K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2018
Dàn bài:


Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận: Tính tự lập.
Trong cuộc sống, ông bà, cha mẹ là điểm tựa tinh thần và vật chất cho con cháu. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được điểm tựa vữa vàng đó. Tác giả Lí Lan đã có 1 ý kiến rất hay về việc dạy con tính tự lập. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng,rồi buông tay mà nói:"đi đi con,hãy can đảm lên,thế giới này là của con". Đó chính là mẹ đang khuyến khích, động viên con vững tin bước vào tương lai. Động viên con bước đi 1 mình là mẹ đang tạo cho con tính tự lập. Điều đó là vô cùng quan trọng.
* Thân bài:
* Giải thích:

- Giải thích được các từ ngữ: cầm tay, buông tay để hiểu vấn đề cần bàn:

+ Cầm tay: gợi sự sự dẫn dắt, chở che cho con

+ Buông tay: để con tự đi, tự khám phá.

+ Việc bà mẹ buông tay để con tự đi: Người mẹ muốn con mình phải tự lập.
- Giải thích tự lập là gì? ( nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác).
Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh.
* Phân tích:
- Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời.
+ Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân. Nếu không có tính tự lập, khi gặp khó khăn ta sẽ dễ chán nản.

+ Thiếu đi tính tự lập ta sẽ trở nên bi quan. Từ đó ta dễ mất niềm tin vào mọi người, vào cuộc sống.

+ Người có tính tự lập sẽ chủ động trong mọi hoàn cảnh, dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng.

- Làm thế nào để tự lập ? Cần có các yếu tố nhất định như tự tin, các kĩ năng sống…Phải biết phê phán những kẻ ích kỉ, dựa dẫm (Lấy dẫn chứng minh họa – dẫn chứng từ thực tế, dẫn chứng trong văn học)

- Tác dụng của tính tự lập:

+ Giúp con người có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân.

+ Giúp con người thích nghi với hoàn cảnh, vượt qua mọi thử thách. Mỗi lứa tuổi, mỗi hoàn cảnh việc thể hiện tính tự lập khác nhau.

+ Người tự lập sẽ năng động không ỷ lại vào người khác.

+ Tự lập nhưng vẫn cần biết liên kết với người khác để tạo ra sức mạnh tập thể.

- Phê phán: _ Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự. Cho nên ngay cả trong thế giới động vật, có những con thú đã biết sống tự lập sau vài tháng tuổi.
- Mở rộng: Ta cần hiểu đúng đắn về tính tự lập. Tự lập không có nghĩa là sống cô lập, tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc tự cá nhân ta giải quyết được. Nhưng có những việc phải có sức mạnh tổng hợp của đoàn kết ta mới có thể hoàn thành. Vì vậy, phải biết đem sức mạnh của bản thân nhờ có được bởi tính tự lập hòa chung vào sức mạnh của cộng đồng. Lúc đó cuộc sống của chúng ta mới có ý nghĩa.
- Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất.
· Kết bài:

- Chúng ta cần phê phán những người luôn sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

- Chúng ta mạnh dạn bước vào đời với niềm tin tưởng ở tương lai tươi sáng. Dẫu mẹ "buông tay" ta thì ta cũng sẽ đứng vững trước những khó khăn, thứ thách của cuộc sống.
- Nếu mọi người đều biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc.

- Rút ra bài học nhận thức và hành động rèn luyện thái độ sống đúng đắn.

13 tháng 3 2020

 Mẹ //sẽ đưa con đến trường,cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói.

CN                          VN

Kiểu câu : Câu đơn

học tốt

12 tháng 9 2021

Tham khảo:

