K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2017

Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới thời Đường :

— Về kinh tế : nhà Đường thực hiện chế độ quân điền, phân cấp ruộng đất cho nông dân (gồm hai loại : ruộng khẩu phần và ruộng vĩnh nghiệp) và thu thuế của nông dân một cách cố định theo chế độ tô, dung, điệu. Nhờ đó, nông dân có ruộng đất và yên ổn làm ăn, kinh tế phát triển nhanh chóng. Kinh tế công thương nghiệp, cả nội thương và ngoại thương đều phát triển theo đà phát triển của nông nghiệp.

— Về chính trị :

+ Đối nội : nhà Đường tiếp tục củng cố chính quyền trung ương, làm cho bộ máy cai trị phong kiến được hoàn chỉnh, của người tộc cai quản các địa phương, đạt chức Tiết độ sứ. Chính quyền phong kiến thời Đường được tăng cường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.

+ Đối ngoại : thực hiện chính sách xâm lược và mở rộng lãnh thổ. Trung Quốc thời Đường đã trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

—Về văn hoá : nhà Đường thực hiện chế độ khoa cử, các trường học mở rộng cả ở thành thị và nông thôn, tầng lớp ý thức rất đông đảo. Rất nhiều văn nghệ sĩ có tài năng xuất hiện, tiêu biểu như các nhà thơ Lý Bạch, Đỗ Phù, Bạch Cư Dị.



18 tháng 9 2017

- Kinh tế:

Thời Đường nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:

     + Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện chính sách quân điền đáp ứng nguyện vọng của nông dân, áp dụng phương pháp kĩ thuật canh tác mới, chọn giống mới,... làm cho năng suất tăng.

     + Thủ công nghiệp:Các nghề dêt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công.

     + Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

- Chính trị:

     + Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

     + Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

15 tháng 12 2017

Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào ?

Trả lời:

Sự xuất hiện của công cụ bằng sắt làm cho sản xuất phát triển đã tác động đến xã hội, làm cho xã hội thay đổi:

  • Giai cấp địa chủ chiếm nhiều ruộng đất.
  • Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh hay tá điền.
  • Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô. Quan hệ bóc lột bằng địa tô giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh gọi là quan hệ sản xuất phong kiến. Xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành dần dần từ thế kỉ III TCN.

Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào ?

Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt:

  • Sự phát triển kinh tế dười thời Đường cao hơn các triều đại khác về mọi mặt.
  • Xã hội ổn định và đạt đến sự phồn thịnh.
  • Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.
22 tháng 11 2018

   - Thế kỷ XIII Mông Cổ xâm lược các nước Đông Nam Á. Bị dồn đẩy do cuộc tấn công của người Mông Cổ, một bộ phận người Thái đã di cư ồ ạt xuống phía Nam; lập ra một quốc gia nhỏ. Đến đầu thế kỷ XIV mới thống nhất lại, lập vương quốc Thái. Sau đó, một nhóm người nói tiếng Thái khác di cư xuống vùng trung lưu sông Mê Công, gọi là người Lào lùm, lập vương quốc Lan Xang giữa thế kỷ XIX.

   - Sau khi chiến thắng quân mông cổ một số quốc gia bước vào thời kỳ phát triển thịnh đạt kéo dài tới đầu thế kỷ XVIII.

   - Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:

      + Về kinh tế: hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.

      + Về văn hóa: Được hình thành gắn liền với quá trình xác lập các “Quốc gia dân tộc”. Các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị tinh thần độc đáo.

21 tháng 1 2017

- Về kinh tế: Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.

- Chính trị: Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.

- Văn hóa: Được hình thành gắn liền với sự hình thành các “quốc gia dân tộc”. Các nước Đông Nam Á thời kì này đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị văn hóa độc đáo.

3 tháng 4 2017

bạn nè mik thấy ở đây toàn sinh học ko a.sao lại có môn khác vậynhonhung

12 tháng 4 2017

Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X - XVIII :

-Chính trị :

+ Hệ thống chính trị ở các nước Đông Nam Á giai đoạn này được củng cố vững chắc và hoàn thiện. Nhà nước Đại Việt vừa tiếp thu vừa sáng tạo từ mô hình Trung Hoa để hoàn thiện bộ máy quân chủ đạt đến đỉnh cao dưới thời Lê sơ. Các nhà nước chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ cũng được tăng cường, củng cố, đặc biệt là tín ngưỡng Vua - Thần của người Cam-pu-chia thời Ăng-co... giúp hợp nhất vương quyển và thần quyền của vua... Bộ máy nhà nước A-út-thay-a cũng được hoàn thiện thông qua các cuộc cải cách ở thế kỉ XV.

+ Mở rộng lãnh thổ, xây dựng các đế quốc lớn, hùng mạnh ở khu vực : Đại Việt, A-út-thay-a, Pa-gan, Mô-giô-pa-hit, Ăng-co.

— Kinh tế :

+ Kinh tế nông nghiệp được phát triển mạnh ở khắp các quốc gia Đông Nam Á từ đồng bằng sông Hồng, I-ra-oa-đi, Chao Phray-a, Mê Công... nhiều nước đã tiến hình xuất khẩu gạo như A-út-thay-a, Pê-gu...

+ Phát triển hoạt động sản xuất thủ công nghiệp, đáng lưu ý là các sản phẩm gồm sứ và tơ lụa của Đại Việt và A-út-thay-a.

+ Đông Nam Á có vai trò lớn trong hệ thống thương mại quốc tế, nơi cung cấp nhiều loại hàng hoá, lâm thổ sản, hương liệu, gia vị... cho thị trường quốc tế.

-Thành tựu trên lĩnh vực kỹ thuật :

+ Trên cơ sở tiếp thu các yếu tố văn hoá bên ngoài (của Ấn Độ, Trung Hoa, Hồi giáo), cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo trên nền tảng văn hoá bản địa truyền thống để tạo nên những thành tựu văn hoá rực rỡ.

+ Cư dân Đông Nam Á đã để lại những thành tựu chữ viết, văn học, nghệ thuật, các cồng trình kiến trúc tôn giáo, điêu khắc... như chữ viết của người Khơ-me, Cham-pa, Lào,

Thái Lan, đền tháp Ăng-co, quần thể kiến trúc Pa-gan, các thành phố cổ A-út-thay-a, Su-khô-thay, Hoàng thành Thăng Long...


26 tháng 1 2019

* Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường

Về kinh tế: Thời nhà Đường, nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:

   - Về nông nghiệp: Thực hiện chính sách quân điền, với nội dung:

      + Nhà nước đem ruộng đất của mình trực tiếp quản lý chia cho nông dân cày cấy.

      + Các quan lại tùy theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc.

      + Ruộng trồng lúa người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối.

   - Về thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in gốm, sứ phát triển. phường hội xuất hiện.

   - Về ngoại thương được mở rộng: “Con đường tơ lụa” hình thành.

Về chính trị: Sự hoàn thiện bộ máy từ Trung ương đến địa phương:

      + Cử người thân tín cai quản các địa phương. Cử người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương.

      + Đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan.

      + Nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.

   - Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng.

* Những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh

   - Sự xuất hiện của công trường thủ công: quy mô lớn, có lao động làm thuê, quan hệ giữa chủ với người làm thuê là “chủ xuất vốn” “thợ xuất sức”.

   - Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh như Bắc Kinh, Nam Kinh.

   - Trong nông nghiệp có hình thức bỏ vốn trước, thu sản phẩm sau gọi là hình thức bao mua.

14 tháng 11 2021

Giúp mình với mình đang cần gấp

 

14 tháng 11 2021

Tham khảo!

C1:

 Những cuộc phát kiến địa lí lớn:

Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong.

- B. Đi-a-xơ (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.

-C. Cô-lôm-bô (1492), dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.

- Va-xcô đơ Ga-ma (1497), rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.

- Ph. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.

+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.

+ Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân.

+ Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ về đến bờ biển Tây Ban Nha.

Ý nghĩa:

- Mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người.

- Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục. 

- Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.

- Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

- Tuy nhiên, các cuộc phát kiến địa lí cũng làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.