K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2016

Bài làm 1:

Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xả ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động. Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?

Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ khi con người sáng chế ra những phuơng tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói, cứ mười lần bước ra đường phố thì đã nhìn thấy hết bảy lần xảy ra tai nạn giao thông. Vậy tại sao lại có được một con số thật khó tưởng tượng, vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.

Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí. Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu….đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.

Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông , đi đúng tốc độ ,đúng phần đường ,không điều khiển xe khi đã uống rượu bia ,đi trên đường không nên ganh đua với người khác. Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em. Phía nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Tích cực phát huy tính kỷ luật nghiêm khắc của một nơi gọi là môi trường giáo dục học sinh, có như thế thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông của học sinh.

Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ,khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe gắn máy. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Bản thân tôi cũng sẽ có gắng chấp hành luật giao thông thất tốt, góp một phần nhỏ nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.

  
9 tháng 11 2016

Bài làm 2:

Tai nạn giao thông là hiểm họa thường trực đối với mỗi người tham gia giao thông hàng ngày. Trong khi đó, ở Việt Nam, số lượng người và phương tiện tham gia giao thông ngày càng đông và tỷ lệ người chết vì tai nạn giao thông trên 100 000 người dân cao hơn mức trung bình của thế giới (thế giới: 18 người, Việt Nam 24 người - Báo cáo thống kê của Viện nghiên cứu giao thông Đại học Michigan UMTRI Mỹ).

 

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2013 cả nước đã xảy ra 29.385 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.369 người, bị thương 29.500 người, trung bình mỗi ngày có 26 người chết và 81 người bị thương vì tai nạn giao thông trên toàn quốc. Trong những tháng đầu năm 2014, toàn quốc đã xảy ra 10.772 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.928 người, bị thương 10.556 người.

 

Hậu quả của tai nạn giao thông vô cùng đau thương và nặng nề. Đó là sự mất mát về tính mạng con người, là gánh nặng cho gia đình người bị nạn và những người liên quan về cả tinh cảm lẫn vấn đề kinh tế. Đặc biệt, đó là hậu quả mà bản thân người bị tai nạn gánh chịu khi không thể trở lại là những lành lặn bình thường mà trở thành phế nhân. Những hậu quả trên cho thấy tai nạn giao thông hiện nay là mối nguy hiểm khôn cùng, là kẻ thù vô cùng nguy hiểm đối với mỗi người tham gia giao thông.

 

Vậy vấn đề đặt ra là tại sao tai nạn giao thông ở đất nước chúng ta lại xẩy ra nhiều với số người chết và bị thương cao đến vậy?

 

Lý do có thể kể ra rất nhiều: hệ thống hạ tầng giao thông yếu kém, chất lượng phương tiện giao thông không đáp ứng đúng các yêu cầu về kỹ thuật, ý thức chấp hành luật giao thông và ý thức tham gia giao thông của người dân còn thấp... Song chung quy lại, nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là nguyên nhân từ phía con người.

 

Khi tham gia giao thông, bản thân mỗi người chủ phương tiện phải có trách nhiệm với an toàn của mình và của những người tham gia giao thông khác. Song, trên thực tế, tình trạng người uống rượu bia vẫn tham giao thông; trẻ em chưa đủ tuổi lái xe cũng tham gia điều khiển phương tiện giao thông trái quy định của pháp luật; người tham gia giao thông lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm, không chấp hành luật giao thông... đấy là sự kém ý thức của người tham gia giao thông. Còn về phía những người có trách nhiệm liên quan như cảnh sát giao thông, thanh tra đô thị, kiểm định chất lượng phương tiện vẫn còn tồn tại hiện tượng tiêu cực. Đấy là những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sự an toàn của người và phương tiện khi tham gia giao thông.

 

Vậy, để giảm thiệu được tình trạng mất an toàn khi tham gia giao thông cần phải thực hiện nhiều biện pháp có tính hệ thống và lâu dài, trong đó, quan trọng hơn hết vẫn là công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông an toàn cho người dân. Trên các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang có nhiều chương trình tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tham gia giao thông song để hoạt động tuyên truyền, giáo dục có hiệu quả cao cần phải nhấn mạnh những khâu sau:

 

Thứ nhất: giáo dục ý thức tham gia giao thông từ mỗi gia đình. Gia đình là nơi mọi thành viên sẻ chia, tâm sự, trao đổi thông tin, tình cảm. Đây cũng là môi trường giáo dục đầu tiên đối với mỗi con người. Vì vậy, ở mỗi gia đình phải thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, nhắc nhở ý thức tham gia giao thông cho các thành viên trong gia đình của mình, đặc biệt là người lớn phải gương mẫu, phải có ý thức tham gia giao thông an toàn để con em học tập.

 

Thứ hai: tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông ở nơi cư trú, cơ quan, trường học, nơi làm việc của người lao động, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. Mỗi người đều tham gia ở ít nhất một tổ chức, có thể là ở địa phương, ở nơi làm việc, có thể là ở trường học, là các câu lạc bộ, hội, đội, nhóm... chính ở những tổ chức này, công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông phải được triển khai và phải làm nghiêm túc để các thành viên của mình được nghe, được biết, được hiểu và cùng nhau chia sẻ, rút kinh nghiệm, từ đó có sự cải thiện trong tư duy, cải thiện về ý thức tham gia giao thông của mỗi người.

 

Thứ ba: công tác tuyên truyền, giáo dục, phải có nội dung, phương pháp khoa học để có hiệu quả cao. Hiện nay, nếu chỉ tuyên truyền bằng lời nói chưa đủ sức thuyết phục, trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày vẫn cập nhật tin tức giao thông, những hình ảnh về tai nạn giao thông. Những tư liệu đó khi tác động vào trực quan của con người sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến ý thức của mỗi người. Thực tế, nhiều người khi trực tiếp chứng kiến hoặc thấy các vụ tai nạn giao thông trên báo chí, truyền thông đã bị ám ảnh rất lâu, điều đó cũng đã có sự tác động lớn đến ý thức tham gia giao thông của họ. Do vậy, trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông, nên đưa ra các hình ảnh, các số liệu cho người nghe biết.

 

Thứ tư: sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền. Ngày nay, giới trẻ sử dụng các trang mạng xã hội ngày càng nhiều, đây là một kênh thông tin có sức lan tỏa nhanh và hiệu quả rộng rãi. Việc sử dụng các trang mạng xã hội để chia sẻ những thông tin về tai nạn giao thông, hậu quả của tai nạn giao thông, cảnh báo những sự cố bất an toàn khi tham gia giao thông, kinh nghiệm tham gia giao thông an toàn... sẽ được giới trẻ đón nhận và phản hồi rất tích cực.

 

Thứ năm: phải thực hiện nghiêm các quy định, pháp luật của Nhà nước về giao thông. Việc xử lý các hiện tượng vi phạm luật giao thông phải nghiêm minh, rõ ràng. Nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ CSGT, thanh tra đô thị, những cơ quan đơn vị có trách nhiệm liên quan. Không để xẩy ra những tình trạng tiêu cực như thời gian qua.

 

Thứ sáu: có sự quy hoạch hạ tầng giao thông đồng bộ, hợp lý; nâng cấp hệ thống trang thiết bị biển báo, đèn tín hiệu... đảm bảo đúng kỹ thuật; áp dụng các công nghệ quản lý, giám sát người tham gia giao thông mà các quốc gia khác đã làm có hiệu quả...

 

Ở trường Chính trị Nghệ An, công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông cho đội ngũ cán bộ, nhân viên nhà trường cũng như học viên đã được quá triệt và thực hiện nghiêm túc.

 

Đối với cán bộ, nhân viên nhà trường, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt đoàn thanh niên, ban nữ công, sinh hoạt chính trị, đoàn thể toàn thể cơ quan luôn được lồng ghép nội dung tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông an toàn. Quán triệt đội ngũ cán bộ, nhân viên nhà trường phải thực hiện nghiêm túc luật giao thông và nâng cao ý thức an toàn giao thông.