Khi còn bé, chúng ta được chăm sóc bởi bàn tay của mẹ, sự dìu dắt của cha. Lớn thêm chút nữa, ta được mở mang tầm hiểu biết nhờ sự chỉ dạy tận tình của thầy cô, bạn bè. Nhưng rồi ai cũng sẽ phải trưởng thành, đứng trên đôi chân của chính mình và sống một cuộc sống tự lập.Có một câu danh ngôn như thế này: “Bạn có não trong đầu. Bạn có chân trong giày. Bạn có thể tự chỉ mình về bất cứ hướng nào bạn chọn. Bạn độc lập, và bạn biết điều mình biết. Và bạn là người quyết định mình sẽ đi đâu.”Tự lập là gì? Đó là một cách sống của con người, là tự bản thân sẽ có những lập trường, quan điểm riêng từ đó tự quyết định tương lai, số phận của mình. Tự lập là khi chúng ta sống không phụ thuộc, dựa dẫm vào sự trợ giúp của người khác để sống.Thực chất, chúng ta không phải chờ đến lúc lớn lên rồi mới bắt đầu tự lập. Tự lập ở đây được biểu hiện qua nhiều hành động khác nhau. Ví dụ như ngay khi bạn đang là một học sinh chẳng hạn. Tính tự lập được thể hiện qua ngay việc bản thân bạn có tự giác làm bài hay không, có ý thức tham gia vào các công việc gia đình hay không … Ở trường, khi được giao bài tập khó, thay vì chép bài bạn, thì bạn sẽ tự suy nghĩ cho đến khi cảm thấy nó nằm ngoài tầm giải quyết của bản thân thì mới nhờ đến thầy cô, bạn bè. Hay như khi ở nhà, thay vì để mẹ lo hết mọi công việc trong gia đình, bạn có thể tự mình dọn dẹp phòng ngủ của bản thân, thậm chí giúp mẹ khi không được nhờ vả.Sống tự lập là một điều cần thiết với mọi người. Sự tự lập đem lại cho chúng ta sự vững vàng, có những chính kiến riêng và tự tin trong mỗi quyết định. Nó sẽ giúp bản thân vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Ông cha ta khi xưa vẫn thường nói:

Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

Tuy nhiên với những gia đình khá giả hay có điều kiện, cha mẹ lại thường không muốn con cái mình phải chịu khổ. Họ sợ con vất vả nên thường nuông chiều con. Nhưng họ không biết rằng điều này lại khiến cho nhiều bạn trẻ có lối sống ý lại, ăn bám vào gia đình. Lối sống này khiến cho họ trở nên buông thả với chính mình, không biết quý trọng đồng tiền và công sức của người làm ra nó. Từ đó, họ sống không có định hướng, mục đích.Cuộc sống là một cuộc hành trình. Có một hành trang vững vàng, bạn hoàn toàn có thể tự tin bước đi trên đôi chân của chính mình!

21 tháng 9 2021

CN                          VN

mẹ/sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng,rồi buông tay mà nói

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

"Thế giới kì diệu" mà người mẹ nhắc đến đó chính là trường học. Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

“Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".”                                                                         (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 7)a.      Xác định các từ Hán Việt được sử...
Đọc tiếp

“Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".”

                                                                         (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 7)

a.      Xác định các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích trên?

b.       Em hiểu như thế nào về câu nói của người mẹ trong đoạn trích? Theo em, thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường là những gì?

c.      Qua văn bản “Cổng trường mở ra” hãy viết khoảng 8 – 10 câu nêu suy nghĩ về vai trò của nhà trường đối với mỗi con người.

0
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra"đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? tác giả là ai?phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?nêu nội dung chính của đoạn...
Đọc tiếp

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra"
đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? tác giả là ai?
phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?
nêu nội dung chính của đoạn văn
''Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xoá đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con.Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.''
đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? tác giả là ai?
phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?
nêu nội dung chính của đoạn văn
tìm quan hệ từ được sử dụng trong đoạn văn
"En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói
phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét
mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở
nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chỉ trong
vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không
một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng
cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần
lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính
hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng
cũng đều học cả.
... Cố lên! Tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên! Con ơi! Lấy
sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường,
coi sự ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn,
con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát".
phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?
tìm quan hệ từ được sử dụng trong đoạn văn là gì?
cụm từ ''tên lính nhỏ' trong đoạn trích trên chỉ ai?
"Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cnash rực rỡ của mình. Lũ chim sâu chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nè thế này."
đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào?tác giả là ai?
phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?
nêu nội dung chính của đoạn văn


nhận biết được các loại đại từ

nhận biết được các loại quan hệ từ
sử dụng quan hệ từ có tác dụng gì trong đoạn văn,bài văn

decuongontap
mong làm đúng

0