K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2016

Lâm Nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy các chức năng phòng hộ văn hóa, xã hội,... của rừng.

16 tháng 12 2021

D.  Nông nghiệp

11 tháng 2 2018

- Các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp: Trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.

- Phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, hoặc vùng đất thấp ngập mặn ven biển.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

- Đặc điểm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản:

+ Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất của ngành thuỷ sản.

+ Đối tượng sản xuất là cây trồng và vật nuôi.

+ Cần phải hiểu biết và tôn trọng các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên.

+ Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thường có tính mùa vụ.

+ Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chịu tác động của điều kiện tự nhiên.

+ Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản có nhiều thay đổi trong nền sản xuất hiện đại: tư liệu sản xuất và hình thức tổ chức sản xuất đa dạng, ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết chặt chẽ trong sản xuất.

- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.

7 tháng 8 2017

- Thuận lợi:

      + Đất: Chủ yếu là đất badan rất thích hợp để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê.

      + Khí hậu: cận xích đạo lại có sự phân hóa theo độ cao. Vì thế ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè, ..) khá thuận lợi.

      + Tài nguyên nước khá phong phú, nhất là tài nguyên nước ngầm, rất quan trọng cho các vùng chuyên cạnh cây công nghiệp vào mùa khô.

      + Rừng: diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước. Trong rừng còn nhiều thú quý, nhiều lâm sản đặc hữu.

- Khó khăn:

      + Mùa khô kéo dài, dẫn tới nguy cơ hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng.

      + Vùng thưa dân nhất nước ta, phân bố không đều,rất thiếu lao động.

      + Là vùng còn khó khăn của đất nước.

      + Việc chặt phá rừng để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường.

8 tháng 9 2019

Đáp án cần chọn là: D

Căn cứ vào bản đồ Lâm nghiệp ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20:

B1.

- Nhận dạng kí hiệu thể hiện giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2007 của các tỉnh là các cột màu hồng.

- Xác định phạm vi vùng Bắc Trung Bộ (dựa vào Atlat trang 27)

B2. Tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp cao nhất vùng Bắc Trung Bộ là Nghệ An (kí hiệu cột màu hồng cao nhất).

6 tháng 10 2019

Đáp án D

Căn cứ vào bản đồ Lâm nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hai tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp cao nhất nước ta là Nghệ An và Lạng Sơn (cột giá trị màu hồng cao nhất).

25 tháng 11 2019

Đáp án D

Căn cứ vào bản đồ Lâm nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hai tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp cao nhất nước ta là Nghệ An và Lạng Sơn (cột giá trị màu hồng cao nhất).

8 tháng 8 2019

Giải thích: Căn cứ vào bản đồ lâm nghiệp (năm 2007) ở atlat địa lí Việt Nam trang 20, hai tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp cao nhất nước ta là Nghệ An và Lạng Sơn, tiếp đến là Thanh Hóa, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La,…

Đáp án: C

1 tháng 4 2017

+ Những điều kiện thuận lợi:

  • Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

-Có diện tích lớn đất ba dan (1,36 triệu ha), phân bố tập trung thành vùng lớn trên bề mặt các cao nguyên. Khí hậu cận xích đạo với mùa khô kéo đài, thích hợp để trồng cây công nghiệp trên quy mô lớn. Các cao nguyên cao (trên 1000 m) có khí hậu mát, thích hợp để trồng một số cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè, rau, hoa quả).

- Có các đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc lớn.

- Còn diện tích rừng lớn nhất nước với nhiều loại gỗ quý, chim, thú quý.

  • Điều kiện kinh tế - xã hội:

-Được sự chú trọng đầu tư của Nhà nước, đang thu hút nhiều dự án đầu tư của trong và ngoài nước.

- Nhu cầu lớn của thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài về các sản phẩm cây công nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu ...).

+ Những khó khăn:

- Mùa khô kéo dài 4-5 tháng, việc làm thủy lợi khó khăn, tốn kém. Rừng dễ bị chay.

- Tài nguyên rừng bị suy thóai do khai thác chưa hợp lí, do mở rộng diện tích đất nông nghiệp tự phát.

- Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, cơ sở vật chất kĩ thuật của nông - lâm nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.


1 tháng 4 2017

- Thuận lợi: + Chủ yếu là đất badan rất thích hợp để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê. + Khí hậu cận xích đạo thuận lợi cho cây công nghiệp dài ngày nhiệt đới (cà phê, cao su,...); vùng núi cao mát mẻ, trồng được cây cận nhiệt (chè). + Rừng: diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước. - Khó khăn: + Mùa khô kéo dài, dẫn tới nguy cơ hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng. + Vùng thưa dân, thiếu lao động và thị trường tiêu thụ tại chỗ nhỏ hẹp. + Là vùng còn khó khăn của đất nước. + Việc chặt phá rừng để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường.