K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2017

Hầu hết những người bị COPD hút ít nhất 10 – 20 điếu thuốc mỗi ngày trong 20 năm hoặc hơn trước khi thấy triệu chứng. Do đó, thường thì COPD không được chẩn đoán cho đến khoảng 40 – 49 tuổi.

Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của COPD bao gồm:

  • Ho dai dẳng hoặc cấp tính.
  • Khó thở hoặc thở hơi ngắn là triệu chứng có ý nghĩa nhất, nhưng nó thường không xuất hiện cho đến khoảng 50-59 tuổi.
  • Thở khò khè (có tiếng rít trong khi thở), đặc biệt là khi gắng sức hoặc lúc triệu chứng trở nặng.
  • Những triệu chứng sau có thể xảy ra khi tình trạng bệnh nhân nặng hơn:
  • Khoảng thời gian giữa các đợt khó thở ngắn hơn.
  • Tím tái hoặc suy tim phải có thể xảy ra.
  • Chán ăn và sụt cân đôi khi có thể xảy ra và là dấu hiệu tiên lượng nặng.

Hội Lồng ngực Hoa Kỳ (ATS – American Thoracic Society) đề ra 3 giai đoạn nặng của COPD dựa theo chức năng phổi:

  • Giai đoạn I: FEV1 bằng hoặc lớn hơn 50% giá trị dự đoán.
  • Giai đoạn II: FEV1 từ 35 – 49% giá trị dự đoán.
  • Giai đoạn III: FEV1 dưới 35% giá trị dự đoán
Phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

COPD không thể chữa được nhưng có thể phòng ngừa. Để phòng COPD cần phải:

  • Không hút thuốc, nếu có hút thuốc thì hãy bỏ thuốc ngay.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc bằng cách không cho phép hút thuốc trong nhà hoặc ngồi ở khu vực không hút thuốc khi đi ra ngoài. Bạn cũng nên tránh khói do củi cháy hoặc cho nấu ăn.
  • Hạn chế không khí ô nhiễm trong nhà.
  • Tránh bị nhiễm trùng hô hấp khi bị cảm cúm. Bạn cũng nên thường xuyên rửa tay do virus có thể di chuyển từ tay qua miệng do tiếp xúc.
  • Đấu tranh cho không khí trong lành để giảm bớt số người bị COPD do ô nhiễm môi trường.
  • xin lỗi mình biết tới đây thôi à!~
28 tháng 2 2022

A

28 tháng 2 2022

A

27 tháng 12 2020

1. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).

2. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.

3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.

4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.

 

5. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

6. Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.

7. Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.

8. Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.

9. Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.

Câu 33. Sars – covi – 2 gây bệnh gì ở người?a. Lao phổi, ung thư phổib. Viêm phế quản, khí quảnc. Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặngd. Hội chứng suy hô hấp cấp tính nhẹCâu 34. Vì sao phải xảy ra hoạt động tiêu hóa?A. Cơ thể hấp thụ các chất phức tạpB. Cơ thể hấp thụ các chất đơn giảnC. Tất cả các chất cần phải biến đổi để hấp thụD. Cơ thể hấp thụ các chất thông qua hoạt động tiêu hóaCâu...
Đọc tiếp

Câu 33. Sars – covi – 2 gây bệnh gì ở người?

a. Lao phổi, ung thư phổi

b. Viêm phế quản, khí quản

c. Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng

d. Hội chứng suy hô hấp cấp tính nhẹ

Câu 34. Vì sao phải xảy ra hoạt động tiêu hóa?

A. Cơ thể hấp thụ các chất phức tạp

B. Cơ thể hấp thụ các chất đơn giản

C. Tất cả các chất cần phải biến đổi để hấp thụ

D. Cơ thể hấp thụ các chất thông qua hoạt động tiêu hóa

Câu 35. Dạ dày không bị pepsin và HCl tiêu hóa vì

A. Lượng chất nhày bao phủ

B. Lượng HCl thấp

C. Lượng pepsin thấp

D. Nước chiếm 95% dịch vị

Câu 36. Cấu tạo nào sau đây phù hợp với chức năng biến đổi lí học của dạ dày?