 

Đặc biệt trong công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông an toàn cho học viên, đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường đã thực hiện nghiêm túc thông qua các hoạt động giảng dạy, tuyên truyền vận động như: lồng ghép nội dung này vào bài giảng trong các buổi lên lớp; tổ chức tuyên truyền giáo dục tập trung cho học viên trong những buổi sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt chi bộ. Đồng thời mỗi cán bộ, nhân viên của Trường Chính trị Nghệ An luôn nâng cao ý thức gương mẫu chấp hành luật giao thông, tham gia giao thông an toàn.

 

Đối với học viên tại Trường Chính trị Nghệ An, là đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý hoặc nguồn lãnh đạo quản lý ở các sở ban ngành, các cơ quan hành chính sự nghiệp, cán bộ đoàn thể... với vai trò, vị trí của mình, học viên được đội ngũ giảng viên vận động phải đi đầu gương mẫu trong quá trình tham gia giao thông. Đồng thời, tại cơ quan đơn vị của mình thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông bằng nhiều hình thức, nhiều hoạt động phong phú, đa dạng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm khi tham gia giao thông của nhân viên, người lao động, hội viên của cơ quan đơn vị mình. Mặt khác, gương mẫu chấp hành luật giao thông, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư.

 

Mỗi người nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn chính là yếu tố có tính quyết định trong việc giảm thiệu vấn nạn bất an toàn giao thông ở nước ta hiện nay. Vì vậy, phải tạo dựng được ý thức, trách nhiệm tham gia giao thông an toàn trong mỗi người dân để đảm bảo an toàn cho chính mình và cộng đồng.

9 tháng 1 2017

1)Thực trạng: -Lạng lách , đánh võng.

-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

-Cố tình trêu chọc lúc bạn bè đang lưu thông phương tiện trên đường.

-Uống rượu bia khi lái xe.

2)Giải pháp;

-Nhà trường, tập thể đưa ra quy định trừng phạt nặng những đối tượng mắc lỗi trên.

-Mở lớp giáo dục vấn đè an toàn giao thông cho học sinh vào giờ ngoại khóa.

-Tuyên truyền về hậu quả của những hành động không tích cực khi tham gia giao thông không đúng luật.

CHÚC BẠN HỌC TỐT.

23 tháng 10 2022

học sinh thì uống thế nào dc rựu bia

 

20 tháng 9 2023

Tại nhiều trường phổ thông trên địa bàn thành phố, tình trạng học sinh vi phạm Luật giao thông diễn ra khá phổ biến như không đội không đội mũ bảo hiểm, tụ tập đi hàng hai, hàng ba, lạng lách đánh võng trên đường. Trong số đó có nhiều em đi xe máy đến trường, hầu hết đều chưa có bằng lái xe, chưa đủ tuổi sử dụng phương tiện tham gia giao thông. Thực trạng này rất đáng lo ngại, là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho tai nạn giao thông trong học sinh tăng cao.

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người đủ từ 16 tuổi trở lên được phép điều khiển xe gắn máy dưới 50cc (bao gồm xe máy điện) mà không cần có giấy phép lái xe. Do đó, mấy năm gần đây, nhiều gia đình đã trang bị cho con, em mình những chiếc xe máy phân khối nhỏ (dưới 50cc) làm phương tiện để tới trường. Tuy phân khối nhỏ nhưng tốc độ có thể đạt tới tối đa 60km/h, mỗi khi xuất hiện trên đường đều dễ khiến người dân bất an bởi đây là loại phương tiện không yêu cầu người điều khiển phải có bằng lái, nên phần lớn người đi xe đều là các thiếu niên chưa hiểu hết luật giao thông, ý thức tham gia giao thông chưa cao vì vậy nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn giao thông là rất lớn.

 

Để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông, chúng ta có thể áp dụng các giải pháp sau: 1. Tăng cường giáo dục và tuyên truyền: Tổ chức các chương trình giáo dục giao thông cho học sinh, tài xế và cộng đồng. Tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông và biển báo giao thông để tạo ra nhận thức về tầm quan trọng của việc tuân thủ luật giao thông. 2. Thực thi nghiêm các quy định giao thông: Tăng cường sự hiện diện và tuần tra của các lực lượng chức năng như cảnh sát giao thông để giám sát và xử lý vi phạm giao thông. Áp dụng hệ thống camera giám sát và công nghệ mới để đảm bảo tuân thủ luật giao thông. 3. Xây dựng hạ tầng giao thông an toàn: Đầu tư xây dựng và nâng cấp hạ tầng giao thông như đường bộ, đèn giao thông, vạch kẻ đường và hệ thống giao thông công cộng để tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông và giảm nguy cơ tai nạn. 4. Thực hiện các biện pháp kỷ luật: Áp dụng các biện pháp kỷ luật nghiêm khắc như phạt tiền, tước giấy phép lái xe, hạn chế quyền sử dụng phương tiện giao thông đối với những người vi phạm nghiêm trọng. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tố cáo vi phạm giao thông và đảm bảo quyền lợi cho người tố cáo. 5. Khuyến khích việc sử dụng phương tiện công cộng và phương tiện không gây ô nhiễm: Ưu tiên đầu tư và phát triển hệ thống giao thông công cộng, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng thay vì sử dụng phương tiện cá nhân. Đồng thời, khuyến khích việc sử dụng phương tiện không gây ô nhiễm như xe đạp, đi bộ. 6. Xây dựng môi trường giao thông thân thiện: Tạo ra môi trường giao thông an toàn và thân thiện với người đi bộ và xe đạp. Xây dựng và duy trì các vùng dành riêng cho người đi bộ và xe đạp, cải thiện chất lượng vỉa hè và khu vực dừng đỗ xe để tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông không phải sử dụng phương tiện cá nhân.
20 tháng 9 2023

Tại nhiều trường phổ thông trên địa bàn thành phố, tình trạng học sinh vi phạm Luật giao thông diễn ra khá phổ biến như không đội không đội mũ bảo hiểm, tụ tập đi hàng hai, hàng ba, lạng lách đánh võng trên đường. Trong số đó có nhiều em đi xe máy đến trường, hầu hết đều chưa có bằng lái xe, chưa đủ tuổi sử dụng phương tiện tham gia giao thông. Thực trạng này rất đáng lo ngại, là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho tai nạn giao thông trong học sinh tăng cao.

 

Có một số giải pháp góp phần giảm số vụ và mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông như sau:- Thông qua việc nâng cấp các công trình giao thông, khiến cho người tham gia giao thông ít gặp tình huống khó khăn và nguy hiểm hơn (Road safety Engineering).- Giáo dục (Education) và đào tạo người tham gia giao thông để họ chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật và có thể giải quyết tốt hơn...
Đọc tiếp

Có một số giải pháp góp phần giảm số vụ và mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông như sau:
- Thông qua việc nâng cấp các công trình giao thông, khiến cho người tham gia giao thông ít gặp tình huống khó khăn và nguy hiểm hơn (Road safety Engineering).
- Giáo dục (Education) và đào tạo người tham gia giao thông để họ chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật và có thể giải quyết tốt hơn các tình huống khi tham gia giao thông.
- Cưỡng chế (Enforcement) thực hiện các quy định của pháp luật về trật tư an toàn giao thông nhằm hạn chế các hành vi vi phạm, góp phần làm cho môi trường giao thông an toàn hơn.
1. Em hiểu thế nào về các giải pháp trên?
2. Liên hệ các giải pháp nêu trên để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đối với địa phương em.

( viết một bài văn ngắn nha)

0
1 tháng 2 2018

Trưa hôm qua, mẹ đến trường đón em như thường lệ. Đến giờ cao điểm, đường phố đong nghịt người và xe qua lại. học sinh từ các cổng trường ùa ra nên lại càng đông. Tiếng động cơ ồn ã, tiếng còi xe lanh lảnh hòa cùng tiếng người tạo nên âm thanh náo nhiệt vốn là nét đặc trưng của một thành phố lớn nhất nước.

Xuôi đường điện biên phủ, mẹ em thong thả chạy xe. Nhà em chỉ cách Trường Tiểu học Nguyễn Sơn Hà độ gần cây số. Ngồi sau lưng mẹ, em vui mừng khoe điểm 10 môn Toán mà em đạt được trong buổi sáng nay.

Đến gần ngã tư, bất chợt ba chiếc xe đạp dàn hàng ngang vượt lên trước mặt. Ba anh học sinh mặc đòng phục áo sơ mi trắng ngắn tay, quần tây xanh vừa chạy xe rất nhanh và cười đùa ầm ĩ, mặc cho người đi đường tỏ ra khó chịu.

Mẹ em bực giọng nói: “Không biết mấy cậu này là học sinh trường nào mà chạy xe ẩu thế?”. Rồi mẹ em nhấn nhẹ ga, đuổi kịp họ. Mẹ em ôn tồn khuyên: “Các cháu ơi! Đừng chạy xe dàn hàng ngang như thế, nguy hiểm lắm! Coi trừng xảy ra tai nạn!”. Anh ngoài cũng quay sang bên nhìn và thốt lên: “Ôi! Bác đi đón em Lan ạ!” Thì ra đó là anh Thái, con bác Thịnh cung tổ dân phố với nhà em. Mẹ em bật cười trách khéo: “Gớm các cậu đạp xe nhanh gần như xe máy! Cẩn thận kẻo va quệt vào người khác. Các cháu đã vi phạm luật giao thông đấy, biết không ?”

Anh Thái cười, lúng túng đáp: “dạ, biết ạ! Cháu cảm ơn bác!” rồi đạp xe chậm lại, hai anh kia cũng làm theo.

Em thấy lời nhắc nhở của mẹ em dù nhỏ nhưng rất có ý nghĩa. Lứa tuổi nhỏ cũng phải chấp hành nghiêm túc luật lệ giao thông để góp phần giữ gìn an toàn giao thông và xây dựng nếp sống văn minh của thành phố.

1 tháng 2 2018

1:Mở bài:

- Việc làm đó là gì?
- Xảy ra trong hoàn cảnh nào? Bao giờ?
2: Thân bài

Kể lại diễn biến sự việc đó.

- Giờ tan học buổi trưa, học sinh từ các cổng trường ùa ra rất đông, hòa cùng dòng người xuôi ngược…….
- Một nhóm học sinh nam đi xe đạp dàn thành hàng ngang.
- Mẹ em đón em đi học về, cùng chạy xe trên quãng đường đó. Mẹ đã nhắc nhở các anh học sinh nên chấp hành luật lệ giao thông.
- Ba anh vui vẻ xin lỗi và nghe theo lời mẹ.

3: Kết bài:

- Biết tiếp thu ý kiến đúng đắn của người khác để sữa chữa những sai phạm và việc nên làm.
- Dù nhỏ, mỗi học sinh cũng nên chấp hành luật lệ giao thông để góp phần giữ gìn trật tự, an toàn và xây dựng nếp sống văn minh.

Mình cung cấp bạn dàn ý nha

29 tháng 12 2021

THAM KHẢO :

 

Hiện nay an toàn giao thông đang là vấn đề nóng hổi và bức xúc của toàn xã hội. Chỉ một sơ suất nhỏ, chỉ một phút giây thôi, tai nạn giao thông sẽ gây ra đau thương mất mát cho gia đình ai đó và từng ngày, từng giờ những tai nạn giao thông vẫn đang cướp đi sinh mệnh của bao người, gây thương tích, tàn phế và đem đến nỗi đau tinh thần không gì bù đắp được cho hàng ngàn người thân của họ.

Đáng tiếc nhất đó là những tai nạn giao thông do chính những người đi bộ gây ra. Mặc dù Nhà nước đã quan tâm xây dựng nhiều công trình cho người đi bộ sang đường như cầu vượt, hầm đường bộ… nhưng nhiều người vẫn không đi đúng phần đường của mình. Vậy người đi bộ khi tham gia giao thông phải tuân thủ những quy định nào?

Điều 32, Luật Giao thông đường bộ, người đi bộ phải tuân thủ các quy tắc giao thông như sau:

1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.
Nếu vi phạm, người đi bộ sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 9, Nghị định 171/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

6 tháng 1 2022

ai vẽ giúp với được ko

 

31 tháng 12 2021

 Đối với những bạn đi bằng xe đạp đến trường:

Phải tuân thủ đúng luật giao thông, đúng quy định dành cho người đi xe đạp khi tham gia giao thông. Đi đúng phần đường quy định, đi về phía bên tay phải, không được đi hàng ngang, không đánh võng, không cười đùa, không được buông thả cả hai tay khi đang điều khiển xe. Không đèo quá một người, tức là chỉ được đi tối đa hai người trên một xe đạp. Khi đến các con đường có dốc cao, không được ngồi trên xe để lên dốc hoặc lao xuống dốc mà phải xuống xe dắt bộ cho tới hết đoạn dốc mới được lên xe để tiếp tục đi. Khi muốn rẽ sang đường, phải phanh giảm tốc độ, quan sát kĩ trước sau, khi thấy đảm bảo an toàn mới được rẽ sang. Không được đi xe đạp trên sân trường, phải sắp xếp xe ngay ngắn, đúng quy định tại lán xe.

21 tháng 1 2022

Tham khảo nhé bạn^

Bài tuyên truyền để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn bằng xe đạp, xe đạp điện

Mỗi khi chúng ta được đọc báo, hay nghe những thông tin về tai nạn giao thông cũng khiến cho chúng ta có sự đau xót khôn nguôi. Đây là một vấn đề khá lớn đối với những đất nước đang phát triển như chúng ta. Mỗi năm hàng ngàn người bị thương vong do tai nạn giao thông. Vậy nên khi tham gia giao thông chúng ta cần phải nâng cao trách nhiệm của bản thân đặc biệt là thế hệ trẻ, những “ chủ nhân tương lai của đất nước”.

Với những học sinh trung học như chúng ta việc khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe đạp hay xe đạp điện thì việc bảo vệ an toàn cho bản thân và cho gia đình là điều vô cùng cần thiết. Chúng ta mỗi khi tham gia giao thông cần phải tuân thủ những quy định của luật giao thông. Không đi ngược chiều, không dàn hàng hai hàng 3. Khi đến ngã ba, ngã tư có đèn xanh đèn đỏ thì cần phải dừng lại. Đi đúng đường quy định cho xe đạp và xe đạp điền. Nếu không chúng ta sẽ phải chứng kiến những tai nạn thương tâm, đó sẽ là một nỗi đau của những người thân yêu xung quanh chúng ta.

Chúng ta không những phải tham gia giao thông an toàn, mà bạn hãy là những tuyên truyền viên cho đến cho bạn bè, người thân về việc tuân thủ giao thông. Nếu khi thấy hành vi vi phạm bạn có thể khuyên, hoặc nhắc nhở họ.

9 tháng 1 2022

THAM KHẢO

Khẩu hiệu: “Đi đúng đường, nhường đúng lối, không dàn hàng, không vượt ẩu.”

Bài viết tuyên truyền:

An toàn giao thông luôn luôn là một vấn đề gây nhức nhối của toàn xã hội và hot hơn bao giờ hết là thời điểm không khí Tết đang đến gần với số vụ tai nạn giao thông ngày một báo động. Từng ngày, từng giờ trôi qua tai nạn giao thông đã cướp đi bao nhiêu sinh mệnh của mỗi người, gây ra bao thương tích, tàn phế và mang đến nỗi đau xót không thể bù đắp cho hàng ngàn người thân. Chính vì thế chúng ta cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân, đặc biệt là các bạn học sinh thế hệ trẻ-măng non của đất nước.

Với mỗi chúng ta việc bảo vệ an toàn khi tham gia giao thông đến trường bằng phương tiện xe đạp, xe đạp điện là vô cùng thiết yếu .Các bạn cần phải tuân thủ những quy định của luật giao thông đã đề ra. Đi về bên phải , đi đúng làn đường được quy định. Không đi dàn hàng ngang, buông thả tay khi đang điều khiển xe. Không đèo nhiều hơn một người và cười nói khi tham gia. Đến ngã ba, ngã tư có đèn đỏ phải dừng lại. Khi muốn rẽ sang đường cần phải giảm tốc độ , quan sát an toàn mới được rẽ sang

 

Mình mong rằng qua buổi tuyên truyền này các bạn không những là người tham gia an toàn giao thông mà còn tuyên truyền cho bạn bè, gia đình để mọi người có thêm hiểu biết và tuân thủ đúng quy định. Hãy chung tay xây dựng nếp sống văn hóa giao thông, góp phần kéo giảm tai nạn giao thông và xây dựng một xã hội an toàn, lành mạnh.