K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 7 2018

Học tập và giảng dạy có rất nhiều phương pháp khác nhau, không chỉ kiến thức học từ sách vở, bài giảng. Bài học còn có thể được rút ra từ sự quan sát thực tế. Khi tham quan du lịch cũng là một phương pháp học thực tế và hiệu quả. Cách học này sẽ giúp học sinh được trải nghiệm môi trường thực tế. Từ đó, giúp các em có được những kiến thức sâu hơn về những gì mình đã được học. Đồng thời, hoạt động ngày kích thích khả năng tự học và tính tìm tòi của học sinh. Hoạt động còn tại một môi trường học tập thoải mái và vui vẻ cho học sinh.

Những chuyến thamquan, du lịch sẽ đem lại rất nhiều điều bổ ích cho học sinh. Đầu tiên, đó là một môi trường học tập thoải mái và năng động. Khi đi tham quan du lịch, học sinh được nhìn thấy tận mắt những gì mình đã được học trong sách vở. Trải nghiệm thực tế giúp học sinh hiểu rõ được những cái hay, cái đẹp mà sách đề cập. Đồng thời, với các hoạt động tham quan du lịch, học sinh dễ dàng tiếp thu được kiến thức hơn. Cũng là học, nhưng tâm trạng lại thoải mái hơn rất nhiều.

Tiếp theo, các chuyến tham quan du lịch sẽ góp phần tích cực vào việc cải thiện sức khỏe. Sau một khoảng thời gian học tập căng thăng, các hoạt động vui chơi sẽ khiến học sinh được thư giãn hơn. Các hoạt động ngoài trời cũng giúp bản thân trở nên năng động và khỏe khoắn. Đồng thời, kết hợp với không khí thiên nhiên trong lành, mát mẻ, tinh thần học sinh sẽ thoải mái và tràn đầy năng lượng. Đây là cách rèn luyện sức khỏe đơn giản mà hữu hiệu.

Tham quan du lịch cũng làm một cách giúp mọi người trở nên thân thiết hơn. Những chuyến đi sẽ là thời gian để bạn bè cùng vui chơi, tán gẫu và trò chuyện. Qua các trò chơi tập thể, những chuyến đi cùng nhau, bạn bè sẽ trở nên hiểu nhau hơn. Đôi lúc, có những tính cách của bạn bè mà chỉ khi đi cùng nhau mới có thể biết được. Đồng thời, với tâm trạng thoải mái khi đi vui chơi, bạn bè trong lớp cũng sẽ cởi mở và thân thiết hơn.

Và tất nhiên, tham quan du lịch còn mang đến rất nhiều bài học bổ ích. Những chuyến đi này giúp ta có thêm được bài học, kinh nghiệm thực tế không có trong sách vở. Tham quan du lịch sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về các bài giảng trên lớp. Đặc biệt, với các môn học như Địa lý, Lịch sử thì đây là một phương pháp học tuyệt vời. Với môn địa lý, những kiến thức sách vở khô khan sẽ trở thành hình ảnh sinh động. Với lịch sử, những chuyến đi đến các địa danh, di tích lịch sử mang lại cảm nhận xác thực.

Nếu như trong một bài địa lý, sách vở thể hiện cho ta thấy sự thay đổi của địa hình, sinh thái, khí hậu khi đi từ chân núi lên đỉnh núi. Thì khi đi tham quan du lịch thực tế, ta sẽ trải nghiệm được cụ thể và rõ ràng sự thay đổi ấy. Đi từ thấp lên cao, ta sẽ thấy được cảnh quan, cây cối thay đổi như thế nào? Sự diễn biễn thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm khi càng lên cao sẽ ra sao? Tất cả mọi điều này sẽ được ta cảm nhận và ghi nhớ trong đầu. Chúng sẽ không còn là những kiến thức khô khan mà ta phải học mỗi ngày để nhớ nữa.

Hay bạn có thể học lịch sử Việt Nam ta thời kháng chiến khi đến thăm nhà tù Côn Đảo. Đây là một khu di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đến đây, là sẽ được dẫn đi tham quan và nghe hướng dẫn viên kể lại lịch sử đất nước ta lúc bấy giờ. Những hình ảnh trực quan, những hình tượng cụ thể về sự tàn nhẫn của thực dân lúc bấy giờ sẽ được tái hiện lại. Những biện pháp tra tấn dã man như chuồng cọp, điều kiện sống khắc nghiệt và mất nhân tính…  Như vậy, tất cả các kiến thức bạn đã học về lịch sử nhà tù Côn Đảo sẽ được tái hiện và khắc sâu hơn.

Ngoài ra, các chuyến tham quan du lịch sẽ mang lại cho ta lòng tự hào dân tộc và niềm yêu quê hương. Phong cảnh thiên nhiên đất nước hữu tình, người dân thân thiện sẽ khiến các học sinh thêm yêu đất nước. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ vịnh Hạ Long, hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ của hang Sơn Đòng, ngâm mình trong làn nước trong vắt của bãi biển Nha Trang… Tất cả những trải nghiệm này sẽ khiến học sinh thêm yêu đất nước mình.

Không những thế, qua các chuyến tham quan du lịch, học sinh sẽ thêm hiểu văn hóa dân tộc. Mỗi vùng miền đất nước sẽ có một nét đặc trưng riêng. Dân địa phương của mỗi vùng miền cùng có cá tính riêng. Những sự khác nhau trong lối sống, cách ăn mặc, cách làm việc, giọng nói… sẽ là điểm thú vị khi đi tham quan và du lịch. Những lễ hội văn hóa dân gian như Chợ Tình Sapa, Chợ Phiên Bắc Hà… Những kiến thức trên chỉ có du lịch mới mang lại.

Hoạt động tham quan du lịch rất bổ ích, thiết thực đối với học sinh. Hoạt động đó sẽ giúp có thêm nguồn kiến thức, sức khỏe và sự gắn kết mọi người. Đồng thời, tham quan du lịch sẽ tăng thêm tình yêu quê hương và lòng tự hào dân tộc, yêu đất nước nhiều hơn. Mỗi chuyến tham quan du lịch sẽ giúp học sinh hiểu thêm về đất nước, con người và văn hóa dân tộc. Do đó, nếu có cơ hội, tôi sẽ thường xuyên đi tham quan du lịch để mở mang kiến thức giúp ích cho cuộc sống.

THAM KHẢO NHA BẸN

17 tháng 7 2018

Hè vừa qua, trong chuyến ra thăm xứ Huế em đã được theo ba cùng đoàn tham quan đến khu lăng mộ triều Nguyễn.

   Lần đầu tiên trong đời, em tận mắt thấy cảnh núi non trùng điệp trải dài đẹp như tranh vẽ, đến tận những rặng Trường Sơn xa mờ tít tắp.

   Trước mặt em, lúc ấy, bóng dáng núi Ngự Bình hiện ra sừng sững. Ba em chỉ phía sau kia là cột cờ trước lầu Ngọ Môn. Ba bảo gọi tên là núi Ngự Bình vì núi như bức bình phong của kinh thành.

   Xe cứ từ từ lên dốc, lăn bánh giữa những rặng thông xanh mướt. Mọi người trố mắt nhìn. Khu lăng mộ triều Nguyễn đây rồi. Phong cảnh nơi này thật đẹp. Trên đỉnh dốc nhìn xuống, một nhánh nhỏ sông Hương xanh ngắt trôi lững lờ. Trước hết, đoàn ghé Khiêm Lăng với đồi lớn đồi con bao quanh làm thành một bức tường vây bọc đầy bóng thông xanh. Tiếng gió thông vi vu, bất tận tạo nên một không gian tĩnh lặng thâm nghiêm cho nơi an nghỉ của vua Tự Đức.

   Bước lên thềm cao, em cùng đoàn vào cổng lăng. Dọc hai bên sân rộng lót đá là hai hàng tượng trăm quan văn võ bằng đá bất chấp thời gian vẫn nín lặng đứng chầu. Qua sân là vào điện chính. Đó là một ngôi nhà nguy nga, dài rộng bên trong bày đủ các thứ bàn, giường, ghế sập gụ, tủ trà giát vàng khảm ngọc của vua dùng ngày trước.

   Sau đó là khu mộ nằm trong một vòng tường thành cao ngất có hai cánh cửa đóng nặng nề. Rẽ sang phải là một dòng suối chảy ra từ lòng đá. Đẹp và thơ mộng nhất là nhà thuỷ tạ nằm trên hồ sen đầy hoa nở.

   Người thuyết minh cho biết khu lăng mộ đã xây dựng mất rất nhiều năm, tốn biết bao công sức và tiền của của nhân dân. Chính chốn này là nguồn gốc phát khởi hai câu ca dao:

Vạn niên là vạn niên nào

Thành xây xương lính, hào đào máu dân.

   Đến đây, em mới thấy được khối óc và bàn tay tài hoa của những người lao động Việt Nam, thấy dược sự bóc lột tàn nhẫn của vua quan phong kiến và nỗi đau bất tận của dân lành thời ấy!

17 tháng 7 2018

Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta rất nhiều niềm vui. Thú vui đầu tiên là được đi đây đó ngắm nhìn thiên nhiên và cảm nhận cuộc sống ở những nơi xa xôi. Cùng sống trên một đất nước, một hành tinh nhưng điều kiện tự nhiên nơi ta đang sống và nhiều nơi rất khác nhau. Được đến những vùng biển mênh mông nắng vàng, nước xanh, cát trắng mà nô giỡn với bao con sóng bạc đầu thì thật thú vị. Hay được đến những đỉnh núi cao chót vót, giữa mây trời trắng xoá mà hét lên một tiếng để đồi núi vọng về âm thanh tha thiết ấy thì cảm động biết bao! Không chỉ vậy, đến những vùng đất xa xôi ta còn được biết đến bao phong tục, tập quán lạ lùng. Đó là tục cướp vợ của người Mông, là họp chợ tình của Sa Pa, là chợ Viềng bán rủi cầu may,... Đó còn là Tết con trai của đất nước Nhật Bản, hội thi đấu bò tót Tây Ban Nha, cuộc thi uống bia của người Đức….. Thật là mỗi vùng đất một màu vẻ. Qua những điều mắt thấy tai nghe, điều thú vị lớn nhất là chúng ta học hỏi được nhiều điểu bổ ích. Nói như cha ông ta, đó là "Đi một ngày đàng học một sàng khôn".Ta có thể học hỏi, giao lưu với các vùng đất khác những cái hay, cái đẹp. Đó là sự giao lưu về văn hoá, kinh tế. Ta có thể học được cách đan thổ cẩm của người Mông, cách nấu cơm nếp của người Thái,... Ta cũng có thể học được ở người Nhật sự chịu khó cần cù và sức sáng tạo không ngừng nghỉ; học ở người Mĩ sự tự do, phóng khoáng,... Chính bởi những chuyến tham quan du lịch đem lại cho ta nhiều niềm vui, nhiều điều bổ ích vậy nên mỗi chúng ta cần có ý thức đúng đắn đối với việc tham quan học hỏi ở những vùng đất khác lạ.

30 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta rất nhiều niềm vui. Thú vui đầu tiên là được đi đây đó ngắm nhìn thiên nhiên và cảm nhận cuộc sống ở những nơi xa xôi. Cùng sống trên một đất nước, một hành tinh nhưng điều kiện tự nhiên nơi ta đang sống và nhiều nơi rất khác nhau. Được đến những vùng biển mênh mông nắng vàng, nước xanh, cát trắng mà nô giỡn với bao con sóng bạc đầu thì thật thú vị. Hay được đến những đỉnh núi cao chót vót, giữa mây trời trắng xoá mà hét lên một tiếng để đồi núi vọng về âm thanh tha thiết ấy thì cảm động biết bao! Không chỉ vậy, đến những vùng đất xa xôi ta còn được biết đến bao phong tục, tập quán lạ lùng. Đó là tục cướp vợ của người Mông, là họp chợ tình của Sa Pa, là chợ Viềng bán rủi cầu may,... Đó còn là Tết con trai của đất nước Nhật Bản, hội thi đấu bò tót Tây Ban Nha, cuộc thi uống bia của người Đức….. Thật là mỗi vùng đất một màu vẻ. Qua những điều mắt thấy tai nghe, điều thú vị lớn nhất là chúng ta học hỏi được nhiều điểu bổ ích. Nói như cha ông ta, đó là "Đi một ngày đàng học một sàng khôn".Ta có thể học hỏi, giao lưu với các vùng đất khác những cái hay, cái đẹp. Đó là sự giao lưu về văn hoá, kinh tế. Ta có thể học được cách đan thổ cẩm của người Mông, cách nấu cơm nếp của người Thái,... Ta cũng có thể học được ở người Nhật sự chịu khó cần cù và sức sáng tạo không ngừng nghỉ; học ở người Mĩ sự tự do, phóng khoáng,... Chính bởi những chuyến tham quan du lịch đem lại cho ta nhiều niềm vui, nhiều điều bổ ích vậy nên mỗi chúng ta cần có ý thức đúng đắn đối với việc tham quan học hỏi ở những vùng đất khác lạ.

10 tháng 4 2018

     Tôi sẽ đi nghỉ với gia đình của tôi vào mùa hè này. Đầu tiên, chúng tôi sẽ đến Hàn Quốc để tham quan thành phố Seoul và chúng tôi sẽ mặc Hanbok - 1 loại trang phục truyền thống của người dân ở Hàn Quốc. Chúng tôi sẽ ở lại nhà nghỉ trong 10 ngày. Sau đó, chúng tôi về lại Việt Nam và tham quan Hà Nội. Chúng tôi sẽ đi xem Hồ Hoàn Kiếm và chúng tôi sẽ tham quan thủy cung. Chúng tôi sẽ ở lại nhà của bác chúng tôi trong 4 ngày. Tiếp theo, chúng tôi sẽ đi tham quan Thung Lũng Tình Yêu ở Đà Lạt và chúng tôi sẽ mua 1 số món đồ lưu niệm. Chúng tôi sẽ ở lại khách sạn trong 3 ngày. Sau đó, chúng tôi sẽ đến Đảo Phú Quốc trong vòng 1 tuần. Chúng tôi sẽ đi lặn ở đó và chúng tôi sẽ chụp vài tấm hình. Chúng tôi sẽ ở lại trong 1 khu nghỉ mát. Cuối cùng, chúng tôi sẽ ăn hải sản và chúng tôi sẽ đi ngắm cảnh ở Vịnh Hạ Long trong 5 ngày. Chúng tôi sẽ ở lại nhà bạn của chúng tôi.  

10 tháng 4 2018

Nhờ vào danh hiệu Học sinh giỏi của tôi năm ngoái  mà giờ bố mẹ đã thưởng cho tôi một chuyến đi đến bãi biển Vũng Tàu diễm lệ và xinh đẹp.Hôm ấy, tôi không thể nào diễn tả được cảm xúc của mình: vừa vui mừng, vừa tự hào vì đây là phần thưởng tôi đạt được vì học tốt. A! Xe taxi đến rồi!

 Ngồi trên xe, ngắm đường phố vào sáng sớm, tôi thấy thành phố nơi tôi ở sao mà đẹp thế! Hai bên đường trồng hai hàng cây xanh mát tươi tốt, thẳng tắp như những chú bộ đội đang đi diễu hành…Woa! Cuối cùng chúng tôi cũng đã đến biển rồi đây sao?!? Biển Vũng Tàu mơ mộng nhưng cũng tràn đầy sức sống đã làm tôi đứng mê mẫn nãy giờ. Ôi! cái mùi măn mặn trong làn gió thổi nhẹ qua làn tóc của tôi cũng đủ cho tôi cảm thấy sung sướng rồi! Khi gia đình tôi nhận phòng, tôi nhìn từ cửa sổ tầng năm mà thấy sao Vũng Tàu hùng vĩ, xinh đẹp thế này! Hôm nay trời thật đẹp, bầu trời trong vắt một màu xanh, không một gợn mây. Có một vài con chim biển đang bay lượn trên trời như muốn nhập bọn với những trò vui của du khách nơi đây! Mặt trời trông như quả bóng lửa rực rỡ giữa một màu xanh trong veo. Khi bố mẹ bảo tôi có thể xuống bãi rồi, tôi mừng rỡ chạy nhanh như gặp phải vàng, tôi đã mong chời giây ohút này lâu lắm rồi! Khi tôi bước xuống làn cát mềm mịn, tôi cảm giác như mình đang đứng trên một tấm thảm màu vàng nhạt bằng nhung vậy! Qua bờ cát mịn một chút là đã chạm những ngọn sóng tràn bờ vấy lên chân. Những ngọn sóng nghịch ngợm từng đợt vỗ đến chân tôi. Nứơc biển mát thật đấy! Tôi thấy biển như một tấm gương khổng lồ phản chiếu lại hình ảnh của bầu trời. Hình như tôi đạp phải thứ gì đó! A! Là những chiếc vỏ ốc. Nhìn chúng đọng nước biển, lấp lành dưới ánh nắng mặt trời đẹp thật! Cái màu trắng ngà, cái màu đo đỏ, cái màu hồng nhạt,… Nhìn khắp bãi, ngòai vỏ ốc còn có các chiếc dù đủ màu nhìn sống động như có những cây kẹo mút khổng lồ vậy!Các du khách ở đây đa số là người nước ngòai, họ rất vui vẻ và thân thiện. Họ chơi những trò chơi thể thao, trông rất vui, như: bóng chuyền,… Nếu đã nói đến biển, người ta sẽ nghĩ ngay đến hải sản. Vì thế đến biển Vũng Tàu mà không ăn hải sản thì uổng lắm! Bố dẫn tôi và gia đình vào một tiệm bình dân trên bãi để ăn: nghêu, tôm, mực, cua,… Ngon quá! Đã xế chiều, gia đình tôi về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị hành lí đi về. Nhìn ra ngòai, tôi thấy một bầu trời ửng đỏ. Mẹ tôi bảo đấy là trời đang nấu cơm. Khác với buổi sáng, trời vào hòang hôn trên biển có vài đám mây đủ màu trôi bồng bềnh. Trông chúng như những cây kẹo bông gòn màu sắc mà mẹ mua cho tôi khi tôi còn nhỏ. Biển thì phẳng lặng, trầm tính hơn biển vào sáng. Trển bãi cũng ít người tắm vì họ cũng như chúng tôi, đều về nghỉ ngơi cả rồi… Đã đến giờ chúng tôi phải về. Trước khi lên xe, tôi nhìn biển và cảm thấy cảm kích vì đất nước Việt Nam đã có những danh lam thắng cảnh trong đó có nơi tôi đang nghỉ mát- biển Vũng Tàu.

Tôi sẽ cố gắng học tốt để bố mẹ cho tôi đến đây một lần nữa để tôi có thể thưởng thức bầu không gian hùng vĩ. Hình ảnh bãi biển Vũng Tàu đẹp như tranh và đầy sức sống này sẽ mãi mãi in sâu vào trái tim cũng như tâm hồn tôi như một kỉ miệm đẹp và đáng nhớ trong kì nghỉ hè năm lớp Sáu. Hẹn gặp lại năm sau đấy, Vũng Tàu ơi!

ko chép mạng nhớ k cho mk nha

2 tháng 1 2018

Có những cái nhìn về hình ảnh người lính ở những hoàn cảnh và những khía cạnh khác nhau. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ ác liệt như Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hay khi hoà bình đã lập lại trên khắp đất nước Việt Nam như Ánh trăng. Và ở mỗi thời kì, những người lính lại thực sự gắn bó với nhau bởi một thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp. Có thể khẳng định rằng thứ tình cảm ấy đều có những nét tương đồng nhưng ở một góc nhìn nào đó, nó lại có nét riêng biệt. Và Chính Hữu đã làm nên nét riêng biệt về tình cảm đồng chí đồng đội của người lính cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí.

Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp, cuộc kháng chiến của quân và dân Việt Nam. Bởi vậy, bài thư dường như hoà quyện vẻ đẹp của quê hương, của nông thôn Việt Nam. Nhưng đặc sắc và tinh tế chính là: ở Đồng chí ta thấy được sự chia sẻ lúc ốm đau, lúc nhớ nhà và khi gian khổ. Ở Đồng chí có một thứ tình cảm gắn kết giữa những người lính, thì tình cảm mà có thể dễ dàng nhận thấy ở một tác phẩm nào khác. Nhưng có điều, ở một tác phẩm khác, trong một hoàn cảnh khác, tình đồng chí đồng đội được cảm nhận theo một cách khác.

Với thể thơ tự do, diễn tả cảm xúc lắng đọng Đồng chí đã thực sự thể hiện cơ sở thiêng liêng để hình thành tình đồng chí. Nó xuất phát từ những điều thực sự giản đơn mà những người lính nhận ra ở nhau:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Những người lính ấy đều xuất thân từ những miền quê đồng chiêm nước trũng. Nếu như nơi anh ra đi là đồng chua nước mặn, là miền trung du nghèo đói; thì nơi tôi ra đời là mảnh đất cằn cỗi chỉ toàn sỏi dá. Những người lính nhận thấy ở nhau cùng một hoàn cảnh xuất thân. Họ đều là những người nông dân chân lấm tay bùn vác súng đi lên để tham gia kháng chiến, để bảo vệ quê hương. Có lẽ vì thế, tình cảm cao đẹp giữa những người lính còn xuất phát từ một lí tưởng chung:

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Có thể nhận thấy rõ hình ảnh súng bên súng không giản đơn là một hình ảnh để cho người đọc thấy rằng họ cùng chung công việc và nhiệm vụ. Nhưng sâu xa hơn, những người lính cùng ý thức được nhiệm vụ đó, cùng hiểu rõ và nhận ra rằng: lí tưởng của họ là chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Và hai chữ tri kỉ thật thiêng liêng. Đôi tri kỉ hình thành từ hai con người hoàn toàn xa lạ, đến từ những phương trời khác nhau sẻ chia tấm chăn vào những đêm giá rét. Thật đơn giản, họ trở thành những tri âm, tri kỉ của nhau. Và đó là hai chữ tri kỉ tồn tại trong những trái tim người lính, có lẽ vì vậy mà cái tên thiêng liêng và hiện thực: tình đồng chí.

Nếu như những điểm chung thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí thì Chính Hữu đã khắc hoạ nhửng biểu hiện của tình đồng chí thật rõ nét.

Tình đồng chí được bộc lộ và lột tả ngay trong cuộc sống hàng ngày, tưởng chừng giản đơn nhưng đầy những thiếu thốn và khó khăn, gian khổ. Những người lính khi ra đi mang theo một nỗi nhớ:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Những người lính đã thực sự san sẻ một sự thiếu hụt lớn về tinh thần. Sự thiếu thốn tinh thần quả thực khó có thể bù đắp được cho nhau. Nhưng những người lính hiểu rằng, những người bạn tri âm, tri kỉ có thể làm vơi bớt nỗi buồn của nhau. Họ san sẻ với nhau những nỗi nhớ, nhửng tâm trạng và suy tư của người con xa quê. Nơi quê nhà, họ để lại ruộng nương, gian nhà không thiếu vắng bóng dáng họ vào ra. Và đặc biệt, Chính Hữu đã rất tinh tế khi thể hiện nỗi nhớ quê hương qua hình ảnh giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Giếng nước gốc đa luôn là biểu tượng của quê hương nông thôn Việt Nam. Cùng sẻ chia nỗi nhớ nhà, tình đồng chí đã được thể hiện sâu sắc. Nhưng không quá trừu tượng như nỗi đau tinh thần, tình đồng chí còn là sự sẻ chia những khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống của người lính cách mạng. Đó là cái giá rét của mùa đông, nơi rừng hoang và đầy sương muối, là từng cơn sốt rét mà mồ hôi ướt đẫm vừng trán. Chiến đấu nơi rừng núi hiểm trở, người lính phải chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết luôn thay đối. Trong hoàn cảnh ấy, những người lính vẫn luôn sát cánh bên nhau để sẻ chia những thiếu thốn:

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nấm lẩy bàn tay.

Dù là manh áo rách, dù là cái buốt lạnh cảm nhận được khi bàn chân không đi giày, nhưng hình ảnh thương nhau tay nắm lấy bàn tay đã minh chứng cho một tình đồng chí, tình tri âm, tri kỉ gắn kết sâu sắc. Tình đồng chí còn là tình thương, sự cảm thông của những người lính trước khó khăn gian khổ.

Và ba câu cuối trong bài thơ đã thực sự khắc hoạ một tình đồng chí trong chiến đấu hiểm nguy. Nếu như những người lính, họ gắn bó với nhau từ khi làm quen, rồi gắn bó với nhau trong cuộc sống thì không lẽ nào những con người cùng chung lí tưởng cách mạng và chiến đấu lại tách rời nhau khi làm nhiệm vụ. Đêm nay rừng hoang sương muối - câu thơ khắc hoạ không gian và thời gian khi những người lính chiến đấu. Đó là vào ban đêm nhưng gian khó và khắc nghiệt hơn, là những đêm trong rừng lặng im với không gian đầy sương muối. Nhưng sự lặng im của khu rừng ấy đã làm nổi bật hình ảnh thơ đặc sắc của Chính Hữu:

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Trong gian khổ, trong giá rét, các anh bộ đội Cụ Hồ vẫn hiên ngang sát cánh bên nhau, sẵn sàng chiến đấu. Hình ảnh đó thực sự đặc sắc bởi nó mang ý nghĩa tượng trưng tinh tế. Chính Hữu đã tả thực khi dùng thị giác để miêu tả. Khi trăng chếch bóng người ta sẽ nhìn trăng như treo trên đầu ngọn súng. Nhưng Chính Hữu cũng đã gợi lên sự tượng trưng khi miêu tả bằng cảm nhận, sự liên tưởng và khối óc tinh tế của mình. Cây súng tượng trưng cho người lính cách mạng. Và ánh sáng của vầng trăng lan tỏa trong đêm giá rét thể hiện lí tưởng cách mạng. Sự soi sáng của Bác và Đảng cho những tinh thần chiến đấu. Trong sự lãng mạn của thơ ca cũng có thể coi ánh trăng là biểu tượng hòa bình. Những người lính sát cánh bên nhau, sẫn sàng chiến đấu đế bảo vệ sự tự do cho đất nước. Ba câu thơ cuối với hình ảnh đầu súng trăng treo đã lột tả sự gắn kết với nhau trong khó khăn gian khổ cua những anh bộ đội Cụ Hồ.

Bằng những hình ảnh thơ đặc sắc, bài thơ Đồng chí đã thể hiện sâu sắc, chân thực tình cảm đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ và đáng trân trọng của những người lính trong cuộc sống và chiến đấu hiểm nguy.


30 tháng 7 2019

Tham khảo:

"Đồng chí" của Chính Hữu được sáng tác năm 1948 trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc đang diễn ra rất quyết liệt.Bài thơ giúp người đọc hiểu hơn về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ và tình đồng chí,đồng đội gắn bó keo sơn của họ .

Bài thơ mở đầu bằng những lời tâm tình của hai người bạn ,những câu thơ mộc mạc ,tự nhiên , mặn mà như một lời thăm hỏi quê quán cửa nhà:

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá .

Hai dòng thơ đủ giới thiệu với người đọc về hoàn cảnh xuất thân của hai người lính.Người thì ở vùng đồng bằng chiêm trũng "nước mặn đồng chua",người ở vùng trung du bạc màu "đất cày lên sỏi đá".Như vậy cả "quê anh" và "làng tôi" đều là những miền quê lam lũ,vất vả,đói nghèo.Từ những phương trời xa lạ,họ"chẳng hẹn" mà "quen nhau" bởi họ có cùng chung mục đích đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng quê hương .Vào bộ đội họ kề vai sát cánh bên nhau ,cùng chia sẻ với nhau những gian lao thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ :

Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ .

Cùng là những người nông dân nghèo mặc áo lính ,chung lý tưởng đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng quê hương . Họ vào bộ đội , chung nhiệm vụ ,chung một chiến hào,cùng đắp chung một tấm chăn khi trời giá lạnh.Điều kỳ lạ là khi chiếc chăn chung đắp lại đó là lúc dòng tâm sự mở ra .Có lẽ vì vậy mà họ hiểu nhau, thân nhau và trở thành tri kỉ.Lúc đó "Đồng chí "mới vang lên ,như tình yêu thương được hình thành từ thử thách và gian khó ,bị dồn nén tận đáy lòng đến giờ bật dậy, đủ sức đứng riêng thành một câu thơ.Nhịp thơ thắt lại,chắc khoẻ ,mộc mạc ,giản dị mà thiêng liêng,cảm động.Ta chợt nhận ra ,lấp lánh đằng sau những câu thơ nói về gió, về rét, lặng lẽ cháy một ngọn lửa ấm nồng tình đồng đội ... Và như vậy "đồng chí" vừa là cao trào cảm xúc được dồn tụ trong sáu câu thơ trước ,vừa mở ra những gì chứa đựng ở suy nghĩ tiếp sau :

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Đi dọc bài thơ là sự sóng đôi của hai hình tượng "anh" và "tôi".Tình tri kỉ, tình đồng chí đựơc bắc qua sự sóng đôi có ý nghĩa bổ sung ấy .Vì vậy đến đây, khi tác giả chỉ nói một cảnh ngộ ,người đọc vẫn có ấn tượng chung cho cả hai.Mấy câu thơ nói về gia cảnh của người này hoá ra lại diễn đạt sâu sắc tình yêu thương lặng lẽ của người kia .Là nông dân ,với họ ruộng đất quí hơn vàng , vào bộ đội ,họ để lại đằng sau xóm làng ,đất đai,nhà cửa."Mặc kệ "đấy mà sao lưu luyến thế ,đến cả giếng nước gốc đa cũng chợt có hồn,biết nhớ ,biết thương người nơi tiền tuyến . "Giếng nước gốc đa" hay chính là đôi mắt hẹn ngày về của người bạn gái, làm ấm lòng người lính phương xa ?Tất cả đều có thể ,bởi một chút nhung nhớ ấy cùng với ngôi nhà ,ruộng nương và xóm làng thân thuộc là động lực để vì nó mà anh chấp nhận bao nhiêu gian khổ :

Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi .
Áo anh rách vai ,
Quần tôi có vài mảnh vá ,
Miệng cười buốt giá ,
Chân không giày .

Không một chút tô vẽ điểm trang ,Chính Hữu tái hiện cuộc sống thiểu thốn của cuộc đời quân ngũ bằng những chi tiết thành thực đến thương lòng : áo rách,quần vá,chân không giày, sao chống nổi những cơn sốt rét giữa rừng sâu ?! Trong hoàn cảnh ấy, người lính sẻ chia cho nhau tình yêu thương ở mức tột cùng "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay ". Một câu thơ thôi song nói được bao điều. Bàn tay tìm đến nhau như san sẻ cho nhau ,truyền cho nhau hơi ấm ,niềm tin và sức mạnh . "Anh - tôi "nhoà đi sau "miệng cười buốt giá" để niềm tin , niềm lạc quan ,sự bất chấp khó khăn gian khổ của người lính hiện lên .Chính Hữu đã rất tinh khi phát hiện ra nội lực tinh thần ẩn sâu trong trái tim người lính .Chính nó đã góp phần tạo nên chiều sâu cho tình đồng chí thầm lặng nhưng rất đỗi thiêng liêng này .

Những câu thơ cuối bài hoàn thiện một cách xuất sắc chân dung người lính mộc mạc mà khoẻ khoắn, can trường :

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

"Rừng hoang sương muối". Lại là cái giá ,cái rét run người của thiên nhiên khắc nghiệt ,song thiên nhiên không thể nào can thiệp tới ý chí và tình cảm của người chiến sĩ .Bởi các anh đứng cạnh bên nhau, chở che, nương tựa vào nhau trong tư thế chủ động chờ giặc tới .Và hình ảnh thơ cuối cùng mới đẹp làm sao!ở một góc nhìn nghiêng,vầng trăng như treo trên đầu nòng súng giơ cao của người chiến sĩ . Hình ảnh súng và trăng trở thành biểu tượng cho sự kết hợp hài hoà giữa thực và mộng,giữa chất chiến đấu và chất trữ tình ,giữa tâm hồn chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ. Giữa rừng đêm hoang lạnh ,hình ảnh ấy tạc vào đêm tạo thành bức tượng đài chiến sĩ vững vàng mà thơ mộng .

Bài thơ dừng lại khi đã hoàn thiện trong tâm khảm bạn đọc hình ảnh những người nông dân mặc áo lính chân thật mà ấm nồng tình đồng đội .Bởi thế bài thơ không chỉ là tác phẩm xuất sắc của Chính Hữu mà còn là thi phẩm xuất sắc nhất về người lính Cụ Hồ của thơ ca kháng chiến chống Pháp.

Tham khảo nha bạn

Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo… Song dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất.

1. PHÂN TÍCH ĐỀ

- Yêu cầu: trình bày suy nghĩ về tinh thần tự học của học sinh hiện nay.

- Dạng đề: Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

- Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : những sự việc, con người quan sát được trong thực tế đời sống.

- Phương pháp lập luận chính : giải thích, phân tích, bình luận.

2. HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM

Luận điểm 1: Giải thích khái niệm về tinh thần tự học.

Luận điểm 2: Vai trò, lợi ích của tinh thần tự học

Luận điểm 3: Làm thế nào để tự học có hiệu quả ?

3. LẬP DÀN Ý CHI TIẾT

a) Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tự học.

Ví dụ: Muốn học tập thật tốt, mỗi học sinh chúng ta không chỉ tiếp thu những kiến thức mà thầy cô dạy trên lớp mà còn cần có một phương pháp học tập phù hợp, có tinh thần tự học, có ý thức tự giác trong học tập.

b) Thân bài:

* Giải thích khái niệm

- Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức cho mình.

- Tự học là tự nỗ lực, khám phá và tìm kiếm các kiến thức một cách chủ động, tự lập tích cực.

- Tinh thần tự học là thái độ nghiêm túc, chăm chỉ cần mẫn, rèn luyện bền bỉ, không ngại khó khăn, vất vả của bản thân khi chủ động tiếp thu và lĩnh hội tri thức không thụ động.

-> Tinh thần tự học là phương pháp học tập tốt giúp chúng ta tiến bộ trong học tập.

* Vai trò, lợi ích của tinh thần tự học

- Tinh thần tự học giúp ta nắm bắt kiến thức sâu rộng và chủ động hơn.

- Tiếp thu và làm chủ kiến thức nhanh chóng

- Củng cố và giúp nắm vững kiến thức đã học

- Giúp ta ghi nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

- Phát huy khả năng sáng tạo của bản thân.

- Kết quả học tập được nâng cao.

- Bài học trở nên hứng thú, nhiệt tình và say mê hơn.

- Giúp học sinh năng động hơn trong học tập.

- Phát triển kĩ năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin.

- Xây dựng cho bản thân tính dẻo dai, bền bỉ và nghị lực vượt khó.

...

* Làm thế nào để tự học có hiệu quả ?

- Cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập nhằm rút ra những kiến thức cần thiết, hữu ích cho bản thân.

- Chủ động mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của giáo viên.

- Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội...

- Với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu, cần phải trình bày ý kiến của mình với người dạy để hiểu và nắm chắc kiến thức.

- Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống

- Có kế hoạch tự học theo hướng dẫn hoặc theo hệ thống để đạt hiệu quả cao hơn

- Học cách tư duy và chủ động tiếp cận nguồn tri thức...

- Không tiếp cận, hiểu kiến thức một cách thụ động, nông cạn

Playvolume00:00/01:00VIETNAM-TEMPLES OPTIMIZEDTruvid

* Bài học nhận thức và hành động

- Mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức, tinh thần tự học, tự tìm tòi khám phá, năng động sáng tạo, không lười nhác

- Cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập để chiếm lĩnh tri thức, vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

- Phê phán lối học tủ, học vẹt, học đối phó

- Phê phán những người coi học tập là việc bị ép buộc và không có ý thức học hành.

c) Kết bài:

- Khẳng định lại vai trò to lớn của tinh thần tự học.

- Liên hệ bản thân.

4. SƠ ĐỒ TƯ DUY NGHỊ LUẬN VỀ TINH THẦN TỰ HỌC

Sơ đồ tư duy nghị luận bàn về tinh thần tự học

ĐOẠN VĂN NGẮN 200 CHỮ BÀN VỀ TINH THẦN TỰ HỌC

Đoạn văn số 1:

Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.

4 tháng 4 2021

Con người chúng ta có nhiều cách đề giải trí, để giảm căng thẳng sau một thời gian làm việc, học tập mệt mỏi, trong các cách đó có một cách mà theo tôi nó hữu dụng nhất: đi du lịch. Những chuyến du lịch mang cho chúng ta rất nhiều bổ ích. Sự thật đã chứng minh điều đó.

Trước tiên, chúng ta phải nhắc tới sự hiều biết thêm về kiến thức, được những kiến thức mới mà chúng ta không được học, được đọc qua sách vở, những kiến thức thu thập được qua những trải nghiệm cuộc sống như câu: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Đi về Củ Chi, ta được học hỏi cách sống của con người Thành đồng đất thép nơi đó, cách học học tập, liên lạc, chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Từng căn nhà lá, từng bộ quần áo sờ, từng vật dụng làm bằng tre, nứa, những cách làm ra thức ăn…những việc đó, những đồ vật đó ta rất hiếm thấy hoặc nghe nói tới wa sách vở. Những công việc khó khăn, cực nhọc để có được hoà bình như ngày nay. Ngoài được biết thêm kiến thức ta còn củng cố được kiến thức đã học, đã biết. Đi xa hơn Củ Chi đến với Nha Trang, thăm việc hải dương học để ôn lại sinh học trong lòng biển. Nhìn thấy tảo biển đẹp tưởng là san hô vì thấy có màu như san hô, cũng có nổi bong bóng oxi lên. Học có kiến thức nhưng không bao giờ quan sát thực tế nên gây ra nhiều sự đáng tiếc và buồn cười. Được thêm sự chỉ dẫn của các anh chị trong viện nên bây giờ tôi có thể dễ dàng nhận ra giữa hai loài san hô và tảo biển. Trước đây tôi luôn biết rằng nhà thờ đức bà có sáu chuông là chuộng đô, chuông rê, chuông mi, chuông sol, chuông la và chuông si nhưng vì chưa bao giờ tham quan nên cũng ko rõ chuông nằm ở đâu. Sau khi vào xem thì biết rằng chuông lớn nhất là chuông sol và quả chuông này là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới. Tháp bên phải treo 4 quả chuông: sol, si, rê, mi, còn tháp bên trái treo 2 quả chuông la, đô. Nhà thờ sẽ cho đổ sáu chuông cùng một lúc chỉ vào đêm giáng sinh. Những kiến thức trên và còn nhiều hơn nữa chỉ có thể biết khi đi khảo sát, tham quan thực tế. Đó là một trong những việc tham quan, du lịch.

Như đã nói ở đầu, tham quan du lịch giúp ta giảm căng thẳng, cho tinh thần thư thái, thoải mái, sảng khoái, để sau đó làm việc, học tập tốt hơn, và hơn nữa là thêm yêu bản thân, đất nước, con người. Đi đến Củ Chi, thấy được sự cực nhọc, khó khăn của con người, ta càng thêm yêu d8ất nước, con người chính bản thân mình hơn. Đi thăm viện hải dương học, thấy được các nguy cơ làm mất cân bằng sinh thái như các vụ tràn dầu, các chất hoác học làm chiết biết bao nhiêu sinh vật tự nhiên và một số loài có nguy cơ dẫn đến tuyệt chủng như cá voi xanh… ta càng ý thức được việc làm của mình để tránh sự mất cân bằng sinh thái. Đi về Nha Trang còn để thoải mình dười những đợt sóng xanh quên đi những phiền muộn, ưu từ để vươn tới những thành công mới, để đượccảm nhận được không khí trong lành mang theo muì nồng mặn của biển khơi, cho con người cảm thấy khoẻ mạnh dễ chịu hay chỉ để nhìn những sóng đấu tiên trong ánh bình minh hoặc chiêm ngưỡng cũa biển khi hoàng hôn. Chúng đẹp xiết bao! Làm cho chúng ta chỉ nghĩ đến một tương lai đẹp đẽ hơn, huy hoàng hơn, làm cho bao ước mơ một thởi bỗng trỗi dậy trong lòng ta.

Kiến thức thêm sâu rộng, tinh thần phấn khởi, thể chất cường tráng. Thông qua câu trên thì thể chất cũng là một yếu tố mà du lịch mang đến cho chúng ta. Vậy du lịch mang cho ta thể chất gì và làm sao có được? Xin nói rằng, nếu bạn đi du lịch leo núi thì bạn sẽ có được tinh thần thêm vững chắc, tăng cường sự dẻo dai và có thêm sức khoẻ cường tráng. Khi đi biển, được hoà mình cùng không khí của biển bạn sẽ có thêm sức khoẻ, nhất là tăng cường sự tuần hoàn máu.

Qua những điều bổ ích đó, ta có thể thấy được tham quan, du lịch là nhưng điều tốt cho con người chúng ta. Vì thế, các gia đình, thường tổ chức đi tham quan, du lịch cho gia đình mình để mọi người cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Các cơ quan trường học cũng thường tổ chức đitham quan du lịch để nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên. Cuối cùng, ta có thể khẳng định rằng tham quan du lịch, mang cho ta nhiều bổ ích lý thú như về kiến thức, tinh thần, thể chất.
Nguồn: https://vantonghop.com/em-hay-viet-mot-doan-van-nghi-luan-ve-loi-ich-cua-nhung-chuyen-tham-quan-du-lich-trong-do-co-su-dung-cac-kieu-cau-phan-theo-muc-dich-noi-da-hoc.html