A. Dạ dày có hình túi thắt 2 đầu

B. Dạ dày có nhiều tuyến vị

C. Dạ dày có 3 lớp cơ: cơ vòng, cơ dọc, cơ xéo

D. Dạ dày có cấu tạo 4 lớp

Câu 37. Thành phần quan trọng nhất của tế bào là gì?

A. Màng tế bào

B. Chất tế bào

C. Lưới nội chất

D. Nhân

Câu 38. Vì sao oxi từ máu có thể vào bên trong tế bào?

a. Vì nồng độ oxi trong máu thấp hơn tế bào

b. Vì nồng độ oxi trong máu cao hơn tế bào

c. Vì nồng độ oxi trong máu bằng với tế b

d. Vì trong tế bào có chất vận chuyển oxi

Câu 39. Câu 3. Sars – covi - 2 do tác nhân nào sau đây gây ra?

a. Vi khuẩn

b. Virus

c. Vi trùng

d. Vi chất

Câu 40. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG?

A. Khi thức ăn chạm lưỡi, dịch mật, dịch tụy, dịch ruột tiết ra mạnh mẽ

B. Khi thức ăn chạm dạ dày, dịch mật, dịch tụy tiết ít, dịch ruột không tiết ra

C. Không có thức ăn, gan tiết đều mật, dịch tụy và dịch ruột tiết ra ít

D. Không có thức ăn, gan tiết đều mật, dịch tụy rất ít, dịch ruột không tiết ra

Câu 41. Thành phần tế bào máu bao gồm

A. Hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương

B. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu

C. Bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương

D. Huyết tương, hồng cầu

Câu 42. “Khoảng chết” là gì?

A. Là lượng oxi nằm trong đường dẫn khí mà cơ thể không thể trao đổi

B. Là lượng cacbinic nằm trong đường dẫn khí

C. Là lượng oxi cơ thể không thể hấp thụ trong phổi

D. Là lượng cacbonic tồn dư trong tế bào

Câu 43. Ruột già có chức năng nào sau đây

A. Hấp thụ dinh dưỡng

B. Thải phân

C. Hấp thụ nước

D. Hấp thụ muối khoáng

Câu 44. Sản phẩm của lipit sau khi tiêu hóa là

A. Acid béo và glixerin

B. Acid amin

C. Muối khoáng

D. Đường đơn

Câu 45. Hoạt động hấp thụ diễn ra ở đâu

A. Miệng

B. Dạ dày

C. Thực quản

D. Ruột non

 

1
5 tháng 1 2022

C

C

A

C

A

D

B

 

 

 

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Nguyên nhân gây bệnh về phổi và đường hô hấp: Không khí bị ô nhiễm, có chứa nhiều bụi mịn, vi sinh vật, virus hoặc các chất có hại,… xâm nhập vào đường dẫn khí và phổi là nguyên nhân chính dẫn dến các bệnh về phổi và đường hô hấp.

- Các biện pháp phòng chống bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình:

+ Vệ sinh răng miệng và cổ họng hằng ngày: đánh răng 2 lần mỗi ngày, thay bàn chải đánh răng theo chu kì 3 tháng, xúc miệng và cổ họng bằng nước muối sinh lí vào buổi sáng và tối trước khi ngủ.

+ Thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra đường và khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.

+ Ăn uống đủ chất, hợp lí, không ăn quá nhiều đồ lạnh, cay, cứng,… kết hợp với luyện tập thể dục thể thao phù hợp để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

+ Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.

+ Tiêm vaccine phòng bệnh.

+ Có biện pháp phòng tránh thích hợp khi tiếp xúc với người mắc các bệnh về phổi và đường hô hấp dễ truyền nhiễm.

+ Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.

+ ….

22 tháng 3 2023

- Các cơ chế gây bệnh của virus:

+ Virus gây bệnh theo cơ chế nhân lên kiểu sinh tan phá hủy các tế bào của cơ thể và các mô. Vì vậy, tình trạng bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số tế bào bị phá hủy nhiều hay ít cũng như khả năng tái sinh của các tế bào cơ thể nhanh tới mới nào.

+ Một số loại virus khi xâm nhập vào tế bào có thể sản sinh ra các độc tố làm biểu hiện triệu chứng bệnh.

+ Virus nhân lên theo kiểu tiềm tan, ngoài việc phá hủy các tế bào cơ thể, một số còn có thể gây ra đột biến gene ở tế bào chủ dẫn đến ung thư.

- Biện pháp để phòng chống virus SARS-CoV-2: Tiêm vaccine để kích hoạt hệ thống miễn dịch để tạo ra kháng thể chống lại virus. Ngoài ra, cần thực hiện biện pháp 5k để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các con đường lây bệnh hô hấp chủ yếu là đường thở miệng, mũi, họng.

- Miệng và mũi là cơ qua tiếp thu trực tiếp khí từ môi trường nên dễ hít phải những không khí ôi nhiễm có các virus gây bệnh.

- Họng dễ bị viêm khi trời chuyển rét khiến virus, vi khuẩn dễ xâm nhập.

Biện pháp phòng bệnh.

- Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh và ở những nơi có bụi.

- Xây dựng hệ thống lọc khí thải.                    

- Sử dụng các nguồn năng lượng, nhiên liệu sạch.

- Giữ ấm cơ thể khi trời rét.

- Thường xuyên dọn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi.

5 tháng 1 2023

Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp : Bụi, Nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, Cacbon oxit, các chất độc hại và các sinh vật gây bệnh .

Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại : trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá, đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi.

Tham khảo!

Một số bệnh phổ biến ở đường dẫn khí và ở phổi:

Tên bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Biện pháp phòng tránh

1. Viêm đường hô hấp cấp do virus

Do nhiều loại virus gây nên như virus SARS-CoV-2, virus MERS-CoV, Rhinovirus, Adenovirus,…

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh viêm đường hô hấp cấp; rửa tay thường xuyên với nước rửa tay khô hoặc xà phòng; súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt mũi miệng; báo ngay cho cơ quan y tế nếu có triệu chứng;…

2. Viêm mũi

Viêm mũi cấp tính thường là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc dị ứng,… Viêm mũi mạn tính thường đi kèm với các bệnh lí viêm xoang – họng mạn tính.

Đối với viêm mũi dị ứng, tìm cách hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với viêm mũi không dị ứng, cần tránh xa tác nhân gây bệnh, không lạm dụng thuốc thông mũi, vệ sinh mũi đúng cách,…

3. Viêm họng cấp

Có thể do các loại virus hoặc các chủng vi khuẩn gây ra nhưng virus là nguyên nhân thường xuyên hơn.

Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà; tránh tụ tập nơi đông người; tránh tiếp xúc với người bệnh; giữ ấm cơ thể tránh uống nước đá, hút thuốc, uống rượu gây kích ứng niêm mạc họng; xúc miệng bằng nước muối;…

4. Viêm phế quản cấp

Thường là do virus, bệnh còn có thể xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích phổi như khói thuốc, bụi, ô nhiễm không khí.

Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích, hóa chất gây hại, khói bụi; giữ ấm cơ thể; duy trì thói quen mang khẩu trang; tăng cường sức đề kháng cá nhân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lí và thể dục thể thao thường xuyên; điều trị các bệnh lí nhiễm trùng tai, mũi, họng triệt để; tiêm phòng vaccine cúm;…

5. Viêm phổi

Có nhiều tác nhân gây ra tình trạng viêm phổi, nhưng thường do vi khuẩn, virus và nấm.

Tiêm phòng; tăng cường vệ sinh cá nhân như thường xuyên vệ sinh tay, đeo khẩu trang, súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn; không hút thuốc lá; tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh;…

6. Lao phổi

Xảy ra khi vi khuẩn lao tấn công chủ yếu vào phổi.

Tiêm vaccine phòng lao; hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân lao; thường xuyên mở cửa cho không khí trong phòng thông thoáng; đeo khẩu trang thường xuyên;…

7. Ung thư phổi

Bất kì ai cũng có thể mắc bệnh ung thư phổi và tỉ  lệ này sẽ gia tăng nếu người đó gặp phải các yếu tố sau: hút thuốc lá, tiếp xúc với các khí độc, xạ trị.

Không hút thuốc lá và hút thuốc thụ động; giảm lượng radon trong nhà bằng cách tăng cường thông gió, sử dụng máy lọc không khí,…; phòng chống phơi nhiễm phóng xạ; phòng chống ô nhiễm không khí; tăng cường đề kháng bằng cách ăn uống lành mạnh, tăng cường tập luyện thể dục thể thao; tầm soát ung thư định kì để được can thiệp sớm, giảm nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bản thân;…