K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I.đọc-hiểu: đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ''gậy tre chông tre chống lại sắt thép quân thù.tre xung phong vào xe tăng đại bác.tre giữ làng giữ nước giữ mái nhà tranh giữ đồng lúa chín.tre hi sinh để bảo vệ con người!tre anh hùng lao động!tre anh hùng chiến đấu!'' (Cây tre Việt Nam-Thép Mới) a)chỉ ra và nêu tác dụng của một điệp ngữ có trong đoạn trích trên b)ghi lại những câu văn tác giả viết...
Đọc tiếp

I.đọc-hiểu: đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

''gậy tre chông tre chống lại sắt thép quân thù.tre xung phong vào xe tăng đại bác.tre giữ làng giữ nước giữ mái nhà tranh giữ đồng lúa chín.tre hi sinh để bảo vệ con người!tre anh hùng lao động!tre anh hùng chiến đấu!''

(Cây tre Việt Nam-Thép Mới)

a)chỉ ra và nêu tác dụng của một điệp ngữ có trong đoạn trích trên

b)ghi lại những câu văn tác giả viết với thái độ ton vinh,ca ngợi cây tre việt nam trong đoạn ăn trên

c)đoạn văn trên đã khơi gợi cho ta những cảm xúc đẹp đẽ về cây tre việt nam.em hãy viết một đoạn văn (12-15 câu)với tiêu đề ''tre-người bạn của làng quê việt nam''​

Câu 2

Trong xã hội xưa thân phận người phụ nữ thật lênh đênh bất hạnh.Nhưng họ vẫn luôn sáng ngời vẻ đẹp phẩm chất đáng quý.

Qua những bài ca dao và ''Bánh trôi nước''của Hồ Xuân Hương,em hãy trình bày cảm nghĩ của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa

1
22 tháng 4 2019

Câu 2:

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"

Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng "khuôn mặt hình trái xoan", hay "đôi mày hình lá liễu" để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng "tròn", "trắng" để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ "vừa" càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

"Bảy nổi ba chìm với nước non"

Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm "với nước non".

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"

Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: "Thân em như tấm lụa đào - Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai" chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.

"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ - sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

I.ĐỌC HIỂU (3.0đ)Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:"Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau...
Đọc tiếp

I.ĐỌC HIỂU (3.0đ)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. Tôi dấu giếm vợ tôi , thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão hạc . Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão . Lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão . Lão từ chối một cách gần như là hách dịch . Và lão cứ xa tôi dần dần ....''

Câu 1 :đoạn văn trên nằm trong tác phẩm nào ? tác giả là ai ?

Câu 2: Cho biết ngôi kể và tác dụng của ngôi kể ? Cho biết nội dung của đoạn văn ?

Câu 3:Tìm một trường từ vựng và đặt tên trường từ vựng trong đoạn văn đó 

 

 

1
18 tháng 11 2021

Câu 1

Văn bản "Lão Hạc"

Tác giả: Nam Cao

Câu 2:

Ngôi kể: Thứ 1

Tác dụng: Giúp nhân vật ông giáo có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng của mình

Câu 3:

Trường từ vựng chỉ tính cách con người: gàn dở, ngu ngốc, xấu xa, bỉ ổi, tàn nhẫn

II. Đọc – hiểu: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn...
Đọc tiếp

II. Đọc – hiểu: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ…” 1.Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn em vừa tìm. 2. Dế Mèn đã đặt tên cho Dế Choắt, vì sao Dế Mèn lại đặt tên như vậy? 1. Em hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 2. Dế Mèn đã đặt tên cho Dế Choắt, vì sao Dế Mèn lại đặt tên như vậy? 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên. 4. Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn em vừa tìm.

0
27 tháng 4 2022

loading...

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:                                        "Cháu chiến đấu hôm nay                                        Vì lòng yêu Tổ quốc                                        Vì xóm làng thân thuộc                                        Bà ơi, cũng vì bà                                        Vì tiếng gà cục tác                                        Ổ trứng hồng tuổi thơ"Câu 1 (1,0 điểm) :...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

                                        "Cháu chiến đấu hôm nay

                                        Vì lòng yêu Tổ quốc

                                        Vì xóm làng thân thuộc

                                        Bà ơi, cũng vì bà

                                        Vì tiếng gà cục tác

                                        Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Câu 1 (1,0 điểm) : Em hãy cho biết đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (2,0 điểm) : Em hãy tìm điệp ngữ trong đoạn thơ trên? Xác định dạng điệp ngữ.

Câu 3 (1,0 điểm): Em hãy nêu nội dung của đoạn thơ ?

1
21 tháng 12 2021

Kiểm tra ạ?

#AEZn8

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:                                        "Cháu chiến đấu hôm nay                                        Vì lòng yêu Tổ quốc                                        Vì xóm làng thân thuộc                                        Bà ơi, cũng vì bà                                        Vì tiếng gà cục tác                                        Ổ trứng hồng tuổi thơ"Câu 1 (1,0 điểm) :...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

                                        "Cháu chiến đấu hôm nay

                                        Vì lòng yêu Tổ quốc

                                        Vì xóm làng thân thuộc

                                        Bà ơi, cũng vì bà

                                        Vì tiếng gà cục tác

                                        Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Câu 1 (1,0 điểm) : Em hãy cho biết đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (2,0 điểm) : Em hãy tìm điệp ngữ trong đoạn thơ trên? Xác định dạng điệp ngữ.

Câu 3 (1,0 điểm): Em hãy nêu nội dung của đoạn thơ ?

2
21 tháng 12 2021

ảnh lỗi

21 tháng 12 2021

Ảnh lỗi r

 I.ĐỌC HIỂU (4,0 điểm):          Đọc đoạn văn sau và trả lời  các câu hỏi:       Tục truyền đời Hùng vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé...
Đọc tiếp

 

I.ĐỌC HIỂU (4,0 điểm):

          Đọc đoạn văn sau và trả lời  các câu hỏi:

       Tục truyền đời Hùng vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai  vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu nằm đấy.

                                                                                       (Sách Giáo khoa Ngữ văn 6, tập hai)

Câu 1 (0,5 điểm):Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2 (0,5 điểm): Hãy cho biết đoạn văn trên kể về sự việc gì?

Câu 3 (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thuộc thể loại nào? kể tên 3 tác phẩm cùng thể loại mà em biết?

Câu 4 (0,75 điểm): Xác định trạng ngữ trong câu sau và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó: “Tục truyền đời Hùng vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.”

Câu 5 (0,75 điểm): Giải thích nghĩa của từ “Xuân” trong câu thơ sau:

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

Câu 6 (1,0 điểm): Từ đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng (5-7 câu) trình bày suy nghĩ của em về cái vươn vai thần kì của Thánh Gióng.

1
27 tháng 3 2022

câu 1: PTBĐ chính: tự sự

câu 2: đoạn văn kể về sự ra đời vừa bình thường vừa kì lạ của Thánh Gióng

câu 3: đoạn văn trích từ văn bản Thánh Gióng. văn bản đó thuộc thể loại truyền thuyết. 3 tác phẩm cùng thể loại mà em biết: sơn tinh thủy tinh, mai an tiêm, bánh chưng bánh giày

câu 4: trạng ngữ "Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu"]
                             trạng ngữ chỉ thời gian
(tạm thời mik chỉ trả lời đến đó thui giờ mik bận r)