôi vừa thi xong giữa kỳ môn Toán. Ngay khi vừa nhìn đề thi dài dằng dặc, tận 10 bài mỗi bài 3 ý, tôi mất hoàn toàn bình tĩnh.  Năm phút đầu tôi quá lo lắng mà không thể nghĩ được gì. Nhưng rồi chẳng hiểu sao tôi lấy lại được bình tĩnh, và cứ thế giải hết được cả 10 câu. Thầy động viên tôi rằng “kết quả rất tốt, cố gắng giữ vững nhé”. Điều ấy khiến tôi vui lắm, vui như đứa trẻ lần đầu được phiếu bé ngoan ấy. Tôi không phải đang kể lể chiến tích của mình đâu. Mà thật lòng, tôi đã rất sợ toán, nhiều khi tôi cảm giác nỗi sợ của mình không còn hợp lý nữa. Có lẽ bố đã luôn ở bên tôi, và truyền cho tôi thật nhiều năng lượng, cảm hứng và sự can đảm để vượt qua những lo lắng của bản thân!

Có những lúc tôi tự hỏi vì sao tôi không lựa chọn một cuộc sống đơn giản hơn: tôi có thể chỉ sống một cuộc sống thầm lặng, lấy chồng, làm một công việc văn phòng 8 tiếng, tối về đọc sách, ôm mèo, rồi thỉnh thoảng viết blog chia sẻ những gì tôi yêu thích. Như vậy có phải đỡ vất vả hơn nhiều không. Nhưng có lẽ, cuộc sống ấy chẳng làm tôi hạnh phúc! Mỗi lần phải đưa ra quyết định quan trọng trong đời, tôi vẫn hay thầm hỏi bố  “nếu bố vẫn ở bên tôi, bố sẽ khuyên tôi thế nào?”. Bố sẽ bảo tôi hãy lắng nghe trái tim mình, làm điều mình yêu thích hay bố sẽ khuyên tôi sống một cuộc sống nhẹ nhành, yên bình. Kỳ lạ thay, lần nào tôi cũng quyết định đi theo trái tim mình. Tôi cứ tự cười với mình, lẽ nào bố đã gián tiếp khuyên tôi như thế, chứ chẳng phải là quyết định của riêng tôi.

Hôm qua trên đường về nhà, tôi bắt gặp một ông bố trẻ đang dắt tay cô con gái đi dạo trên bãi cỏ gần trường. Cô bé chỉ tầm 6-7 tuổi thôi, cố bé cứ ríu ra ríu rít hỏi bố về mặt trăng, về mặt trời rồi các vì sao. Khi người bố giải thích xong, cô bé nói to rõ ràng “con đã hiểu rồi ạ”. Thế là, người bố nói “I am very proud of you”- Bố rất tự hào về con. Không hiểu sao, khi nghe câu nói ấy tôi cảm thấy xúc động mạnh mẽ!. Có lẽ đứa con gái nào cũng chỉ mong có bố ở bên và được nghe điều ấy từ bố của mình. I am very proud of you! Một câu nói đơn giản mà thật sâu sắc!

25 tháng 6 2018

Người Việt Nam ta vốn rất yêu hoa mến cảnh. Trong không gian sống lúc nào cũng có cây xanh che bóng, hoa nở trên cành. Vườn cây chim chóc líu lo, bướm ong rập rờn tìm mật. Lại thêm dòng nước róc rách chảy, gió lùa trên khe đá càng làm cho cuộc sống thêm phần thơi thả. Đặc biệt, trong vườn xuân không thể nào thiếu hình ảnh cây hoa mai. Hoa mai nở rộ trong ngày tết cổ truyền dân tộc đem đến cho ta biết bao cảm xúc cao đẹp. Nó nhắc nhở ta nhớ về cội nguồn dân tộc và tình yêu đối với cuộc sống. (Biểu cảm về hoa mai)  

    Cây hoa mai gắn bó với làng quê ruộng vườn xứ sở Việt Nam từ bao đời nay. Từ thuở mới khai thiên lập địa, mở mang miền đất này, cây mai đã gắn bó với con người. Thật đẹp đẽ biết bao khi buổi sớm thức dậy đã thấy mai vàng nở rộ một góc sân nhà. Mới đêm qua thôi, từng búp nụ còn e ấp trên cành, thân cây gầy guộc không hứa hẹn tươi xanh. Thế mà sáng ra, một tòa sắc hoa vàng đã ngự trị cả không gian. Hoa mai kết chùm rung rinh trước gió. Những cánh hoa xinh tựa như những ngón tay bé xíu vẫy gọi ánh trời.

Hoa mai thường có năm cánh. Một vài loài hoa mai có thể có nhiều cánh hơn. Những cánh hoa vàng mỏng manh kết dính ở tâm đài hoa rồi vươn ra bốn phía. Hoa mai đã nở là vươn ra hết mình chứ không khép nép như hoa hồng hay hoa cúc. Nhị hoa bé xíu rung rinh dưới nắng. Buổi sớm sương nhiều đọng trên nhị hoa. Khi ánh nắng lên, cả chùm hoa long lanh như giát ngọc.

Cây mai cũng có nhiều loại. Loại chỉ nở hoa vào mùa xuân gọi là mai xuân. Có loại nở hoa hai lần trong năm gọi là nhị độ mai (mai nở hai lần). Nước ta có cả hai loại mai này. Cho nên dù đi đến đâu, dù đang ở mùa nào ta vẫn thường thấy hoa mai lác đác nở trong vườn gọi về khí xuân. Dù là loài mai nào thì cứ đến độ đầu xuân hoa mai lại nở. Khắp cả đất trời, hoa mai vàng dệt nên bầu trời xuân. Từ khu vườn bé nhỏ, đến đồi núi từng cao, đâu có mai, nơi đó xuân tươi dào dạt, thắm tươi.

Cmai vàng rễ cắm sâu trong lòng đất, không bị ngã trước gió bão. Cây mai vẫn sống bền bỉ theo năm tháng vươn mình ươm chồi nẩy lộc như con người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lí ân nghĩa và cội nguồn văn hóa tốt đẹp của tổ tiên. Đời đời người nông dân vẫn kiên trì với ruộng vườn, giữ gìn nếp sống ân tình, thủy chung. Họ cũng kiên trung, rắn rỏi như mai. Trong cuộc sống lao động bình dị vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn tình yêu hoa cảnh. Nó không làm cuộc sống khá hơn những sẽ dễ chịu hơn.

Hoa mai vàng rực rỡ, hòa lẫn trong chồi non lộc biếc trong ngày đầu xuân là biểu tượng ước mơ, khát vọng và niềm tin vững chắc của con người vào một năm mới an khang thịnh vượng. Đó không phải là một niềm tin tâm linh vong viễn. Mà là nét đẹp của một nền văn hóa trọng tình, thuần mỹ của dân tộc ta. Sắc vàng tươi non phơn phớt của hoa mai điểm tô cho không gian thêm rực rỡ. Chồi non xanh tươi làm cho bức tranh ngày xuân tràn đầy sức sống mới trong những ngày đầu năm.

Cây mai sống qua bao năm tháng với thời tiết khắc nghiệt vẫn âm thầm chịu đựng dẽo dai. Xuân về dâng cho đời bông hoa xinh lộc tốt. Hình ảnh đó xứng đáng là nét tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và sự hy sinh cao cả của tổ tiên trong quá trình lao động xây dựng quê hương và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Một nhành mai vàng thắm sân nhà trong ngày đầu xuân thể hiện ước mơ một năm sung túc, ăn lành, là khát vọng vươn đến điều chân thiện trong cuộc sống. Với một cành mai thôi, dân tộc ta đã kí thác trong nó cả một triết lí nhân sinh sâu sắc.

Hoa mai nhanh nở chóng tàn như đời người vội đến vội đi. Cái đẹp lúc nào cũng mong manh, dễ vỡ. Tất cả mọi cái tươi đẹp trên cuộc đời này sớm muộn gì cũng bị phủ nhận bởi quy luật sanh diệt khắc nghiệt và tàn nhẫn để trở về với chân tâm không sanh không diệt tìm đến được hạnh phúc vĩnh hằng. Thế nhưng, cái sức sống mãnh liệt kiên cường của nó luôn làm con người ta khâm phục và quý trọng nhiều hơn.

Mai tượng trưng cho sức sống bất diệt. Hoa mai không bảo giờ chịu khuất phục trước hoàn cảnh. Thân mai gầy guộc cứng cỏi. Từ lâu, nó được ví như cốt cách thân hạc xương mai của người quân tử giản dị mà thành cao, trần tục mà siêu thoát, mong manh mà bền bỉ phi thường. Thân mai mỏng manh, thon gọn cũng được ví với nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ: “mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Truyện Kiều – Nguyễn Du).

Mỗi năm một lần, hoa mai nở rồi lại tàn. Nó khiến người ta phải chờ đợi, phải ngóng trông. Truyền thống vui xuân, đón tết của nguười Việt vốn tao nhã, thanh cao. Truyền thống ấy lại gắn với hình ảnh mai vàng lại càng thêm cao quý. Hoa mai là tinh túy của đất trời. Chỉ khi khí trời ấm lại, hoa mới nở. Bởi vậy, người yêu mai hẳn là người có tấm lòng hiền hòa, bao dung và thanh khiết lắm.

   Khép lại một nụ hoa là kết thúc một hành trình này để đi vào một hành trình khác. Có thể tươi đẹp hơn hoặc khốc liệt hơn. Cây hoa mai chứa đựng nét đẹp tâm hồn bình dị của con người từ bao đời. Nó nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm trong cuộc sống, tình yêu cái đẹp và sự hạn hữu của đời người trong cõi phù sinh nghiệt ngã

2 tháng 10 2021

Tham khảo:

Một ngày mùa hạ nóng bức như bao ngày khác. Thời tiết bức bối, nóng nảy đến khó chịu. Người người cầu mong một cơn mưa ghé ngang qua để xoa dịu đi những ngột ngạt mà nắng hè đang gieo rắc. Và như thấu được lòng người, trời đang chói chang bỗng nhiên tắt nắng. Mưa đã kề bên.

Từ phía xa, những đám mây đen ngòm như đoàn quân tinh nhuệ, ồ ạt kéo về thành phố. Theo hiệu lệnh, chúng nhanh chóng dàn đều ra, che kín cả bầu trời. Phút chốc, đất trời tối sầm lại. Mới có ba giờ chiều mà tưởng như đã nhập tối. Những cơn gió theo đó giật liên hồi, càng lúc càng mạnh. Cuốn bụi và lá khô ven đường bay mù mịt. Không khí nhanh chóng trở nên dịu mát, rồi mát lạnh bởi hơi nước trong không khí đang dâng cao. Càng lúc, đội quân mây đen càng sà xuống sát mặt đất như đang thị uy. Người người lao nhanh để tìm chỗ trú ẩn.

Và rồi, sau một tiếng ầm lớn từ bầu trời vọng xuống, cơn mưa rào đổ sầm sập về mặt đất. Những giọt nước thi nhau đổ ào ào xuống phía dưới, dày đặc đến khiến đất trời chìm trong màn mưa trắng xóa. Tầm nhìn thu hẹp về đến chỉ trong vài bước chân. Nhìn đâu cũng là mưa, là nước mưa, là những khoảng trắng xóa. Mưa rơi lộp độp xuống tàu lá, rầm rập xuống mái nhà, lách tách vào cửa kính, rào rào xuống mặt đường, rồi òng ọc xuống ống cống. Khắp nơi toàn là tiếng của cơn mưa. Nó như một con quái vật khổng lồ, nuốt chửng mọi âm thanh. Thỉnh thoảng, có vang lên vài âm thanh tiếng còi xe, tiếng người í ới gọi nhau, nhưng rồi cũng nhanh chóng chìm dần trong tiếng mưa dữ dội. Mọi người dồn về dưới các mái hiên, các sảnh nhà để trú mưa. Các chú chim cũng co ro trong các hốc cây, tránh đi dòng mưa mát lạnh. Chỉ có những hàng cây là sung sướng, xòe hết ra các cành lá mà vẫy vùng trong biển mưa.

Một lát sau, vài tiếng sấm đì đùng vang lên, rồi cơn mưa đột ngột dừng lại. Nhanh đến mức mấy chú gà ướt lướt thướt vì tìm chỗ trú còn chưa kịp đến nơi, cái đầu nghệt ra một bên đến là buồn cười. Sau cơn mưa, cây cối, đường phố sạch bong. Không khí trở nên mát mẻ và trong lành. Bầu trời lại trong xanh như chưa từng có đám mây đen nào ở đó. Và từ các ngã đường, dòng người lại ùa ra đông đúc, tấp nập. Tiếng còi, tiếng xe lại ồn ào. Chỉ là, ai cũng vui vẻ và phơi phới hơn rất nhiều. Tất cả chính là nhờ cơn mưa rào vừa qua.

Vào mùa hè, những cơn mưa rào chính là “món đặc sản” được nhiều người yêu thích nhất và luôn ngóng đợi. Bởi chúng giúp bầu không khí trở nên mát mẻ và dễ chịu hơn.

2 tháng 10 2021

“Lộp độp... Lộp độp...”. Âm thanh ấy gợi nhớ cho em về cơn mưa rào mùa hạ. Mùa hạ thật thú vị khi thành phố được trải qua những cơn mưa rào mát rượi. Bầu trời đang trong xanh, đột nhiên, những đám mây đen ùn ùn kéo đến. Không gian trở nên âm u và xám xịt. Những cơn gió thổi mạnh, hung dữ như đang gầm rú trong tán lá. Gió cuốn phăng những chiếc lá khỏi cành. Cây bàng trước sân bị đánh nghiêng ngả. Bụi mù mịt thỏa sức tung bay khắp phố. Mọi người vội vã tìm chỗ trú. Bầy chim non hoảng sợ, co rúm lại, nép vào cánh mẹ. Lẹt đẹt, lẹt đẹt... Mưa rồi! Mưa mới nhẹ hạt, hắt vào những ô cửa sổ, những mái nhà. Dần dần, mưa bắt đầu nặng hạt hơn. Mưa tuôn xối xả. Thành phố như chìm trong bức màn trắng xóa. Trên đường chỉ còn lác đác vài người cố gắng tìm nơi trú ẩn. Mỗi khi mưa đến, em lại có thói quen đứng bên ô cửa sổ để ngắm mưa. Thật tuyệt! Mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn. Trên không, những đám mây đen biến mất, trời sáng dần. Tia nắng lại bắt đầu ló ra khiến bầu trời như khoác lên mình chiếc áo mới. Cây cối được tắm mát, gột sạch bụi, trông thật khỏe khoắn và tràn đầy sức sống. Chim chóc lại hát bản nhạc vui vẻ và yêu đời. Đường phố nườm nượp, đông đúc trở lại.

 Nếu mưa mùa đông rả rích đêm ngày thì mưa mùa hạ ào ào chớp nhoáng rồi trả lại cho bầu trời sự trong trẻo và tinh khôi.

5 tháng 8 2016

Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc : mái đình cây đa,cánh cò ,sáo diều ,con trâu, luỹ tre...Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam .

“ Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”...

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”

“Tre xanh, xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”

Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hình ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.

Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”

Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.

Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.

Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.

cảm ơn bạn      nhiều nha

25 tháng 6 2018

Người Việt Nam ta vốn rất yêu hoa mến cảnh. Trong không gian sống lúc nào cũng có cây xanh che bóng, hoa nở trên cành. Vườn cây chim chóc líu lo, bướm ong rập rờn tìm mật. Lại thêm dòng nước róc rách chảy, gió lùa trên khe đá càng làm cho cuộc sống thêm phần thơi thả. Đặc biệt, trong vườn xuân không thể nào thiếu hình ảnh cây hoa mai. Hoa mai nở rộ trong ngày tết cổ truyền dân tộc đem đến cho ta biết bao cảm xúc cao đẹp. Nó nhắc nhở ta nhớ về cội nguồn dân tộc và tình yêu đối với cuộc sống. (Biểu cảm về hoa mai)

Cây hoa mai gắn bó với làng quê ruộng vườn xứ sở Việt Nam từ bao đời nay. Từ thuở mới khai thiên lập địa, mở mang miền đất này, cây mai đã gắn bó với con người. Thật đẹp đẽ biết bao khi buổi sớm thức dậy đã thấy mai vàng nở rộ một góc sân nhà. Mới đêm qua thôi, từng búp nụ còn e ấp trên cành, thân cây gầy guộc không hứa hẹn tươi xanh. Thế mà sáng ra, một tòa sắc hoa vàng đã ngự trị cả không gian. Hoa mai kết chùm rung rinh trước gió. Những cánh hoa xinh tựa như những ngón tay bé xíu vẫy gọi ánh trời.

Hoa mai thường có năm cánh. Một vài loài hoa mai có thể có nhiều cánh hơn. Những cánh hoa vàng mỏng manh kết dính ở tâm đài hoa rồi vươn ra bốn phía. Hoa mai đã nở là vươn ra hết mình chứ không khép nép như hoa hồng hay hoa cúc. Nhị hoa bé xíu rung rinh dưới nắng. Buổi sớm sương nhiều đọng trên nhị hoa. Khi ánh nắng lên, cả chùm hoa long lanh như giát ngọc.

Cây mai cũng có nhiều loại. Loại chỉ nở hoa vào mùa xuân gọi là mai xuân. Có loại nở hoa hai lần trong năm gọi là nhị độ mai (mai nở hai lần). Nước ta có cả hai loại mai này. Cho nên dù đi đến đâu, dù đang ở mùa nào ta vẫn thường thấy hoa mai lác đác nở trong vườn gọi về khí xuân. Dù là loài mai nào thì cứ đến độ đầu xuân hoa mai lại nở. Khắp cả đất trời, hoa mai vàng dệt nên bầu trời xuân. Từ khu vườn bé nhỏ, đến đồi núi từng cao, đâu có mai, nơi đó xuân tươi dào dạt, thắm tươi.

Cmai vàng rễ cắm sâu trong lòng đất, không bị ngã trước gió bão. Cây mai vẫn sống bền bỉ theo năm tháng vươn mình ươm chồi nẩy lộc như con người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lí ân nghĩa và cội nguồn văn hóa tốt đẹp của tổ tiên. Đời đời người nông dân vẫn kiên trì với ruộng vườn, giữ gìn nếp sống ân tình, thủy chung. Họ cũng kiên trung, rắn rỏi như mai. Trong cuộc sống lao động bình dị vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn tình yêu hoa cảnh. Nó không làm cuộc sống khá hơn những sẽ dễ chịu hơn.

Hoa mai vàng rực rỡ, hòa lẫn trong chồi non lộc biếc trong ngày đầu xuân là biểu tượng ước mơ, khát vọng và niềm tin vững chắc của con người vào một năm mới an khang thịnh vượng. Đó không phải là một niềm tin tâm linh vong viễn. Mà là nét đẹp của một nền văn hóa trọng tình, thuần mỹ của dân tộc ta. Sắc vàng tươi non phơn phớt của hoa mai điểm tô cho không gian thêm rực rỡ. Chồi non xanh tươi làm cho bức tranh ngày xuân tràn đầy sức sống mới trong những ngày đầu năm.

Cây mai sống qua bao năm tháng với thời tiết khắc nghiệt vẫn âm thầm chịu đựng dẽo dai. Xuân về dâng cho đời bông hoa xinh lộc tốt. Hình ảnh đó xứng đáng là nét tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và sự hy sinh cao cả của tổ tiên trong quá trình lao động xây dựng quê hương và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Một nhành mai vàng thắm sân nhà trong ngày đầu xuân thể hiện ước mơ một năm sung túc, ăn lành, là khát vọng vươn đến điều chân thiện trong cuộc sống. Với một cành mai thôi, dân tộc ta đã kí thác trong nó cả một triết lí nhân sinh sâu sắc.

13 tháng 11 2021

Tham khảo:

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò "rồng rắn" quanh gốc bàng cổ thật vui...

 

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát... Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cần mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

 

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: "Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?". Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: "Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!"

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,... Bàng cựa mình rung rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời...

13 tháng 11 2021

Tham khảo:

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò "rồng rắn" quanh gốc bàng cổ thật vui...

 

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát... Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cần mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

 

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: "Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?". Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: "Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!"

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,... Bàng cựa mình rung rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời...